1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận xử lý tình huống “giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại thị trấn đình cả, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên giữa ông hoàng văn thức và bà nguyễn thị lan”

26 769 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 143 KB

Nội dung

của một số cán bộ còn chưa đúng, chưa phù hợp đã làm cho sự việc phức tạpthêm, kéo dài thời gian, tạo ra nhiều dư luận không tốt trong quần chúng nhândân.Qua thời gian học tập lớp “Bồi d

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCLỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận tình huống này, tôi xin chân thành cảm ơn sựhướng dẫn của ……… cùng các Thầy, Cô giảng viên, cán bộ quản lýTrường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như sự động viên, hỗ trợ từ các bạnđồng nghiệp

Rất mong được sự góp ý của các Thầy, Cô và các bạn

Xin trân trọng cảm ơn

Trang 3

MỤC LỤC

4.2 Kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên 25

Trang 4

“giang son gấm vóc” thì sự thiêng liêng, quý giá ấy khó lấy thước đo nào màđịnh giá.

Trong quá trình vận động của xã hội, nhất là trong nền kinh tế thịtrường, nhiều vấn đề bức xúc xảy ra hàng ngày Trong đó đứng đầu là vấn đềtranh chấp đất đai Nguyên nhân phát sinh tranh chấp là dân không có thóiquen cắm cột mốc, quá trình sử dụng bị sai lệch hoặc chuyển nhượng, tặngcho không làm đày đủ các thủ tục càn thiết, hợp lệ Hệ thống hồ sơ địa chính,đặc biệt là bản đồ địa chính chính quy chưa đày đủ, thiếu đồng bộ, thống nhất,

độ chính xác và tin cậy không cao nên gây ra những khó khăn rất lớn cho cáccấp chính quyền địa phương trong thực thi thẩm quyền quản lý theo quy địnhcủa pháp luật, đặc biệt là ở cấp cơ sở Nhiều vấn đề lịch sử để lại chưa đượcgiải quyết dứt điểm và kịp thời như việc xác định nguồn gốc, mốc giới, thờihạn, mục đích, quy chủ sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bức xúc Trong quátrình giải quyết tranh chấp, các cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn khitìm chứng cứ để xác định tính khách quan của vụ việc, thậm chí có nhiềutrường họp phải suy đoán theo lập luận của các bên Từ đó, xảy ra nhiều tìnhtrạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, thưa gửi nhiều nơi và qua nhiều cấp giảiquyết mà các bên vẫn khiếu nại

Trong những năm qua, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại trênlĩnh vực đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết được một khốilượng lớn vụ việc, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật

tự xã hội Tuy nhiên, tình hình tranh chấp, khiếu nại có liên quan đến đất đaihiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninhchính trị, trật tự, an toàn xã hội Đây là một vấn đề nhức nhối đang được Đảng

và Nhà nước, xã hội rất quan tâm

Việc nhận thức và vận dụng pháp luật không đúng, không thống nhất,thậm chí sai phạm dẫn đến khiếu nại, tố cáo nhiều, công tác quản lý nhà nướccác cấp phải tập trung quá nhiều lực lượng, kinh phí để giải quyết khiếu nại,

tố cáo của công dân, gây tốn kém, mất thời gian Có sự việc nhỏ chỉ cần giảiquyết ở cấp cơ sở là xong, nhưng thực tế việc hiểu biết và vận dụng pháp luật

Trang 5

của một số cán bộ còn chưa đúng, chưa phù hợp đã làm cho sự việc phức tạpthêm, kéo dài thời gian, tạo ra nhiều dư luận không tốt trong quần chúng nhândân.

Qua thời gian học tập lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nướcchương trình chuyên viên chính” do Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giảng

dạy và tìm hiểu thực tế, tôi lựa chọn tình huống “Giải quyết tranh chấp quyền

sử dụng đất tại thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giữa ông Hoàng Văn Thức và bà Nguyễn Thị Lan” làm chủ đề tiểu luận tình huống cuối

khóa học

I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1.1 Hoàn cảnh xuất hiện tình huống

Vào một ngày năm 2017, trong cuộc họp giao ban, tôi được đồng chílãnh đạo giao nhiệm vụ trực tiếp tìm hiểu tình hình, tham gia tổ giải quyết vụviệc tranh chấp quyền sử dụng đất tại thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnhThái Nguyên giữa ông Hoàng Văn Thức và bà Nguyễn Thị Lan

