1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý tình huống ông hoàng văn a có hành vi không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt cổ vật được phát hiện

20 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 381,89 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG - TP HÀ NỘI LỚP BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ÔNG HOÀNG VĂN A CÓ HÀNH VI KHÔNG TỰ GIÁ

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG - TP HÀ NỘI

LỚP BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ÔNG HOÀNG VĂN A CÓ HÀNH VI KHÔNG TỰ GIÁC

KHAI BÁO, CỐ TÌNH CHIẾM ĐOẠT CỔ VẬT ĐƢỢC PHÁT HIỆN

Chức vụ: Chuyên viên

Đơn vị công tác: Phòng Quản lí di sản, sở Văn hóa và Thể thao

Hà Nội, tháng 11/2015

Trang 2

PHẦN 1 LỜI MỞ ĐẦU

Di sản văn hóa Việt Nam tồn tại qua mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc

là tài sản quý giá, là niềm tự hào và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại,

có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, cũng như chứng tỏ sức sống mãnh liệt và bản lĩnh văn hóa của dân tộc Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước ta

Điều 34 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

đã xác định rõ: “Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân

tộc, chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh Nghiêm cấm các hành động lấn chiếm, xâm phạm đến di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh” Vì vậy, làm tốt công tác quản l‎ý di sản cần

thiết và quan trọng trong đó bao gồm cả việc quản l‎‎ý di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia – những hiện vật hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học Cổ vật mang trong mình giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, giá trị khoa học, giá trị tộc người và các giá trị phi vật thể khác Trải qua quá trình lịch sử lâu dài với những tác động của chiến tranh, thiên tai và con người, không ít những di sản văn hóa vật thể bị chôn vùi dưới lòng đất Vấn

đề bảo vệ, quản l‎ý những di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia được tìm thấy bởi các cá nhân, tổ chức cần được đặc biệt quan tâm

Từ những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch chuyên viên K2A - 2015 - Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội Đồng thời trên cương vị công tác của mình từ thực tiễn có liên quan đến việc thực hiện giải quyết vụ việc liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – lĩnh vực tôi đang công tác Tình huống mà tôi đưa ra dưới đây nhằm làm rõ những vấn đề mang tính lý luận thực tiễn, cụ thể là

xử lí tình huống: “Ông Hoàng Văn A có hành vi không tự giác khai báo, cố tình

chiếm đoặt cổ vật được phát hiện”

Trang 3

Từ tình huống nêu trên bài tiểu luận này được trình bày thành 03 phần với

sự phân tích, tổng hợp và đánh giá Nội dung của từng phần, như sau:

PHẦN 1 LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN 2 NỘI DUNG

Mục 2.1 Mô tả tình huống

Mục 2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Mục 2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả

Mục 2.4 Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết (03 phương án)

Mục 2.5 Lập kế hoạch tổ chức phương án lựa chọn

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Mục 3.1 Đánh giá

Mục 3.2 Kết luận và kiến nghị

Trang 4

PHẦN 2 NỘI DUNG

2.1 Mô tả tình huống

Trong khi đào hố trồng cây lâu năm ở đồi sau nhà gia đình ông Hoàng Văn A phát hiện chiếc trống đồng Ông A vốn không hiểu nhiều về cổ vật, nhưng quan sát thấy chiếc trống đồng có vẻ là vật cổ giá trị nên đem về nhà Một

số người trong giới buôn cổ vật biết tin ông A nhặt được chiếc Trống đồng liền đến xem và ngỏ ý muốn mua lại nó, nhưng ông A chưa nhận lời Ông trưởng thôn biết tin đã đến khuyên ông A mang nộp chiếc trống đồng đó cho UBND xã

vì theo ông, đó là tài sản của Nhà nước Song, ông Hoàng Văn A lại không muốn giao nộp vì cho rằng, chiếc trống đồng đào được trên nền đất nhà ông nên đương nhiên phải thuộc về gia đình ông Trong lúc đó, ông Nguyễn Văn B – hàng xóm nhà ông A là người rất sành về cổ vật, đã nài nỉ ông A bán lại cho mình

Nể tình làng nghĩa xóm, biết ông B rất thích sưu tầm cổ vật với lại ông A cũng không muốn gặp phiền phức khi có rất nhiều người lạ đến hỏi mua hiện vật ông đào được nên ông A đã bán lại chiếc Trống đồng cho ông B với giá 50 triệu đồng

Ông Trưởng thôn báo UBND xã XYZ về việc này UBND xã đã lập biên bản tiếp nhận thông tin đồng thời tổ chức kiểm tra tính chính xác của thông tin

