1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày và phân tích TÍNH MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG trong mối quan hệ với luật NSNN

28 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 410 KB

Nội dung

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌCBỘ MÔN KẾ TOÁN CÔNG TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH TÍNH MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG TRONG MỐI QUAN HỆ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015 Gi

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BỘ MÔN KẾ TOÁN CÔNG

TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH TÍNH MINH BẠCH

VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG TRONG MỐI QUAN HỆ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh Lớp: CHKN3 K26 ( CHIỀU T7)

Trang 2

lý minh bạch Đó là lý do của bài nghiên cứu này.

Trang 3

ỤC LỤC ỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 11.1 Đặt vấn đề nghiên cứu – Ý nghĩa nghiên cứu 1

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài 1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.5 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4

2.1 Định nghĩa 4

2.1.1 Khu vực công và quản trị tài chính khu vực công 4

2.1.2 Kế toán thu, chi ngân sách nhà nước 4

2.1.3 Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình 6

2.2 Mối quan hệ giữa quản trị tài chính khu vực công với thu chi ngân sách nhà

CHƯƠNG 3 TÍNH MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG

KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG 8

3.1 Tính minh bạch trong kế toán khu vực công 8

3.2 Trách nhiệm giải trình trong kế toán khu vực công 10

Đối tượng áp dụng giải trình: 10

CHƯƠNG 4 TÍNH MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2015 12

4.1 Tính minh bạch trong luật Ngân sách nhà nước 2015 12

4.2 Trách nhiệm giải trình trong luật Ngân sách nhà nước 2015 15

4.3 Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của kế toán khu vực công trong mốiquan hệ với Luật Ngân sách nhà nước 2015 16

4.3.1 Vai trò của kế toán công đối với Ngân sách nhà nước và Chính phủ 164.3.2 Vai trò của tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của kế toán công trongLuật Ngân sách nhà nước 2015 17

CHƯƠNG 5 THỰC TRẠNG 20

5.1 Thực trạng về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống kế toán

Trang 4

6.3 Hướng nghiên cứu trong tương lai 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu – Ý nghĩa nghiên cứu

Trong bối cảnh hiện nay, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình không chỉ làmột yêu cầu cấp thiết để thực hành dân chủ, bảo đảm quyền của dân trong thamgia quản lý đất nước và xã hội, quan trọng hơn nữa, chính là một giải pháp hữuhiệu nhằm phòng, chống tham nhũng Minh bạch và trách nhiệm giải trìnhcũng là công cụ xây dựng tổ chức vững mạnh, phát triển bền vững, đang là xuthế và đòi hỏi cấp bách đối với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức

xã hộiViệc bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn liền với các khái niệm, cơ chế, quyđịnh pháp luật về công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động của cơ quancông quyền Trong thời gian vừa qua, việc đảm bảo tính minh bạch của cơ quanhành chính được đề cập như là một trong những yêu cầu của việc nâng cao hiệuquả quản lý nhà nước, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của Nhà nước và

là yêu cầu của việc thực hiện các cam kết quốc tế

Việc cần phải công khai, minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan hành chínhnhà nước từ trung ương xuống địa phương xuất phát từ các lý do sau: Đảm bảotính dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, người dân có quyềnđược biết về các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; các chínhsách và pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành cần phải xuất phát từ thựctiễn, phản ánh thực tiễn nên cần có sự tham gia của người dân, người dân cầnđược tham gia sớm; việc công khai, minh bạch hoạt động là công cụ hữu hiệu

để ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả những tệ nạn của bộ máy quản lý nhànước như hối lộ, tham nhũng

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Trong quá tình nhiên cứu, nhóm nghiên cứu có tìm hiểu về các bài báo nghiêncứu được công bố trên các tạp chí trong nước, tạp chí khoa học, cùng một sốluận án được các nghiên cứu sinh trong nước lựa chọn để thực hiện và một sốchuyên gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.Cụ thể như sau:

