1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ

10 758 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 171,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC LỚP: TÂM LÝ- GIÁO DỤC 3 BÀI LÀM NHÓM MÔN: LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI Giáo viên hướng dẫn: TS. Hồ Văn Liên Sinh viên thực hiện: Thạch Thị Thùy Dương Trần Huỳnh Khương Hoàng Công Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2012 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử 1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp. Khổng Tử tên là Khâu tự Trọng ni, người nước Lỗ một nước có nền kinh tế văn hóa phát triển nhất ở Trung Hoa cuối thời Xuân Thu ( 722- 481 Tr CN). Xuất thân trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút, cha là một viên quan nhỏ của nước Lỗ cuộc sống gia đình có nhiều khó khăn thiếu thốn. thủa bé năm ông 2 tuổi thì người cha đột ngột qua đời, cuộc sống có nhiều khó khăn. Vốn tính siêng năng và hiếu học. Khổng Tử đã tự học và học nhiều người, vừa đi làm vừa học, đã từng giữ chức lại cho họ Quý, trông coi việc giữ thóc sau đó chăn cừu và bò . nhưng với bản tính ham học hỏi và nuôi chi lớn muốn đem sự hiểu biết của mình ra giúp đời trong cảnh xã hội loạn lạc nên Khổng Tử đã bước vào nghề dạy học từ năm 20 tuổi, sau đó ông đi chu du khắp thiên hạ để truyền dạy đạo của mình . Cuối đời được phong làm quan ở nước Lỗ, nhưng ông từ chối để tiếp tục làm nghề dạy học và truyền đạo nho của mình. Ông chu du khắp thiên hạ gần 20 năm trời để tìm Ra người có thể sử dụng mình và các học trò của ông. Nhưng không nơi nào làm theo lời ông. Trong cuộc đời của mình ông có khoảng ba nghìn học trò trong đó có tới 72 người tài giỏi về mọi lĩnh vực ( Nhan Uyên , Tử Cống, Tử Hạ Tử Hoa…). ảnh hưởng của Khổng Tử sau này sâu rộng tới nền văn hóa Trung Hoa, Đạo Nho của ông cũng để lại tác phẩm nổi tiếng bộ”Tứ thư:” trong đó có “luận ngữ” rất nổi tiếng, tương truyền đó là những lời dạy của Khổng Tử được các học trò ghi chép lại, trở thành cuốn sách kinh điển, được sử dụng trong các trường học ở Trung hoa trong suốt thời kì phong kiến . Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi Khổng Tử không chỉ là một triết gia lớn mà còn là một nhà lí luận và thực tiễn giáo dục, có ảnh hưởng sâu rộng trong suốt thời kì phong kiến của Trung Hoa. Đời sau tôn xưng ông là "Tố vương, vạn thế sư biểu" - (Ông vua thanh bạch, là một bậc thầy của muôn đời). Xã hội phong kiến gần 2000 năm đã vận dụng học thuyết của ông để duy trì thể chế chính trị và coi là quốc đạo. và ngày nay nhữn tư tưởng của ông vẫn còn giá trị trong xã hội. 2. Mục đích giáo dục Khổng Tử từng nói: “ Học để sau đó biết là không bao giờ đủ, dạy để sau đó biết còn nhiều khó khăn. Biết không đủ để sau tự mình cố gắng; biết khó khăn để sau đó tự mình kiên cường lên. Do đó nói rằng: “dạy và học là việc suốt đời”. Khổng Tử cho rằng giáo dục có nhiệm vụ đào tạo nên con người và phải là những con người có nhân nghĩa, trung chính, hiểu được cái đạo của người quan tử. Mục đích giáo dục để đào tạo con người thành người “Quân tử”. người quân tử học đạo để yêu người, trị người còn đối lập với quân tử là “Tiểu nhân” học đạo thì dễ sai khiến ( quân tử học đạo tắc ái nhân, tiểu nhâ học đạo tắc dị sử giã). Quân tử theo ông là người cao thượng nhất ( những người thuộc giai cấp quý tộc) do đó người quân tử có thể làm đều bất nhân còn kẻ tiểu nhân thì không bao giờ làm được điều có nhân. Người quân tử phải tin vào mệnh trời ( Quân tử úy thiên mệnh). Quân tử phải sợ ba điều : sợ mệnh trời – sợ lời nói thánh nhân – sợ người có đức lớn. Phải tuân theo mệnh trời, phải nói theo sách thánh hiền, nói và làm phải theo lễ giáo của đạo nho. - Giáo dục phải làm cho dân giàu, có thế thì đất nước mới mạnh, ngoài ra giáo dục còn phục vụ chính trị. Lấy tư tưởng đức trị đưa vào trong giáo dục đào tạo con người những đức tính cần có của người quân tử . Người quân tử là mẫu người sẽ vươn tới bảo vệ đất nước bảo vệ trật tự xã hội để xã hội được yên ổn, chủ trương “ Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. - Khổng Tử đã định nghĩa “giáo dục là tu sửa cái đạo làm người”. Ông đã diễn tả lòng mình về đạo lý và là “sớm nghe đạo lí, tối chết cũng được”. 