TRƯỜNG THPT ÔNG ÍCH KHIÊM ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GÓP PHẦN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DANH NHÂN LỊCH SỬ ÔNG ÍCH KHIÊM CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ÔNG ÍCH KHIÊM Người thực hiện :Lê t
Trang 1TRƯỜNG THPT ÔNG ÍCH KHIÊM
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GÓP PHẦN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DANH NHÂN LỊCH SỬ ÔNG ÍCH KHIÊM CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ÔNG ÍCH KHIÊM
Người thực hiện :Lê thị Giang
Thành Phố Đà Nẵng 02-2002
Trang 2TT MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
2 Thuận lợi và khó khăn giáo dục truyền thống Danh nhân
lịch sử Ông Ích Khiêm bằng hoạt động ngoài giờ 4
3 Tác hại của việc thiếu hiểu biết về truyền thống 5
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng giáo dục truyền thống bằng HĐ ngoài giờ 6
2 Thực trạng chất lượng GDTT bằng HĐ ngoài giờ 7
5 Vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân lịch sử
6 Những giải pháp và hoạt động cụ thể GDTT 11
Trang 3I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ở nhà trường ,chúng ta không chỉ dạy cho học sinh cái chữ mà còn phải dạy cho các em học cách làm người Nhằm tạo ra cho đất nước một đội ngũ tri thức có đức có tài
,trong đó lấy đức làm gốc ,đủ sức thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hoá ,công nghiệp hoá đất nước theo tinh thần nghị quyết đại hội IX của Đảng
Học sinh Trung học phổ thông là lớp người nhạy cảm ,năng động ,sáng tạo ,có tri thức có hoài bão và mơ ước ,có ý chí và nghị lực Ước mơ của các em cũng là ước mơ ngàn đời của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước ,luôn nung nấu một hoài bão lớn ,xây dựng tổ quốc Việt Nam thành một quốc gia hùng cường " Dân , nước mạnh ,xã hội công bằng ,dân chủ,văn minh " Tuy nhiên ,các em là lớp người sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh ,được sống trong những điều kiện vật chất ,tinh thần đầy đủ hơn ,nhưng vốn sống và sự từng trãi chưa nhiều ,mặt trái của kinh tế thị trường đã lan toả và thấm vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ,những biến động phức tạp về chính trị trên thế giới ,đặc biệt các thế lực thù địch đang điên cuồng chông phá đất nước ta trên mặt trận
tư tưởng ,văn hoá ,xã hội .dẫn đến :"Lối sống thiếu lý tưởng ,hoài bão ,ăn
chơi ,nghiện ma tuý ở một bộ phận học sinh, sinh viên ,việc coi nhẹ giáo dục đạo đức " (1)1
Thực trạng đó đòi hỏi chúng ta càng phải đề cao công tác giáo dục đạo đức và lý tưởng cách mạng cho học sinh ,trong đó giáo dục truyền thống danh nhân lịch sử cho các em là nhiệm vụ quan tâm của mỗi chúng ta Nó có vị trí quan trọng đặc biệt trong
giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với học sinh Bởi lẽ " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước ,đó là một truyền thống quí báu của dân tộc ta Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng ,thì tinh thần ấy lại sôi nỗi ,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ ,to lớn ,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ,khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước " (2)2 Các em học sinh khi hiểu rõ và nhận thức sâu sắc
giá trị truyền thống dân tộc ,sẽ tự xác định được cho mình phải làm gì và làm như thế
nào để xây đắp thêm những truyền thống đó " Di tích của quá khứ là mầm móng của
tương lai " (3) 3Để làm được điều đó cần có sự nhận thức một cách khoa học những cơ
sở lý luận và thực tiễn ,cần tìm ra những biện pháp hửu hiệu
Hơn nữa các em được sinh ra ,lớn lên và được học tập trên quê hương của Ông và
niềm tự hào nào bằng là được học dưới mái trường vinh dự mang tên Ông Ích Khiêm,
có lẽ nào trong hành trang tiến tới tương lai của các em lại không có dấu ấn của một con người vì dân vì nước !!!