Trang 6

Chúng tôi xác định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai là một trongnhững chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nội dungcủa công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của pháp luật về đấtđai Thực hiện tốt nội dung này không những góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, mà còn góp phần đáng kểtrong việc giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, hàn gắn tìnhđoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa hành vi

vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra, đảm bảo trật tự xã hội cũngnhư củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, làm căn cứ đểđiều chỉnh và xây dựng các chính sách quản lý phù hợp, đóng góp tích cựcvào sự phát triển chung của địa phương trong giai đoạn mới

Bà Nguyễn Thị Lan là cán bộ công nhân viên chức đã tham gia côngtác và được nghỉ him trí năm 1974 xã Thần Sa, huyện Võ Nhai Chồng bà(ông Bùi Văn Quang) là viên chức nhà nước, hiện đã nghỉ hưu Hai ông bà cónăm người con đã lập gia đình riêng, trong đó ba người con gái tham gia côngtác xã hội còn hai người con trai làm mộng tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai

Trong thời kỳ bao cấp tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, bàLan đã chuyển đến thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai để làm ăn và xin đăng ký

hộ khẩu thường trú tại đây từ năm 1978 cho tới nay

Ông Hoàng Văn Thức (con ông Hoàng Văn Thắng đã mất năm 1980) làcán bộ làm việc trong một cơ quan kinh tế của huyện được nghỉ chế độ năm

1990, vợ ông (bà Hà Thị Huệ) hiện đang công tác trong ngành giáo dục Vợchồng ông bà có ba người con, con cả là giáo viên đã xây dựng gia đình, conthứ hai phục vụ trong quân đội còn con út đang theo học phổ thông trung học

Trang 7

Gia đình ông Thức có diện tích đất canh tác là 9.520 m2, trong đó phầndiện tích đang chanh chấp với bà Lan là 3.500 m2 Do diện tích tương đối lớntrong khi gia đình lại ít người nên hộ ông Thức không có khả năng canh táchết số diện tích trên Vào năm 1995 ông Thức đã làm thủ tục bán một phầndiện tích cho các ông, bà:

- Ông Lưu Vãn Đại: 2.640 m2 (thửa 150 tờ bản đồ địa chính số 20)

- Bà Ngô Thị Hương: 690 m2 (thửa 80 tờ bản đồ địa chính số 20).Trong đó diện tích bán cho bà Hương là diện tích đang tranh chấp

Khi tiến hành mua bán số mộng đất trên, ông Thức đã làm thủ tục vớichính quyền, được UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai đồng ý UBND huyện

Võ Nhai cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Lưu vănĐại và bà Ngô Thị Hương trong năm 1995 Tới năm 1996, ông Thức tiếp tụcbán cho ông Nguyễn Văn Luyện 2.040 m2, diện tích này đang nằm trong diệntranh chấp Việc mua bán này chưa được UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhaixác nhận và cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Như vậy qua hai năm ông Thức đã bán cho ba hộ nói trên số ruộng vớitổng diện tích là 5.370 m2 trong đó có 2.730 m2 đất tranh chấp Hiện nay ôngThức còn sử dụng 4.150 m2, trong đó có 770 m2 đất đang tranh chấp với bàLan Cho tới nay số diện tích trên chưa được cấp có thẩm quyền giao và cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Qua điều tra, xác minh cho thấy nguồn gốc của số ruộng đất kể trênnhư sau:

Phần diện tích tranh chấp 3.500 m2 nằm trong tổng số 9.520 m2 do hộông Thức sử dụng Toàn bộ diện tích này trước đây là của ông Thắng (bố ôngThức) Năm 1960 ông Thắng công hữu vào họp tác xã Đến năm 1970 có thựctrạng các họp tác xã không còn hoạt động nữa, song UBND xã Thần Sa,huyện Võ Nhai vẫn tiếp tục quản lý toàn bộ đất canh tác Lúc đó các hộ tự sảnxuất trên diện tích của mình mà trước đây đã góp vào HTX nhưng khôngđược phép chuyển nhượng, gia đình ông Thắng cũng nằm trong bối cảnh đó

