Sự ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo, chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la mônBà la môn, quý tộc, bình dân gồm người buôn bán, thợ thủ công,
Trang 1Giáo Dục Phật Giáo
Đề tài: Lịch sử giáo dục của Phật Giáo
Lớp : Tâm lý giáo dục K36
Nhóm 9: Lê Thị Bích
Vũ Thị Chinh
Lâm Thị Ngọc Diệu
I LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO
Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuối thế
kỷ VI trước Công nguyên Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt Sự ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo, chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn(Bà la môn, quý tộc, bình dân gồm người buôn bán, thợ thủ công, nông dân và nô lệ…), tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội
nô lệ Ấn Độ
Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni (nghĩa là ông thánh hay nhà hiền triết của tộc người Thích Ca) Đây là tên gọi khi thành đạo Tên thật của Thích
Ca Mâu Ni là Siddhartha (Tất đạt đa) nghĩa là “người thực hiện được mục đích”, họ là Gautama (Cù Đàm), vốn là con đầu vua Tịnh Phạn Thích Ca Mâu
Ni sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 trước công nguyên, và mất năm 483 trước công nguyên Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả của một thái tử để đi tu, tìm đường diệt khổ cho chúng sinh
Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên Luy Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm phật giáo quan trọng Từ đây, có những người như Khương Tăng Hội (gốc Trung Á) hoặc Ma-ha-kì-vực (Mahajivaka, nhà sư Ấn Độ), đã đi sâu vào Trung Hoa truyền đạo
Trang 2 Theo kinh Badaryana của Bà-la-môn, mục tiêu giáo dục là nhằm tạo ra con người trí tuệ, thánh thiện và siêu nhiên Vì vậy, mục đích giáo dục cổ đại Ấn
Độ là chỉ đem lại tính chất làm tăng trưởng sức mạnh của tâm thức Với ý tưởng phát triển hiểu biết của con người, giúp con người đứng vững đôi chân của mình bằng trí tuệ, lòng tự tin để mạnh dạn bước đi cho hết kiếp người trên đường đời đầy chông gai nghiệt ngã này Hay nói cụ thể hơn, nền giáo dục cổ đại Ấn Độ nhắm tới việc xây dựng con người chân thật, theo đúng ý nghĩa của nó
Theo Phật giáo, con người là trung tâm điểm Sự chiến tranh hay hoà bình của
nhân loại từ xưa đến nay đều do con người gây ra Vấn đề chính yếu là là làm thế nào để giáo dục con người thẳng tiến trong con đường phát triển trí tuệ một cách có phương pháp để đem lại an lạc và hạnh phúc cho mình và người Điều đó, đối với các nhà giáo dục cổ đại Ấn Độ lúc bấy giờ chỉ là một
giấc mơ Mãi đến khi tôn giả Gotama đạt được giác ngộ tại Bồ-đề Đạo Tràng này, thì giấc mơ ấy trở thành hiện thực Đức Phật đã vạch ra con đường giáo dục cụ thể, có lý thuyết, có thực hành và có kết quả trí tuệ, giải thoát khỏi khổ đau thật sự từ con người, ngay trong đời sống hiện tại
Phật giáo du nhập vào nước ta từ TK III qua đường thủy và đường bộ Khi vào
VN Phật giáo chia làm hai dạng: PG dân gian và PG cung đình
II Mô Hình Nhân Cách
Mô hình nhân cách : CÁ NHÂN bao gồm Đức và Tài =>Mục tiêu là thành Phật.
Mục đích thiết yếu hướng đến, đó là sự giác ngộ hoàn toàn, tức là đạt đến cảnh giới hoàn thiện về nhân cách, hướng đến sự hoàn hảo không khiếm khuyết và hoàn toàn trọn vẹn
Hướng đến nhân cách hoàn thiện => Thành Phật chính là sự hoàn thành rốt ráo nhất của nhân cách con người
Sáu mối tương quan để xây dựng một xã hội tốt đẹp Đó là mối tương quan giữa cha mẹ và con cái; giữa Thầy và trò; vợ và chồng; cá nhân và bà con láng giềng, bạn bè; chủ và thợ; tu sĩ và cư sĩ Nền giáo dục chính danh phải là một nền giáo dục vị nhân bản vì chỉ nền giáo dục như thế mới làm cho các nước xích lại gần
Trang 3nhau để có hòa bình thế giới cũng như mới có thể vực dậy đạo làm người đang suy đồi, tái tạo lại an sinh xã hội cho đất nước
Giáo dục của Phật giáo là giáo dục chuyển hoá bản thân và xã hội, trên cơ sở tự lực của mỗi người
Mục đích thiết yếu quan trọng mà đức Phật hướng dẫn cho học trò của mình hướng đến, đó là sự giác ngộ hoàn toàn, tức là đạt đến cảnh giới hoàn thiện về nhân cách, hướng đến sự hoàn hảo không khiếm khuyết và hoàn toàn trọn vẹn
Tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác, Hiến pháp "Mọi người sinh ra đều bình đẳng" hoặc ý đó cũng chứa đựng trong lời Phật dạy «cùng là người thì sống không phân biệt vì máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn»
III NỘI DUNG GIÁO DỤC
Nội dung giáo dục chủ yếu đi vào xây dựng niềm tin (tự thắp sáng đuốc soi đường mà đi), ngăn chặn sự băng hoại xuống cấp của đạo đức, khơi dậy lòng
từ bi hỷ xả để mọi người phát tâm công đức làm từ thiện xã hội như giúp đỡ,
chăm sóc các người già cô đơn, nuôi dạy trẻ tật nguyền, mồ côi, khám chữa bệnh miễn phí, ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai …
Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, “muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ”
Phật giáo khuyên con người giữ ngũ giới: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu/bia
Vô ngã, vô thường, duyên,
Con đường giải thoát: là sự thành tâm, làm điều thiện, chấp nhận thân phận
IV Phương Pháp Giáo Dục.