Từ những lý do trên ,việc nghiên cứu "Góp phần giáo dục truyền thống danh nhân lịch sử Ông Ích Khiêm cho học sinh Trường THPT Ông Ích Khiêm bằng hoạt động ngoài giờ " (HĐNG) Là một đề tài rất cấp thiết ,có ý nghĩa quan trọng ,nhằm góp
1 Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ khoá VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam ,Nxb CTQG,H.1998 Tr47
2 HỒ CHÍ MINH ,Toàn tập ,Tập 1 ,Nxb CTQG,H,1995 Tr 171
3 V.I LÊ NIN ,Toàn tập ,Tập 37 ,Nxb Tiến bộ ,M 1977 Tr 226
Trang 4phần vào việc giaó dục giá trị truyền thống đích thực ,hình thành tình cảm ,nhân cách
cho học sinh nói chung ,học sinh trường THPT Ông Ích Khiêm nói riêng
Ở đây Giáo dục truyền thống (GDTT) được giới hạn cụ thể là : Giáo dục truyền
thống Danh nhân lịch sử Ông Ích Khiêm
2.Thuận lợi và khó khăn :
2.1.Thuận lợi :
Nhà trường vinh dự được được đứng chân trên địa bàn là quê hương của Ông Ích Khiêm : Lăng mộ ,Từ đường ,Người thân của Ông vẫn là những điểm dừng chân lý tưởng của các cuộc hành quân về cội nguồn !
Lãnh đạo nhà trường luôn chỉ đạo ,quan tâm đến chất lượng giáo dục và đặc biệt
là giá trị tinh thần truyền thống cao đẹp có được ở mỗi em học sinh Từ đó làm cơ sở vững chắc cho việc hình thành động cơ học tập ,lý tưởng sống Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ và ngày càng được trang bị ,bổ sung,bổ dưỡng để hoàn thiện Đội ngũ giáo viên nhiệt huyết ,đa số còn trẻ
Đại đa số các em học sinh của trường rất hiếu học ,ham hiểu biết ,nhạy bén ,chịu thương ,chụi khó .Sinh ra và lớn lên trên quê hương Ông Ích Khiêm ,việc tìm hiểu danh nhân lịch sử Ông Ích Khiêm ,truyền thống địa phương ,nhà trường đó là nhu cầu tất yếu
Đã có vậy ,bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môm lịch sử ,qua nhiều năm đứng trên bục giảng ,tham gia các hoạt động ngoài giờ do trường tổ chức ,tổ chức thi tìm hiểu về Ông Ích Khiêm ,tham gia viết về danh nhân lịch sử Ông Í ch Khiêm
2.2.Khó khăn :
Học sinh của trường chủ yếu là con em của nông dân ,điều kiện để tham gia vào HĐNG còn hạn chế ; Các bậc phụ huynh ( kể cả không ít giáo viên ) chỉ chú trọng đến các môn học chính khoá như : Toán ,lý,hoá,ngoại ngữ
Đội ngũ giáo viên trẻ ,bên cạnh những thuận lợi là không ít những khó khăn về kinh nghiệm giảng dạy ,giáo dưỡng
Không tránh khỏi những em học sinh lười học ,hoặc chưa thấy hấp dẫn khi học các môm xã hội ,tham gia các HĐNG chỉ miễm cưỡng hoặc chỉ để mua vui mà thôi
Kinh phí cho hoạt động ngoài giờ còn hạn hẹp ,trong nội dung ,phương pháp,thời gian tổ chức hoạt động đội lúc còn bị động ,lúng túng ,phương tiện giáo dục còn nghèo nàn ,chưa đem lại hiệu quả như mong muốn
Mỗi lần lũ lụt địa bàn các em ở chủ yếu là vùng nông thôn sâu ,trủng ,nên phải nghĩ học ,chủ yếu thời gian ngoài giờ nhà trường phải bố trí học bù hoặc một số công việc có liên quan khác Do đó không thể chủ động về thời gian tổ chức hoạt động
3 Tác hại của việc thiếu hiểu biết truyền thống
Trang 5Nếu các em học sinh thiếu hiểu biết hay hiểu chưa đầy đủ về Danh nhân lịch sử Ông Ích Khiêm ,truyền thống của quê hương ,nhà trường Thì làm sao có thể khới dậy được lòng tự hào ,tự tôn dân tộc ,tình yêu quê hương ,đất nước ở mỗi các em Để rồi từ
đó các em phải sống ,học tấp và rèn luyện sao cho xứng đáng với quê hương với nhưng lớp người đi trước Đã là vậy thì liệu rằng kết quả học tập của các em có đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội hay không !
