1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI NHÀ GIÁO DỤC FUKUZAWA YUKICHI

8 639 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

Mùa hè 1853 ông học tiếng Hà Lan và sau đó được bổ nhiệm làm giáo viên dạy tiếng Hà Lan tại lãnh địa Nakatsu, 1859 theo “ Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” Nhật Bản thực hiện mở cửa 3 cảng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC



NHÓM 10

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI

NHÀ GIÁO DỤC FUKUZAWA YUKICHI TIỂU SỬ YUKICHI

Là nhà giáo dục và học giả đứng bên ngoài chính quyền Nhật Bản có ảnh hưởng nhất trong giai đoạn cuộc Canh Tân Minh Trị, lật đổ chế độTokugawa năm 1868 Ông lãnh đạo cuuộc đấu tranh học tập những ý tưởng của phương Tây nhằm xây dựng “một nước Nhật Bản hùng mạnh và độc lập”

Fukuzawa sinh năm 1835 tại thành phố Osaka trong bối cảnh nhà nước Nhật Bản hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài Những nhà cầm quyền chính phủ Shogun lúc đó đang

cố gắng một cách tuyệt vọng chống lại phong trào cải cách Fukuzawa sinh ra trong một gia đình võ sĩ đạo cấp thấp, khi cha mất ông phải làm rất nhiều việc được trả lương thất thường và mãi đến năm 14 tuổi mới được đi học Giáo dục lúc này được chia theo tầng lớp gia đình: gia đình võ sĩ đạo và gia đình thường dân Fukuzawa vào học ở trường học của lãnh địa Nakatsu- nơi ông sinh sống nhưng vì thuộc tầng lớp thấp hơn nên dù ông học rất xuất sắc trong lớp ông thường bị chế nhạo bởi những người bạn thuộc tầng lớp võ

sĩ đạo cấp cao Ông cũng chứng kiến sự phân chia tầng lớp gắt gao trong xã hội lúc bấy giờ đã ngăn cấm cả những cuộc hộn nhân giữa hai tầng lớp- ông đã rất phẫn nộ với sự bất công đó

Mùa hè 1853 ông học tiếng Hà Lan và sau đó được bổ nhiệm làm giáo viên dạy tiếng

Hà Lan tại lãnh địa Nakatsu, 1859 theo “ Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” Nhật Bản thực hiện mở cửa 3 cảng biển- đánh dấu thời kì mở cửa giao lưa văn hóa với nước ngoài đặc biệt là nền văn minh Phương Tây có dịp lan truyền công khai trên nước Nhật ông đã từng 2 lần đến nước Mĩ, ngoài ra còn có Pháp, Hà Lan, Đức, Nga, Bồ Đào Nha- trong vai trò một thông dịch viên Những điều chứng kiến được Fukuzawa đã xuất bản tập điều tiên của tác phẩm “ Thực trạng phương Tây”- tác phẩm bán chạy nhất lúc bấy giờ, điều

đó chứng tỏ người dân Nhật bản lúc bấy giờ rất quan tâm đến thế giới bên ngoài đặc biệt

là nền văn minh Phương Tây- một thứ ánh sáng mới, tạo điều kiện cho Fukuzawa phổ biến tư tưởng học tập phương Tây Tuy luôn chủ trương học tập phương Tây nhưng ông chú trọngđến những thay đổi trong suy nghĩ chứ không rập khuôn theo phương Tây một cách sai lệch

Trang 2

MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC

Trên bình diện cá nhân: giáo dục người dân có kiến thức, đạođức, có ý thức về “

quyền tự do” Giaó dục nhằm “nâng cuộc sống con người lên một tầm cao mới” là nền tảng cho sự độc lập của quốc giai dân tộc ông cho rằng mọi sự bất bình đẳng hay khác biệt giữa người giàu và người nghèo đều xuất phát từ giáo dục Hình thành một lớp người trẻ có kiến thức, có đạo đức, có suy nghĩ tích cực, mới mẻ sáng tạo

