1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại học hùng vương thành phố hồ chí minh

114 403 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

Tại các trường đại học ngoài công lập phần lớn họcphí cao, không có ký túc xá cho sinh viên; nhà trường chỉ quản lý sinh viêntrong giờ lên lớp; tuyển sinh đầu vào chất lượng thấp phần lớ

Trang 1

PHAN ĐỨC THUẤN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI -2013

Trang 2

PHAN ĐỨC THUẤN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ : 60 14 01 14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN

HÀ NỘI -2013

Trang 3

Mở đầu 3

TÌNH TRẠNG SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

1.2 Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học và các nhân tố tác

1.3 Thực trạng và nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại

Chương 2 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH

TRẠNG SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

2.1 Yêu cầu xây dựng và thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng sinhviên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh 432.2 Đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học tạiTrường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh 502.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 69

Trang 4

TT Viết đầy đủ Viết tắt

Trang 5

và 28 trường cao đẳng), chiếm 20% trong tổng số các trường trong cả nước.

Năm học 2011 – 2012, cả nước có 2.162.106 sinh viên, thì các trườngngoài công lập là 317.830 em (chiếm 14,7%) Các trường ngoài công lập đãđào tạo lực lượng lao động khá lớn cho xã hội, đóng vai trò quan trọng trong

sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Tuy nhiên, sự “phát triển nóng” của các trường đại học ngoài công lập

đã và đang phát sinh những vấn đề phức tạp cần phải giải quyết

Sự gia tăng về số lượng các trường đại học ngoài công lập, cùng vớilượng sinh viên hàng năm về theo học tại các đô thị ngày càng tăng đã tạo nên

áp lực lớn đối với xã hội và các trường đại học Cơ sở vật chất, chất lượng vàquy mô của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu không theo kịp với

Trang 6

tốc độ phát triển quá nhanh của số lượng sinh viên đã gây nên những khókhăn trong quản lý, đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo

Sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên ngày càng ít đi, quan hệthầy–trò ngày càng ít sự gắn bó cùng với tác động của nền kinh tế thị trường.Một bộ phận sinh viên do chất lượng đầu vào thấp không theo kịp chươngtrình cùng với những tác động tiêu cực của xã hội đã làm các em bỏ học khikhóa học chưa kết thúc

Các trường đại học ngoài công lập phần lớn mới thành lập, cơ sở vậtchất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn thiếu Nhiều nhà quản lý giáodục đã ví đầu ra của các trường công lập là đầu vào của trường ngoài công lập

ý nói giáo viên về hưu của các trường công lập được tuyển dụng vào cáctrường ngoài công lập Tại các trường đại học ngoài công lập phần lớn họcphí cao, không có ký túc xá cho sinh viên; nhà trường chỉ quản lý sinh viêntrong giờ lên lớp; tuyển sinh đầu vào chất lượng thấp (phần lớn sinh viên đạtđiểm sàn là trúng tuyển)… tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường này khánghiêm trọng đã để lại những hệ luỵ ảnh hưởng lớn đến nhà trường, gia đình

và xã hội

Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là một trườngđại học ngoài công lập (thành lập năm 1995) cũng không là ngoại lệ Trongnhững năm gần đây tình trạng sinh viên bỏ học vẫn diễn ra với các mức độkhác nhau, nguyên nhân khác nhau, như: không theo kịp chương trình, gặpkhó khăn về kinh tế, thiếu sự quan tâm của nhà trường, công tác quản lý bịbuông lỏng nhà trường chưa có những biện pháp quản lý để khắc phục tìnhtrạng sinh viên bỏ học

Làm thế nào để khắc phục được tình trạng sinh viên bỏ học là câu hỏi lớncần phải có lời giải đáp thỏa đáng

Với mong muốn góp phần đưa ra những biện pháp quản lý khả thinhằm ngăn ngừa và khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học, tôi chọn đề tài :

Trang 7

“Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh ” làm đề tài luận văn

thạc sĩ Quản lý giáo dục

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên diễn ra cả ở những nước pháttriển và những nước chậm phát triển, điều đó đã tác động xấu đến sự pháttriển xã hội; đây là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý

mà còn của các nhà khoa học Hiện nay đã có một số công trình ở nước ngoài

và trong nước nghiên cứu về sinh viên bỏ học Tiêu biểu là:

Ở nước ngoài, Tiến sĩ Hamish Coates, đang làm việc tại Hội đồng

Nghiên cứu Giáo dục của Australia, người đứng đầu công trình nghiên cứu

“Tình hình sinh viên bỏ học” tại Australia Ông cho rằng gần 1/3 trong số35.000 sinh viên đang theo học tại 35 trường đại học nổi tiếng ở Australiađang xem xét từ bỏ các khóa học của họ Cũng theo nghiên cứu của Hội đồngNghiên cứu Giáo dục nước này thì điều đáng lo ngại là 30% trong số sinhviên được thăm dò ý kiến ở Australia cho biết họ có thể nghỉ học cho dùchương trình học chưa kết thúc Những sinh viên này chủ yếu ở những vùngnông thôn, vùng có thu nhập thấp, hay từ những gia đình có hoàn cảnh khókhăn mà không có đủ tiền chi phí cho việc sinh hoạt, học tập trong thời gianhọc đại học tại Australia

Nguyên nhân của việc sinh viên muốn bỏ học được tiến sĩ HamishCoates cho là: do chương trình đào tạo đại học hiện tại thiếu thực hành,chương trình đào tạo khô cứng thiếu hấp dẫn với sinh viên; do sinh viên ởnhững vùng nông thôn, vùng xa gặp khó khăn về kinh tế buộc phải bỏ học dokhông đủ kinh phi chi trả cho việc học tập và sinh hoạt phí đắt đỏ tại cácthành phố lớn

Ở Mỹ, trong một công trình khoa học, có tựa đề “Để ngăn chặn việchọc sinh bỏ học” đối với học sinh phổ thông, tác giả đã đề xuất thực hiện biện