đã tiếp nhận; Đồng thời xác minh tính chính xác của thông tin do ông trưởng thôn cung cấp UBND xã XYZ đã cử cán bộ trực tiếp xuống gặp ông A để giải thích, vận động ông A tự nguyện giao nộp chiếc Trống đồng chuyển cho cơ quan văn hóa thẩm định Ông A vẫn cho rằng chiếc trống đồng thuộc quyền sở hữu của mình và đã bán lại chiếc trống đồng cho ông B UBND xã XYZ xác định đây là hành vi cố ý chiến đoạt di sản nhà nước và mua bán trái phép di vật,

cổ vật nên đã gửi tờ trình lên UBND thành phố về sự việc đã xảy ra tại địa phương và đề nghị sự phối hợp xử l ý theo đúng thẩm quyền UBND Thành phố giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Phòng Văn hóa – thông tin

và UBND xã XYZ để làm rõ sự việc trên

Ngay sau khi nhận được công văn và hồ sơ liên quan đến sự việc Phòng Quan l ý di sản – sở Văn hóa, thể thao và Du lịch đã:

Trang 5

- Ra công văn đề nghị phòng Văn hóa – thông tin, UBND xã XYZ Tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn giấu, hiện vật được tìm thấy

- Thành lập hội đồng giám định hiện vật (gồm cán bộ chuyên trách phòng l ý di sản và một số nhà khoa học nghiên cứu về cổ vật)

- Đề nghị Thanh tra văn hóa xử l ý hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa (cụ thể là di sản văn hóa)

- Báo cáo kết quả xử l í về UBND Thành phố và bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch

2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Tiến hành phân tích tình huống nhằm mục tiêu làm sáng tỏ tình huống, hiểu rõ tình huống, xem xét cụ thể diễn biến các tình tiết của tình huống trên cơ

sở các quy định pháp luật hiện hành có liên quan để xem các tình tiết trong tình huống có sai phạm gì, thuộc quy định ở văn bản pháp luật nào, mối liên hệ của các tình tiết như thế nào, trách nhiệm của các bên liên quan trong tình huống như thế nào, có gì vi phạm, … để có cơ sở giải quyết tình huống một cách khách quan, hợp tình hợp lý, đúng quy định của pháp luật

Ông A là người phát hiện ra chiếc trống đồng cổ bị chôn giấu trong khuôn viên đất của nhà mình nhưng không muốn giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà đem bán cho ông B Trường hợp này cần xem xét các vấn đề sau: chế độ pháp lý đối với tài sản mà gia đình ông A đào được; trách nhiệm của UBND xã khi ông trưởng thôn báo tin; và hành vi mua bán chiếc trống đồng của ông A cho ông B

2.2.1 Giải quyết các vấn đề

a Chế độ pháp lý đối với tài sản mà gia đình ông A đào được

Khoản 1 Điều 187 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc Công an cơ sở gần nhất

Trang 6

hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất Căn cứ quy định trên, ông A có trách nhiệm thông báo kịp thời và giao nộp chiếc trống đồng cổ cho UBND xã hoặc Công an xã Trong thời gian

kể từ thời điểm phát hiện chiếc lư đồng cổ đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ông A có trách nhiệm bảo quản chiếc trống đồng cổ đó

Ông B là người mua chiếc Trống đồng từ ông A (không phải chủ sở hữu của chiếc trống đồng), vì vậy theo quy định của pháp luật ông B cũng không xác lập quyền sở hữu đối với hiện vật này Hành vi mua bán ở đây là không hợp pháp

b Về trách nhiệm của UBND xã khi nhận được thông tin phản ánh ông

A phát hiện ra chiếc trống đồng cổ

UBNX xã XYZ sau khi nghe phản ảnh của ông trưởng thôn đã nhanh chóng lập biên bản khai báo, xác minh độ chính xác của thông tin và có văn bản trình cấp trên (ở đây là UBND thành phố) đề nghị chỉ đạo xử l ý theo đúng thẩm quyền Theo Điều 51 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, UBND xã có trách nhiệm: Tiếp nhận khai báo về chiếc trống đồng cổ để chuyển lên cơ quan cấp trên; Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết chiếc trống đồng cổ khi ông A giao nộp; Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của chiếc trồng đồng cổ đó