Trên bình biện xã hội: hướng đến xây dựng một nước Nhật hiệnđại, hùng mạnh và

độc lập xóa bỏ mọi đặc ân phong kiến của triều đại Minh Trị,chiến thắng chế độ phong kiến Trung Hoa đã ngự trị lâu đời trê đất nước Nhật

Nuôi dưỡng "năng lực lựa chọn" trong quá trình giao lưu với phương Tây

NỘI DUNG GIÁO DỤC

- Ông giải thích và biện minh cho chế độ nghị viện, giáo dục phổ thông, cải cách ngôn ngữ và quyền bình đẳng phụ nữ

- Tuyên bố xóa bỏ mọi đặc ân phong kiến của triềuđại Minh Trị, chiến thắng chế độ phong kiến Trung Hoa đã ngự trị lâu đời trê đất nước Nhật

- Thay thế học truyền thống bằng dạy các nghành khoa học thực tiễn của phương Tây

- Mở trường Keio,giáo viên nước ngoài về giảng dạy

- Diễn thuyết bằng tiếng Nhật

- Đưa vào giảng dạy Terakoya ở trường tiểu học

- Dạy khoa học địa lý, vật lý, lịch sử…

- Mở tờ Thời Sự Tân Báo, xuất bản sách báo

QUAN ĐIỂM CỦA YUKICHI

Fukuzawa hiểu rằng sứ mạng của mình là sự nghiệp giáo dục và nghề làm báo, cách để

ông đưa tư tưởng của mình đến với công chúng Vì thế, suốt đời ông ra sức giới thiệu tình

hình các nước Phương Tây, đề xướng dân quyền, xúc tiến “văn minh khai hoá”

Xét về mặt tiếp cận học vấn Phương Tây

Chủ trương học tập phương Tây, cận đại hóa nền giáo dục của Fukuzawa Yukichi được hình thành chủ yếu nhờ những chuyến đi nước ngoài, khảo sát Âu-Mỹ, tiếp nhận

Trang 3

những kiến thức về văn minh, về giáo dục của phương Tây của ông sau khi Nhật Bản đã

mở cửa Chủ trương cận đại hóa của Fukuzawa Yukichi hình thành thuận chiều với trào lưu cơ bản xã hội Nhật Bản lúc đó nên nó được cả chính quyền và dân chúng đón nhận, được thực thi một cách tích cực và mang lại hiệu quả to lớn cho đất nước

Xét về chủ trương giáo dục “thực học”

Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ đều là người đi tiên phong trong việc khởi xướng nền giáo dục thực học và kêu gọi áp dụng thực học vào đất nước mình Fukuzawa Yukichi cổ vũ mạnh mẽ cho tư tưởng thực học trong tác phẩm nổi tiếng Khuyến học công bố năm 1872

1) Theo ông, thực học là học những điều thiết thực cho cuộc sống hàng ngày Ông đưa

ra quan niệm thực họctrong sự đối lập quan niệm này với quan niệm hư học, tức là học những điều không thiết thực

2) Ông rất đề cao khoa học tự nhiên và kỹ thuật nhưng không quan niệm thực học chỉ

là những môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật mà còn bao gồm cả những môn khoa học xã hội và nhân văn, khi cổ vũ cho Khuyến học, ông chủ trương đề nghị đưa các môn khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lý, Luật học vào giảng dạy ở bậc phổ thông và đại học

3) Trong chủ trương thực học của ông là quan niệm học là học phải đi đôi với hành và hành phải đem lại những lợi ích thiết thực cho con người Fukuzawa Yukichi chủ trương xây dựng một nền học vấn có tính thực tế và tính hiệu quả gần gũi với đời sống thường nhật của con người Theo Fukuzawa, điều cần thiết trong học vấn là tính thực tế và lấy thực tế đó áp dụng cho cuộc sống hiện thực một cách hợp lý sẽ đưa tới kết quả to lớn cho đời sống của đất nước và cho mỗi người dân