2 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử 3. Nội dung giáo dục. Giáo dục của Khổng Tử lấy đạo đức làm nền tảng chính vì thế giáo dục của ông là giáo dục đạo đức. Lấy chữ “nhân” làm trung tâm và chữ “lễ”. Theo ông người quân tử phải sống theo chữ ”nhân” ,nhân ái và tôn thờ chữ “lễ”. Giữ gìn trật tự kỉ cương của đất nước, nhân là cái đức làm người, Nhân và lễ chính là thế giới quan và nhân sinh quan của Khổng Tử. Người quân tử phải sống theo thuyết “Tam cương” Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi Cha ra cha, con ra con Phải giữ vững đạo làm tôi, đạo làm vợ, nghĩa anh em và tình bè bạn. Đạo làm tôi phải trung với vua, gắng sức giúp vua trị nước, có quyền can gián nếu vua làm điều sai trái, nếu vua không nghe thì có quyền ở ẩn trong hoặc ngoài nước nhưng không có quyền chống đối vua. Ông còn dạy học trò rằng, “ý dân là ý trời – trời thương dân, dân muốn gì trời cũng theo. Trời trông thấy tự ở dân ta trông thấy, trời nghe thấy tự ở dân ta nghe thấy. Được lòng dân là được nước, mất lòng dân là mất nước.” Ông cho rằng đạo con là phải hiếu, cha phạm tội, con tố cáo cha là bất hiếu, trái đạo, không phải là ngay thẳng , cha bất từ, con bất hiếu thì nước sẽ loạn. chữ “hiếu” còn là phải yêu người nhà rồi mới yêu người ngoài. Chữ “nghĩa” theo ông là việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính cái lợi cho mình, cũng không biết hậu quả ra sao, không cố chấp. Ông coi trong việc giữ lấy nhân và lễ, chữ lễ là ngọn còn nhân là gốc, làm điều nhân do mình chứ đâu do người. Những người bề trên có sáng suốt thì mới có đức nhân, biết giúp người mà không gây hại cho mình và cho người. Dùng đức trị để trị dân, muốn trị dân thì phải luôn giữ vững chữ nhân. Cái đạo của người quân tử là phải học chữ nhân và luôn đem hạnh phúc cho mọi người như mình ước muốn. Nói chung nội dung giáo dục đạo đức của ông xoay quanh chữ “Nhân” với nghĩa, lễ, trung, hiếu…nhằm rèn luyện con người theo đạo Nho để “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”đó là cái mà người “Quân tử” cần phải đạt được để đem lại trật tự cho thiên hạ và bình yên cho muôn nhà. Bên cạnh giáo dục đạo đức, chúng ta có thể suy thấy nội dung dạy học của ông gồm 4 mặt: “những kẻ theo ta ở nước Trần, nước Sái nay đều không đến trường của ta nữa. Môn đức hạnh: thì có Nhan Uyên, Mẫu Tử - khiên, Nhiễm Bá - ngưu, Trọng Cung; khoa ngôn ngữ: thì có Tể Ngã, Tử Cống ; môn chính trị, thì có Nhiễm Hữu, Qúy Lộ; môn văn học: thì có Tử Du, Tử Hạ”. Ở đây Khổng Tử chưa hẳn phân ngành để dạy, nhưng trên thực tế thì có 4 nội dung đó, và biết phân biệt ra 4 mặt như vậy mà dạy, “tùy tính chất mà dạy”, thì quả thật đây là một tiến bộ rất lớn trong lịch sử giáo dục mà đến nay còn nguyên giá trị. Chính công việc truyền dạy của ông đã có tác dụng tích cực rất lớn đối với lịch sử văn hóa. Những chủ trương của Khổng Tử, là những nội dung giáo dục nhằm phục vụ quan điểm chính trị, nhằm cải tạo xã hội đương thời. Ông tuyệt nhiên không phải dạy “văn học”, dạy “ngôn ngữ”. Khổng Tử rất coi trọng việc học Kinh Thi, không học Kinh Thi thì không biết gì để nói. Theo Khổng Tử, Kinh Thi có thể làm cho phấn khởi, có thể làm cho ta đoàn kết, có thể làm cho ta biết căm thù, gần thì để thờ cha mẹ, xa thì thờ vua, nhưng căn bản là bồi dưỡng đức hạnh, kiến thức, để “thờ cha”, “thờ vua”. Ngoài ra, nội dung giáo dục của Khổng Tử còn thể hiện trong việc giáo hóa huấn luyện kỹ năng thực hành cho dân. Khổng Tử cho rằng “Bậc thiện dạy dân bảy năm thì có thể dùng dân vào việc chiến đấu được”, “đưa dân không được dạy dỗ ra đánh giặc, tức là bỏ dân” .Quan niệm này 3 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử thể hiện trong quan niệm của Khổng Tử ít nhiều quý trọng sinh mệnh con người, dù đó là tính mạng của tứ dân bách tính tầm thường. Nguyễn Hiến Lê cho rằng: dạy dân tới bảy năm mới đưa ra trận, cổ kim chưa thấy bao giờ. Qủa đúng như vậy! Sau bảy năm người dân được giáo hóa rèn luyện, sẵn sàng xông pha nơi trận mạc, liều chết với giặc để giữ nước. Tuy nhiên trong lĩnh vực huấn luyện kỹ năng thực hành cho dân, Khổng Tử không tránh khỏi những hạn chế xã hội Trung Hoa thuở ấy là xã hội nông nghiệp, thế mà Khổng Tử không dạy cách làm ruộng làm vườn. Khi Phàn Trì xin ông dạy cách trồng cây, thì ông đã trách rằng: “Gã Phàn Trì chí nhỏ hẹp lắm thay !”. Người bề trên chỉ cần học đủ lễ, nghĩa, tín thì dân chúng bốn phương sẽ đem đến phục dịch mình. Cần khi phải học nghề cày cấy” (Luận Ngữ; Tử Lộ). Khổng Tử coi việc làm ruộng là của kẻ tiểu nhân, còn kẻ sỹ “hà tất phải học làm ruộng”. Đây là tư tưởng xem thường chân tay của Khổng Tử. Không chỉ xem thường kẻ lao lực, Khổng Tử còn không tin vào khả năng nhận thức của họ. Khổng Tử viết “Dân khả sự do chi, bất khả sự tri chi”, đây là chủ trương “ngu dân” của Khổng Tử. Tuy nhiên, ông chủ trương “hữu giáo vô loài”, đây là mâu thuẫn giữa tư tưởng thân dân và lập trường quí tộc của ông. Về sau tư tưởng này được Mạnh Tử khắc phục. 3. Phương pháp giáo dục. Ngay từ thế kỷ thứ V - VI Tr.CN, Khổng Tử đã cho rằng giáo dục - đào tạo có thể hướng con người tới chỗ hoàn thiện. Ông đã xem giáo dục là nền tảng của đời sống đạo đức, kinh tế, chính trị, xã hội. Vì thế trong bối cảnh lịch sử đầy biến động của xã hội Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc, khi các trường phái khác như Đạo gia chủ trương “vô vi” với thái độ bi quan yếm thế. Mặc gia chủ trương “Kiêm ái” dung hòa ảo tưởng mang tính siêu giai cấp. Pháp gia chủ trương dùng “hình pháp” để ổn định lại trật tự xã hội. Còn Khổng Tử, người sáng lập ra phái Nho gia dựa trên cơ sở học thuyết về đức “Trung hòa”, “Trung dung” là đạo của trời đất và học thuyết về bản tính “Nhân nghĩa” của đạo làm người, Khổng Tử chủ trương trị nước bằng phương pháp “Đức trị” và đề cao việc “Giáo hóa con người” làm phương thế để ổn định trật tự xã hội và tiến tới xây dựng một xã hội lý tưởng, thái bình thịnh trị. * Khổng Tử cho rằng nhân cách con người được hình thành không chỉ thuần túy bởi điều kiện môi trường sống mà còn do điều kiện giáo dục quyết định, với mỗi người các đức tính như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng cần phải được học tập, rèn luyện thì mới phát triển đúng hướng và mới có thể vận dụng vào trong cuộc sống. Khổng Tử cũng cho rằng giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi lẽ công bằng, đến tôn ti trật tự, đến thái độ của mỗi người đối với cuộc sống cộng đồng. Ông thấy được giáo dục không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân mà còn quyết định đến vận mệnh và tương lai của cả một dân tộc, vì vậy : Khi đề cao vai trò của giáo dục, Khổng Tử cũng đã bộc lộ rõ mục đích giáo dục là đào tạo ra lớp người quân tử có đủ phẩm chất và năng lực để nhận chức của triều đình, trung thành phục vụ chế độ phong kiến. Giáo dục con người theo Khổng Tử là dạy học “Đạo lý”, để tạo ra con người có đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, hiếu, bằng văn chương và lục nghệ. Ông không dạy mọi người về những vấn đề như quái dị, bạo lực, phản loạn và mê tín quỉ thần. Ông cho rằng: “chuyên tâm nghiên cứu những học thuyết hoang đường, sự ấy có hại cho mình vậy - Công hồ dị đoan, tứ hại giã dĩ”. Để đào tạo ra những con người lý tưởng, Khổng Tử đã đề xuất một hệ thống phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, với những kiến giải sâu sắc. Có thể nói với hệ thống phương pháp giáo dục này Khổng Tử xứng đáng là một nhà giáo dục lớn. Khổng Tử đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học