Trang 8

pháp hành chính, xử phạt bằng tiền Theo đó, chính quyền thực hiện mức phạtdành cho những gia đình để con mình vắng mặt tại trường mỗi ngày là 75USD Hiện kế hoạch áp dụng mức phạt đã được triển khai tại Bang NewBritain, Bang Connecticut, vì ở đây tỉ lệ học sinh bỏ học cao Tại bang Ohio,phụ huynh phải nộp phạt 500 USD hoặc thậm chí phải lao động công ích tới

70 giờ nếu con bỏ học

Gần đây, học sinh ở Los Angeles vẫn bị phạt từ 200 USD đến 250 USDkhi bỏ học Tại một trường học ở Pennsylvania (Mỹ), trong năm học 2008 -

2009 phụ huynh học sinh đã phải nộp số tiền phạt tổng cộng lên tới 500.000USD do để con bỏ học, trong khi phạt về hành vi bạo lực chỉ thu được 300USD Tuy nhiên, với sinh viên đại học do thực hiện tích luỹ tín chỉ trong quátrình học tập mà không giới hạn thời gian, nên không thực hiện biện phápphạt tiền nếu sinh viên bỏ học hay ngừng học mà khóa học chưa kết thúc

Như vậy, không chỉ ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển, dongười dân không đủ kinh phí trang trải trong thời gian học tập cho con emmình mà dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học Ngay cả ở những nướckinh tế phát triển, như Australia, Mỹ tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viênvẫn diễn ra Một phần vì lý do kinh tế, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân chủquan và khách quan khác dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học

Ở trong nước, những năm qua, đã có các chỉ thị, nghị quyết, quyết định

của các cấp quan tâm đến việc học tập của sinh viên, tạo điều kiện cho sinhviên vay vốn Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam áp dụng chính sách ưu đãicho sinh viên vay vốn học tập, để hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên ởcác trường đại học, chương trình này đã thực hiện được 6 năm (từ 2007) Mặc

dù chưa giúp nhiều cho sinh viên giải quyết các khó khăn về kinh tế; đồngthời, chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng sinh viên

bỏ học, nhưng trên thực tế quyết định này đã tiếp sức cho rất nhiều sinh viên

Trang 9

khắc phục một phần khó khăn về kinh tế để tiếp tục theo học tại các trườngđại học, cao đẳng

Dưới góc độ khoa học, tác giả Mai Mộng Tưởng đã đề cập đến tráchnhiệm của cộng đồng xã hội đối với việc “Ngăn chặn sinh viên bỏ học,trách nhiệm không của riêng ai” Từ việc nêu lên những nguyên nhân dẫnđến tình trạng sinh viên bỏ học như: khả năng không theo kịp chương trình

ở bậc đại học, sinh viên không có tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạtphục vụ học tập hay vì quá khó khăn về tiền bạc phải đi làm thêm, saonhãng học hành dẫn đến bỏ học luôn Tác giả cho rằng, để khắc phục tìnhtrạng bỏ học của sinh viên cần có những biện pháp đồng bộ, trên cả bìnhdiện vĩ mô và vi mô; đó là sự kết hợp trách nhiệm của cả gia đình, nhàtrường và xã hội Tuy nhiên, những biện pháp được đề xuất chưa đầy đủ,chưa gắn với chức năng quản lý giáo dục

Tác giả Trương Văn Hùng nghiên cứu biện pháp “Hạn chế sinh viên bỏhọc” ở Trường Đại học Đông Á Từ sự thống kê số sinh viên bỏ học, tác giả

đã chỉ ra những hình thức bỏ học của sinh viên như ban đầu các em chỉ bỏgiờ; bỏ tiết; sau dần hình thành lỗ hổng kiến thức và nghỉ nhiều thành thóiquen; tiến đến bỏ học hoàn toàn (bỏ hẳn hay bỏ luôn) Tác giả đã chỉ ra nhữngnguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới sinh viên bỏ học; đồng thời, đềxuất một số biện pháp hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đạihọc Đông Á Trong đó, các lực lượng giáo dục cần quan tâm đến các emnhiều hơn; cần quản lý sinh viên chặt chẽ hơn về mọi mặt

Đi sâu nghiên cứu “Chính sách cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách

Xã hội Việt Nam tác động đến đời sống và học tập của sinh viên sau khi vayvốn”; các tác giả Võ Trà My, Huỳnh Phạm Hồng Liên và Nguyễn TrungDũng thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đây là một trongnhững giải pháp quan trọng giúp sinh viên vượt khó vươn lên, đồng thời góp

Trang 10

phần khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế Trên cơ

sở phân tích vấn đề sinh viên vay vốn để giải quyết khó khăn trong cuộc sống

và học tập ở bậc đại học tại ba trường đại học là Trường Đại học Khoa Học

Xã Hội và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở bán công TP HồChí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh, các tácgiả chỉ ra mục đích vay vốn của sinh viên dùng để chi phí cho các nhu cầu tốicần thiết trong thời gian học như sau:

- Đóng học phí (79,60%); trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu(42,20%, bao gồm ăn uống hằng ngày; trả tiền nhà ở; phương tiện đi lại )

Tuy nhiên, các tác giả nhận thấy đa số sinh viên cho rằng qui mô vốnđược vay 1.000.000đ/tháng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là không đủ nên về

cơ bản vẫn chưa giải quyết được vấn đề sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế

Cũng liên quan đến vấn đề vay vốn để tiêu dùng cá nhân và đóng học phí,nhóm tác giả Công Nguyên và Khánh Nguyên đã tìm hiểu về tình trạng “Cho sinhviên vay nặng lãi” đã và đang trở thành tệ nạn tấn công làng đại học Các tác giả chỉ

rõ, ban đầu các em kẹt tiền, chỉ vay ngắn hạn với số tiền nhỏ nhưng do lãi suất cao,lãi mẹ đẻ lãi con, không có khả năng thanh toán nên “xã hội đen” can thiệp và các

em phải bỏ trốn và hậu quả cuối cùng là các em bỏ học không dám đến trường

Các công trình kể trên tuy đã đề cập đến các góc độ khác nhau của vấn

đề sinh viên bỏ học, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có

hệ thống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt sinhviên bỏ học tại các trường đại học ngoài công lập

Trước tình trạng sinh viên, nhất là sinh viên nghèo bỏ học có chiềuhướng ngày càng gia tăng, gần đây cổng thông tin điện tử của Chính phủphối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách

Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Để sinh viên nghèo

có tiền theo học” Tại buổi tọa đàm, đại diện của Bộ Giáo dục - Đào tạo,

Bộ Tài Chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thống nhất nhận

Trang 11

định, mục đích của việc cho sinh viên vay vốn là để giải quyết một phầnkhó khăn về kinh tế, giúp sinh viên nghèo có thể tiếp tục theo học Buổi tọađàm cũng nhấn mạnh là vấn đề khó khăn về kinh tế là có thật của một bộphận sinh viên mà gia đình phần lớn sống ở nông thôn có khó khăn về kinh

tế Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cho rằng,

họ cũng chỉ hỗ trợ một phần trong số những khó khăn của sinh viên, tìnhtrạng sinh viên bỏ học vẫn diễn ra mà chưa có biện pháp nào để giúp các emchống lại căn bệnh trầm kha này

Tóm lại, tình trạng sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhất là các

trường ngoài công lập bỏ học đang trở thành vấn đề quan tâm của nhà trường,các bậc phụ huynh và cả xã hội

Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở các góc

độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu trên diễn ra ở quy mônhỏ, phạm vi hẹp, thời gian ngắn và chưa nêu được đầy đủ bản chất của vấn

đề sinh viên bỏ học cũng như các giải pháp quản lý để khắc phục

Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệthống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt tại cáctrường đại học ngoài công lập Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn là vấn đề có ýnghĩa lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với các công trình đã được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp quản lý nhằm khắcphục tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường ĐHHV Tp HCM hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải cơ sở lý luận về khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên;

- Phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân dẫn đến sinh viên bỏ họctại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh;

Trang 12

- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng sinh viên bỏhọc tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Hoạt động quản lý sinh viên tại Trường Đại học Hùng Vương thànhphố Hồ Chí Minh

Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên tạiTrường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý để ngăn chặn, khắc phụctình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo chính quy tập trung ở Trường Đại họcHùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

Các số liệu phục vụ nghiên cứu được khảo sát trong thời gian năm nămgần đây (từ năm 2007 đến 2012)

5 Giả thuyết khoa học

Tình trạng bỏ học của sinh viên trong thời gian học tại trường đại họcHùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh năm nào cũng xảy ra và để lại nhiều hệlụy cho cả gia đình, nhà trường, xã hội Nhưng nếu quản lý tốt sinh viên, tạođiều kiện thuận lợi cho các em học tập, giảm bớt khó khăn về kinh tế, tạo sựgắn bó của sinh viên với nhà trường, tổ chức tốt các hoạt động để nâng caochất lượng học tập, tu dưỡng rèn luyện thì tỷ lệ sinh viên bỏ học sẽ giảm

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sửcủa chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí Minh,Đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo trên

cơ sở luật giáo dục đại học được Quốc hội thông qua tháng 1/2012

Trang 13

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập các tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống hoá, môhình hoá khái quát lý luận về tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại họcHùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Thực hiện điều tra bằng phiếu thăm dò (anket) với giảng viên, cán bộquản lý và sinh viên tại trường;

Quan sát các hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của thầy và tròtrên thực tế; thâm nhập thực tế đời sống của sinh viên tại các khu nhà trọ, tiếpxúc sinh viên và giảng viên thăm dò ý kiến;

Toạ đàm, trao đổi với các lực lượng quản lý và sinh viên về công tácquản lý trong quá trình đào tạo;

Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác quản lý sinh viên của nhà trường ;Tiến hành xin ý kiến chuyên gia của các nhà sư phạm, nhà quản lý; kếthừa và sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong giáo dục - đào tạo tạicác trường đại học

Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp tính hệ số tương quan R của Spearman để xử lý

số liệu thống kê làm minh chứng cho sự luận giải các nhiệm vụ của đề tài

7 Ý nghĩa của đề tài

- Luận văn làm rõ khái niệm và hậu quả của việc sinh viên bỏ học;

- Phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn tới sinh viên bỏ học;

- Đề xuất biện pháp khả thi để khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học;

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý sử dụngnhằm ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học hiện nay tại cáctrường đại học ngoài công lập

8 Cấu trúc luận văn: luận văn gồm phàn mở đầu, 2 chương, 6 tiết, kết

luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục

Trang 14

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH TRẠNG SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Một số khái niệm công cụ

1.1.1 Quan niệm về sinh viên bỏ học

Sinh viên không tham gia một số tiết học hay một số buổi học trêngiảng đường (bỏ giờ, bỏ tiết, bỏ buổi học) nhưng vẫn tham gia kỳ thi, vẫntrong sự quản lý của nhà trường, được coi là hành vi trốn học hay vắng mặtkhông lý do

Sinh viên bỏ học (thôi học) là hành vi có chủ định rời bỏ giảng đường, thoát

ly khỏi môi trường học tập tập trung và không còn sự quản lý của nhà trường

Hiện đang có những quan điểm khác nhau về vấn đề sinh viên vắngmặt, bỏ giờ, bỏ tiết (trốn học) và bỏ học (thôi học), thậm chí có những quanđiểm trái ngược nhau về vấn đề sinh viên lên lớp hay vắng mặt trên lớp trongmột buổi học, môn học Thậm chí có quan điểm bênh vực cho hành động bỏhọc ngành này để đi tìm học ngành khác phù hợp hơn với ý thích cá nhân

Có quan điểm cho rằng học tập ở bậc đại học là học về phương pháp,việc học là tự giác, ai cần thì lên lớp, ai có nhu cầu thì nghiên cứu tài liệu,thậm chí tự nghiên cứu tài liệu, không cần lên lớp đầy đủ trong tất cả các giờhọc, chỉ cần nắm vững kiến thức đến kỳ thi đăng ký đi thi, miễn sao tích luỹ

