Sơ lược về Kho bạc nhà nước KBNN Kho bạc nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng thammưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN CÔNG
CHUYÊN ĐỀ 3 TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2015
GVHD: PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh Khóa: Cao học K26
Lớp : Ths.Kế toán –T7 NHÓM 3:
1 LÊ THỊ NGÂN TÂM
2 PHẠM THỊ HUYỀN
3 ĐỖ HƯƠNG GIANG
4 NGÔ THÙY TRANG
5 BÙI TRẦN ĐAN TIÊN
Trang 2MỤC LỤC
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
5 Tổng quan về kế toán kho bạc nhà nước 2
5.1 Sơ lược về Kho bạc nhà nước (KBNN) 2
5.1.1 Chức năng của KBNN: 2
5.1.2 Nhiệm vụ của KBNN 2
5.1.3 Cơ cấu tổ chức 3
5.2 Sơ lược về Kế toán KBNN 4
5.2.1 Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN (Điều 4 – thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 27/07/2017) 5
5.2.2 Đặc điểm kế toán KBNN 5
5.2.3 Nhiệm vụ của kế toán KBNN 5
5.2.4 Phương pháp ghi chép 6
5.2.5 Tổ chức công tác kế toán 6
5.2.6 Nguyên tắc hạch toán tổ hợp tài khoản: 9
5.2.7 Các loại bút toán 9
6 Tổng quan về luật ngân sách nhà nước 2015 (Luật NSNN SỐ: 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015) 11
6.1 Kết cấu của luật: 11
6.2 Nội dung cơ bản luật NSNN 2015 11
6.2.1 Quy định các khoản thu - chi ngân sách 11
6.2.2 Quy định về sử dụng Quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách 12
6.2.3 Quy định việc công khai Ngân sách nhà nước 12
Trang 36.2.4 Quy định về cộng đồng giám sát Ngân sách nhà nước 13
6.2.5 Quy định việc phân cấp, phân quyền 13
6.2.6 Quy định việc bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới 14
6.2.7 Về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực NSNN 14
7 Kế toán kho bạc nhà nước trong mối quan hệ với luật Ngân sách NN 2015 15
8 Các vấn đề liên quan đến công tác kế toán Kho bạc Nhà nước 19
8.1 Tổng quan về mục lục NSNN, những cải cách, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của Luật NSNN 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan 19
8.1.1 Sự cần thiết cải cách, hoàn thiện Hệ thống mục lục NSNN 20
8.1.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống mục lục NSNN 21
8.2 Một số điểm mới quy định tại Luật NSNN 2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, Thông tư số 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 163/2016/NĐ-CP liên quan đến chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS 21
8.2.1 Phạm vi ngân sách nhà nước 21
8.2.1.1 Phạm vi thu NSNN 21
8.2.2.2 Phạm vi chi NSNN 22
8.2.3 Quy định về nhiệm vụ chi NSTW, NSĐP 22
8.2.4 Phân cấp nguồn thu của NSNN các cấp 23
8.2.5 Quy định về thực hiện báo cáo; hạch toán các khoản thu, chi NSNN; NHTM nơi KBNN mở tài khoản 23
8.2.6 Quy định về ứng trước dự toán NSNN năm sau 24
8.2.7 Quy định về chi chuyển nguồn 25
8.2.8 Quy định về xử lý kết dư ngân sách nhà nước 27
8.2.9 Một số nội dung khác 27
PHẦN KẾT LUẬN 29
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 29
ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 29
Trang 4TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRONG
MỐI QUAN HỆ VỚI LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2015
1 Sự cần thiết của đề tài
Ngày 25/6/2015, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Ngânsách nhà nước (sửa đổi) Đây là đạo luật quan trọng tạo bước ngoặt mới trong quản lýngân sách nhà nước theo hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tìnhhình thực tế hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cảicách tài chính công theo hướng hiện đại
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích kế toán kho bạc Nhà nước trong mối quan hệ vớiluật Ngân sách Nhà nước 2015
Câu hỏi nghiên cứu: Kế toán kho bạc nhà nước có quan hệ với Luật Ngân sáchNhà nước năm 2015 hay không ?
