I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảm bảo an ninh lương thực luôn là một vấn đề nóng và được toàn thế giới quan tâm. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc vừa công bố,đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt mức 9 tỉ người. Con số này khiến nhiều người quan ngại về tác động mà số dân khổng lồ này tạo ra cho thế giới. Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, tác động lớn đến sinh trưởng năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm...Do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước phải chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất thủy điện... Báo cáo do Hội đồng năng lượng thế giới (WEC) công bố tại Hội nghị năng lượng thế giới lần thứ 20 diễn ra tại thủ đô Rôma (Italia), cho biết đến năm 2050, với dân số tăng từ 6 lên 9 tỷ người, nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại. Nhiên liệu sinh học ra đời và đã trở thành nguồn nhiên liệu quan trọng thay thế một phần nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống vốn đang trên đà cạn kiệt và gây nhiều ô nhiễm cho môi trường. Các nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học ngày càng đa dạng và phong phú, đáng nói đến là cây trồng chuyển gen. Đây là một trong những nguồn nguyên liệu đang được các nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới đặc biệt lưu ý. Nhu cầu phát triển nền kinh tế xanh có giá trị gia tăng cao. Phát triển cây trồng biến đổi gen là một hướng đi đúng đắn của toàn thế giới. II. NỘI DUNG 1. Cây trồng công nghệ sinh học a. Định nghĩa Cây trồng công nghệ sinh học (Genetically Modified Crop – GMC) là cây mang một, hoặc nhiều gen được đưa vào nhân tạo thay vì thông qua lai tạo. Chúng là những cây mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gen. b. Sự cần thiết phải tạo ra cây trồng CNSH Phương pháp truyền thống là chuyển hạt phấn từ cây này sang nhụy hoa của cây khác. Nhà tạo giống tìm cách tổ hợp lại các gen giữa hai cá thể thực vật nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp lai chéo này bị hạn chế vì chỉ thực hiện được giữa các cá thể cùng loài hoặc họ hàng gần. Phải mất nhiều thời gian mới thu được những kết quả mong muốn và thường là những đặc tính quan tâm lại không tồn tại trong những loài có họ hàng gần. Do đó, áp dụng kỹ thuật chuyển gen cho phép nhà tạo giống cùng lúc đưa vào một thực vật những gen mong muốn từ những sinh vật sống khác nhau, không chỉ những thực vật có họ gần. Phương pháp hữu hiệu này cho phép các nhà tạo giống thực vật đưa ra giống mới nhanh hơn và vượt qua giới hạn của tạo giống truyền thống. c. Diện tích cây trồng CNSH Cây trồng chuyển gen là thành tựu khoa học đã được áp dụng rộng rãi và thành công trên thế giới với diện tích ngày càng tăng. Hầu hết những nghiên cứu về chuyển gen đều được tiến hành ở các nước phát triển chủ yếu là Bắc Mỹ và Tây Âu. Hơn nữa, nhiều nước đang phát triển cũng đang bắt đầu nghiên cứu về kỹ thuật di truyền. Các công ty công nghệ sinh học đã đi đầu trong việc ứng dụng kỹ thuật chuyển gen trong nông nghiệp là Aventin, Dow Agrosciences, DuPontPioneer, Monsanto và Syngenta,… Năm 1996 là năm đầu tiên cây trồng CNSH được thương mại hóa với diện tích 1,7triệu ha. Tính đến năm 2012 có 17,3 triệu nông dân ở 28 nước trồng 170,5 triệu hecta (theo James ,2012). Như vậy, diện tích trồng cây CNSH năm 2012 tăng tới 100 lần so với năm 1996. Điều này làm cho cây trồng CNSH trở thành công nghệ cây trồng được chấp nhận ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử nông nghiệp đương đại.