4) Quan niệm mục đích của thực học là hướng đến sự giàu mạnh của đất nước Theo Fukuzawa Yukichi, việc học thực học sẽ làm cho thân phận, địa vị, sự giàu có của từng

cá nhân và sự thay đổi của từng cá nhân đó sẽ dẫn tới sự thay đổi toàn xã hội: có học thức

sẽ giàu có, sang trọng và sẽ đóng góp cho sự giàu mạnh của đất nước

Trang 4

Chủ trương học tập phương Tây, cận đại hóa nền giáo dục

Fukuzawa còn nhấn mạnh việc Nhật Bản muốn phát triển ngang hàng với các cường quốc trên thế giới cần phải phổ cập một nền giáo dục cận đại theo kiểu phương Tây

Yukichi cho rằng cần phải cận đại hóa nền giáo dục theo phương tây, một nền giáo dục chú trọng đến khoa học tự nhiên, dựa vào khoa học tự nhiên để tạo ra các máy móc hỗ trợ tích cực cho việc phát minh các kỷ thuật cao, để cận dại hóa đất nước

TƯ TƯỞNG CỦA YUKICHI

Tư tưởng chủ yếu nhất của Fukuzawa đó là nền độc lập của quốc gia cũng như của các cá nhân không thể tách rời khỏi kiến thức và văn minh Ðộc lập dân tộc đối với

ông không phải chỉ là giành được quyền tự trị vào tay nhân dân Nhật bản mà nền độc lập thật sự chỉ giành được bằng việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh Nếu không

có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập giành được sẽ mau chóng mất đi, để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác Ðể đạt được mục tiêu độc lập thật sự, nước Nhật bản cần thay thế phương pháp học truyền thống bằng việc dạy các ngành khoa học thực tiễn của Phương Tây Dân chúng càng được giáo dục thì nền độc lập quốc gia càng được khẳng định, đồng thời sự thịnh vượng và đạo đức cũng như chất lượng xã hội sẽ tăng lên

Một quan điểm khác của Fukuzawa đó là lý thuyết về nền văn minh Các nhà trí

thức Nhật bản khi đó có những luồng tư tưởng khác nhau, một số người rất hâm mộ hình mẫu văn minh lý tưởng của Phương Tây, trong khi những người khác miễn cưỡng chấp nhận hoặc thậm chí chống đối các giá trị và nguyên tắc hiện đại Fukuzawa dành cả năm

1874 để viết tác phẩm “Phác thảo lý thuyết về sự văn minh” nhằm thuyết phục trí thức Nhật chấp nhận quá trình hiện đại hoá

Với Fukuzawa, “Văn minh” vừa là mục đích, vừa là biện pháp để giành được nền độc lập thật sự cho nước Nhật Ông viết: “Văn minh, trong nghĩa rộng, văn minh không chỉ là những tiện nghi hàng ngày đáp ứng nhu cầu của con người mà còn là việc hoàn thiện các kiến thức và trau dồi đạo đức để nâng cuộc sống con người lên một tầm cao mới Như vậy: văn minh bao gồm cả những tiện nghi vật chất và ý thức Cuối cùng, văn minh có nghĩa là sự tiến bộ cả về kiến thức và đạo đức của con người”

Fukuzawa chỉ trích mạnh mẽ chương trình giáo dục truyền thống ở Nhật, chỉ chú trọng học thuộc những cuốn sách cổ xưa, thích thú đọc và làm thơ, nghiên cứu những điều không thực tế Các học trò ở Nhật không được khuyến khích cách suy nghĩ mới mẻ, độc đáo và không được dạy các môn học thiết yếu và cần thiết Vì thế, đa phần dân chúng Nhật thờ ơ đối với những vấn đề xã hội Họ ngây thơ và mù quáng trung thành với Hoàng

