Muốn xây dựng một chơng trình du lịch trọn gói ngời thiết kế chơng trình phải am hiểu, phải có kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực khác nhau nh hiểu biết về du lịch, có óc kinh doanh, hiểu rộng về lịch sử địa lý dân tộc, khảo cổ học, hiểu biết về khách hàng, hiểu biết cạnh tranh, hiểu biết các nhà cung cấp trong thành phần kết hợp. Từ đó lập chơng trình du lịch trọn gói, hấp dẫn phong phú đối với khách hàng. Để đạt đợc yêu cầu đó các chơng trình du lịch đợc xây dựng theo qui trình gồm các bớc sau:
- Nghiên cứu nhu cầu của thị trờng (khách du lịch)
- Nghiên cứu khả năng đáp ứng: tài nguyên, các nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trờng.
- Xác định khả năng và vị trí của Công ty trên thị trờng. - Xây dựng mục đích, ý tởng của chơng trình du lịch . - Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa.
- Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu, bắt buộc của chơng trình.
-Xây dựng phơng án vận chuyển. - Xây dựng phơng án lu trú, ăn uống.
- Những điều chỉnh nhỏ, bổ xung tuyến hành trình, chi tiết hoá chơng trình với những hoạt động tham quan giải trí .
- Xác định giá thành và giá bán của chơng trình. - Xây dựng những qui định của chơng trình du lịch.
Không phải bất cứ khi nào xây dựng một chơng trình du lịch trọn gói cũng phải lần lợt trải qua tất cả các bớc trên đây.
* Tổ chức bán chơng trình
Khi đã xây dựng chơng trình và tính giá thì bớc tiếp theo là tổ chức bán ch- ơng trình đó. Để bán đợc ta phải chiêu thị và đàm phán để bán sản phẩm. Chiêu thị (promotion) là một trong bốn yếu tố của marketing- mix nhằm hỗ trợ cho việc bán hàng. Muốn chiêu thị đạt hiệu quả phải có tính cách liên tục, tập trung và phối hợp.
Trong du lịch , chiêu thị có ba lĩnh vực cần nghiên cứu . - Thông tin trực tiếp
- Quan hệ xã hội - Quảng cáo
Tất cả các sản phẩm muốn bán đợc nhiều cần phải chiêu thị. Đối với sản phẩm du lịch, việc chiêu thị lại cần thiết hơn vì :
+ Sức cầu của sản phẩm thờng là thời vụ và cần đợc khích lệ vào lúc trái mùa.
+ Sức cầu của sản phẩm thờng rất nhậy bén về giá cả và biến động tình hình kinh tế .
+ Khách hàng thờng phải đợc nghe về sản phẩm, trớc khi thấy sản phẩm. + Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm thờng không sâu sắc.
+ Hầu hết các sản phẩm bị cạnh tranh + Hầu hết các sản phẩm đều bị thay thế.
*Thông tin trực tiếp. Thông tin trực tiếp nhằm mục đích đa tin về sản phẩm du lịch của công ty cho công chúng. Thông tin trực tiếp này đợc thể hiện dới nhiều hình thức: Nói ,viết , nhìn... qua các trung tâm thông tin du lịch hoặc qua phát hành tài liệu.
* Quan hệ xã hội: Bao gồm quan hệ đối nội và quan hệ đối ngoại.
Quan hệ đối nội là mối quan hệ giữa nhân viên các ban ngành trong một tổ chức và khách hàng của tổ chức. Đối với khách hàng mối quan hệ này cần gắn bó,
thân mật với khách hàng cũ và tìm hiều khách hàng mới . Đối với nhân viên phải quan hệ mật thiết, tìm hiểu nguyện vọng, đào tạo, huấn luyện họ.
Quan hệ đối ngoại là sự giao tiếp, tiếp xúc với bên ngoài tổ chức nh khách hàng, công chúng trong địa phơng, báo chí chính quyền và các tổ chức bạn.
* Quảng cáo: Quảng cáo là một phơng cách để cơ sở tồn tại và phát triển, quảng cáo phải có nội dung phong phú. Nội dung này gồm những điểm:
- Nêu bật những u thế của sản phẩm. - Nhất quán giữa lời nói và việc làm. - Rõ ràng dễ hiểu, gây ấn tợng. - Phải có lời hứa hẹn.
- Sự khẳng định
- Công cộng, mục tiêu
- Giọng điệu, hình ảnh, màu sắc.
Khi quảng cáo cho các chơng trình du lịch trọn gói các Công ty lữ hành th- ờng áp dụng các hình thức sau:
- Quảng cáo bằng các sản phẩm tập gấp, tập sách mỏng, áp phích… - Quảng cáo trên các phơng tiện thông tin đại chúng : báo chí. Internet ... - Các hoạt động khuyếch trơng nh tổ chức các buổi tối quảng cáo, tham gia hội chợ.
- Quảng cáo trực tiếp, gửi các sản phẩm quảng cáo đến tận nơi ở công sở của khách.