[1] Lapsley, I (1988), ‘'Research in Public Sector Accounting: An AppraisaV,

Accounting, Auditing & Accountability Joumal, vol 1, no 1, pp.21-33 Đây làmột tổng quan về các nghiên cứu gần đây về tài chính, kế toán tài chính vàtrách nhiệm giải trình, kế toán nội bộ, hệ thống thông tin quản lý và kiểm toántíong khu vực công Bài báo chỉ ra các khía cạnh khác nhau của kế toán công,gồm quá trình phát triển hiện tại và nội dung chưa được tìm hiểu Tác giả chỉ rarằng kế toán công là nội dung chưa được nghiên cứu của cộng đồng khoa học

[2] Ekrem, K (2012), l Financial analysis ỉn publỉc sector accountỉng: an example of EU, Greece and Turkey’, European Joumal of Scientiíic Research,

ISSN 1450- 216X, vol 69, no.l, pp.81-89, © Euroloumals Publishing, Inc

Trang 6

2012.Bài viết này đã đề cập đến việc phân tích tài chính trong kế toán côngcùng với những báo cáo so sánh để giúp cung cấp thông tin minh bạch hơn chochính phủ, đồng thời có nghiên cứu thêm kinh nghiệm của EU, Hy Lạp và ThổNhĩ Kỳ.

[3] Đặng Văn Thanh (2011), ‘Tổng kế toán nhà nước: công cụ quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia Việt Nam’, Tạp chí kế toán và kiểm toán, số

1, trang 18-24.Tác giả bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng việc đưa ra mô

hình tổng kế toán nhà nước để nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm ngân sáchtrong hệ thống tài chính của Việt Nam với những đặc điểm cơ bản mà mô hình

sẽ hướng đến

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là tiêu chí cuối cùng, chung nhất nhằm giải quyết và làm

rõ vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu trong bài viết này là tính minh bạch

và trách nhiệm giải trình của kế toán khu vực công trong mối quan hệ với luật

Ngân sách nhà nước hiện hành Do vậy, mục tiêu nghiên cứu của nhóm nghiên

cứu đặt ra là làm rõ tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của kế toán khuvực công trong mối quan hệ với luật Ngân sách nhà nước 2015

1.4

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu được hình thành trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu.Người nghiên cứu đưa ra câu hỏi nghiên cứu để góp phần làm chi tiết hơn,định hướng các bước cần tìm hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu Câu hỏinghiên cứu đồng thời cũng được trả lời qua kết quả nghiên cứu Trong bài

nghiên cứu này, câu hỏi nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu đặt ra là : “Tính

minh bạch và trách nhiệm giải trình của kế toán khu vực công có mối quan hệ đối với Luật ngân sách nhà nước 2015 như thế nào ?”

1.5

Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét

và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài viết này làmối quan hệ về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của kế toán khu vựccông với Luật Ngân sách nhà nước 2015

Phạm vi nghiên cứu của bài viết được giới hạn trong tính minh bạch và trách

nhiệm giải trình của kế toán khu vực công Thông tư 19/2005/TT-BTC; Nghịđịnh 81/2015/NĐ-CP cùng Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thôngqua số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 kèm các Thông tư, Nghị định hướngdẫn liên quan

Phương pháp nghiên cứu: Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định

Trang 7

tính kết họp giữa lý luận và thực tiễn dựa trên những điều kiện khách quan lẫnchủ quan ở trong nước cùng với những quan điểm, định hướng chính sách củaĐảng, Nhà nước, các bộ, ngành để có những kiến nghị phù hợp và tương thíchvới điều kiện tại Việt Nam Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm, đọchiểu, đối chiếu, so sánh các văn bản pháp lý liên quan đến đối tượng nghiêncứu; từ đó phân tích câu hỏi nghiên cứu để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