Trang 8

Năm 1974 bà Lan được về nghỉ hưu trí tại địa phưong Ông Thắng đãchia cho bà 3.500 m2 đất ruộng để canh tác tăng thêm thu nhập cho kinh tếgia đình vốn có khó khăn Sau đó ông Thắng đề nghị UBND xã Thần Sa,huyện Võ Nhai chuyển số diện tích trên cho bà Lan và đã có tên trong sổ quychủ, sổ thuế của xã (theo báo cáo của ông Lê Văn Đăng - nguyên Chủ tịchkiêm Bí thư Đảng uỷ xã giai đoạn 1970-1977)

Năm 1976 ông Thắng làm giấy giao ruộng cho bà Lan Điều này được

bà Phó Chủ tịch UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai ký xác nhận ngày03/12/1976, có một số người khác chứng kiến Theo hồ sơ, bà Lan được chia

số ruộng có diện tích là 3.500 m2 nhưng thực tế lại chỉ sử dụng 770 m2 (từnăm 1974) số diện tích còn lại ông Thắng vẫn sử dụng, đến năm 1978 khiphong trào được củng cố lại ông góp toàn bộ diện tích đó vào HTX

Trên thực tế gia đình bà Lan là viên chức nhà nước, các thành viêntrong gia đình được hưởng chế độ cung cấp theo chính sách quy định UBND

xã không đồng ý cho bà được sử dụng số diện tích ông Thắng chia cho Tuyvậy, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn hai ông bà đều đã nghỉ hưu lạiđông con, Đảng uỷ, UBND xã cũng đã xem xét và đồng ý cho bà được phép

sử dụng 770 m2 để làm kinh tế phụ (trên đất 5%) nhằm tăng thêm thu nhập vàcải thiện đời sống gia đình

Với những lý do nêu trên, sau khi HTX đã củng cố trở lại và và hoạtđộng bình thường, bà Lan vẫn được sử dụng 770 m2 mà không thu lại Thực

tế bà quản lý, sử dụng ổn định từ năm 1974 cho đến năm 1993 Năm 1994ông Thức tiến hành đòi lại số mộng này để sử dụng, kê khai với nhà nước,dẫn đến việc tranh chấp với bà Lan

Từ năm 1994 đến năm 1996 bà Lan nhiều lần làm đơn đề nghị UBND

xã Thằn Sa, huyện Võ Nhai xem xét việc ông Thức đòi lại mộng canh tác của

bà nhưng không được giải quyết Sau đó bà làm đơn đề nghị lên UBNDhuyện Võ Nhai Vụ việc này được các cấp, các ngành chức năng giải quyếtnhư sau:

- Uỷ ban nhân dân xã Thần Sa, huyện Võ Nhai:

Trang 9

+ Sau khi nhận được đơn của bà Lan từ Phòng Địa chính huyệnchuyển đến, ngày 25/8/1997 UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai cho mời hai

hộ đến phân tích và động viên họ dàn xếp với nhau để cùng có mộng sản xuất,xong hai bên không đồng ý

+ UBND xã có kết luận: " Chưa đủ căn cứ trả số mộng trên cho bàLan (vì biên bản xác minh và giấy tờ mua bán có mâu thuẫn), Uỷ ban nhândân xã vẫn giao số diện tích này cho ông Thức quản lý, sử dụng và làm nghĩa

vụ năm 1997, chờ cấp trên giải quyết "

+ Bà Lan không nhất trí với kết luận đó và gửi đơn đề nghị UBNDhuyện Võ Nhai giải quyết

- Phòng Địa chỉnh huyện Võ Nhai:

+ Ngày 22/10/1997 sau khi điều tra xác minh Phòng Địa chính huyệnmời hai đương sự đến, Phòng Địa chính đã phân tích trên cơ sở có lý, có tình

để hai bên tự thoả thuận, thương lượng với nhau đồng thời vẫn giữ được tìnhcảm hàng xóm láng giềng, nhưng đã không giải quyết được

+ Phòng Địa chính căn cứ theo pháp luật và những chứng cứ điều trathu được và giải quyết như sau: Thu hồi thửa ruộng số 170 thuộc tờ bản đồđịa chính số 20 có diện tích 770 m2 của ông Thức giao cho bà Lan quản lý, sửdụng từ sau ngày 22/10/1997 Giao cho ông Thức được quản lý, sử dụng sốdiện tích 2.730 m2 gồm hai thửa 145 và 80 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20

+ Với kết luận trên, hai hộ không đồng ý và lại tiếp tục gửi đom đềnghị UBND huyện Võ Nhai giải quyết