Phương thức giáo dục hoàn thiện nhân cách của Phật giáo là sự tự mình
giác ngộ và giúp người khác cùng giác ngộ, cũng chính là sự giáo dục
bản thân và giáo dục người khác.
Phương thức giáo dục hoàn thiện nhân cách của Phật giáo là sự tự mình giác ngộ
và giúp người khác cùng giác ngộ, cũng chính là sự giáo dục bản thân và giáo dục người khác Phương pháp tự giáo dục mình và giáo dục người khác đều không phải chỉ đơn thuần là truyền đạt tri thức, mà quan trọng sự giáo dục bản thân, và đưa tri thức đi vào thực tiễn trong đời sống hằng ngày của con người
Trang 4Ý nghĩa quan trọng và đích thực nhất của Phật giáo chính là sự giác ngộ cuộc đời, khiến cho bản thân từ trong sự mê muội của sóng gió điên đảo của đời người mà tỉnh ngộ ra Chỉ có duy nhất sự giác ngộ bản thân, mới có thể trở thành là nguồn suối trí tuệ ngọt ngào, lòng bi nguyện tuôn chảy vô tận, và tinh thần dũng mãnh tinh tiến không ngừng hướng thiện
Phương pháp chủ yếu là giảng giải.
Phương pháp giáo dục thực tiễn
Phương pháp đàm thoại.
Giáo dục Phật Giáo hướng đến phương pháp giáo dục là thực hành, và đạo
Phật là đạo thực hành mới thấy chứ không chỉ căn cứ vào sự nghe.
Như Phật nói:Những ai tin vào kiến thức lĩnh hội mà không thực hành thì
cũng chỉ là kẻ chăn bò thuê, chỉ nhận được một vài đồng lương ít ỏi và lợi ích lớn nằm ở người chủ.
V QUAN ĐIỂM VỀ CÁCH HỌC KHÁC CÁCH HỌC HIỆN NAY:
=>Phật giáo: chủ yếu là giảng giải, ít sử dụng các kỹ năng học tích cực,
xu hướng tiếp tục thói quen học ký ức.
Nó là một trải nghiệm tâm linh có tính hướng nội và tính cá thể tuyệt đối nên không thể chứng minh hay bác bỏ Vì vậy, mà Thiền Phật giáo chủ yếu phát huy sức mạnh trực giác hướng nội trong các lĩnh vực triết học, đạo đức tôn giáo hay nghệ thuật,… và có khả năng hấp dẫn đối với nhu cầu nội tâm.Hạn chế này vẫn đang tồn tại và khó khắc phục
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mọi lĩnh vực trong đời sống con người đều có bước nhảy vọt Xu thế toàn cầu hoá thể hiện ngày càng rõ nét Điều kiện đó đòi hỏi con người phải hết sức năng động, nhanh nhạy nắm bắt vấn đề trong cuộc sống Trong khi đó, theo giáo lý nhà Phật con người trở nên không có tham vọng tiến thân, b>ằng lòng với những gì mình đã có, sống nhẫn nhục, không đấu tranh, hướng tới cõi niết bàn khi cuộc sống trần gian đã chấm dứt Như vậy đạo đức Phật giáo đã tách con người ra khỏi điều kiện thực tiễn của xã hội, làm cho con người có thái độ chấp nhận chứ không phải là cải tạo thế giới Đạo đức xuất thể của Phật giáo là chạy trốn nhu cầu bản năng chứ không phải chế ngự thiên nhiên, bắt nó phục vụ cho mình Các chương trình xã hội của Phật giáo không phải cải tạo lại điều kiện sống mà chỉ để cố san bằng xã hội bằng đạo đức, trong xã hội đó ai cũng từ bi, bác ái, hỉ xả, nhẫn nhục Đạo đức nhà Phật mất dần giá trị cũng chính thái độ yếu thế này, với nhà Phật những nhu cầu về thể xác thì bị coi là trần tục, kém đạo đức, nhất là trong cuộc sống ngày nay, khi mà con người đã đạt
Trang 5được một trình độ nhất định, quan niệm trên càng không thể chấp nhận được Do đó, ảnh hưởng của Phật giáo càng xa rời thế hệ trẻ
=>Giáo dục chủ yếu chú trọng vào phần Đức chưa coi trọng phần Tài.
=> Con đường giải thoát: là sự thành tâm, làm điều thiện, chấp nhận thân phận