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC AN TOÀN SINH HỌC Chủ đề: Trên quan điểm của người ủng hộ, hãy trình bày và phân tích tiềm năng phát triển cây trồng chuyển gen trên thế giới? GVHD PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Thảo NHÓM 15 1. Đặng Văn Sơn 550391 2. Nguyễn Thị Tâm 550392 3. Lê Bá Tân 550394 4. Nguyễn Thị Thái 550395 LỚP CNSHAK55 Hà Nội, 2012 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảm bảo an ninh lương thực luôn là một vấn đề nóng và được toàn thế giới quan tâm. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc vừa công bố,đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt mức 9 tỉ người. Con số này khiến nhiều người quan ngại về tác động mà số dân khổng lồ này tạo ra cho thế giới. Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, tác động lớn đến sinh trưởng năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm Do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước phải chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất thủy điện Báo cáo do Hội đồng năng lượng thế giới (WEC) công bố tại Hội nghị năng lượng thế giới lần thứ 20 diễn ra tại thủ đô Rôma (Italia), cho biết đến năm 2050, với dân số tăng từ 6 lên 9 tỷ người, nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại. Nhiên liệu sinh học ra đời và đã trở thành nguồn nhiên liệu quan trọng thay thế một phần nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống vốn đang trên đà cạn kiệt và gây nhiều ô nhiễm cho môi trường. Các nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học ngày càng đa dạng và phong phú, đáng nói đến là cây trồng chuyển gen. Đây là một trong những nguồn nguyên liệu đang được các nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới đặc biệt lưu ý. Nhu cầu phát triển nền kinh tế xanh có giá trị gia tăng cao. Phát triển cây trồng biến đổi gen là một hướng đi đúng đắn của toàn thế giới. II. NỘI DUNG 1. Cây trồng công nghệ sinh học a. Định nghĩa Cây trồng công nghệ sinh học (Genetically Modified Crop – GMC) là cây mang một, hoặc nhiều gen được đưa vào nhân tạo thay vì thông qua lai tạo. Chúng là những cây mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gen. b. Sự cần thiết phải tạo ra cây trồng CNSH Phương pháp truyền thống là chuyển hạt phấn từ cây này sang nhụy hoa của cây khác. Nhà tạo giống tìm cách tổ hợp lại các gen giữa hai cá thể thực vật nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp lai chéo này bị hạn chế vì chỉ thực hiện được giữa các cá thể cùng loài hoặc họ hàng gần. Phải mất nhiều thời gian mới thu được những kết quả mong muốn và thường là những đặc tính quan tâm lại không tồn tại trong những loài có họ hàng gần. Do đó, áp dụng kỹ thuật chuyển gen cho phép nhà tạo giống cùng lúc đưa vào một thực vật những gen mong muốn từ những sinh vật sống khác nhau, không chỉ những thực vật có họ gần. Phương pháp hữu hiệu này cho phép các nhà tạo giống thực vật đưa ra giống mới nhanh hơn và vượt qua giới hạn của tạo giống truyền thống. c. Diện tích cây trồng CNSH Cây trồng chuyển gen là thành tựu khoa học đã được áp dụng rộng rãi và