- Thanh tra Nhà nước huyện Võ Nhai:

+ Qua thời gian nghiên cứu xem xét ngày 20/6/1999, Thanh tra nhànước huyện Võ Nhai có kết luận số 06/KL-XKT về việc giải quyết tranh chấpđất nông nghiệp giữa hai hộ với các nội dung: Không công nhận việc đòiquyền sử dụng 3.500 m2 đất nông nghiệp gồm các thửa 170, 145, 80 thuộc tờbản đồ địa chính số 20 của bà Nguyễn Thị Lan Giao cho ông Hoàng VănThức được quyền quản lý, sử dụng 3.500 m2 đất ở các thửa nói trên từ năm

Trang 10

+ Nhận được kết luận đó, bà Lan không đồng ý và tiếp tục gửi đom

đề nghị UBND huyện Vố Nhai giải quyết

- Uỷ ban nhân dân huyện Võ Nhai:

+ Xét hồ sơ vụ việc, căn cứ luật đất đai năm 1993 và báo cáo kết luận

số 06/KL-XKT ngày 20/6/1999; Công văn số 22/CV-TTr ngày 15/7/2001 củaThanh tra nhà nước huyện Võ Nhai, UBND huyện Võ Nhai ra quyết định số125/QĐ-UB ngày 28/11/2001 giải quyết vụ tranh chấp với các nội dung sau:Thu hồi các thửa ruộng 170, 145, 80 có diện tích 3.500 m2 ở tờ bản đồ địachính số 20, hiện đang có sự tranh chấp giữa hộ bà Lan và hộ ông Thức Giaocho ông Thức được quản lý, sử dụng 3.500 m2 đất ở các thửa đất trên kể từ vụmùa năm 2001

+ Bà Lan vẫn không đồng ý với quyết định đó và tiếp tục làm đơnkhiếu nại

+ Ngày 20/4/2002 UBND huyện Võ Nhai ra quyết định số

84/QĐ-UB giải quyết khiếu nại của bà Lan Tại quyết định này, 84/QĐ-UBND huyện đã kếtluận: Quyết định giải quyết số 125/QĐ-UB ngày 28/11/2001 là phù họp vớiquy định của pháp luật đất đai và không công nhận nội dung khiếu nại của bàLan

+ Cả hai quyết định giải quyết của UBND huyện Võ Nhai khôngđược sự đồng ý của bà Lan, tiếp đó bà lại làm đơn đề nghị lên cấp trên giảiquyết

- Trong quá trình xác minh, bà Ngô Thị Hương có làm đơn đề nghị cáccấp có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho

bà hiện đang sử dụng diện tích 690 m2 ở thửa 80 thuộc tờ bản đồ địa chính số

20 (trước kia bà đã được cấp giấy chứng nhận, nhưng lúc đó diện tích này vẫnđang là diện tích tranh chấp giữa bà Lan và ông Thức)

Trang 11

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

2.1 Mục tiêu phân tích tình huống

Mục tiêu phân tích tình huống là xác định rõ các vấn đề, mặt được cũngnhư các tồn tại nhằm giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất đai giữa các hộtrên cơ sở pháp luật đất đai, nguồn gốc đất đai; đồng thời cũng tạo cơ sở nhằmphân tích cho các bên chấp nhận một phương án giải quyết hợp lý, vừa có lý,vừa có tình, đem lại sự công bằng và hoà thuận trong nhân dân

2.2 Cơ sở lý luận

Trên cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu, các văn bản hướng dẫn thi hànhLuật đất đai, có thể thấy đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước, để có thểnhận thức rõ hơn xin được đưa ra một số khái niệm như sau:

* Quản lý Nhà nước: là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập

pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoạicủa Nhà nước

Nói cách khác: Quản lý Nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của cácchủ thể mang quyền lực Nhà nước tới các đối tượng quản lỷ nhằm thực hiệncác chức năng đổi nội và đối ngoại của Nhà nước Như vậy, tất cả các cơ quanNhà nước đều làm chức năng quản lỷ Nhà nước

Trong quản lý xã hội thì quản lý Nhà nước có các đặc điểm sau:

- Chủ thể quản lý nhà nứơc là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thựchiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp

- Đối tượng của quản lý Nhà nước là toàn thể nhân dân sóng và làmviệc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