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa kế toán kho bạc và Luật Ngân sách Nhànước năm 2015
Phạm vi nghiên cứu: TT 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 : Hướng dẫnchế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN; Luật Ngân sách Nhà nướcnăm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Phiếu khảo sát cán bộ, công chức,viên chức trong Kho bạc Nhà nước
- Phân tích
- So sánh
Trang 55 Tổng quan về kế toán kho bạc nhà nước
5.1 Sơ lược về Kho bạc nhà nước (KBNN)
Kho bạc nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng thammưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹtài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ;tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu
tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của phápluật
Kho bạc nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tàikhoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp
luật Có trụ sở tại thủ đô Hà Nội
Trang 6chính nhà nước do Kho bạc Nhà nước quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịchthu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, Kho bạc Nhà nước thực hiện tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhànước; tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệthống; tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thông qua việcphát hành trái phiếu Chính phủ; thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, giảiquyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lýtheo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhànước của Kho bạc Nhà nước; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm,chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của phápluật
+ Hạch toán kế toán ngân sách nhà nước
+ Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác
+ Thực hiện về huy động vốn trong và ngoài nước cho NSNN và đầu tư phát triển
+ Thực hiện một số tín dụng nhà nước
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc
hệ thống KBNN
5.1.3 Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy hệ thống kho bạc nhà nước: Theo nguyên tắc tập trung, thống
nhất, thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, theo đơn vị hành chính
Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địaphương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất
Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương gồm: Vụ Tổng hợp - Pháp chế; Vụ Kiểm soátchi; Vụ Kho quỹ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Vụ Tổ chức cán bộ; VụTài vụ - Quản trị; Văn phòng; Cục Kế toán nhà nước; Cục Quản lý ngân quỹ; Cục Côngnghệ thông tin; Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Trường Nghiệp vụ Kho bạc; Tạp chíQuản lý Ngân quỹ Quốc gia
Trang 7Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương gồm: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh vàKho bạc Nhà nước cấp huyện.
5.2 Sơ lược về Kế toán KBNN
Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giámsát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liêntục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chiNSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNNđang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN
5.2.1 Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN (Điều 4 – thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 27/07/2017)
Trang 8- Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chínhkhác của Nhà nước;
- Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
- Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
- Kết dư NSNN các cấp;
- Dự toán và tình hình phân bổ dự toán kinh phí các cấp;
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
- Các tài sản nhà nước được quản lý tại KBNN;
5.2.2 Đặc điểm kế toán KBNN
Thông tin kế toán có tính tổng hợp cao
Quá trình kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN đồng thời là quá trình xử lý
NV kế toán
Chứng từ, sổ kế toán nhiều loại, khối lượng lớn gắn liền với NSNN và phân cấp quản lýNSNN
5.2.3 Nhiệm vụ của kế toán KBNN
1 Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hìnhquản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi NSNN cáccấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý
và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:
a) Dự toán chi NSNN;
b) Các khoản thu, chi NSNN các cấp;
c) Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
d) Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;
đ) Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);
Trang 9e) Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền;g) Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;
h) Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lýcủa KBNN;
i) Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
k) Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN
2 Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ,quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN vàhoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN
3 Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ,kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thácthông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữliệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vịliên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản
lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp
vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN
+ Ghi sổ kép
+ Kỳ kế toán gồm tháng, quý và năm
5.2.5 Tổ chức công tác kế toán
a/ Quy trình xử lý chứng từ
Trang 10Mã nội dung kinh
tế
Mã cấp
NS
Mã đơn
vị có quan
hệ với
NS
Mã địa bàn hành chính
Mã chương
và cấp quản lý
Mã ngành kinh tế
Mã chương trình,mục tiêu dự án
Mã KBNN
Mã nguồn
NS
Mã thống
kê
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số ký
- Lập, tiếp nhận, phân loại chứng từ KT
- KTV kiểm tra, định khoản, ghi sổ KT, ký tên vào chỗ quy định
- KT trưởng kiểm tra, ký vào chỗ quy định trên chứng từ, QĐ việc ghi sổ KT
- Trình lãnh đạo ký
- Sắp xếp, lưu trữ, bảo quản chứng từ KT
b/ Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán:
- Là tổ hợp tài khoản kế toán gồm 12 phân đoạn mã do Bộ Tài chính quy định phục vụ
cho việc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý,
Trang 111 Mã quỹ: chủ yếu dùng để hạch toán các nghiệp vụ thu, chi Gồm 2 ký tự được quy địnhlà: N1N2 (từ 01 đến 29).