đủ số tín chỉ cần thiết là ra trường.[44, tr.72] Có quan điểm cho rằng việc tíchlũy tri thức khoa học là liên tục và không giới hạn phạm vi, không gian, thờigian, có thể học từ xa, học qua mạng, và tự học, học qua sách vở tài liệu, hayđọc sách trên thư viện để tự nghiên cứu nên sinh viên không cần lên giảngđường tập trung đầy đủ tất cả các buổi học

Quan điểm khác lại cho rằng sinh viên học tập trong cơ sở đào tạo, nhàtrường phải quản lý chặt chẽ như trong môi trường quân đội, hay công an thìchất lượng mới được nâng cao, mới rèn cho các em tính kỷ luật, tinh thần

Trang 15

đồng đội, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc nhóm Trong thời gian sinh viênhọc tập tại trường đại học phải tập trung toàn bộ thời gian; sức lực để tiếp thunhững tri thức khoa học; trang bị cho mình một lượng kiến thức tay nghề nhấtđịnh trước khi bước vào đời, hạn chế làm thêm kiếm tiền để sao nhãng việchọc tập làm giảm chất lượng giáo dục và đào tạo [3, tr.5].

Quan điểm này không sai, nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiệnnay chúng ta không thể quản lý hàng triệu sinh viên theo chế độ ký túc xá nhưthời bao cấp Trước năm 1975, tất cả sinh viên sống trong ký túc xá, ăn ở sinhhoạt tập trung, biên chế theo tổ nhóm, lớp, khối, có sự quản lý chặt chẽ củanhà trường, hầu như không có hiện tượng sinh viên bỏ học Ngày nay sinhviên được tự do hơn so với trước đây, từ tư duy đến suy nghĩ và cả hành động,việc làm, nên việc sinh viên bỏ học trong những năm học ở bậc đại học là khótránh khỏi Bên cạnh đó, sinh viên bỏ học được cho là bình thường do chọnngành nghề không phù hợp nên có ra trường sau này cũng khó phát triển, do

áp lực về đời sống kinh tế quá lớn, do môi trường học tập không phù hợp sinh viên ra đi để tìm một môi trường thích hợp hơn với khả năng, năng lực

và sở trường của bản thân và không nhất thiết phải học đại học mới có thểbước vào đời

Trong xu thế xã hội hóa giáo dục toàn cầu, tình trạng sinh viên bỏ họcngày càng gia tăng chưa có dấu hiệu dừng lại và trở thành vấn đề nghiêmtrọng được cả xã hội quan tâm

Theo tác giả: Sinh viên bỏ học (thôi học) là hành vi có chủ định rời bỏ giảng đường, thoát ly khỏi môi trường học tập tập trung và không còn sự quản lý của nhà trường; hành vi đó để lại hệ lụy xấu cho nhà trường, gia đình và xã hội; làm ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của nhà trường, gây lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn nhân lực của gia đình và xã hội

Hiện nay, sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập thường lêngiảng đường học tập và thực hành trong các phòng thí nghiệm với thời lượng

6 ngày một tuần Một ngày có thể lên lớp tối thiểu 5 tiết và tối đa 10 tiếtnhưng không bố trí hai ngày liên tiếp 10 tiết Mỗi buổi học thường có điểm

Trang 16

danh, có ký xác nhận số tiết và số sinh viên tham gia của giảng viên và củalớp trưởng Đây là công việc bắt buộc để quản lý học tập, nếu sinh viên vắngquá 25% số tiết sẽ không được dự thi hết môn và phải đóng tiền học lại [10]

Trong quá trình học tập, sinh viên có những biểu hiện như bỏ một vàitiết học trong một buỗi học (về sớm trước khi ca học kết thúc) hoặc bỏ cả mộtbuổi học (5 tiết) hoặc bỏ một môn học và xin học lại vào học kỳ hè

Có những trường hợp sinh viên thường bỏ 1-2 tiết cuối vào buổi chiều

để về sớm đi làm thêm vào ban đêm, có trường hợp sinh viên trốn học điquán, siêu thị, hay dùng thời gian vào những mối quan hệ khác… tất cả nhữngtrường hợp này ban đầu sinh viên không hề có ý định bỏ học (thôi học) Doviệc vắng mặt trên giảng đường thường xuyên và sự tiếp thu bài không liêntục nên hổng kiến thức, kết quả học tập kém hoặc nợ môn Từ đó sinh viênphải thi lại lần hai mà thi lại lần hai phải đóng tiền phí thi lại, bên cạnh đó đềthi lại không hề dễ hơn thi lần một nên nhiều sinh viên thi lần hai vẫn khôngđạt yêu cầu và còn nợ môn Cơ hội trả nợ khi nợ môn là không dễ vì các học

kỳ được bố trí liên tục không còn nhiều thời gian để học lại môn trả nợ ngoạitrừ học kỳ hè Một số sinh viên không có tiền đóng học phí mặc dù vẫn lênlớp nhưng bị cấm thi do chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà trườngnên các môn chưa có điểm vẫn bị tính là nợ môn

Trong một vài học kỳ như thế những sinh viên này có số môn nợ ngàycàng tăng và khả năng trả hết nợ là rất khó từ đó dẫn đến các em chán nản, biquan và bỏ học luôn

Một số em muốn thi lại vào năm sau để chuyển sang một ngành khácnên tự ý bỏ môn học để tập trung ôn thi đại học dù kết quả thế nào thì các emcũng nợ môn và hậu quả là bỏ học

Một số em kiếm được những công việc làm thêm có thu nhập nhưngphải trả giá bằng việc bỏ buổi học bỏ tiết học, từ tư duy có ra trường kiếmđược việc làm thì thu nhập cũng không hơn hiện tại mà lại phải học hành vất

vả nên các em chủ động bỏ học để đi làm

Trang 17

Tất cả những hành vi trên là các biểu hiện ban đầu dẫn tới các em bỏhọc Phần lớn sinh viên có biểu hiện ban đầu chỉ bỏ giờ bỏ tiết sau bỏ cả buổihọc và bỏ cả môn học và cuối cùng là bỏ học luôn, thoát ly khỏi sự quản lý củanhà trường.