thành công trên thế giới với diện tích ngày càng tăng. Hầu hết những nghiên cứu về chuyển gen đều được tiến hành ở các nước phát triển chủ yếu là Bắc Mỹ và Tây Âu. Hơn nữa, nhiều nước đang phát triển cũng đang bắt đầu nghiên cứu về kỹ thuật di truyền. Các công ty công nghệ sinh học đã đi đầu trong việc ứng dụng kỹ thuật chuyển gen trong nông nghiệp là Aventin, Dow Agrosciences, DuPont/Pioneer, Monsanto và Syngenta,… Năm 1996 là năm đầu tiên cây trồng CNSH được thương mại hóa với diện tích 1,7triệu ha. Tính đến năm 2012 có 17,3 triệu nông dân ở 28 nước trồng 170,5 triệu hecta (theo James ,2012). Như vậy, diện tích trồng cây CNSH năm 2012 tăng tới 100 lần so với năm 1996. Điều này làm cho cây trồng CNSH trở thành công nghệ cây trồng được chấp nhận ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử nông nghiệp đương đại. d. Lợi ích mà cây trồng CNSH đem lại đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới bảo tồn đa dạng sinh học góp phần xóa đói giảm nghèo giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học 2. Xu hướng phát triển cây trồng CNSH(GMC) trong tương lai GM “thế hệ đầu tiên”: GMC có đặc tính chống chịu sâu bệnh, thuốc trừ cỏ GM “thế hệ thứ hai” nhằm tăng các giá trị dinh dưỡng hoặc có những đặc điểm thích hợp cho công nghiệp chế biến. Lợi ích của những cây trồng này hướng trực tiếp hơn vào người tiêu dùng. Chẳng hạn như: - Lúa gạo giàu vitamin A và sắt. - Khoai tây tăng hàm lượng tinh bột. - Vaccine thực phẩm (edible vaccine) ở ngô và khoai tây. - Những giống ngô có thể trồng được trong điều kiện nghèo dinh dưỡng. - Dầu ăn có lợi cho sức khoẻ hơn từ đậu nành và cải dầu. Thế hệ thứ ba của GMO sẽ là áp dụng trong sản xuất thuốc tân dược, sẽ giúp cải thiện quy trình chế biến nhiên liệu sinh học sao cho đạt hiệu xuất tối ưu nhất. Đa số các nước trên thế giới đang nghiên cứu và áp dụng cây trồng sinh học ở thế hệ 1, thế hệ 2 còn thế hệ thứ 3 thì mới đang dò dẫm để bước vào. Bảng 1: Ví dụ về hiện tại và tiềm năng ứng dụng trong tương lai của công nghệ biến đổi gen để cải thiện di truyền cây trồng (http://www.sciencemag.org/content/327/5967/812/T1.expansion.html) Quy mô thời gian Đặc điểm cây trồng mục tiêu Cây trồng mục tiêu Hiện tại Kháng thuốc trừ cỏ phổ rộng Ngô, đậu tương, hạt có dầu, cải bắp Khả năng kháng côn trùng nhai, sâu bệnh Ngô, bông, hạt có dầu, cải bắp Ngắn hạn (5-10 năm) Cải thiện thành phần dinh dưỡng Các loại ngũ cốc chủ yếu, khoai lang Kháng nấm và virus gây bệnh Khoai tây, lúa mì, gạo, chuối, trái cây, rau Kháng côn trùng chích hút gây hại Gạo, trái cây, rau Cải tiến chế biến và lưu trữ Lúa mì, khoai tây, trái cây, rau Khả năng chịu hạn Ngũ cốc và các cây trồng chủ yếu lấy củ Trung hạn (10-20 năm) Khả năng chịu mặn Ngũ cốc và các cây trồng chủ yếu lấy củ Tăng hiệu quả sử dụng nitơ Khả năng chịu nhiệt độ cao Dài hạn (>20 năm) Apomixis(sản xuất hạt giống không cần thụ tinh) Ngũ cốc và các cây trồng chủ yếu lấy củ Cố định nitơ Sản xuất chất ức chế quá trình khử nitơ Chuyển đổi môi trường lâu năm Tăng hiệu xuất quang hợp 3. Tiềm năng phát triển cây trồng CNSH trên thế giới 3.1Cây trồng chống chịu thuốc trừ cỏ Đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ sẽ được áp dụng cho phổ rộng hơn các loại cây trồng và chống chịu vs nhiều loại thuốc trừ cỏ hơn. Trong những năm tới sẽ phát triển các loại