Trang 8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG

TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.1 Định nghĩa

2.1.1 Khu vực công và quản trị tài chính khu vực công

Trong lĩnh vực nghiên cứu và khoa học trên thế giới ở giai đoạn hiện nay, đã vàđang có khá nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra để hiểu như thế nào là một

khu vực công Theo Hiệp hội kế toán viên Michigan (1990) thì khu vực công

là bất kỳ thực thể nào do trung ương, bang hay chính phủ địa phương sở hữu vàđược thành lập theo luật pháp, đồng thời những tổ chức này phải có tráchnhiệm trình bày báo cáo tài chính hàng năm cho quốc hội phê duyệt Còn dựavào Từ điển Longman of Contemporary English (2012) thì khu vực công đượchiểu là toàn bộ các ngành công nghiệp hoặc dịch vụ trong một quốc gia màđược sở hữu và quản lý bởi nhà nước, chẳng hạn như giáo dục, y tế hay giaothông vận tải Từ những định nghĩa nêu trên có thể hiểu khu vực công là mộtkhái niệm được dùng để xác định một tập hợp gồm có các cơ quan quản lý nhànước của quốc gia, các tổ chức và doanh nghiệp công và cả hệ thống ngân hàngtrung ương Thông qua khu vực này, chính phủ chịu trách nhiệm chính và thựchiện việc phân phối hàng hóa và dịch vụ công đến mọi miền trong cả nước Nóicách khác, khu vực công được xem là một bộ phận hoặc một thành phần củanền kinh tế có liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm công cơ bản

Quản trị tài chính khu vực công xét theo nghĩa hẹp là hoạt động nghiệp vụ

quản lý nảy sinh trong quá trình thực thi chủ trương, đường lối, chính sách nhànước trong lĩnh vực tài chính công gắn với hoạt động nhà nước Quản trị tàichính khu vực công sẽ tập trung vào nguồn lực công của xã hội trong một quốcgia hay của các nước ữên thế giới và liên quan mật thiết đến việc sử dụng hànghóa hoặc dịch vụ công Theo Khuôn mẫu lý thuyết chung của Quỹ tiền tệ quốc

tế (IMF, 2009) thì quản trị tài chính công (PFM) là một quá trình thực hiện

nhằm cung cấp những cách thức để sử dụng các nguồn lực công một cách hiệuquả và có thể giải trình ngân sách khi cần thiết, đồng thời giúp duy trì kỷ luậttài chính của một quốc gia Theo đó, kỷ luật tài chính là cách kiểm soát ngânsách hiệu quả bằng việc thiết lập các mức trần về chi tiêu công của chính phủ.Việc đó đặt ra yêu cầu kiểm soát chi tiêu theo phương diện tổng thể, và nếukhông có kỷ luật về tài chính thì sẽ không đạt được sự hữu hiệu và thực hiệncác ưu tiên về chính sách và chương trình

2.1.2 Kế toán thu, chi ngân sách nhà nước

Hội đồng chuẩn mực kế toán ngân sách quốc tế (2012) đã nêu rõ: kế toán thu,chi ngân sách là một hệ thống xử lý các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiếpnhận, sử dụng, phân bổ, ghi chép, xử lý các khoản có tính chất ngân sách nhà

Trang 9

nước hoặc do nhà nước cấp cũng như lập các loại BCTC phù hợp với tình hình

cụ thể về cơ cấu tổ chức chính phủ của từng quốc gia trên thế giới

2.1.2.1 Nội dung cơ bản của kế toán thu, chi ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán

và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước Kế toán thu, chi ngân sách tập trung hướng đến 2 nội dung chính và đâycũng là hai đặc trưng cần thiết của ngân sách nhà nước, gồm: tính trách nhiệm

và trách nhiệm giải trình ngân sách

2.1.2.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán thu, chi ngân sách nhà nước