2 Mã tài khoản kế toán: dùng để hạch toán các nghiệp vụ theo các đối tượng kế toán củamột đơn vị kế toán Gồm 4 ký tự được quy định là: N1N2N3N4
Hệ thống tài khoản kế toán được chia thành 7 loại, gồm: Loại 1, Loại 2, Loại 3, Loại 5,Loại 7, Loại 8, Loại 9
3 Mã nội dung kinh tế (Mã mục, tiểu mục): dùng để hạch toán chi tiết cho mã tài khoản
kế toán để phản ánh các khoản thu, chi NSNN theo nội dung kinh tế
4 Mã cấp ngân sách: dùng để hạch toán các khoản thu, chi ngân sách của từng cấp ngânsách; các khoản tiền gửi tại KBNN Gồm 1 ký tự được quy định là: N
Ngân sách trung ương: N = 1; Ngân sách cấp tỉnh: N = 2; Ngân sách cấp huyện: N = 3;Ngân sách cấp xã: N = 4
5 Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: dùng để hạch toán các trường hợp sau
- Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
- Mã tổ chức ngân sách, mã ngân sách toàn địa bàn
- Mã cơ quan thu
…………
c/ Kiểm soát số dư tổ hợp tài khoản, dự toán còn lại
- Hệ thống kiểm soát đảm bảo không phát sinh số dư Nợ của các tổ hợp tài khoản có cáctài khoản kế toán liên quan đến tiền gửi của các đơn vị, tài khoản phải trả về thu chưa quangân sách và tài khoản tạm thu, tạm giữ Đối với các nhóm tổ hợp tài khoản khác, hệthống cấu hình đảm bảo kiểm soát số dư theo yêu cầu quản lý
- Dự toán còn lại được tính theo phương trình sau:
- Dự toán còn lại = dự toán được phân bổ - cam kết chi (số dư cam kết chi) – tạm ứng –
thực chi
Trang 12- Hệ thống thực hiện kiểm soát dự toán đảm bảo tổng các khoản tạm ứng, thực chi, camkết chi không vượt quá dự toán được phân bổ Trong đó, dự toán được phân bổ đượcphản ánh trong dữ liệu kế toán cho phân bổ dự toán thực hiện trên phân hệ quản lý phân
bổ ngân sách, cam kết chi được phản ánh trong dữ liệu kế toán cho cam kết chi thực hiệntrên phân hệ cam kết chi
5.2.6 Nguyên tắc hạch toán tổ hợp tài khoản:
- Kế toán thực hiện hạch toán theo giá trị chi tiết nhất
- Tài khoản tổng hợp được dùng chủ yếu cho mục đích kiểm tra số dư dự toán, báo cáo vàtruy vấn thông tin nhanh
- Trường hợp kế toán không phải theo dõi chi tiết, đoạn mã tương ứng được quy địnhkhông xác định trong tổ hợp tài khoản, kế toán hạch toán (hoặc hệ thống tự động gán) giátrị bằng O cho mỗi ký tự
- Khi hạch toán phân bổ và điều chỉnh dự toán, thực hiện phản ánh theo các tổ hợp tài
khoản tương ứng theo phương pháp ghi kép
- Khi hạch toán cam kết chi, kế toán thực hiện phản ánh theo các tổ hợp tài khoản thựcchi đối với dự toán giao trong năm, tài khoản ứng trước dự toán có đủ điều kiện thanhtoán đối với dự toán ứng trước theo phương pháp ghi đơn trên phân hệ cam kết chi
5.2.7 Các loại bút toán
1 Phân loại theo tiêu thức nội dung của thông tin quản lý, có các loại bút toán sau:
a) Bút toán dự toán: là bút toán kép được thực hiện tại phân hệ phân bổ ngân sách, dùng
để phản ánh số dự toán được giao, số dự toán đã được phân bổ tiếp, số dự toán điều chỉnh
ở cấp 0 và các cấp của đơn vị dự toán Số liệu của các bút toán dự toán được lưu giữtrong dữ liệu kế toán cho phân bổ dự toán, kết hợp với số liệu khác để kiểm soát dự toántrong quá trình thực hiện kiểm soát chi tại KBNN