Để thực hiện đúng trách nhiệm của mình, UBND xã đã cử cán bộ trực tiếp xuống gặp ông A để giải thích, vận động ông A tự nguyện giao nộp chiếc trống đồng để chuyển cho cơ quan văn hóa thẩm định Nhưng ông A đã không chấp hành phương pháp vận động thuyết phục của UBND xã, do chưa xác minh được chiếc trống đồng có phải là cổ vật hay không nên UBND xã chưa đủ cơ sở

để xử phạm hành vi không giao nộp của ông A nên đã có văn bản trình cấp trên

Trang 7

là việc làm hoàn toàn đúng Song trong thời gian chờ phản hồi của cấp trên, UBND xã XYZ chưa làm tốt việc bảo vệ, phòng ngừa ngăn chặn kịp thời mọi hành vi ảnh hưởng tới sự an toàn của đồ cổ, chậm nắm bắt thông tin nên đã để cho ông A bán lại hiện vật cho ông B

c Xác minh hành vi vi phạm và việc lập biên bản hành chính

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực di sản văn hóa là hành vi cố ý hoặc vô của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa

mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính

Trong tình huống nên trên , ông Hoàng Văn A là người đào được chiếc trống đồng trong đất nhà mình và ý thức được đây là hiện vật quý nhưng không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất cả khi đã có cán bộ xuống thuyết phục ông giao nộp hiện vật để thẩm định giá trị Như vậy ông A đã phạm hành vi không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện Ông B là người sành cổ vật, ông biết rõ hiện vật ông A đào được là cổ vật lẽ ra nên khuyên ông A giao nộp cho chính quyền địa phương thì ông B lại nài nỉ ông A bán chiếc trống đồng cho mình Hành vi của ông B ở đây

là cố ý mua bán cổ vật trái phép chưa có chủ sở hữu

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được hồ sơ của địa phương đã kịp thời chỉ đạo UBND xã bảo quản hiện vật đồng thời thành lập hội đồng giám định hiện vật Khi tiến hành giám định phải có biên bản Nội dung của biên bản cần ghi rõ họ, tên và địa chỉ của ông Hoàng Văn A; họ, tên và chức vụ thành viên hội đồng giám định; thời gian, địa điểm ông A tìm thấy chiếc trống đồng; đặc điểm, tình trạng của chiếc trống đồng khi được ông A

Hội đồng kết luận chiếc trống đồng mà ông A tìm thấy (hiện tại ông B đang nắm giữ) là cổ vật có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng và yêu cầu ông A và ông B giao nộp lại cho sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để chuyển vào bảo quản tại Bảo tàng Thành phố Xét thấy ông A và ông B

đã không tự giác giao nộp lại cổ vật mà đem trao đổi mua bán, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành

Trang 8

xử phát hành chính đối với hành vi của ông A và ông B Trình tự, thủ tục xử phạt và tịch thu hiện vât sẽ do Thanh tra văn hóa phối hợp với UBND xã XYZ thực hiện

2.2.2 Việc giải quyết nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương; tăng cường pháp chế CHXH

Hành vi vi phạm hành chính của gia đình ông Hoàng Văn A và ông Nguyễn Văn B cần phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật; trong quá trình giải quyết cần có biện pháp kết hợp biện pháp tuyên truyền - giáo dục rộng rãi trong nhân dân nói chung và gia đình ông A và ông B nói riêng, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân

2.2.3 Việc giải quyết phải bảo vệ lợi ích của Nhà nước với lợi ích gia đình ông Nguyễn Văn A và ông Nguyễn Văn B

Gia đình ông Nguyễn Văn A và ông Nguyễn Văn B đã có hành vi không

tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt cổ vật được phát hiện phải xử lý, tuy vậy việc xử lý cần tuân theo quy định của pháp luật; trong quá trình xử lý cần giáo dục thuyết phục gia đình ông A và ông B tự nguyện chấp hành các quy định hành chính đúng đắn Đảm bảo đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong giải quyết vụ việc tránh tình trạng chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân hay chỉ lợi ích tập thể, nhà nước Mọi việc giải quyết đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích

2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả

2.3.1 Nguyên nhân

- Do trình độ, năng lực, nghiệp vụ của các chi bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế; sự buông lỏng trong quản lý Nhà nước về di sản văn hóa

Trình độ cán bộ chuyên môn cấp cơ sở còn nhiều hạn chế nên việc phát hiện, lập biên bản và xử lý vi phạm còn chậm hoặc không đúng thủ tục, thậm chí còn buông lỏng quản lý, không xử lý những vi phạm luật di sản văn hóa là nguyên nhân của việc vi phạm tràn lan, không kiểm soát được Trường hợp của gia đình ông A và ông B như đã nêu trên là một ví dụ

