SKKN – Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương trình lịch sử địa phương trong nhà trường. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NHÀ TRƯỜNG ……………………………………………………. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Mục đích yêu cầu : Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có một mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phàm trù “cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tích chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là ý nghĩa quốc tế. Mặt khác, tìm hiểu về lịch sử địa phương không chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con người. Từ thời cổ đại, Xixirôn - một chính trị gia nổi tiếng của La Mã đã nói: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Chính Bác Hồ kính yêu, vừa là vị lãnh tụ thiên tài, vừa là nhà sử học đã dạy rằng: Phạm Thị Thơ – Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi – Cưjút - ĐăkNông SKKN – Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương trình lịch sử địa phương trong nhà trường. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” (Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta) 2. Thực trạng Ở nước ta, việc nghiên cứu lịch sử địa phương, với tư cách là một ngành khoa học được bắt đầu từ sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc. Từ sau ngày miền Nam giải phóng, công tác này được tiến hành trên phạm vi cả nước. Hầu hết các tỉnh đã biên soạn được lịch sử của tỉnh và kể cả của huyện, xã. Tuy nhiên, việc dạy và học lịch sử địa phương chưa được tiến hành đều khắp trong phạm vi cả nước mà mới chỉ dừng lại ở một số điển hình như các trường THPT ở Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, nam Định…Đối với các tỉnh miền núi thì công tác này hầu như chưa được coi trọng. Hiện trạng trên là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan mà chúng ta đều đã biết như: địa hình phức tạp, giao thông cách trở,thiếu cán bộ nghiên cứu, thiếu kinh phí đầu tư thích đáng; chế độ, chính sách đối với những người làm công tác nghiên cứu chưa hợp lý… Trong điều kiện đó, tôi thiết nghĩ rằng việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương là trách nhiệm của đội ngũ giáo viên dạy bộ môn lịch sử. 3. Giải pháp sử dụng : Trước thực trạng trên , tôi luôn trăn trở tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức mới trong việc dạy và học môn lịch sử địa phương trong nhà trường thông qua các giờ học chính khoá hoặc ngoại khoá. Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, mỗi tấc đất đều thắm đượm máu cha ông và ghi dấu những trang oanh liệt của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mỗi tên đất, tên người đều là một niềm tự hào của cả dân tộc. Có thể khẳng định rằng: không một địa danh nào của dân tộc ta là không gắn liền với một sự kiện lịch sử nào đó. Ở Dak Nông, mảnh đất chứa đựng trong lòng nó tính đặc sắc của nền Phạm Thị Thơ – Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi – Cưjút - ĐăkNông SKKN – Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương trình lịch sử địa phương trong nhà trường. văn hoá các dân tộc thiểu số cũng là một kho tư liệu hết sức phong phú về lịch sử địa phương. . Vì lẽ đó, không có lí do nào để chúng ta - những người dạy sử lại bỏ trống mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư liệu sử địa phương hết sức phong phú như vậy thì hai tiết trong phân phối chương trình quả là quá ít bởi vì chúng ta có quá nhiều điều cần giảng dạy cho các em và các em cũng có quá nhiều điều chưa biết. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận : Thứ nhất, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu cấp bách của giáo viên dạy Lịch sử, Do vậy, tôi hy vọng SKKN của tôi sẽ giúp các đồng nghiệp phần nào khắc phục được khó khăn trong việc giảng dạy phần Lịch sử địa phương. Đó chính là vấn đề chủ yếu thôi thúc tôi thực hiện đề tài này càng sớm càng tốt. Thứ hai, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài góp phần nâng cao sự hiểu biết của các em học sinh về nguồn kiến thức lịch sử địa phương hết sức phong phú và quý giá. Chính những kiến thức đó có ngay xung quanh các em, các em bắt gặp, tiếp xúc thường xuyên nhưng các em chưa hiểu được hoặc chưa có ai giảng giải cho các em hiểu được một cách tường tận về nguồn gốc, nội dung cũng như ý nghĩa của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. Để làm được điều này không phải là ngày một, ngày hai song chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, sự đóng góp của chúng ta sẽ là viên gạch dần dần hoàn thiện bức tường. Tâm lý chung của con người, nhất là người Á đông chúng ta là hướng về nguồn cội. Ai cũng có một quê hương, một nơi chôn nhau cắt rốn và ai cũng tự hào về nới ấy. Thứ ba, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài sẽ góp phần giáo dục các em học sinh ở độ tuổi mới lớn lòng tự hào, tình yêu quê hương, yêu xứ sở của mình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi hai lẽ. Trước hết, các em học sinh lớp 6 vừa ra khỏi cấp tiểu học bước vào một cấp học mới, lần đầu tiên tiếp xúc với Lịch sử với tư cách là một môn học chính khoá. Việc đặt Phạm Thị Thơ – Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi – Cưjút - ĐăkNông SKKN – Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương trình lịch sử địa phương trong nhà trường. những viên gạch nền móng ban đầu cực kỳ có ý nghĩa đối với các em trên con đường hình thành cách nhìn, thái độ đúng đắn đối với quê hương, xứ sở của mình. Mặt khác, chúng ta không thể không nhắc tới một thực tế đau lòng là trong nhiều năm gần đây, DakNông chúng ta cũng như nhiều tỉnh khác đang có hiện tượng mà người ta quen gọi là “chảy máu chất xám” về các thành phố lớn. Các em học sinh học giỏi, thành đạt trên con đường học vấn thì bằng cách này hay cách khác ở lại công tác, lập nghiệp tại những thành phố, trung tâm lớn. Gạt sang một bên những nguyên nhân thuộc về chế độ, chính sách thì thử hỏi chúng ta có trách nhiệm gì không trước thái độ ngoảnh mặt, thờ ơ với quê hương của các em. 2. Biện pháp thực hiện - Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của SKKN là chương trình Lịch sử THCS, cụ thể là phần Lịch sử địa phương. Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo khoa. - Tiến hành sưu tầm, tập hợp tất cả những sử liệu lịch sử địa phương (cả lý thuyết và thực tế) theo yêu cầu của phần gợi ý liên liên quan đến phần giới hạn nội dung. Đây là một vấn đề rất khó. Kiến thức lịch sử địa phương thì cả một rừng, một biển. Vấn đề quan trọng và cần thiết là khai thác những cái nào, khai thác như thế nào để vừa đạt được cái chung (lịch sử dân tộc) và làm nổi bật cái riêng (lịch sử địa phương). Đó mới là cái đích của vấn đề. - Thiết lập tài liệu hướng dẫn giảng dạy (sơ thảo) cho một số giáo viên môn lịch sử , trước hết là cho giáo viên trường mình tham khảo và ứng dụng, nếu có thể, kết hợp dự giờ để kiểm nghiệm mức độ hiệu quả của sáng kiến, từ đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn. 3. Quá trình thử nghiệm : 1. Chuẩn bị: Thiết kế giáo án giảng dạy: Như trên đã trình bày, kiến thức lịch sử địa phương rất phong phú, đa Phạm Thị Thơ – Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi – Cưjút - ĐăkNông SKKN – Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương trình lịch sử địa phương trong nhà trường. dạng và cũng rất phức tạp. Trong cái mênh mông đó, người giáo viên phải chọn lựa, sàng lọc ra những sự kiện, những vấn đề cần thiết để khai thác và sử dụng. Đặc biệt khung thời gian lịch sử trong chương trình lớp 6 là từ cội nguồn cho đến thế kỷ X. Phần này, như chúng ta đã biết là giai đoạn rất phức tạp, còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Đối với tỉnh DakNong chúng ta, do có chung biên giới với Campuchia nên vấn đề này rất nhạy cảm. Khai thác như thế nào cho