1.1.2 Khái niệm biện pháp khắc phục hành vi bỏ học của sinh viên

Theo từ điển Tiếng Việt, biện pháp là: “Cách làm, cách giải quyết mộtvấn đề cụ thể” [43, tr.80] Còn theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam thì biệnpháp là “Tìm cách thức nào đó để hành động và giải quyết vấn đề đã được đặtra” [19, tr.87] Cả hai định nghĩa trên tuy khác nhau về thuật ngữ, nhưng về

cơ bản đều thống nhất về nội hàm của biện pháp, đó là tìm cách để giải quyếtvấn đề đã nêu ra Hiện tượng sinh viên bỏ học là một vấn đề đã và đang diễn

ra theo chiều hướng ngày càng gia tăng, nhất là đối với những trường ngoàicông lập Việc bỏ học của sinh viên là hành vi có chủ định, có nhận thức chứkhông phải ngẫu nhiên với những hình thức và biểu hiện khác nhau Ban đầucác em chỉ bỏ giờ học, tiết học sau đó là bỏ cả buổi học thậm chí có em bỏnguyên cả một tuần, hậu quả là điểm thi không đạt yêu cầu phải thi lại, thi lạikhông qua phải nợ môn và cuối cùng là bi quan chán nản rồi bỏ học luôn.Tình trạng sinh viên bỏ học thường diễn ra ở những năm đầu (học kỳ 2, 3, 4)sang các năm sau hiện tượng bỏ học ít xảy ra hơn Nghiên cứu, tìm kiếm biệnpháp ngăn chặn, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học là vấn đề rất đượcquan tâm của nhà trường, gia đình và của các nhà khoa học

Từ cách tiếp cận trên đây, chúng tôi cho rằng, biện pháp khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học là tổng thể những cách thức mà nhà trường, gia đình,

xã hội, tiến hành để ngăn chặn hành vi bỏ học của sinh viên; thúc đẩy các em hăng say học tập thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo của khóa học.

Ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học được thực hiện bằngnhiều cách thức khác nhau Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, đó lànhững cách thức mà chủ thể quản lý đưa ra và sử dụng để quản lý ngăn chặnhành vi bỏ học của sinh viên; thúc đẩy các em hăng say học tập thực hiện tốtmục tiêu yêu cầu đào tạo của khóa học

Trang 18

Việc ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên được thựchiện bằng nhiều cách thức khác nhau như: sử dụng các biện pháp hành chính,

sử dụng các biện pháp tâm lý - giáo dục, các biện pháp động viên khuyếnkhích, biện pháp kinh tế cũng có thể sử dụng tổng hợp các biện pháp trên,kết hợp với các biện pháp mang tính chính sách xã hội ở tầm vĩ mô để khắcphục tình trạng bỏ học của các em

1.2 Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học và các nhân tố tác động dẫn đến sinh viên bỏ học

1.2.1 Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học đối với gia đình, nhà trường, xã hội

Việc sinh viên bỏ học là một vấn đề nhức nhối của gia đình, nhà trường

và xã hội, diễn ra khá âm thầm lặng lẽ trong môi trường giáo dục, hệ luỵ của

nó vô cùng nghiêm trọng

Đối với gia đình, phụ huynh, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họcũng cố gắng hết sức mình lo cho con cái được học hành đầy đủ, để có đượcmột tấm bằng đại học như một giấy thông hành vào đời Vì vậy, việc sinhviên bỏ học làm đau lòng cha mẹ, là nỗi thất vọng lớn nhất của các bậc phụhuynh và gia đình các em Hiện tượng bỏ học của sinh viên dẫn tới những hệluỵ xấu đối với gia đình là lãng phí tiền bạc và thời gian, ảnh hưởng đến đờisống vật chất tinh thần của mỗi gia đình của các bậc phụ huynh Sinh viên bỏhọc ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý tiêu cực của các anh chị em trong gia đình,ảnh hưởng đối với con đường trang bị tri thức, học vấn và nghề nghiệp khicác em bước vào đời

Đối với nhà trường, sinh viên bỏ học sẽ phá vỡ kế hoạch của nhàtrường, vì các trường ngoài công lập mọi hoạt động của nhà trường từ chi phíđào tạo, thù lao giảng viên đến trả lương cho đội ngũ cán bộ quản lý, thầy côgiáo đều từ nguồn thu học phí của người học Nếu số sinh viên giảm, tỷ lệ bỏhọc cao trong các khóa học sẽ dẫn đến thất thu; thậm chí có khi phải bù lỗtrong quá trình đào tạo Sinh viên bỏ học làm cho sỹ số lớp học giảm đi, ngoài

sự lãng phí về đầu tư cơ sở vật chất, về chỗ ngồi, trang thiết bị còn làm cho

Trang 19

không khí lớp học kém đi sự hứng khởi, giảm đi sự say mê sự hứng thú củangười thầy Hành vi bỏ học của các em đôi khi như một cơn bệnh truyềnnhiễm có tính lây lan, sinh viên bỏ học nhiều còn ảnh hưởng xấu đến môitrường giáo dục Sinh viên bỏ học đã phá vỡ kế hoạch đào tạo và tài chính, bịđộng trong việc thực hiện kế hoạch hàng năm

Các em bỏ học tạo ra những hệ luỵ xấu ảnh hưởng đến uy tín, thươnghiệu và chất lượng đào tạo của các trường, làm cho hiệu quả kinh tế của việcđầu tư cho giáo dục - đào tạo thấp đi Đối với các trường ngoài công lập côngtác hạch toán đầu tư và hiệu quả đầu tư giảm sút nghiêm trọng

Đối với xã hội, việc bỏ học của sinh viên là sự lãng phí thời gian vàtiền bạc; đối với lực lượng lao động xã hội là sự lãng phí chất xám; đối với sựphát triển của nền kinh tế quốc dân là sự lãng phí về nguồn lực Các đối tượng

bỏ học thoát ra khỏi sự quản lý của nhà trường, đoàn thể và gia đình, gâythêm bao hệ luỵ khó lường Sự gián đoạn trong học tập do bất cứ lý do gì đềuảnh hưởng đến phát triển của tư duy và quá trình phát triển nhân cách cá nhâncủa các em về sau Sinh viên bỏ học làm lãng phí tiền của trong những thờigian đã đào tạo mà không mang lại hiệu quả gì Sinh viên bỏ học gây nênnhiều hệ luỵ xấu trong xã hội và rơi tự do trong điều kiện thiếu sự quản lý củagia đình và nhà trường trong lứa tuổi của các em thì hậu quả rất nghiêm trọng(một đường dây thi hộ và làm bằng giả do một nhóm sinh viên bỏ học tạiĐồng Nai tổ chức đã bị công an truy tố năm 2009 là một minh chứng-BáoThanh Niên số ra ngày 12-7-2009)