Trang 9

- Sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vụ việc

Sau khi có Luật di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhiều địa phương chưa kịp thời ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh/ thành phố để triển khai; nhiều địa phương vẫn chưa nắm chắc những đổi mới, những quy định mới của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa nên vẫn còn lúng túng

- Sự thiếu trách nhiệm, sa sút phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán

bộ công chức trong xử lý

Việc áp dụng pháp luật của Ủy ban nhân dân xã trong xử l ý các tình huống công việc chưa thực sự hiệu quả Cán bộ được giao nhiệm vụ chưa thực

sự nêu cao tinh thần trách nhiệm Trong tình huống trên , chi tiết cán bộ thuyết phục ông A giao nộp , ông A không đồng ý nhưng cán bộ cũng không có hành động nào hay tham mưu cho lãnh đạo UBND xã tổ chức bảo vệ hiện vật

- Do ý thức pháp luật của người dân chưa cao

Người dân tuy đã được nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng cung cấp nhiều kiến thức về pháp luật, song trong hành vi vẫn còn sự tuỳ tiện vi phạm hành chính nên cơ quan nhà nước khi tiến hành giải quyết vụ việc cần tiếp tục giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nói chung và những người vi phạm nói riêng

2.3.1 Hậu quả

- Thiệt hại về vật chất - kinh tế: Cổ vật nói riêng và di sản văn hóa nói

chung đã mang lại cho người lưu giữ nó nhiều lợi ích to lớn từ lợi ích tinh thần đến lợi ích kinh tế Không ít người đã nổi danh, đã giàu có trong việc nghiên cứu hoặc trong việc mua bán cổ vật Vì vậy, lưu giữ cổ vật là một vinh hạnh cho các

cá nhân cũng như tập thể Tuy có nhiều giá trị như trên nhưng cổ vật cũng chỉ là một tài sản có thể quy ra tiền và có thể chuyển đổi chủ sở hữu nên luật pháp Việt

Nam đã quy định những điều kiện cho người kinh doanh mặt hàng này Hiện nay,

các địa phương trên cả nước đang phải đối diện với vấn đề “chảy máu” các di sản,

Trang 10

trong đó thể hiện rõ nhất là nạn mất cắp, thất thoát cổ vật, sự thiếu hiểu biết của người vô tình đào bới, trục vớt được di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia vô tình bị

những người buôn bán cổ vật trái phép lợi dụng nhằm trục lợi cho mình

- Mất trật tự kỷ cương địa phương khi xảy ra nhiều vi phạm pháp luật về

di sản văn hóa: Nhiều địa phương, sau khi một hay một vài hộ gia đình vô tình

đào được di vật, cổ vật hay bảo vật quốc gia sẽ là tâm điểm chú yếu của nhiều người buôn bán cổ vật Khi thấy lợi ích của việc đào được cổ vật, không ít người đua nhau đi đào bới cổ vật gây nên mất trật tự an ninh tại địa phương và cảnh

quan môi trường do bị đào bới

- Ảnh hưởng về mặt xã hội: Nếu xét kỹ thì cổ vật là một mặt hàng đặc

biệt, mặt hàng này nếu đã hư hỏng hoặc mất mát thì không thể tái tạo song chúng lại có giá trị kinh tế cao khó thể đong lường Chính vì vậy mà cổ vật luôn được giới mua bán săn lùng để hưởng lợi Và điều mà ai cũng thấy là việc sưu tầm, mua bán cổ vật là một hành vi có ảnh hưởng quan trọng đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của đất nước - một sự nghiệp mà nhà nước cũng như toàn dân đều hết lòng chăm lo nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc của nước

Việt Nam ngàn năm văn hiến

Hậu quả không kém phần nghiêm trọng đó chính là sự yếu kém trong dịch vụ công và giảm sút về pháp chế XHCN

2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

nguyện giao nộp hiện vật đào được

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra cần có biện pháp giáo dục thuyết phục gia đình ông Hoàng Văn A bằng cách: đưa ra những điều khoản của văn bản pháp luật quy định việc xử lý đối với các hành vi của gia đình ông bà Cung cấp đủ và rõ những thông tin để gia đình bà ông A biết: Trường hợp gia đình ông phát hiện đồ vật dưới lòng đất nếu biết được hoặc nghi ngờ đó là báu vật, cổ vật… phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để

có hướng giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật Nếu hiện vật đào được

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w