Kế toán thu, chi ngân sách có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tincủa các giao dịch trong đơn vị công cho chính tổ chức và các đối tượng khác cóliên quan sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế, chính trị, xã hội Như vậy,đối tượng sử dụng thông tin của chế độ kế toán thu, chi ngân sách được chiathành hai nhóm cơ bản, đó là nhóm người sử dụng bên trong và nhóm người sửdụng bên ngoài đơn vị công

Đối với nhóm người sử dụng bên trong đơn vị công: kế toán lúc này được xem

là công cụ quản lý giúp cho các đơn vị công theo dõi thường xuyên tình hìnhhoạt động của mình, là phương thức quản trị quan trọng đối với thủ trưởngcùng các cấp khác nhau trong đơn vị để thực hiện quá trinh quản lý, điều hànhđơn vị hướng đến đạt được mục đích chung mà được nhả nước hay cơ quan cấptrên giao phó Hơn nữa, thông tin do kế toán cung cấp sẽ giúp cho ban lãnh đạo

có cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, thời kỳ và là

cơ sở ra các quyết định phù hợp Nếu xét về phương diện nâng cao chất lượngthì kế toán còn quan tâm đến bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm giúp nâng caotính hiệu quả trong hoạt động, qua đây thì thông tin kế toán cũng gia tăng độtin cậy, mức độ phù hợp với tình hình thực tiễn

Đối với nhóm người sử dụng bên ngoài đơn vị công: nhóm người dùng bên

ngoài vẫn là nhóm chiếm một tỷ trọng lớn trong các đối tượng sử dụng, chẳnghạn như kiểm toán nhả nước, kiểm toán độc lập, thanh tra chính phủ, thuế, khobạc nhả nước, cấp trên, cơ quan chủ quản, các tổ chức nước ngoài viện trợ cho

tổ chức công Các nhóm bên ngoài này chủ yếu hướng đến việc kiểm tra mức

độ tuân thủ quy định pháp luật về kế toán thu, chi ngân sách, chế độ kinh tế tìachính do nhà nước quy định liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị đó.Người sử dụng bên ngoài thông qua số liệu kế toán để có cái nhìn trở lại nhữnghoạt động đã xảy ra trong quá khứ của đơn vị, thực hiện việc kiểm tra, đánhgiá, tổng hợp và ra quyết định nhằm đạt được sự tối ưu trong việc sử dụngNSNN cho các mục đích, nhiệm vụ khác nhau, làm cơ sở đề xuất các giải pháp

áp dụng trong tương lai

Trang 10

2.1.3 Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình

Tính minh bạch : Khái niệm minh bạch bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng

trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoántrước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin Trong bối cảnh kếtoán công và quản lý ngân sách nhà nước, tính minh bạch được hiểu là tínhchất mở của chính phủ, tạo ra các thông tin mang tính chất sẵn sàng đối với cácnhân tố giúp cho việc ra quyết định và mang lại về cho những lợi ích toàn côngchúng – thể hiện sự sang tỏ, công khai trước công chúng từ chủ trương, đườnglối, chính sách, xác lập dự toán thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước và các quỹngoài ngân sách kết hợp với việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Trách nhiệm giải trình: Theo nghị định 90/2013/NĐ-CP, giải trình là việc cơ

quan Nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn đó Trách nhiệm giải trình là nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức nhànước và các cán bộ, công chức, người có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ, công

vụ phải công khai, giải thích và làm rõ các thông tin trong hoạt động công vụcủa mình trước người dân và các tổ chức khác một cách thường xuyên hoặc/ vàkhi có yêu cầu, đồng thời phải hứng chịu trách nhiệm khi để xảy ra hậu quả.(theo tạp chí Dân chủ & Pháp luật – Cơ quan ngôn luận Bộ tư pháp) Trong bốicảnh kế toán công và quản lý ngân sách nhà nước, trách nhiệm giải trình là yêucầu đòi hỏi tính hợp lý của các quyết định tài chính trong lĩnh vực công nhằmđảm bảo tính hiệu quả hoạt động và hiệu quả phân bổ nguồn lực, đồng thờiđảm bảo kỷ luật tài khóa đã được thiết chế bởi khung pháp lý ở các cấp