đúng mức và hiểu như thế nào để không sai lệch, méo mó là cả một vấn đề. Hơn nữa, thời lượng mà phân phối chương trình quy định chỉ có 2 tiết dạy, đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng hợp lý. Theo tôi, trong điều kiện thiếu thốn tài liệu, lại mới tiếp xúc với nội dung này ở chương trình lớp 6 nên rất có thể diễn ra hai khuynh hướng đối với giáo viên: một là không biết giảng gì cả; hai là giảng sa vào kể chuyện ôm đồm. Để tránh được tình trạng này, trước hết giáo viên phải định hình ra được cái “ sườn” cho từng tiết dạy. Nói cách khác là phải trả lời được câu hỏi: trong tiết này, ta sẽ dạy cho các em cái gì? “ Sách Giáo viên” về phần này chỉ là vài dòng gợi ý rất chung, từ gợi ý đó kết hợp với vốn kiến thức Lịch sử địa phương mà mình có (tỉnh, huyện, xã), tôi đề xuất cách thiết kế như sau: Tiết thứ nhất: Giảng khái quát về lịch sử tỉnh DakNong bao gồm những nội dung và bố cục chúng tôi đã trình bày ở trên. Việc còn lại của giáo viên là tóm lược những ý chính, thật gọn và khái quát. Tiết thứ hai:Giảng về lịch sử của Huyện(Nơi trường mình dạy) Ở tỉnh ta, theo chúng tôi được biết thì không tính đến một số huyện mới thành lập , hầu hết các huyện đều đã có Lịch sử huyện do các huyện đảng bộ biên soạn. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện (ta) Để thực hiện phần soạn giảng, chuẩn bị được tốt hơn, giáo viên cần đề xuất phương hướng của mình đối với 2 tiết này lên cán bộ phụ trách chuyên môn của trường xin ý kiến. Cán bộ chuyên môn của trường lại xin ý kiến chỉ đạo của cán bộ chuyên môn Phòng, Sở. Có như vậy thì giáo viên sẽ tự tin hơn trong công việc của mình. Phạm Thị Thơ – Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi – Cưjút - ĐăkNông SKKN – Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương trình lịch sử địa phương trong nhà trường. Tùy điều kiện từng giáo viên, trường, có thể tổ chức cho các em tham quan, học tập một số di tích, địa danh quan trọng. Còn về vấn đề phương pháp thì ngoài những phương pháp truyền thống là thuyết trình, giáo viên phải đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý tối đa đồ dùng trực quan và giáo viên chuẩn bị ở nhà. III. PHẦN KẾT LUẬN Đây là một vấn đề mới và thú vị và cũng là một vấn đề khó vì tính đa dạng, phức tạp của nó. Với phương châm đã nêu ở phần lý do chọn đề tài, tôi cố gắng đem hết tâm huyết và vốn hiểu biết của mình để hoàn thành đề tài. Bên cạnh việc xây dựng một hướng đi chung, chúng tôi cũng đã cố gắng thiết kế và đề xuất phần hướng dẫn cụ thể. tôi thiết nghĩ đây là một vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực nhất là trong thời điểm hiện nay, vì vậy rát mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiêp để ngày càng đưa chất lượng dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử địa phương nói riêng hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn. Phạm Thị Thơ – Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi – Cưjút - ĐăkNông SKKN – Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương trình lịch sử địa phương trong nhà trường. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUỴEN CƯJÚT TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NHÀ TRƯỜNG GIÁO VIÊN : PHẠM THỊ THƠ TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI – CƯJÚT- ĐĂK NÔNG Phạm Thị Thơ – Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi – Cưjút - ĐăkNông SKKN – Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương trình lịch sử địa phương trong nhà trường. Phạm Thị Thơ – Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi – Cưjút - ĐăkNông . Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc. về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch. trình lịch sử địa phương trong nhà trường. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” (Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta) 2. Thực trạng Ở nước ta, việc nghiên cứu lịch sử địa