rất độc đáo, có thể khái quát lại như sau 4 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử - Phương pháp đối thoại gợi mở: là phương pháp giảng dạy bằng cách trao đổi giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và khoa học, khả năng tư duy của người học. Ông nói: “Kẻ nào chẳng phấn phát lên để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông được. Kẻ nào chẳng ráng lên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho được. Kẻ nào đã biết rõ một góc, nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết luôn ba góc kia, thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa - Bất phẫn, bất khải; bất phỉ, bất phát. Cử nhứt ngung, bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục giã.” - Phương pháp kết hợp học đi đôi với hành, lời nói kết hợp với việc làm, là thực hành điều đã học và đem tri thức của mình vận dụng vào trong cuộc sống. Ông nói: “Người quân tử trước học văn chương (như Kinh Thi, Kinh Thư) đặng mở rộng trí thức của mình; kế đó, người nương theo lễ giáo mà kiềm giữ lấy nết mình; nhờ vậy mà khỏi trái đạo lý. - Quân tử bác học ư văn; ước chi dĩ lễ; diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù”. - Phương pháp ví von dẫn chứng: Trong qúa trình giáo dục và dạy học , Khổng Tử luôn gắn việc học với sinh hoạt tự nhiên và xã hội , của cỏ cây hoa lá và con người để qua đó mà cắt nghĩa , triết lí và giải thích cho học trò hiểu được các phạm trù đạo đức trừu tượng của phái nho gia. Ví dụ: ông ví von rằng : “ Đức của quân tử như gió ,đức của kẻ tiểu nhân như cỏ, gió thổi tức cỏ phải rạp xuống”. - Giáo dục phát huy tính tích cực của người học: Khổng Tử rất coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của học sinh : “ kẻ nào không có công tìm hiểu , ta chẳng dạy cho ; kẻ nào không bộc lộ được tư tưởng của mình , ta chẳng khai sáng cho; kẻ nào ta bày một mà không biết hai , ta chẳng dạy nữa”(Luận Ngữ) Rõ ràng cách giáo dục của Khổng Tử , chỉ là sự gợi mở để học trò tự tìm ra chân lí , thầy giáo chỉ giúp trò cái mấu chốt nhất , còn mọi cái học trò phải tự tìm ra . Ông đòi hỏi người học phải có chí , không được thấy khó mà sợ , không được thấy lâu mà nản, phải hăng say đến mức vui mà học: “ biết mà học không bằng thích mà học , thích mà học không bằng vui say mà học” (Luận Ngữ) Cũng như Lê Nin đã nói rằng : “ Học , học nữa , học mãi” - Phương pháp “ôn cũ biết mới”: (Ôn cố nhi tri tân - Vi chính). Ông đặc biệt chú ý gợi mở trí phán đoán độc lập của học trò, không nhồi nhét, áp đặt. Ông chủ trương: "Nếu học trò chưa khao khát muốn biết, chưa hổ thẹn vì không biết thì ông chưa dạy. Khi học trò nôn nóng muốn học thì ông lại tùy tính cách từng người mà có phương pháp riêng ”. Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng và học tập. Ông thường nhắc rằng: “Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những điều mới, người đó có thể làm thầy thiên hạ đó - Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ”. Theo Khổng Tử, muốn tiến bộ người học phải luôn cố gắng nỗ lực, siêng năng trau dồi tri thức cho mình, phải luôn có thái độ cầu tiến, vượt lên. Người học nhất định phải có thái độ khách quan trong học tập, không được vị kỷ tư dục, võ đoán, cố chấp, tự phụ chủ quan “vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã” - Giáo dục theo phương pháp hỏi đáp: Khổng Tử luôn dạy học trò suy nghĩ theo châm ngôn: “ta có biết gì không ? ta không biết gì cả”; “cái gì biết thì cho là biết , cái gì không biết 5 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử thì nhận là không biết , thế mới là biết”( Luận Ngữ). Tức là học trò luôn phải biết đặt câu hỏi về những tri thức mà mình chưa biết ,luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi nhờ thầy giải đáp để hoàn thiện tri thức. Thầy trò có thể ngồi mạn đàm, trò chuyện thân mật, trò hỏi – thầy đáp, thầy hỏi – trò đáp chứ không cần một sự bố trí hay sắp đặt gì