độ Trách nhiệm giải trình là sự ghi nhận và giả định về trách nhiệm đối vớihành động, sản phẩm, quyết định và chính sách bao gồm cả việc quản lý, quảntrị, và thực hiện trong phạm vi vai trò hay vị trí việc làm, bao gồm nghĩa vụ báocáo, giải thích và chịu trách nhiệm về hậu quả

2.2 Mối quan hệ giữa quản trị tài chính khu vực công với thu chi ngân sách nhà

nước

Khi đề cập đến quản lý hệ thống tài chính công, hầu hết các quốc gia đều chorằng đây là một quá trình cần thực hiện liên tục, không ngừng cũng như cần có

sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước Theo

đó, tài chính công và kế toán thu, chi ngân sách có vai trò tác động tương hỗ,

có tác động qua lại và hai hệ thống này có mối quan hệ không thể tách rời trongchu trình quản lý ngân sách nhà nước của một quốc gia nói chung hay các tổchức, đơn vị công nói riêng Cụ thể hai hệ thống này thể hiện mối quan hệ nhưsau:

Mục đích chính của kế toán là việc ghi chép, xử lý, đo lường hoạt động của các

tổ chức có liên quan đến quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, đánh giá tìnhhình tài chính tổng thể của đơn vị hoặc cũng các tổ chức thuộc khu vực công.Trong khi đó, mục đích chính của tài chính công chính là tạo ra sự hữu hiệu và

Trang 11

hiệu quả trong việc đảm bảo ngân sách nhà nước thực hiện được chức năng huyđộng và phân phối nguồn lực quốc gia, giúp cho nguồn lực công đem lại kếtquả tối ưu nhất và chi phí công sẽ tối thiểu nhất Đe làm được điều này thì hệthống tài chính công của quốc gia phải có thông tin đầu vào do hệ thống kếtoán thu, chi ngân sách cung cấp.

Cả hai hệ thống tài chính và kế toán thu, chi ngân sách đều được thực hiện vềmặt cơ bản là giống nhau và đều theo 4 bước cơ bản của một quy trình, đó làlập dự toán, thực hiện ngân sách, ghi chép để lập báo cáo và kiểm toán số liệusau thực hiện

Để cho chế độ kế toán thu, chi ngân sách thật sự đem lại hiệu quả cho công tác

kế toán thì cần có những tài khoản, sổ sách, báo cáo hay phương thức ghi chépcác khoản thu, các khoản chi Bên cạnh đó, thời gian quy định trong kế toánngân sách cũng đóng một vai trò quan trọng Và tất cả những điều này đều phảiđược thực hiện một cách đồng bộ với các văn bản pháp lý trong hệ thống tàichính công

Trang 12

CHƯƠNG 3 TÍNH MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG

KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG 3.1 Tính minh bạch trong kế toán khu vực công

Tính minh bạch trong kế toán khu vực công được áp dụng đối với các doanhnghiệp nhà nước và các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

Đối với các Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp phải định kỳ công bố

bằng Văn bản và dữ liệu điện tử các thông tin sau đây:

a) Chiến lược phát triển của doanh nghiệp;

b) Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm (05) năm của doanhnghiệp;

c) Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanhnghiệp;

d) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàngnăm và ba (03) năm gần nhất tính đến năm báo cáo;

đ) Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác(nếu có);

e) Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hàng năm;

g) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;

h) Báo cáo tài chính sáu (06) tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp;i) Báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp

Ngày nộp các nội dung công bố thông tin là ngày văn bản đến cơ quan có thẩmquyền, ngày gửi fax, gửi email, ngày công bố trên cổng hoặc trang thông tinđiện tử của doanh nghiệp Ngày công khai thông tin là ngày thông tin xuấthiện trên các phương tiện công bố thông tin

Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời qua các phương tiệncông bố thông tin sau:

a) Đối với doanh nghiệp, phương tiện công bố thông tin gồm: Báo cáo bằng

văn bản, cổng hoặc trang thông tin điện tử, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, phương tiện công bố thông

tin gồm: Hệ thống tiếp nhận thông tin, cổng hoặc trang thông tin điện tử, ấn

Trang 13

phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật;

c) Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phương tiện công bố thông tin gồm: Hệ

thống tiếp nhận thông tin, Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ (http://www.business.gov.vn), ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật.