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng GDTT bằng HĐNG
1.1.Nội dung giáo dục
Nội dung GDTT bằng HĐNG của nhà trường trong những năm qua
là khá toàn diện : Truyền thống Đảng ,truyền thống dân tộc ,truyền thống quê hương ,truyền thống danh nhân lịch sử,truyền thống nhà trường Trong đó truyền thống dân tộc và truyền thống nhà trường được chú ý nhiều hơn Thông qua GDTT đã nâng cao lòng tự hào về Đảng,về quê hương đất nước ,nhà trường ,trên cơ sở đó xây dựng tinh thần yêu nước trong học sinh từ trạng thái tâm lý ,tình cảm trở thành bản lĩnh chính trị
và tính tự nguyện ,tự giác Tuy nhiên ,nội dung giáo dục còn bộc lộ một số hạn chế :
-Chưa hình thành nội dung giáo dục tuyền thống mang tính hệ thống với từng đối tượng,từng khối lớp ,ít có nhiều chủ đề GDTT trực tiếp mà thường thông qua nội dung giáo dục khác
-Nội dung giáo dục chưa cân đối ,chưa coi trọng GDTTquê hương ,còn xem nhẹ nội dung giáo dục mang tính cụ thể ,trực tiếp ,những nội dung tác dụng đến tâm lý ,tình cảm của học sinh
-Đã chú trọng đến những vấn đề hiện đại ,nhưng còn chưa thật quan tâm thích đáng GDTT lịch sử và văn hoá dân tộc Do đó trình độ giác ngộ có lúc chưa cân sức ,tính bền vững ,ổn định chưa cao
-Chuẩn bị nội dung giáo dục và triển khai nội dung đó có nơi ,có lúc chưa thật chu đáo,chưa lôgích
1.2.Hình thức,phương pháp giáo dục :
Trong những năm qua hình thức ,phương pháp GDTT bằng HĐNG của nhà trường có nhiều nét mới ,phong phú ,đa dạng,linh hoạt,thiết thực hơn
1.2.1.Hình thức giáo dục :
Kết quả kháo sát hình thức GDTT bằng HĐNG năm học 1999-2000 dưới đây thì hình thức giáo dục có phần đa dạng phong phú ,mức độ sử dụng các hình thức không ngang đều nhau, một số hình thức còn quá ít ( thật đáng tiếc hành quân về nguồn chưa được tổ chức )ngoài ra một số hình thức sử dụng nhiều và có hiệu quả như đọc sách báo,nghe đài và xem vô tuyến Tuy vậy các hình thức giáo dục trong nhà trường còn mang tính chất “đóng”chưa mang tính chất “mở”.Mới chỉ tập trung sử dụng lực lượng
và hoạt động trong nội bộ nhà trường để tiến hành giáo dục mà chưa phát huy được vai
Trang 6trò to lớn của môi trường xa hội, chưa vận dụng tốt các hoạt động xã hội, các tổ chức xã hội
1.2.2 phương pháp giáo dục:
Chủ yếu là công tác thuyết trình, phương pháp trực quan chưa được coi trọng, chưa trở thành thói quen Lý do khách quan là do cơ sở vật chất phục vụ giáo dục còn thiếu và khó khăn về kinh phí, về chủ quan, những cán bộ ngại tổ chức thăm quan phương pháp giáo dục còn nặng nề “áp đặt”, m,ột chiều mà chưa thật sư khơi nguồn tình cảm yêu nước vón có trong mỗi học sinh
1.2.3 Về lãnh đạo, chỉ huy tổ chức GDTT:
-Sở dị GDTT có đổi mới về nội dung đa dạng về hình thức, cải tiến về phương pháp là do có sự quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng, ban giám hiệu và các
Trang 7tổ chức quần chúng Tuy vậy hoạt động vẫn chưa thường xuyên và chưa chủ đọng sáng tạo, còn rập khuôn, thực hiện công tác chính trị, tư tưởng do trên xác định là chủ yếu
-Chất lương giáo dục phụ thuộc phần nhiều vào số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ nhà trường, nhất là cán bộ phụ trách hoạt động ngoài giờ Hiên nay đội ngũ này vừa mỏng lại vừa hạn chế về năng lực, hơn nữa chủ yếu đây là công tác kiêm nhiệm Điều đó cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục
2/Thực trạng chất lượng công tác GDTT bằng hoạt động ngoài giờ:
2.1 Nhận thức thái độ của học sinh đối với danh nhân lịch sử Ông Ích Khiêm.
-Tiến hành khảo sát sơ qua 4 câu hỏi hiểu biết về danh nhân lịch sử Ông Ích Khiêm ở học sinh lớp 11/2( sĩ số 49- năm học 1999-2000 đang là lớp dẫn đầu toàn trường về kết hoạch hoạt động thu được kết quả như sau:
-Ông Ích Khiêm đỗ cử nhân vào năm nào? và năm đó
Ông bao nhiêu tuổi?
0/49
Qua khảo sát ta có thể kết luận rằng: Một bộ phận không nhỏ hoch sinh nhà trường còn thiếu hiểu biết danh nhân lịch sử Ông Ích Khiêm Đó là một thực trạng đáng
lo ngại và cũng thể tìm thấy nguyên nhân của nó, như vậy thì làm sao có thể là động lực chủ đạo trong quá trình học tập lịch sử của các em!
Kết quả hạnh kiểm và học lực năm học 1999 – 2000(4)
Kém
4 Báo cáo tổng kết năm học 1999-2000, Trường PTTH Ông Ích Kiêm, Tr.11, Tr.8
Trang 8*Ngoài ra “Một số công việc vẫn mang tính chất hình thức, chưa đi sâu vào nội
dung (5)
3/Nhận thức chung:
3.1 Trong Di chúc thiêng liêng, Bác Hồ căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.
3.2.GDTT bằng hoạt động ngoài giờ không phải là một công việc làm trong một tháng, một vài năm, càng không phải là một công việc có tính phong trào đó là một công việc đầy trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội, nối tiếp từ thế hệ học sinh này qua thế hệ học sinh khác Phải là một công việc được quan tâm đặc biệt, đầy tư đúng mức, chuẩn bị công phu, do lực lượng chuyên trách có năng lực đảm nhiệm
3.3.Cần phải phát huy cao nhất truyền thống hiếu học, chủ động khắc phục mọi khó khăn, chuyên cần, sáng tạo, nỗ lực thi đua học tập rèn luyện của học sinh
4/Giả thuyết:
Từ thực trạng nhận thức của học sinh, từ mục đích, yêu cầu của Giáo dục, từ điều kiện cụ thể của nhà trường, gia đình, xã hội và điều kiện, đặc điểm của học sinh Vậy nhà trường có thể hình thành truyền thống cho học sinh của mình bằng cách tăng cường các biện pháp HĐNG hay không? Việc tổ chức hoạt động ngòa giờ có thể phát huy tih thần yêu quê hương, đất nước ở các em được hay không?