đế và không hề dám nghĩ đến những hành động vượt ra ngoài các khuôn phép đó Fukuzawa coi đây là điểm yếu nhất trong nền văn minh của Nhật bản Fukuzawa viết,

“Trong văn minh Phương Tây, cơ cấu xã hội bao gồm nhiều lý thuyết khác nhau phát

Trang 5

triển liên tục, tiệm cận dần đến nhau và cuối cùng hợp nhất vào trong một nền văn minh, chính quá trình này hình thành nên sự tự do và độc lập”

Ngoài ra, Fukuzawa cũng mạnh mẽ đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ Fukuzawa lên án những thói quen khinh thường phụ nữ của nam giới, tố cáo những vết tích còn lại của chế độ đa thê, coi đó là những phong tục kém văn minh nhất của xã hội Nhật Trong bức thư của một phụ nữ gửi vợ Fukuzawa khi ông qua đời năm 1901 có viết:

“Bất cứ lúc nào, tôi đọc bài báo của Tiên sinh về phụ nữ Nhật trong tờ báo Jiji-shimpo, tôi đều biết ơn khi thấy Tiên sinh là người bạn thật sự của chúng tôi Việc Tiên sinh mất

đi thật sự là nỗi đau buồn vô hạn Với những giọt nước mắt, tôi chân thành hy vọng rằng những mong ước của Tiên sinh mãi mãi lan toả trên khắp đất nước chúng ta”

ĐÓNG GÓP

Nhà giáo dục và học giả “ người đứng bên ngoài” chính quyền Nhật Bản lãnh đạo cuộc đấu tranh học tập những ý tưởng của phương Tây nhằm xây dựng một nước NB giàu mạnh và độc lập

Viết trên 100 cuốn sách giải thích biện minh cho thể chế chính quyền nghị viện, giáo dục phổ thông, cải cách ngôn ngữ và quyền bình đẳng của phụ nữ

Chủ trương đưa những thể chế và tư tưởng phương Tây vào NB, chú trọng đến những thay đổi cách mạng trong suy nghĩ chứ không rập khuôn theo phương Tây 1 cách sai lệch

Fukuzawa có vai trò to lớn trong việc vạch ra phương cách cận đại hóa đất nước, đặc

biệt là cận đại hóa giáo dục đất nước Ông đóng vai trò như là chiếc cầu nối giữa văn

minh phương Tây và Nhật Bản, góp phần vào sự nghiệp văn minh khai hoá của Nhật Bản nửa sau thế kỷ XIX

Tư tưởng về giáo dục, đặc biệt là giáo dục thực học của Fukuzawa đã là cơ sở lý luận cho nền giáo dục thực tế đào tạo ra những con người xây dựng nước Nhật Bản mới Những tư tưởng về giáo dục của Fukuzawa trong cuốn Khuyến học là cơ sở để Bộ Giáo dục Nhật Bản soạn thảo cuốnCơ sở làm nên đại nghiệp trình bày những cơ sở căn bản cho chính sách nâng cao dân trí bằng sự nghiệp phổ cập giáo dục từ hạ tầng đến thượng tầng

Ông chỉ trích mạnh mẽ chương trình giáo dục truyền thống ở Nhật, chỉ chú trọng học thuộc những cuốn sách cổ xưa, thích thú đọc và làm thơ, nghiên cứu những điều không

Trang 6

thực tế Các học trò ở Nhật không được khuyến khích cách suy nghĩ mới mẻ, độc đáo và không được dạy các môn học thiết yếu và cần thiết Ông coi đây là điểm yếu nhất trong nền giáo dục NB

Fukuzawa cũng mạnh mẽ đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ Fukuzawa lên án những thói quen khinh thường phụ nữ của nam giới, tố cáo những vết tích còn lại của chế