Đối với các Quỹ có nguồn từ Ngân sách Nhà nước, tính minh bạch được thể

hiện bằng việc phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin tàichính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thôngtin; việc cung cấp phải đảm bảo nội dung, thời hạn và theo các hình thức quyđịnh , cụ thể như sau:

Nội dung:

a) Các văn bản về Điều lệ tổ chức và hoạt động; quy trình nghiệp vụ; quy chếtài chính; các điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng đượcvay hoặc tài trợ

b) Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó có chi tiết các khoản thu, chi có quan

hệ với ngân sách nhà nước

c) Kết quả hoạt động và tài trợ (bao gồm cả cho vay và cấp không thu hồi) củaquỹ

d) Quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

H ình thức:

- Phát hành các ấn phẩm của quỹ (báo cáo thường niên, in thành tài liệu);

- Niêm yết bằng văn bản tại trụ sở chính của quỹ và các đơn vị trực thuộc;

- Công bố công khai trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của quỹ

Thời điểm công khai:

- Các nội dung quy định tại tiết a, điểm 1.2 mục này, thời gian công khai chậm

nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung

(nếu có)

- Các nội dung quy định tại tiết b, điểm 1.2 mục này, thời gian công khai chậm

nhất là 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch tài chính năm được cấp có thẩm quyền

phê duyệt

- Các nội dung quy định tại tiết c, d, điểm 1.2 mục này, thời gian công khai

chậm nhất là 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Trang 14

Như vậy, đối với Chuẩn mực kế toán công thì tính minh bạch được thể hiệntrong vai trò cung cấp thông tin kế toán theo một chuẩn mực cho các quyếtđịnh về tài chính của Nhà nước trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô; đápứng yêu cầu quản lý thống nhất về tài chính Nhà nước và tổng hợp thông tincho toàn bộ khu vực công; góp phần tăng cường tính minh bạch về tài chính

và xác định trách nhiệm giải trình của các đơn vị thuộc khu vực công; tạo cơ

sở pháp lý cho hoạt động kế toán khu vực công; tạo nên một hệ thống thôngtin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế

3.2 Trách nhiệm giải trình trong kế toán khu vực công

Đối tượng áp dụng giải trình:

-Các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơquan hành chính Nhà nước và người có thẩm quyền trong việc thực hiện tráchnhiệm giải trình;

-Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,

tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chứckinh tế; các tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại ViệtNam

Nguyên tắc thực hiện và áp dụng pháp luật về trách nhiệm giải trình:

Việc thực hiện trách nhiệm giải trình phải theo những nguyên tắc sau đây:Bảođảm công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời và đúng thẩm quyền;

-Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân;

-Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định về tráchnhiệm giải trình thì áp dụng theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó

Trách nhiệm giải trình của kế toán trong khu vực công.

Đối tượng giải trình

-Đôi tượng sử dụng thông tin: Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế…;

-Cơ quan cấp trên (chuyên quản);

-Báo chí, truyền thông…

Nội dung giải trình - Giải trình báo cáo tài chính

-Nêu được những thông tin là cơ sở để lập báo cáo tài chính và chính sách kếtoán áp dụng và các sự kiện trong đơn vị;

-Đưa ra các thông tin theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán công mà nóchưa trình bày trong báo cáo;

Ngày đăng: 26/06/2018, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w