cây trồng biến đổi gen có khả năng kháng 2,4D, dicamba hoặc thuốc trừ cỏ HDDP(Theo giáo sư Patrick Tranel-Đại học Illinois) Các loại cây trồng sẽ có nhiều hơn một tính trạng kháng, chẳng hạn như khả năng kháng thuốc diệt cỏ glyphosate và (hoặc) glufosinate. Một số ví dụ: - Năm 2013, Dow AgroSciences dự kiến giới thiệu Hệ thống kiểm soát cỏ dại trong ngô và đậu nành. Hệ thống này bao gồm kháng chuyển hóa đến 2,4-D và tính kháng với kháng thuốc diệt glyphosate. Cùng với hệ thống này là một công thức mới của 2,4-D. - Monsanto cũng đang phát triển loại cây trồng có tính kháng thuốc diệt cỏ auxin tổng hợp với kháng thuốc diệt cỏ glyphosate, nhưng cây trồng của họ sẽ có khả năng chống dicamba thay vì 2,4-D. Dự kiến tới năm 2014 sẽ khởi động đậu tương chịu dicamba. - Các cây trồng chịu được cả thuốc trừ cỏ chọn lọc và không chọn lọc bằng cách chuyển cùng lúc 3 đặc tính chống chịu glufosinate, glyphosate và HDDP được dự kiến là sez được thương mại hóa vào năm 2015. Mesotrione hoạt động bằng cách ức chế HPPD (p-Hydroxyphenylpyruvate dioxygenase), một loại enzyme cần thiết trong sinh tổng hợp carotenoid. Carotenoid bảo vệ các sắc tố trong cây chịu trách nhiệm quang hợp từ năng lượng ánh sáng. 3.2Cây trồng kháng bệnh Công nghệ BT tiếp tục được duy trì và cải tiến. Nhiều gen kháng sâu sẽ được quy tụ trên một giống để tạo các dòng kháng bền vững. Các gene BT cải tiến có khả năng sinh tổng hợp các độc tố mới, với độ độc cao hơn, kháng phổ sâu rộng hơn sẽ được phát triển. Biểu hiện protein ở mô đặc thù cụ thể. VD: tế bào biểu bì, nơi côn trùng tấn công đầu tiên hoặc vỏ cây(côn trùng chích hút), trong lục lạp 3.3Cây trồng kháng bệnh hại Cây trồng chuyển gen kháng các nấm gây bệnh - Nấm bệnh là những tác nhân gây hại cây trồng rất nặng, nhất là ở các nước nhiệt đới có độ ẩm cao. Các enzyme làm thoái hóa các thành phần chính của vỏ tế bào nấm chitin và β-1,3 glucan là loại đang được chú ý. Khi chuyển gen chitinase vào cây thuốc lá đã tăng hoạt tính kháng nấm gây hại. Sự biểu hiện đồng thời của cả hai gen chitinase và glucanase trong thuốc lá làm cho cây có tính kháng nấm gây hại cao hơn cây có một gen độc lập. - Tương tự, cà chua cho tính kháng nấm Fusarium cao hơn hẳn sau khi được chuyển cả hai gen nói trên. Protein ức chế ribosome (ribosomal inhibition protein-RIP) cũng biểu hiện tính kháng nấm tốt. Cây thuốc lá cho tính kháng nấm rất cao, khi cây được chuyển giao đồng thời gen RIP và chitinase. Cây trồng chuyển gen kháng các vi khuẩn gây bệnh Đối với bệnh vi khuẩn, hướng nghiên cứu tạo giống mới bằng công nghệ gen chỉ mới bắt đầu. Về cơ bản có ba hướng : Dùng gen mã hóa enzyme làm thoái hóa thành tế bào vi khuẩn. Chẳng hạn, gen lysozyme từ các nguồn tế bào động vật hoặc từ thực khuẩn thể T4 (bacteriophage T4) đưa vào cây thuốc lá và khoai tây. Các gen này biểu hiện hoạt tính lysozyme mạnh và các tế bào có khả năng phòng trừ vi khuẩn Erwina carotovora rất tốt. Gen mã hóa α size 12{α} {}-thionin-cystein được chuyển giao sang cây thuốc lá cũng phòng ngừa được vi khuẩn Pseudomonas syringae. Chuyển gen sản xuất protein làm giảm độc tố của vi khuẩn là hướng có nhiều hứa hẹn. Gen này chủ yếu là gen sản xuất các loại enzyme phân hủy độc tố của vi khuẩn, do vậy vô hiệu hóa tác hại của chúng. Cây trồng chuyển gen kháng virus gây bệnh Các virus gây ra những