b) Bút toán cam kết chi: là bút toán đơn được thực hiện tại phân hệ cam kết chi, dùng đểphản ánh số tiền mà đơn vị có quan hệ với ngân sách đã thực hiện cam kết chi theo cáchợp đồng kinh tế Khi kế toán hạch toán bút toán đơn theo các tài khoản tương ứng, hệ
Trang 13thống sẽ tự động tạo ra và ghi nhận bút toán kép để đảm bảo thực hiện các quy trình của
hệ thống
c) Bút toán thực: là bút toán được thực hiện trong cơ sở dữ liệu kế toán cho các nghiệp vụkinh tế đã phát sinh, dùng để phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính đã diễn ra và thực
sự hoàn thành
2 Phân loại theo tiêu thức về quy trình nghiệp vụ, có các loại bút toán sau:
a) Bút toán lặp: Bút toán lặp là bút toán diễn ra nhiều lần trong ngày, tháng, quý, năm.Các bút toán lặp được tạo ra từ các mẫu được thiết lập sẵn Sử dụng mẫu bút toán lặp sẽgiúp cho người sử dụng tạo giao dịch dễ dàng và kịp thời hơn
b) Bút toán thủ công: Là các bút toán được nhập một cách thủ công trực tiếp trên sổ cáihoặc các phân hệ quản lý chi tiết
c) Bút toán tự động: Là các bút toán được hệ thống tự động sinh ra khi kế toán thao táccác bước để xử lý các nghiệp vụ theo từng hoạt động cụ thể
d) Bút toán đảo: Là bút toán thực hiện đảo bút toán ban đầu, dùng để điều chỉnh các búttoán đã được kết sổ và không thể xóa hoặc chỉnh sửa lại bút toán ban đầu
đ) Bút toán từ các giao diện: Là các bút toán được thực hiện bằng việc chuyển dữ liệu từcác hệ thống ứng dụng khác vào TABMIS theo cấu trúc dữ liệu phù hợp theo yêu cầu của
Luật NSNN 2015 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 9 thông qua ngày 25 /6/2015 Có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017(01/01/2017)
Luật NSNN số 01/2002/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thihành Bao gồm 7 chương, 77 điều
Trang 146.1 Kết cấu của luật:
Bao gồm 7 Chương, với 77 Điều, giảm 01 chương (bỏ Chương Kiểm tra, thanhtra, khen thưởng và xử lý vi phạm do đã được quy định ở các Luật khác), giữ số điều sovới Luật NSNN năm 2002 - Khác với Luật NSNN năm 2002, Luật NSNN năm 2015 có
bổ sung thêm tên Điều, vì vậy các nội dung cũng được sắp xếp, quy định bảo đảm nộidung tại các Điều phù hợp với tên Điều
6.2 Nội dung cơ bản luật NSNN 2015
6.2.1 Quy định các khoản thu - chi ngân sách
+ C ác khoản thu NSNN : từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch
vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì đượckhấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập vàDNNN thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoànlại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ và chínhquyền địa phương
+ Quy định các khoản chi NSNN:
Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ;Luật cũng quy định rõ bội chi ngân sách bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chingân sách địa phương cấp tỉnh (điều 5)
Tại Điều 55 Hiến pháp quy định: “Các khoản thu, chi phải được dự toán và do luật định” Đây là một nguyên tắc trong quản lý NSNN, phù hợp với thông lệ quốc tế Vì vậy, Luật NSNN mới đã quy định: “Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật” (khoản 3 Điều 8); “Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định” (khoản
4 Điều 8) Đồng thời, quy định hành vi bị cấm: xuất quỹ NSNN tại Kho bạc Nhà nước
mà không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định (khoản 11 điều 18).