cả, chỉ dơn thuần là sự bộc lộ rất tự nhiên mà thôi. Điều này không phải là một gợi ý có ích đối với những cuộc tọa đàm của thầy trò chúng ta hôm nay luôn được bố trí, tổ chức trước đó sao? Thầy trò Khổng Tử có thể gọi là tấm gương của tình thầy trò. Ông rất quan tâm và yêu thương học trò, học trò cũng rất kính trọng và yêu thương thầy. tình nghĩa của họ lưu truyền mãi mãi. Thái độ của người học và người dạy: Đối với người học: Theo Khổng Tử, ngoài học Thầy, học trong sách vở còn học cả trong cuộc sống “ba người cùng đi, tất có người làm thầy; lựa cái hay của người này mà học, xét cái quấy của người kia mà tự sửa mình”, tư tưởng này rất tiến bộ. Chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi, mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đặc biệt, Khổng Tử coi trọng nguyên tắc làm gương. Đối với người dạy: Theo Khổng Tử “học không biết chán, dạy người không mệt” – thái độ dạy học ấy rất tiến bộ cả mọi thời đại. Ngoài ra, Khổng Tử đặt ra rất nhiều yêu cầu khắc khe đòi hỏi sự nổ lực của người học đi theo hướng của thầy đã vạch ra. Về đòi hỏi này, thông thường trong khi dạy, Khổng Tử giảng giải từng bước một, trả lời những câu hỏi từng bước, từ chung chung đến cụ thể tuỳ theo sự hiểu biết của người học. Chính đều này đã phát huy được khả năng suy lý của mình như lời bình trong “Lễ ký” viết: “Thầy dạy chỉ thúc đẩy, chỉ mở lối soi đường nhưng sự không bức bách, không dẫn dắt đến cùng ấy lại làm cho học trò thư thái và biết nghĩ suy”. Đây chẳng phải là quan điểm lấy người học làm trung tâm trong nền giáo dục hiện nay ở nước ta chăng ! Ngoài ra, Khổng Tử đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của người học để nắm những phần quan trọng nhất của các vấn đề đặt ra. Lời giảng: “Này, Tứ, sự thông suốt mọi nhẽ của ta chẳng phải ở chỗ ta học nhiều mà ở chỗ ta để tâm tìm ra đầu mối”, không phải dành riêng cho Tử Cống mà là yêu cầu đối với tất cả những ai muốn “thông suốt mọi nhẽ nhu ông”. Ngoài ra, ông còn đòi hỏi sự kết hợp giữa học và hành, giữa tri thức và thực tiễn như đòi hỏi việc vận dụng ba trăm thiên trong Kinh Thi, với việc hành chính và việc của người đi xứ. Tất cả những phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị trong việc dạy và học ở nước ta hiện nay. 5. Khổng Tử và những ảnh hưởng lớn tới nền văn hóa giáo dục phương đông. Khổng Tử đã đưa ra hệ thống các phương pháp giáo dục, phát huy tính năng động, tích cực và sáng tạo của người học. Những phương pháp đó đến nay vẫn có ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Khổng Tử cũng xác định, trong nền giáo dục cần phải đào tạo ra lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội và trung thành với chế độ xã hội ấy. 6 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử Khổng Tử đề cao vai trò của văn hóa giáo dục, coi giáo dục học vấn là con đường quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển và làm nên bản sắc của con người. Tư tưởng coi trọng nội dung giáo dục đạo đức, tư cách con người, coi đó là nền tảng của trí, dũng và thái độ tích cực, đem những điều học được ra áp dụng để cải tạo xã hội của Khổng Tử - thực chất là coi trọng cái sở dụng của học vấn, coi trọng đạo đức, tư cách công dân – có tác dụng xây dựng xã hội ổn định và phát triển bền vững là một tư tưởng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tư tưởng khuyến học, trọng học của ông có một ý nghĩa động viên lớn lao để xây dựng một xã hội học tập, xã hội coi trọng tri thức, coi tri thức là một trong những động lực phát triển xã hội. Chú trọng việc trau dồi đạo đức của người thầy sao cho thầy luôn là tấm gương sáng cho trò noi theo. Muốn vậy thì thầy phải dạy không biết mỏi để trò học không biết chán và tình cảm thầy trò như tình cha con. Có những đóng góp giá trị về phương pháp cũng như nguyên tắc giáo dục như: Gdục phát huy tính tích cực của người học, học phải đi đôi với hành, cá biệt hóa đối tượng. 