5/Tiểu sử tóm tắt danh nhân lịch sử Ông Ích Khiêm:
Ông Ông Ích Khiêm có biệt hiệu là Mục Chi, sinh ngày 21/12/1831, tại làng Phong Lệ thuộc Phủ Điện bàn, nay thuộc thôn bắc phong, xã Hòa thoh, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng, tổ tiên Ông là dân tộc Miền núi xuống miền xuôi định cư làm ruộng
Thuở nhỏ được thân sinh của Ông là Ông Văn Điền cho theo học chữ với ông chú
họ là Ông Văn Trị ở trường làng Ông Ích Khiêm nổi tiếng là hay chữ, tinh nghịch và rất thông minh
Năm 1846, Ông đi thi ở Hương Huế và đỗ Cử nhân, Ông được Vua khen là:
“Người có thực học” mặc dù đỗ cử nhân, nhưng còn nhỏ tuổi nên đến 1852 Ông mới
được Triều đình bổ nhiệm làm Tri huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương) Nhưng do tính cương trực, thẳng thắn, lòng thương dân và không chịu nỗi những cảnh bất công, tàn bạo của bọn quan lại đương thời Ông đã đánh một tên Chánh tổng lợi dụng chức vụ để lấy của công, nhân đó bọn quan lại lấy cớ tâu trình Triều đình Triều đình nhà Nguyễn đã cách chức Tri huyên của Ông và cho Ông về quê làm ruộng
Về làng Ông đứng ra tổ chức vận động nhân dân khai hoang, làm thủy lợi lấy nước tưới cho cánh đồng La bông, mở ruộng thêm cánh đồng Phú hòa (Hòa vang)
Trang 9, khai hoang vùng Bàn Trạch (Duy Xuyên), tổ chức đắp các con đường từ Phong bắc qua Phong Nam; Tây An qua Nam Thạch; Đồng Hòa đến Bán Câu (Hòa châu-Hòa vang)
Dưới Triều Tự dức (1847-1883) tình hình đất nước hết sức rối ren
Tháng 9/1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha do đô dốc RiGô cầm đầu tấn công xâm lược nước ta lần thứ nhất Trước tình hình khó khăn ấy, Triều đình Huế đã tỏ chức xét Lại hàng ngũ văn quan, võ tướng Ông Ích Khiêm được vua Tự Đức xuống chiếu triệu hồi về kinh phong chức
Trước sự tấn công của Thực dân Pháp, phần lớn quan lại nhà Nguyễn hoang mang
lo sợ chỉ muốn đầu hàng Pháp Riêng Ông cùng với một só vị quan và các văn thân yêu nước ở địa phương chủ trương đánh giặc đến cùng
Ông được vua Tự Đức cử vào Đà Nẵng chống pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Tri Phương Ông Ích Khiêm luôn tỏ ra một tướng chỉ huy có tài thao lược, có nhiều mưu kế, Ông sử dụng điều kiện thiên nhiên có sẵn để đánh giặc, Ông đã cùng quân dân Đà Nẵng chặn đứng bước tiến của quân thù, góp phần đánh bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” của chúng
Vào khoảng đầu năm 1865 Ông Ích Khiêm được cử làm “tiểu phủ sứ”ra biên giới
phía Bắc dẹp quân thổ phỉ đang nỗi dậy quấy nhiễu cuộc sống của nhân dân mà quan lại Triều đình không dẹp nổi, Ông Ích Khiêm bằng mưu trí dũng cảm đã đánh dẹp được tất
cả các tổ chức của bọn Thổ phỉ Sau hàng loạt các chiến công vang dội ở miền Đông Bắc và biên giới Bắc bộ Ông Ích Khiêm được triệu hồi về kinh thăng chức và tấn phong” KIÊN DŨNG NAM”
Ông Ích Khiêm không những là một nhà quân sự có tài mà còn là nhà cải cách