1.2.2 Những nhân tố tác động dẫn đến hành vi bỏ học của sinh viên

Được vào học tại giảng đường đại học là ước mơ, hy vọng của gia đình

và bản thân tất cả mọi học sinh Ước vọng lớn nhất của phụ huynh và sinhviên là sau thời gian học tại trường đại học các em sẽ có một tấm bằng đại họcloại khá giỏi làm tấm giấy thông hành như một hành trang bước vào đời

Không một sinh viên nào lại có ý nghĩ khi mới nhập học là mình sẽ bỏhọc giữa chừng hoặc không tốt nghiệp Tuy nhiên, trong suốt thời gian họctập tại trường đại học vừa xa gia đình, học hành vất vả, sinh hoạt thiếu thốn,

Trang 20

khó khăn về kinh tế, các mối quan hệ phát sinh và rất nhiều nhân tố tác độngđến các em làm cho một số sinh viên bỏ học khi khóa học chưa kết thúc.

Phần lớn sinh viên bị tác động tiêu cực từ bên ngoài làm cho suy nghĩ vàhành động của các em dần thay đổi Nhiều em do thiếu cố gắng nỗ lực của bảnthân cộng với kết quả học tập không như ý muốn, bị bàn bè lôi kéo vào nhữnghoạt động ngoài học tập, hay đi làm thêm khi khó khăn về kinh tế để kiếmthêm thu nhập và rất nhiều tác động khác Chính những điều đó làm các em saonhẵng việc học hành, kết quả học tập giảm sút rồi dẫn đến bỏ học luôn

Có rất nhiều những tác động từ bên ngoài dẫn tới các em bỏ học, trongkhi đó bản thân sinh viên cũng không nhận ra các tác động ấy và đến khi nhận

ra thì đã quá muộn để quay lại giảng đường Những nhân tố tác động dẫn tớisinh viên bỏ học có thể kể đến như:

Thiếu sự quan tâm của thầy cô giáo và các cố vấn học tập, của lực lượng giáo dục nhà trường.

Khi cần một sự giúp đỡ quan tâm, khi mắc phải những sai sót nào đó đểđứng dậy sau mỗi lần vấp ngã các em bị mất phương hướng, lại không có sựgiúp đỡ từ thầy cô và các lực lượng giáo dục của nhà trường Chính vì lẽ đó,nhiều em cảm thấy bị bỏ rơi trong học tập và rèn luyện nên chán nản và nhiềulần như thế có ý nghĩ muốn thoát ly môi trường học đường để tìm một conđường mới dễ chịu hơn Nhiều em chỉ vì thi hai ba lần mà không trả nợ đượcvài môn còn nợ nên chán nản rồi dẫn tới bỏ học luôn vì nghĩ mình không đủkhả năng để vượt qua

Sự quan tâm của nhà trường và thầy cô là nhân tố tác động quan trọngnhất dẫn tới sinh viên bỏ học trong môi trường giáo dục Theo tác giả sinhviên không chê trường nghèo, cũng ít khi các em phàn nàn về cơ sở vật chất

mà các em chỉ phàn nàn về sự thờ ơ và ít quan tâm của thầy cô Cũng nhưtrong một gia đình, con cái hiếm khi chê cha mẹ nghèo, những gia đình giàu

có đầy đủ vật chất nhưng cha mẹ ít quan tâm đến con cái, những gia đình cha

mẹ ly dị không quan tâm đến các em nên chúng mới bỏ nhà đi bụi đời Nhữnggia đình dù cha mẹ nghèo nhưng yêu thương hòa thuận quan tâm chăm sóc

Trang 21

các con thì chúng cũng không bỏ đi bụi đời Điều đó là minh chứng rõ nhất sựquan tâm yêu thương giúp đỡ những lúc khó khăn là điểm tựa để con ngườivượt qua những khó khăn thách thức.

Môi trường giáo dục thiếu sự thân thiện là một trong những tác động dẫn đến sinh viên bỏ học

Trong một môi trường giáo dục mà thầy cô giáo ít quan tâm, không tôntrọng sinh viên, thầy cô chỉ lên lớp cho hết bài, không quan tâm đến các em

có hiểu bài không? có theo kịp chương trình không? giám thị khắt khe đếnmuộn 15 phút không cho vào lớp, giảng viên thấy vắng 25% số tiết học thìkhông cho thi, đóng học phí muộn cấm thi mà không xét đến nguyên nhânlàm cho các em bị ức chế và chán nản

Thầy và trò gần như chỉ quan hệ đối thoại và gặp mặt trên lớp khi có tiếtgiảng, sinh viên gặp vấn đề thắc mắc cũng không thể trao đổi với giảng viên.Khi có những oan khuất mà giảng viên và ban chủ nhiệm khoa giải quyết khôngthấu tình đạt lý cũng là những tác động dẫn đến sinh viên bỏ học luôn

Có những quy định sinh viên không được liên lạc với thầy cô giáo để tráchtình trạng xin điểm, mua điểm, và những tiêu cực trong quan hệ thầy trò đã làmmôi trường giáo dục mất đi sự thân thiện cần thiết giữa thầy và trò Sự thân thiện

và gắn bó giữa thầy và trò trong môi trường giáo dục là những nét đẹp vốn có củatruyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt nam, nó đã bị cơn lốc của xã hộihóa giáo dục và kinh tế thị trường cuốn phăng Cho dù trong bất cứ xã hội nào thìtruyền thống tốt đẹp và nhân văn ấy vẫn cần và rất cần khôi phục trong môitrường giáo dục, để tạo sự gắn bó giữa thầy và trò thúc đẩy quá trình dạy và họctốt hơn, tạo một sự thân thiện cần thiết để gắn bó giữa hai chủ thể người dạy vàngười học trong môi trường học đường ngày nay