6. Liên hệ thực tế giáo dục ở Việt Nam Nội dung giáo dục Tiếp thu quan điểm giáo dục của Khổng tử có điều trước tiên mà chúng ta không thể xem thường là cùng với việc khẳng định vai trò của giáo dục thì Khổng Tử đặc biệt đề cao giáo dục đạo đức, coi đạo đức là nền tảng xã hội. Tư tưởng này được thể hiện qua câu nói “tiên học lễ, hậu học văn”. Điều này có nghĩa là trước khi giáo dục tri thức thì trước hết phải giáo dục đạo đức đã. Tư tưởng này lại càng có ý nghĩa biết bao với tình hình nước ta hiện nay khi mà nền đạo đức con người đang bị xói mòn băng hoại bởi những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Một thời kỳ nền giáo dục của chúng ta vẫn xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thể hiện ở chổ môn GDCD được xem là môn phụ trong hệ thống giáo dục phổ thông. Giáo viên dạy môn này một số nơi không đúng chuyên ngành đào tạo mà chủ yếu là là bố trí xen ghép từ nhiều bộ môn khác nhau. Môn GDCD vốn không thi lại còn thêm phương pháp kiểm tra đánh giá mang tính hình thức, chiếu lệ. Các kỹ năng sống không được chú trọng giáo dục, lại thêm chương trình giáo dục mang nặng tính lý thuyết và thiếu đi sự trải nghiệm của cuộc sống nên hậu quả là không ít người trong nhiều thế hệ học trò thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng chung sống, chưa nói đến rất nhiều thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên “vô phép”, phạm pháp. Một tư tưởng nữa mà chúng ta cần chú ý khi nghiên cứu quan điểm của ông về giáo dục đó là: từ quan niệm về tính người là thiện (mặc dù Khổng Tử không trực tiếp nói như vậy nhưng chúng ta cũng hiểu được Khổng Tử cho rằng bản tính tự nhiên của con người là thiện) nhưng dù thiện hay ác thì con người đều có thể bằng con đường giáo dục mà cảm hóa. Có thể coi đây là điểm cốt lõi trong tư tưởng giáo dục của nho giáo, tin vào con người dù thế nào, thiện hay ác, giàu sang hay nghèo, thông minh hay ngu dốt đến đâu, dù có lầm đường lạc lối thì đều có thể giáo dục được, đều có thể làm cho họ thông minh hơn tốt hơn. Mỗi khi mà tin vào sự biến đổi của con người thông qua giáo dục, có thể đó cũng là một giai đoạn mở đầu cho việc tự ý thức, tự rèn luyện trở thành phương châm quan trọng trong nền giáo dục chung của thế giới. Thực tế giáo dục của nước ta có một lỗ hổng rất lớn đó là: giáo dục theo kiểu áp đặt, bắt buộc, chưa xem việc học là tự giác của con 7 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử người. Mỗi khi việc học mà bị bắt buộc thì hiệu quả sẽ không cao, chưa nói là làm ảnh hưởng đến sự phát triển năng khiếu của cá nhân, xem việc học là tự giác, không gây được niềm say mê, hứng thú cho người học. Về tri thức mặc dù Khổng Tử chưa hề đề cao, thậm chí xem thường tri thức sản xuất và kỹ thuật và lao động, cái trí mà ông muốn hướng đến là sự “quanh quẩn trong vòng đạo lý” (Sớm nghe đạo lý, tối chết cũng được - Luận Ngữ) để cũng cố xã hội vương đạo. Tuy nhiên cái hay của ông là phương pháp biết truy cầu chân lý. Từ tư tưởng đó của ông chúng ta thấy rằng muốn nâng cao chất lương giáo dục - đào tạo thì phải nâng cao đội ngũ giáo viên, loại bỏ những người không có tâm huyết với nghề nghiệp. Đối với đức Khổng Tử thì đối tượng giáo dục là "hữu giáo vô loài" (Bất cứ ai, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn đều có thể dạy). Quan niệm này mặc dù xuất phát từ một nhà giáo dục lớn ở thời cổ đại, nhưng có thể nói nó hoàn toàn phù hợp với xã hội ta, với công tác "phổ cập giáo dục", "xã hội hóa giáo dục" hiện nay. Trong suốt cuộc đời làm thầy của mình, bên cạnh việc dạy chữ, bao giờ Khổng Tử cũng chú trọng vào việc dạy người. Tư tưởng nội dung của học thuyết mà Khổng Tử áp dụng vào giáo dục mang tính nhập thế và tích cực. Khổng Tử đã nhận định tính chất của giáo dục là cải tạo nhân tính cho nên ông cho rằng giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với Khổng Tử nhân tính hòa lẫn giữa thiện và ác. Theo