- Các hình thức khác: phim quảng cáo, băng video…
Tiếp theo là quá trình bán sản phẩm. Các hãng lữ hành thờng bán chơng trình qua các đại lý bán lẻ. Nhân viên bán chơng trình du lịch trọn gói ngoài kiến thức căn bản về bán hàng cần phải biết vấn đề chuyên môn du lịch, đặc tính của sản phẩm, điểm mạnh của sản phẩm...
Khi bán chơng trình, tuỳ theo loại chơng trình sẽ có những cách bán khác nhau, từng loại thị trờng có cách bán khác nhau. Trong trờng hợp bán chơng trình cho đại lý ở nớc ngoài thì phải thông báo bằng văn bản cho đại lý biết rõ những chi
* Thực hiện chơng trình.
Công việc thực hiện chơng trình vô cùng quan trọng. Một chơng trình du lịch trọn gói dù có tổ chức thiết kế hay nhng khâu thực hiện kém sẽ dẫn đến thất bại. Bởi lẽ khâu thực hiện liên quan đến vấn đề thực tế, phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong chuyến du lịch.
Công việc thực chơng trình du lịch trọn gói bao gồm: - Chuẩn bị chơng trình du lịch.
- Tiến hành du lịch trọn gói
- Báo cáo sau khi thực hiện chơng trình. - Giải quyết các phàn nàn của khách.
Qua thực tế đi tìm hiểu và căn cứ vào các thông tin về địa lý, văn hoá xã hội vùng tây bắc thì việc xây dựng một chơng trình du lịch mới tại khu vực này là cần thiết đối với công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh. Với nhận định này tôi xin đ- ợc đa ra phơng án chơng trình nh sau:
Vấn đề về thị trờng khách tại tại Hạ Long: Hiện nay nhu cầu đi du lịch của ngời dân tại Quảng Ninh là không nhỏ, ngoài ra việc giới thiệu các chơng trình này với khách nớc ngoài, đặc biệt là khách du lịch đến từ châu Âu là rất lớn.
Qua thực tế nhận thấy vùng tây bắc là khu vực rừng núi còn nhiều điều bí ẩn và cha đợc nhiều doanh nghiệp trong ngành quan tâm và đầu t. Bởi vậy mức độ cạnh tranh trên thị trờng còn ít, thuận lợi cho việc xây dựng chơng trình và khai thác du lịch tại đây.
Danh mục các khách sạn và các tuyến điểm dừng chân hiện nay cha đảm bảo đầy đủ cung ứng cho nhu cầu của khách đặc biệt đối với các chơng trình nhiều ngời tham gia. Căn cứ vào các điểm du lịch quan trọng và nổi tiếng của vùng tây bắc có thể thấy nổi trội hai tuyến điểm du lịch quan trọng có thể khai thác có hiệu quả tại vùng này là tuyến Điện Biên Phủ và tuyến Sa Pa.
Căn cứ vào các thuận lợi về danh thắng thiên nhiên, di tích lịch sử cũng nh các yếu tố văn hoá xã hội và các khó khăn về cơ sở hạ tầng để có thể xây dựng tuyến hành trình cơ bản của chơng trình nh sau:
Hạ Long - Sơn La - Điện Biên (5 ngày 4 đêm).
Phơng tiện: Xe bus
Ngày 1: Hạ Long - Sơn La.
Buổi sáng xuất phát từ Hạ Long đi Sơn La, ăn tra tại Thanh Sơn (Phú Thọ). Nghỉ tại Sơn La.
Ngày 2: Sơn La - Điện Biên
Thăm Nhà tù và bảo tàng Sơn La., thăm cao nguyên Mộc Châu.
ăn tra tại Sơn La, Chiều khởi hành đi Điện Biên, dừng chân tại đèo Pha Đin ngắm cảnh và chụp hình lu niệm. ăn tối và nghỉ tại Điện Biên.
Ngày 3: Điện Biên.
Thăm khu di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Cỏc di tớch nổi bật của chiến trường éiện Biờn năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cỳm, Him Lam, đồi éộc Lập, hầm chỉ huy của tướng éờ Catri. Nơi làm việc của tướng Vừ Nguyờn Giỏp và Hoàng Văn Thỏi.
Tối: thởng thức biểu diễn nghệ thuật các dân tộc vùng tây bắc
Ngày 4. Điện Biên - Sơn La.
Sáng Quý khách đi thăm cửa khẩu Tây Trang, mua sắm quà lu niệm. Chiều khởi hành về Sơn La, ăn tối và nghỉ tại Sơn La.
Ngày 5. Sơn La - Hạ Long
Sáng Quý khách lên xe khởi hành về Hạ Long Kết thúc chơng trình.
Việc tính toán kinh phí và xây dựng giá bán chơng trình vợt quá giới hạn của bài luận này nên không cụ thể đề cập đến.
Qua việc xây dựng chơng trình du lịch trên nhằm vào đối tợng khách hàng là ngời dân có thu nhập trung bình tại Quảng Ninh, lứa tuổi phục vụ là trung niên vì mục đích chính của chơng trình là thăm quan những điểm du lịch mang tính chất lịch sử cách mạng của dân tộc.