Những khó khăn về kinh tế và tác động tiêu cực của một nhóm bạn bè

đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của các em

Sinh viên sống xa nhà đồng nghĩa với thiếu sự quản lý trực tiếp của giađình Đang trong lúc thiếu thốn khó khăn về kinh tế của các em thì nhữngnhóm bạn bè đi làm thêm có thêm thu nhập có thêm tiền bạc chi tiêu lại rủ rê

Trang 22

tham gia để “cùng hội cùng thuyền” Với thế mạnh trẻ, khỏe các em chỉ cần đilàm gia sư hoặc đi tiếp thị vài tiếng hoặc một buổi mỗi ngày, hoặc làm tiếpviên cho các quán bar mỗi buổi tối cũng kiếm được vài ba triệu đồng mộttháng Từ việc kiếm tiền dễ dàng các em suy nghĩ có học hành vất vả ratrường đi làm cũng chỉ thu nhập ba bốn triệu tiền lương mỗi tháng, nên bị tácđộng lôi kéo lao vào đi làm thêm rồi sao nhãng việc học hành rồi bỏ học luôn.

Một số trường hợp sinh viên không có tiền đóng học phí và những chitiêu trang trải hàng ngày nên bỏ học là giải pháp bắt buộc để đi làm, để tự tồntại ở các thành phố hy vọng sẽ quay lại trường đại học khi có điều kiện

Sinh viên dù đã đủ tuổi công dân nhưng lại rất thiếu kinh nghiệm sống,các em muốn tự khẳng định mình, muốn tự mình vừa kiếm sống vừa đi họcnhưng thực tế các em chưa đủ sức và lực cùng các mối quan hệ cần thiết để tựtồn tại trong một môi trường khắc nghiệt tại các đô thị phồn hoa đầy cạm bẫy.Từ đó nhiều em vừa đi học vừa làm thêm dẫn đến học tập đuối dần rồi khôngtheo kịp bạn bè xấu hổ rồi mặc cảm bỏ học luôn

Tác động từ những quan hệ tình cảm nhất thời.

Sinh viên sống xa nhà được hoàn toàn tự do trong sinh hoạt hàng ngày.Nhà trường không có ký túc xá, các em phải tự tìm phòng trọ bên ngoài cáckhu dân cư vì thế sinh hoạt tự do, trào lưu ở ghép, sống thử, yêu đương tự dolàm nhiều em bị bạn bỏ rơi hoặc có thai ngoài ý muốn nên bị sốc sau nhữnglần như vậy rồi chán nản và bỏ học Có những em mang thai và sinh con ngaytrong thời gian đang học nên bắt buộc phải bỏ học

Nhiều sinh viên do phát sinh quan hệ tình cảm yêu đương quá sớm làmsao nhẵng việc học hành dẫn đến kết quả học tập kém, nợ nhiều môn không

có khả năng trả nợ môn học, xấu hổ với bạn bè và cuối cùng là bỏ học để đilàm khi khóa học chưa kết thúc

Quan hệ phát sinh tình cảm nam nữ là bình thường ở lứa tuổi các emnhưng nếu thiếu sự quan tâm của gia đình người thân và nhà trường đặc biệt

là các thầy cô giáo thì các mối quan hệ ấy cũng hay quá đà và nhiều khi dẫn

Trang 23

đến hậu quả không mong muốn và hệ quả tất yếu là các cú sốc sau mỗi lầnnhư vậy dẫn đến bỏ học.

Tác động từ những mối quan hệ xã hội phức tạp và tệ nạn xã hội.

Có những em trong lúc khó khăn nhất thời về kinh tế đã vay mượn tiềnbạc từ bên ngoài và phát sinh những mối quan hệ tình cảm bất chính vớinhững người đàn ông lắm tiền nhiều thủ đoạn dẫn tới đánh ghen, hoặc vướngvào vay mượn tín dụng đen với lãi suất cao rồi không có khả năng trả nợ, bị

xã hội đen đe dọa và khống chế, giải pháp cuối cùng là bỏ học để trốn nợ

1.3 Thực trạng và nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

1.3.1 Khái quát chung về Trường Đại học Hùng Vương thành phố

Hồ Chí Minh

Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là trường đại họcngoài công lập, trường đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Trườngđược thành lập theo quyết định số: 470/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủ kýngày 14 tháng 8 năm1995

Trường đào tạo đa ngành, bao gồm 9 ngành với hơn 9.500 sinh viêntheo học, có hai trình độ đào tạo là đại học và cao đẳng hệ chính quy tậptrung, hàng năm tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục - Đào tạo Sinh viênđến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước Trường là mô hình chung cho cáctrường đại học ngoài công lập hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

và các tỉnh phía Nam Các ngành đào tạo trong nhà trường bao gồm:

- Ngành Quản trị Kinh doanh

Trang 24

- Ngành Ngoại ngữ

Cơ cấu tổ chức của nhà trường bao gồm: Hội đồng Quản trị (HĐQT) là

cơ quan cao nhất quyết định mọi chủ trương, đường lối kế hoạch đầu tư vàhoạt động của nhà trường trên cơ sở những quy định và quy chế của Bộ Giáodục - Đào tạo quy định với các trường ngoài công lập Dưới HĐQT có BanGiám Hiệu (BGH), đứng đầu BGH là Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng giúpviệc cho Hiệu trưởng Dưới BGH là các phòng ban chức năng và các khoachuyên ngành, tồn tại song song có một khoa chung đào tạo các môn họcchung như các môn lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất.Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ phục vụ cho mục tiêu đào tạo và vậnhành bộ máy nhà trường hoạt động, tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường vềcác lĩnh vực hoạt động Các phòng ban chức năng gồm có Phòng Đào tạo,Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Công tác Sinh viên, Phòng Nhân sự Pháp chế,Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, Phòng Đảm bảo Chất lượng, Phòng Hành chínhtổng hợp

Các phòng ban chức năng còn có nhiệm vụ cùng phối hợp các khoachuyên ngành quản lý và phục vụ sinh viên