- Quản lý Nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao nhằmthoả mãn nhu càu hợp pháp của nhân dân

- Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật làphương tiện, công cụ chủ yếu để quản lý Nhà nước nhằm duy trì sự ổn định

Trang 12

* Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật:

- Đối với các nhà nước nói chung: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử

sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ỷ chỉ của giai cấpthống trị trong xã hội, là nhân tổ điều chỉnh các quan hệ xã hội

- Quan hệ Nhà nước và pháp luật là mối quan hệ giữa hai yếu tố củakiến trúc thượng tàng Nhà nước là cơ quan duy nhất ban hành ra pháp luật vàpháp luật ban hành ra điều chỉnh cả Nhà nước Pháp luật tiến bộ sẽ giúp Nhànước phát triển và ngược lại

Trong nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, việc điều chỉnhcác quan hệ xã hội được thực hiện theo: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệthống các quy tắc xử sự, thể hiện ỷ chỉ của giai cẩp công nhân và nhân dânỉao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành

và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, trên cơ sở giảodục, thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện Pháp luật là cơ sở pháp lýcho tổ chức hoạt động của tổ chức xã hội và nhà nước, là công cụ, phươngtiện để Nhà nước thực hiện quyền lực và tuân theo nguyên tắc tất cả quyềnlực đều thuộc về nhân dân

- Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệnội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, cácngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theonhững trình tự thủ tục và hình thức nhất định

* Pháp chế - cơ sở để phát huy hiệu lực pháp luật trong quản lý Nhà

nước: Bản chất của Nhà nước sẽ được thể hiện như thế nào, sức mạnh của

Nhà nước được củng cố và tăng cường đến mức nào, hiệu lực của pháp luậtđược phát huy ra sao liên quan đến vấn đề pháp chế

Khái niệm về pháp chế được thể hiện rõ trong Hiến pháp Việt nam năm

1992 Điều 12 Hiến pháp quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,

không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” Điều này khẳng định

một trong những nội dung quan trọng của pháp chế là quản lý nhà nước bằngpháp luật, pháp luật là cơ sở chủ yếu của quản lý Nhà nước

Trang 13

Như vậy có thể hiểu: Pháp chế là những yêu cầu, đòi hỏi các cơ quanNhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vú trang nhân dân vàmọi công dân phải tuân thủ, chấp hành, thực hiện đúng đắn nghiêm chỉnhpháp luật trong mọi hoạt động, hành vi, xử sự của mình; đồng thời khôngngừng đẩu tranh phòng ngừa, chổng các tội phạm và các vi phạm pháp luậtkhác, xử lỷ nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật.

Pháp chế và pháp luật xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ mật thiết vóinhau Là hai khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau Pháp luậtchỉ có thể phát huy hiệu lực của mình, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xãhội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế và ngược lại Pháp chế chỉ

có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hoàn thiện

về nội dung và hình thức Pháp luật là tiền đề của pháp chế Nhưng để cópháp chế, bên cạnh hệ thống pháp luật hoàn thiện phải có sự tuân thủ, chấphành, sử dụng pháp luật thường xuyên liên tục, nghiêm minh của mọi cơquan, tổ chức và công dân

* Quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt

động tác động bằng quyền lực pháp luật của nhà nước, được thực hiện bởi các

cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành các vănbản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức, chỉ đạo mộtcách trực tiếp và thường xuyên công cuộc kinh tế, văn hoả - xã hội và hànhchỉnh - chỉnh trị Nói cách khác quản lý hành chỉnh nhà nước là hoạt độngchấp hành - điều hành của nhà nước

- Tính chất chấp hành thể hiện ở chỗ mọi hoạt động đều được tiến hànhtrên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế

- Tính chất điều hành được thể hiện ở chỗ bảo đảm cho các văn bảnpháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, cácchủ thể quản lý hành chính nhà nước phải được tiến hành hoạt động tổ chức

và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền quản lý Trongquá trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà

Ngày đăng: 31/07/2018, 14:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998, 2001 Khác
3. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Khác
4. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005, Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011 Khác
5. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Khác
6. Thông tư 302/TT - ĐKTK ngày 28/10/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn thi hành Quyết định số 201-ĐKTK Khác
7. Quyết định số 201-ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất về việc ban hành quy định cấp giấy CNQSD đất Khác
8. Nội dung Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên chính của Bộ Nội vụ cùng , bài giảng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w