thiệt hại đáng kể trong hầu hết các cây trồng lương thực và cây cho sợi trên phạm vi thế giới. Phương pháp chủ yếu để khắc phục tình trạng trên là khai thác tính kháng xuất phát từ các tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn, sử dụng các trình tự có nguồn gốc từ virus được biểu hiện trong các cây chuyển gen để cung cấp tính kháng đối với các virus thực vật. Hướng này dựa trên cơ sở các nghiên cứu về sự gây nhiễm (inoculation) hay xâm nhiễm (infection) ở thực vật, khởi đầu với các chủng virus nhẹ tạo ra phản ứng bảo vệ chống lại sự gây nhiễm tiếp theo với cùng loại virus hoặc các virus liên quan gần gũi. RNAi là công nghệ mới được sử dụng trong chiến lược điều khiển cây trồng nói chung cũng như phòng bệnh nói riêng. Đặc biệt, công nghệ RNAi đã rất thành công trong việc tạo cây kháng virus. Công nghệ này hứa hẹn sẽ mang lại những bước đi đột phá trong tương lai phát triển cây trồng CNSH. 3.4Cải thiện protein và các axit amin cần thiết Hàm lượng protein và thành phần amino acid thay đổi rất nhiều trong thực phẩm thực vật. Ngoài protein thì các amino acid không thay thế, phải được tiếp nhận cùng thức ăn vì con người và động vật không tự tổng hợp được. Đặc biệt, trong thức ăn gia súc chủ yếu là đậu tương và ngô, phải bổ sung các amino acid được sản xuất bằng phương pháp lên men như lysine, methionine, threonine và tryptophan. Trong tương lai, không cần thiết phải bổ sung các amino acid này theo phương thức như vậy. Phương thức có khả năng hơn là tạo dòng các gen ở cây đậu tương hoặc ngô mà các gen này mã hóa cho protein giàu những amino acid này. Người ta đã đưa gen mã hóa cho một loại protein chứa các amino acid có lưu huỳnh cao bất thường vào cây đậu lupin với mục đích biểu hiện ở hạt. Kết quả là tăng 100% hàm lượng protein trong hạt. Hạt này được dùng để nuôi cừu, tăng trọng lượng 7% và sản lượng lông tăng 8% so với [...]... như Thái Lan và Campuchia(Hattori và cs.,2009) 4 Tình hình phát triển cây trồng CNSH ở Việt Nam Nước ta là quốc gia đang phát triển, tính tới thời điểm hiện nay thì cây trồng biến đổi gen chưa được đồng ý để đưa vào sản xuất đại trà mà vẫn đang trong quá trình khảo nghiệm, kiểm tra, đánh giá Những cây trồng được khảo nhiệm vẫn là GM thế hệ 1 mang đặc tính kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ trên ngô, bông... gen rolC của A tumefaciens và promoter CaMV 35S (cauliflower mosaic virus: virus gây bệnh khảm ở súp-lơ) vào cây thuốc lá và đã thu được cây chuyển gen bất thụ Kết quả này đang được nghiên cứu và áp dụng trên những loại cây khác 3.8 Cây trồng chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường Trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh như nóng, lạnh, ngập mặn của. .. đơn vị đang thực hiện trồng giống ngô biến đổi gen GS TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã công nhận 5 đơn vị có khả năng tham gia vào trồng khảo nghiệm, đánh giá cây trồng biến đổi gen Việc trồng khảo nghiệm được thực hiện diện hẹp 2 vụ và khảo nghiệm diện rộng 1 vụ thực hiện dưới sự giám sát của Hội đồng an toàn sinh học,... saccharose Người ta đã thành công trong việc chuyển một gen mã hóa cho thaumatin (thaumatin II) vào cây khoai tây, tạo một cây khoai tây có lá, thân rễ, củ đều ngọt Kết quả này mở ra một triển vọng rất lớn đối với cây ăn quả ngọt 3.5Cải thiện axit béo trong