ông, thiện ác của nhân loại đều do phần giáo dục quyết định, ông khẳng định rằng: "con người bằng nỗ lực chủ quan của mình cũng có thể làm thay đổi cái Thiên tính ban đầu". Ông quan niệm rằng tính người vốn gần nhau nhưng do tập quán nên xa nhau (Tính tương cận dã, tập tương viễn dã). Do đó, "muốn cho nhân loại gần nhau thì phải chú ý đến giáo dục, vì giáo dục có thể hóa được ác thành thiện, cho nên cũng gọi là giáo hóa" . "Phải có giáo dục để tu sữa cái đạo làm người (Tu đạo chi vị giáo), "Đại học chi đạo tại minh minh đức" (Cái đạo làm người lớn ở chỗ làm rạng cái đức sáng). "Tu đạo" và "Minh đức" đấy là mục đích tối cao của giáo dục trong việc cải tạo nhân tính theo Khổng Tử ". Với Khổng Tử, con người lúc sinh ra, cái tính trời phú cho là giống nhau nhưng trong quá trình tiếp xúc, học tập nó làm cho họ khác nhau, có kẻ trí người ngu. Sau này Hồ Chí Minh cũng có nhận xét tương tự: "Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh ra mới biết kẻ dữ hiền, hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Nhật ký trong tù). Vậy nên, sự hình thành nhân cách con người mới, nhất là đối tượng học sinh trung học phổ thông, không thể không nhấn mạnh vai trò của giáo dục. Ngày nay, chế độ xã hội đã khác trước, con người cần một thứ nhân đạo chủ nghĩa phù hợp với thời đại mình, nhưng không phải vì vậy mà tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử không còn có ý nghĩa. Xã hội ngày nay vẫn còn những người nghèo khó, đói rét, cô đơn, bất hạnh, những con người này rất cần đến sự quan tâm, thông cảm, giúp đỡ của người khác và của cả cộng đồng. Do vậy, tư tưởng "Nhân" là yêu người của Khổng Tử vẫn còn có thể phát huy tác dụng. Trong phạm vi giáo dục con người, vấn đề này càng trở nên có ý nghĩa sâu sắc. Để có những thế hệ học sinh mà trong bước trưởng thành của các em sẽ hình thành nên những nhân cách cao đẹp, thì trước hết hãy dạy cho các em những điều bình thường nhất để làm người, đó là "biết yêu thương" người khác, mà trước hết là yêu cha mẹ ông bà, yêu bạn bè, thầy cô phải biết đồng cảm và giúp đỡ những người bất hạnh, biết quan tâm những người xung quanh, có trách nhiệm với bản thân mình và cộng đồng xã hội. 8 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử Trong chương trình giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân hiện nay, ở mỗi cấp học, bậc học, học sinh được học những chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi, góp phần hình thành một nhân cách khá hoàn chỉnh, có khả năng giao tiếp và ứng xử một cách lễ độ và hoà nhã. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế thị trường, ảnh hưởng bởi cuộc sống "số", bằng cấp, lương bổng nên nhiều phụ huynh học sinh đã quá chú trọng đến giáo dục "trí tuệ" cho con em mà vô tình quên đi cái "đức", quên đi hoặc xem nhẹ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Vì vậy mà không hiếm những trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật nhà trường, vi phạm pháp luật Nhà nước, ứng xử không có phép tắc, lễ nghĩa với cha mẹ, thầy cô bạn bè Do vậy việc giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh hiện nay càng trở nên đáng quan tâm hơn. Gặp người lạ tiếp đón bằng "lễ", tay bắt mặt mừng, mến khách và luôn giữ "lễ". Thấy người quen chào nhau cũng một lòng theo "lễ". Khi vui, khi giận dằn lòng giữ "lễ" Trong gia đình, ngoài xã hội mọi người đều giữ "lễ", đối xử với nhau bằng lòng "nhân" để cái đẹp của người Việt qua mấy ngàn năm lịch sử không xa rời những nét đẹp của truyền thống văn hóa, đạo đức. Điều đó cho thấy những nét đẹp trong quan niệm "nhân","lễ" của Khổng Tử được nhân dân Việt Nam tiếp nhận từ xưa cho đến bây giờ vẫn còn những giá trị sâu sắc. Phương pháp giáo dục Trong các phương pháp giáo dục mà Khổng Tử đưa ra, có thể nói rằng phương pháp nêu gương rất tiến bộ, nó có ý nghĩa đối với nền giáo dục của nước ta hiện nay. Bằng các tấm gương điển hình trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thể đưa họ ra làm gương giáo dục, đây là phương pháp mang tính hiệu quả nhanh nhất. Phương pháp kết hợp giữa học với hành, đây là phương pháp giúp người học cảm thấy việc học không mơ hồ, không nặng nề…ngoài ra còn nhiều phương pháp khác mà giúp người học tự tin, chủ động trong quá trình học, như người dạy chỉ đặt câu hỏi cho người học suy nghĩ, gợi ý nữa lời cho người học phát triển theo cách hiểu của họ. Có lẽ đây là lý do mà khi nói về phạm trù “nhân” lại được các học trò ghi lại theo nhiều cách khác nhau… Ngày nay, bên cạnh việc chúng ta tiếp thu những thành tựu giáo dục tiên tiến, việc kế thừa những kinh nghiệm giáo dục truyền thống là hết sức bổ ích. Tuy tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có những hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử và lập trường giai cấp nhưng nếu biết kế thừa một cách chọn lọc thì sẽ thấy những giá trị tích cực cho việc giáo dục đào tạo con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Khổng Tử đã đưa ra hệ thống các phương pháp giáo dục, phát huy tính năng động, tích cực và sáng tạo của người học. Những phương pháp đó đến nay vẫn có ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Khổng Tử cũng xác định, trong nền giáo dục cần phải đào tạo ra lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội và trung thành với chế độ xã hội ấy. Muốn thực hiện tốt chiến lược giáo dục đào tạo con người thì cần phải nhận thức đúng và giải quyết đúng mối quan hệ giữa các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Việc xã hội hóa giáo dục, mở rộng giáo dục phải đi đôi với việc chú trọng và bồi dưỡng nhân tài, vì nhân tài là lực lượng quan trọng, giữ vị trí then chốt và là chỗ dựa để thực hiện chiến lược phát triển đất nước. Đồng thời cũng cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa đức và tài, giữa “tiên học lễ, hậu học văn”. Nhờ đó giáo dục mới có thể thực hiện được sứ mệnh quan trọng của mình là đào tạo ra đội ngũ những người lao động, những người trí thức mới, có đạo đức công dân tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có bản lĩnh 9 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử chính trị và lòng trung thành với chủ nghĩa xã hội, bảo đảm đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chân dung những nhà cải cách GD tiêu biểu trên thế giới (2005), NXB Thế giới, Hà Nội. 3. Đoàn Huy Oánh (2004), Sơ lược lịch sử giáo dục, NXB ĐHQG TP. HCM. 4. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý sư phạm, NXB ĐHQG TP. HCM 5. John Dewey, Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Tri Thức, 2008 6. Sơ lược lịch sử giáo dục – Đoàn Huy Oánh 7. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên-2005): Lí luận giáo dục học VN. NXB ĐHSP. 8. Nguyễn Mạnh Tường (1995): Lý luận giáo dục châu Âu. NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Phan Trọng ngọ (chủ biên).(2001). Tâm lý học trí tuệ. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Phan Trọng Ngọ (chủ biên). (2003). Các lý thuyết phát triển tâm lý người. NXB Đại học Sư phạm. 10. Trí Tuệ Khổng Tử. Tạ Ngọc Aí. NXB Văn hóa Thông tin 11. www.violet.com.vn. 12. www.tamlyhoc.net 10 . giáo dục là tu sửa cái đạo làm người”. Ông đã diễn tả lòng mình về đạo lý và là “sớm nghe đạo lí, tối chết cũng được”. 2 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử 3. Nội dung giáo dục. Giáo dục. giáo dục. Khổng Tử cũng xác định, trong nền giáo dục cần phải đào tạo ra lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội và trung thành với chế độ xã hội ấy. 6 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử Khổng. giặc, tức là bỏ dân” .Quan niệm này 3 Nhóm 5 Quan Điểm Giáo Dục Của Khổng Tử thể hiện trong quan niệm của Khổng Tử ít nhiều quý trọng sinh mệnh con người, dù đó là tính mạng của tứ dân bách tính

Ngày đăng: 31/07/2015, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w