Đặc biệt thích hợp trong thời điểm hiện nay vì năm 2004 đợc lấy là năm du lịch Điện Biên, Việc đầu t và phát triển cơ sở hạ tầng tại đây đang đợc chính phủ và ngành du lịch quan tâm đầu t mạnh mẽ. Các ngày hội văn hoá và trình diễn nhằm giới thiệu Điện Biên đợc tiến hành liên tục, thông tin về tây bắc đợc nhắc đến nhiều trên các phơng tiện thông tin đại chúng dẫn tới việc hình thành chơng trình và tổ chức thực hiện là có hiệu quả cao.
Ngoài ra còn có thể xây dựng thêm chơng trình du lịch Sa Pa, đây là một địa danh đẹp và mang mang khí hậu cảu một vùng ôn đới thu nhỏ ở Việt nam tạo cho du khách những cảm giác mới lạ.
Kết luận
Đề tài này đã trình bày một cách tổng quan nhất về Công ty du lịch Thanh Niên Quảng ninh. Bên cạnh đó giới thiệu tơng đối đầy đủ về vùng tây bắc và các tuyến điểm có khả năng khai thác về du lịch tại Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và Hoà Bình.
Đề tài đã thể hiện đợc nổi bật về các giá trị lịch sử tại Điện Biên, bản sắc văn hoá các dân tộc vùng tây bắc. Cảnh quan và khí hậu ôn hoà của Sa Pa. Bên cạnh đó đã mạnh dạn đa ra một chơng trình du lịch mới phục vụ cho tuyến du lịch Hạ Long – Tây bắc (Điện Biên) phục vụ cho nhu cầu du lịch năm 2004 với điểm nhấn là Năm du lịch Điện Biên.
Kinh doanh chơng trình du lịch đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các nhà cung cấp cũng nh các ngành liên quan. Hiện nay sự cạnh tranh giữa các Công ty lữ hành trong nớc rất quyết liệt, môi trờng kinh doanh đầy biến động. Nó đò hỏi các nhà kinh doanh cần phải xem xét vấn dề hiệu quả kinh doanh để khẳng định vị thế của mình với các bạn hàng, các Công ty bạn.
Trong tơng lai gần đây, khi mà đời sống ngời dân và cơ sở hạ tầng vùng tây bắc đợc nâng cao. Di tích, danh thắng và nền văn hoá mang đậm bản chất núi rừng sẽ là điểm đến cho nhiều du khách.
Để hoàn thành luận văn này em đã tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh, đặc biệt là sự giúp đỡ trực tiếp của phòng tài chính và phòng thị trờng để thu thập và xử lí dữ liệu.
Do quỹ thời gian có hạn và khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn cha đ- ợc nhuần nhuyễn nên đề tài này không tránh khỏi thiếu sót và vớng mắc Mong nhận đợc sự đóng góp của các thầy cô hơn nữa để luận văn đợc hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Các báo cáo của Công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh 2. Các trang dữ liệu điện tử của VDC và Tổng cục du lịch.
3. Nguyễn Văn Mạnh: Bài giảng môn: Quản trị kinh doanh lữ hành.
4. Trần Ngọc Nam. Marketing du lịch. NXB Tổng hợp Đồng Nai . 5. Tạp chí Du lịch Việt Nam.
6. PGS.TS Nguyễn Văn Đính, Th.s: Phạm Hồng Chơng: Giáo trình: Quản trị kinh doanh lữ hành. NXB Thống kê.
7. PTS. Trần Minh Hoà. Bài giảng kinh tế du lịch . 8. Non nớc Việt Nam – Tổng cục du lịch 1999
Mục lục
Lời nói đầu...1
Chơng 1: Giới thiệu về Công ty du lịch thanh niên Quảng Ninh...3
1. Vài nét về sự ra đời và trởng thành của công ty...3
2. Nguyên tắc hoạt động của Công ty...4
3. Nhiệm vụ hoạt động của Công ty ...4
4. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty...6
5. Chức năng hoạt động của từng bộ phận...7
6. Đặc điểm vốn của Công ty du lịch Thanh Niên...9
7. Kết quả kinh doanh...11
8. Nhận xét chung về hoạt động kinh doanh của Công ty...14
9. Một số chơng trình Du lịch của Công ty...16
Chơng 2: Khả năng cung ứng du lịch vùng Tây Bắc...20
1. Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên...20
2. Nguồn tài nguyên du lịch văn hoá lịch sử...22
2.1. Tỉnh Điện Biên...22
2.4. Tỉnh Hoà Bình...28
2.5. Tỉnh Lào Cai...36
2.5. Văn hoá ẩm thực khu vực tây bắc...40
3. Nhận xét chung về du lịch vùng tây bắc...45
Chơng 3: Xây dựng một số chơng trình du lịch mới vùng tây bắc của Công ty du lịch thanh niên Quảng Ninh...47
1. Tìm hiểu một số chơng trình du lịch tây bắc của các Công ty khác....47
2. Nhận xét đánh giá về các tour du lịch trên...49
3. Chơng trình du lịch vùng tây bắc của Công ty du lịch thanh niên...49
4. Cách thức tiến hành và tổ chức chơng trình du lịch...51
Kết luận...57