dầu - Chuyển gene để điều khiển các gene tham gia vào con đường chuyển hóa để thay đổi cấu trúc, đặc tính, hàm lượng và chức năng - của tinh bột,... kế hoạch phát triển cây trồng CNSH ở Việt Nam được nêu như sau: Giai đoạn 2006-2010, thử nghiệm một số giống cây trồng CNSH trên đồng ruộng Giai đoạn 2011-2015, đưa một số cây trồng CNSH và sản xuất Đến năm 2020, diện tích một số cây trồng CNSH (bông, ngô, đậu tương) đạt 30-50% Ví dụ: Giống ngô biến đổi gen hiện đã được trồng khảo nghiệm ở quy mô hạn chế trong một số điều kiện cụ thể của Việt... mặn của cây trồng ngày càng được quan tâm Nhất là đặc tính chống chịu hạn, chịu mặn Cây trồng CNSH mang đặc tính chống chịu hạn được xem như tính trạng quan trọng nhất sẽ được thương mại hóa trong thập kỉ thứ hai của thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học, từ năm 2006-2015 Hướng tiếp cận bằng công nghệ RNAi là rất có tiềm năng VD: - Tạo khoai tây chịu hạn bằng cách sử dụng cấu trúc RNAi mang một... NN&PTNT Các đại biểu tham quan mô hình khảo nghiệm giống ngô biến đổi gen tại Viện Di truyền nông nghiệp Văn Giang (Hưng Yên) Ảnh : Đình Huệ - TTXVN Qua hai năm khảo nghiệm cho thấy, giống ngô biến đổi gen phát triển không khác gì ngô không biến đổi gen về mức độ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Các số liệu trồng khảo nghiệm đã được công bố trên website của Bộ NN&PTNT để những người quan tâm tìm hiểu Bộ NN&PTNT... thời gian tới sẽ chuyển kết quả đánh giá về trồng khảo nghiệm giống ngô biến đổi gen cho Bộ Tài nguyên Môi trường xem xét và đánh giá về việc có đưa vào sản xuất trên diện rộng hay không III KẾT LUẬN Trong những năm tới, GM thế hệ sau sẽ phát triển các tính trạng: chịu hạn, chịu mặn, biến đổi hàm lượng dinh dưỡng, sản xuất các hợp chất thứ cấp, những cây trồng đa tính trạng, Công nghệ RNAi có tiềm năng. .. - 3. 7Cây trồng mang đặc tính bất dục đực Các cây hoa màu đạt năng suất cao hiện nay đều được trồng từ hạt lai qua một quá trình chọn lọc khắt khe Các hạt này có ưu thế lai cao vì là kết quả của các quá trình lai xa Ở những cây tự thụ phấn như ngô, trước kia người ta rất tốn công lao động để loại bỏ cờ bắp (cụm hoa đực) nhằm - tránh hiện tượng tự thụ phấn Tuy nhiên, công trình thử nghiệm mới đã chuyển. .. lá chuyển gen, mỗi loại có khả năng sản xuất một trong hai mạch immunoglobin nhẹ và nặng Thế hệ con sinh ra từ sự lai hai loại cây trên biểu hiện được một kháng thể hoạt động gồm hai loại mạch với hàm lượng cao (1,3% tổng protein của lá) và có tất cả các đặc tính của một kháng thể đơn dòng sản sinh từ hybridoma - Thaumatin là những protein được chiết xuất từ thịt quả của cây Thaumatococus danielle, . SINH HỌC Chủ đề: Trên quan điểm của người ủng hộ, hãy trình bày và phân tích tiềm năng phát triển cây trồng chuyển gen trên thế giới? GVHD PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Thảo NHÓM 15 1. Đặng Văn. Tân 550394 4. Nguyễn Thị Thái 550395 LỚP CNSHAK55 Hà Nội, 2012 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảm bảo an ninh lương thực luôn là một vấn đề nóng và được toàn thế giới quan tâm. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc vừa. thành công trên thế giới với diện tích ngày càng tăng. Hầu hết những nghiên cứu về chuyển gen đều được tiến hành ở các nước phát triển chủ yếu là Bắc Mỹ và Tây Âu. Hơn nữa, nhiều nước đang