Trang 156.2.2 Quy định về sử dụng Quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách
+ Chính phủ, UBND cấp tỉnh, sẽ lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dưngân sách, bố trí dự toán chi ngân sách hàng năm và các nguồn tài chính khác theo quyđịnh của pháp luật Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dựtoán chi ngân sách hàng năm của cấp đó
+ Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp cụ thể
+ Dự phòng NSNN là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được
cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách.(điều 4)
(+ Luật NSNN mới đã không quy định về dự phòng ngân sách tại một số bộ, ngành trung ương, vì cho rằng nếu quy định thì sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc giao, phân bổ ngân sách phải bảo đảm đủ, đúng cho các cơ quan sử dụng NSNN theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ
+ Mức bố trí dự phòng NSNN từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp Dự phòng NSNN sử dụng để: Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác )
6.2.3 Quy định việc công khai Ngân sách nhà nước
+ Hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơnvị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đạichúng
+ Nội dung: công khai gồm số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán trình Quốc hội, Hộiđồng nhân dự, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định; tình hình thực hiện vàquyết toán NSNN; kết quả thực hiện các kiến nghị của kiếm toán nhà nước; trừ số liệuchi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia
+ Báo cáo tình hình thực hiện hàng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất 15 ngày
kể từ ngày kết thúc quý và 6 tháng Báo cáo năm được công khai trình Quốc hội vào kỳhọp giữa năm sau
Trang 16“ Luật NSNN năm 2015 đã bổ sung quy định: công khai dự toán NSNN Chính phủ trình Quốc hội, dự toán NSĐP Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân các cấp; các cấp
NS và các đơn vị sử dụng NS có trách nhiệm công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách; việc công khai phải kèm theo báo cáo thuyết minh; công khai kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán NN ; công khai các thủ tục NSNN Đồng thời, bổ sung quy định các đối tượng có trách nhiệm phải thực hiện công khai theo quy định, mà không thực hiện công khai đầy đủ, đúng hạn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
6.2.4 Quy định về cộng đồng giám sát Ngân sách nhà nước
+ NSNN được giám sát bởi cộng đồng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp sẽ chủ trì tổchức việc giám sát NSNN của cộng đồng
+ Nội dung giám sát NSNN gồm: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý,
sử dụng NSNN; Tình hình thực hiện dự toán NSNN hàng năm
(Cùng với việc tăng cường công tác công khai NSNN, Luật NSNN năm 2015 bổ sung quy định NSNN được giám sát bởi cộng đồng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát NSNN của cộng đồng Nội dung giám sát NSNN của cộng đồng gồm: (i) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN; (ii) Tình hình thực hiện dự toán NSNN hàng năm; (iii) Việc thực hiện công khai NSNN)
6.2.5 Quy định việc phân cấp, phân quyền
+ Quốc hội quyết định bội chi NSNN, bao gồm bội chi NSTW và bội chi NSĐP, chi tiếttừng địa phương và quyết định nguồn bù đắp bội chi NSNN (khoản c điều 7,19)
+ Quy định một số thẩm quyền cho ý kiến và quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
về NSNN (điều 20)
+ Quy định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP, đồng thờigiao HĐND cấp tỉnh căn cứ nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSĐP đã được phân cấp đểquyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương(điều 39)
+ HĐND cấp tỉnh có quyền giao tăng chỉ tiêu thu NSNN trên địa bàn để phù hợp với thực