độ đa thê, coi đó là những phong tục kém văn minh nhất của xã hội Nhật

MỘT SỐ HẠN CHẾ

Ông chưa bao giờ đề xuất những hoạt động xã hội cho phụ nữ

Không chú ý đề cập đến những phụ nữ trong giai cấp lao động

Không lên án nạn bán mình của các cô gái nghèo hay nạn di cư của họ

LIÊN HỆ THỰC TIỄN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Phê phán “hư

học”-Ở VN, “hư học” thế hiện ở chỗ, học sinh chạy theo lối học vẹt, học thuộc lòng những kiến thức sẽ được ra trong bài kiểm tra hoặc thi (học tủ), ít chịu tu duy để giải quyết vấn

đề, ngại sáng tạo và đổi mới trong quá trình học => trì trế, chậm phát triển của 1 bộ phận học sinh, sinh viên thực dụng hiện nay ở VN

Qua đó, đề cao, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới của học sinh trong học tập, lao động…

Về chủ trưởng giáo dục “thực học”

Chương trình cải cách này được ứng dụng vào nền giáo dục Việt Nam từ rất lâu và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi, phổ biến như là đưa các môn khoa học xã hội (Lịch

sử, Địa lý ) vào thi Tốt nghiệp THPT và thi đại học mang tính quốc gia, điều này phù hợp với chủ trương thực học của Fukuzawa Yukichi

Trang 7

Đã từ rất lâu, tư tưởng giáo dục của nước ta đã có xu hướng là muốn học hỏi các nước Phương Tây (Pháp) về mọi mặt để ứng dụng cho đất nước ta và các nước đó rất phát triển…

=> Một điều đáng lưu ý là cả Phan Châu Trinh và Fukuzawa Yukichi đều mong muốn cải tổ nền giáo dục nước nhà mang “bản sắc” của các quốc gia Phương Tây (khoa học kỹ thuật)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Đặng Đức Thi, 2000, Về quan điểm “học thực dụng” của Nguyễn Trường

Tộ, Nguyễn Trường Tộ với canh tân đất nước,NXB Đà Nẵng

2) Đặng Huy Vận và Chương Thâu, 1961, Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX , NXB Giáo Dục, Hà Nội

3) Fukuzawa Yukichit, 1995, Khuyến học (Nhật Bản:Canh tân giáo dục thời Minh Trị), Chương Thâu dịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4) Fukuzawa Yukichi , 2008, Khuyến học hay những bài học về tinh thần thần độc lập

về tư tưởng của người Nhật Bản, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Trí thức, Hà Nội

5) Fukuzawa Yukichi, 2005, Phúc ông tự truyện, Phạm Thu Giang dịch, NXB Thế giới, Hà Nội)

6) Hoàng Thanh Đam, 2001, Nguyễn Trường Tộ, thời thế và tư duy canh tân, NXB Văn nghệ TP HCM

7) Hoàng Xuân Long, 1997, Tư duy Duy tân thế kỷ XIX: So sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản, Nghiên cứu Nhật Bản, Số 1, Hà Nội

8) Nguyễn Tiến Lực, Fukuzawa Yukichi và tư tưởng Khai sáng của ông, Tạp chí Triết học, Số 2, 1995, Hà Nội

9) http://vi.wikipedia.org/wiki/Fukuzawa_Yukichi

Trang 8

DANH SÁCH VÀ BẢNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI NHÓM 10

1 Nguyễn Thị Việt Trinh

-Tiểu sử Yukichi -Liên hệ với nền giáo dục Việt

2 Phan Thị Huyền Trang

-Nội dung giáo dục của Yukichi

-Mục đích giáo dục của Yukichi

Tốt

3 Nguyễn Khắc Hạnh

-Tư tưởng, quan điểm của Yukichi

-Đóng góp, hạn chế của Yukichi

-Tổng hợp bài word -Làm power point

Tốt

Ngày đăng: 31/07/2015, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w