kinh tế và xã hội Theo Ông muốn đánh thắng giặc ngoại xâm thì “ Nước phải mạnh,
dân phải giàu” Từ đó Ông nghĩ đến việc phải cải cách đất nước “ Nước giàu, quân mới mạnh”( kết hợp kinh tế với quốc phòng) đó củng chính là yêu cầu không bao giờ thiếu
được trong bất kì hoàn cảnh nào của nước ta, nhưng tiếc rằng tất cả những đề nghị, kế sách của Ông đều không được Vua Tự Đức chấp nhận
Tuy vậy Ông không hề nản chí, vẫn cùng một số võ quan có tâm huyết thực hiện những điều Ông đã tính toán và cho là cần thiết như: điều phối quân chiến đấu giữa Hà Nội và Sơn Tây; đặc biệt thực hiện cho vận động nhân dân tham gia kháng chiến Nhờ vậy đã có 2 lần thắng lợi ở Cầu Giấy: lần thứ nhất ngày 22/12/1873 giệt tên đại úy PhRăngXiGácNiê và lần thứ 2 ngày 19/5/1983 giêt tên Thiếu tá HenRiVie
Ông Ích Khiêm với bản tính thẳng thắn, cương trực đã phê phán những hàh động của bọn gian quyền làm cho chúng vừa căm tức vừa lo sợ, vì vậy chúng kiếm cớ buộc tội Ông Băt, xiềng và đày Ông vào Bình thuận rồi mật thư cho Quan ngục Bình thuận
bỏ đói Ông cho đến chết
Tiếc rằng tài năng đang phát triển thì Ông phải qua đời vào tháng 8/1883, thọ 53
tuổi Trước khi qua đời Ông đã gửi chúc thư về cho con cháu dặn dò là chỉ nên đọc sách
Trang 10và chăm chỉ làm ruộng, chớ đừng nên hợp tác với Thực dân Pháp và bọn Vua quan bán
nước
Năm 1971 hài cốt của Ông Ích Khiêm được đưa từ Bình thuận về an táng tại quê nhà Ông yên nghỉ nghìn thu trên đồi cao (sông núi hữu tình như ước nguyện của Ông), thuộc thôn Phong ba, xã xã Hòa thọ, huyện Hòa vang, thành phố Đà nẵng và cách đó không xa là Từ Đường của Ông
Ông Ích Khiêm là một người có tinh thần yêu nước thương dân, kiên quyết chống giặc ngoại xâm cứu nước
Một con người thông minh, tài giỏi, cương trực, thẳng thắn, ghét kẻ xu nịnh, không cam chịu cảnh đói nghèo, lạc hậu
Trong bối cảnh đất nước có ngoại xâm,loạn lạc Ông đã phát huy và đóng góp tài năng, trí tuệ và sức lực của mình để chống giặc cứu nước, dẹp quân Thổ phỉ
*Biểu hiện giá trị truyền thống Danh nhân Lịch sử Ông Ích Khiêm trong học
sinh Trường Trung học phổ thông Ông Ích Khiêm.
Đó là: “ Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội.
Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỉ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mĩ
và thể lực…” (6)
6.Những giải pháp và HĐNG cụ thể trong năm học 2000 – 2001.
Xuất phát từ thực trạng GDTT và yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nói chung Công tác GDTT bằng HĐNG ở nhà trường đã tiến hành một cách đồng bộ, tổng hợp nhiều giải pháp và hoạt động cụ thể, trong đó đã chú ý tập trung các vấn đề như sau:
6.1.Nâng cao nhận thức trong toàn trường, gia đình và xã hội về tầm quan trọng, cần thiết tăng cường GDTT cho học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xã định rõ cần: “ Tăng cường giáo dục lí luận
chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…” (7)