Các khoa chuyên ngành quản lý trực tiếp sinh viên thuộc khoa và cáchoạt động của sinh viên trên cơ sở chia thành các lớp học Các lớp có giáoviên chủ nhiệm và ban cán sự lớp, bao gồm lớp trưởng và 2 lớp phó Songsong tồn tại sự hoạt động của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tạicác lớp với cơ cấu tổ chức là các chi đoàn sinh viên và đoàn khoa

Ở mỗi khoa chuyên ngành có Ban chủ nhiệm khoa (bao gồmtrưởng và phó khoa hoặc trợ lý trưởng khoa); các trợ lý giáo vụ khoa, trợ lý côngtác sinh viên, các giáo viên cơ hữu chủ nhiệm lớp, cùng với hệ thống đoàn thể vàhội sinh viên là các lực lượng tham gia quản lý sinh viên trong suốt thời gian họctập tại trường

Trang 25

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức nhà trường

Đặc điểm chung về sinh viên trường Đại học Hùng vương Tp Hồ Chí Minh

Sinh viên được tuyển vào trường theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục - Đàotạo giao Gần 50% số sinh viên chỉ đạt điểm sàn hoặc trên sàn 2-3 điểm, phầnlớn thuộc diện nguyện vọng 2

Hội đồng Quản trị

Ban Giám hiệu

Khoa chung đào tạo các

Khoa Quản trị Bệnh viện

Khoa Tài chính - ngân hàng

Khoa Kế toán - tài chính

Khoa Du lịch

Khoa Công nghệ sau Thu

hoạch Khoa Công nghệ Xây dựng

Bộ môn

LL chính trị

Khoa đào tạo vừa học vừa

làm

Trang 26

Sinh viên đến từ khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước mà chủ yếutừ các vùng nông thôn nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và là con em của giađình lao động

Khi bước vào giảng đường đại học các em có khởi đầu khó khăn để hộinhập vào môi trường mới tại các đô thị phồn hoa

Trong một lớp là tập hợp của nhiều vùng miền với các nền văn hóa, tậpquán khác nhau, trình độ của các sinh viên cũng khá chênh lệch

Sinh viên phần lớn chăm chỉ siêng năng là đặc trưng của các vùng nôngthôn, trong quá trình hội nhập nhiều em có những thay đổi đáng kể do môitrường xã hội tác động kể cả mặt tích cực và tiêu cực

1.3.2 Thực trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

Thời kỳ trước đây số lượng sinh viên được tuyển sinh vào các trườngđại học thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, dựa trên sự cân đối ngành nghề

và nhu cầu xã hội Vì thế, số lượng các trường đại học và cao đẳng khôngnhiều, không có các trường đại học ngoài công lập mà toàn bộ là trường cônglập được nhà nước bao cấp Tại các trường công lập Sinh viên không phảiđóng học phí, được nhà nước trả tiền ăn, tiền ở (ở tập trung tại ký túc xá củatrường) và các nhu cầu sinh hoạt khác được nhà nước chi trả, sinh viên đượcquản lý tập trung một cách chặt chẽ trong suốt thời gian học tập ở trongtrường Thời kỳ này hầu như không có sinh viên bỏ học mà chỉ có sự điềuđộng theo lệnh của nhà nước, số lượng sinh viên tốt nghiệp cũng gần tươngđương sinh viên nhập học

Sau năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, theo đó

xu thế hợp tác, hội nhập quốc tế và xã hội hóa giáo dục phát triển, loại hìnhtrường đại học ngoài công lập ra đời, trong những năm gần đây số lượng cáctrường ngoài công lập tăng nhanh

Loại hình trường ngoài công lập không được nhà nước bao cấp về ngânsách, sinh viên đóng học phí chi phí đào tạo, tự trả bảo đảm tiền ăn, ở, sinhhoạt phí, nhà trường không có ký túc xá hoặc có nhưng rất ít

Trang 27

Sự quản lý của nhà trường đối với sinh viên không chặt chẽ, có nhữngtrường quy mô lớn (có đến 20-30 ngàn sinh viên với vài chục ngành nghề đàotạo) Vì thế sinh viên được tự do hơn, sự quản lý của nhà trường cũng ít đi vìkhông có ký túc xá Sinh viên tự tìm nơi ở và đời sống một bộ phận sinh viênxuất thân từ các gia đình lao động nghèo từ nông thôn ra thành phố học cũngkhó khăn hơn Có một bộ phận sinh viên do quá khó khăn về kinh tế nên phải

đi làm thêm để tồn tại Từ chỗ sinh viên dành thời gian đi làm thêm rồi saonhãng việc học tập và nợ môn, nợ nhiều không có khả năng trả nợ môn họcdẫn đến chán nản và bỏ học luôn

Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là trường đại họcngoài công lập, trường đại học đa ngành, hiện đang đào tạo 9 chuyên ngànhkhác nhau Quy mô đào tạo của nhà trường khoảng 9.500 sinh viên hệ chínhquy (không kể khối các lớp vừa học vừa làm) Ngoài ra, nhà trường còn thựchiện nhiệm vụ đào tạo sinh viên quốc tịch CHDCND Lào do Bộ Giáo dục -Đào tạo và UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho

Ngoài ra còn có số sinh viên theo học liên thông từ cao đẳng lên đạihọc, số này có thể vừa học vừa làm hoặc một số các em chưa đi làm sau khitốt nghiệp cao đẳng

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, số sinh viên đã bỏ học chủ yếu ở

2 trình độ đại học và cao đẳng hệ chính quy, các hệ đào tạo khác như liênthông, vừa học vừa làm chưa có trường hợp bỏ học giữa khóa học

Nghiên cứu, thống kê số liệu về số lượng sinh viên được tuyển mỗikhóa và số sinh viên bỏ học hàng năm tại Trường đại học Hùng vương thànhphố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 5 năm gần đây (2007-2012) thể hiện

ở bảng 1.1

Sinh viên thường bỏ học từ học kỳ 2 trong năm thứ nhất, học kỳ 1 vừanhập học chưa có trường hợp nào bỏ học trong học kỳ này Tỷ lệ bỏ học nhiềunhất là năm 1 sau đó, tỷ lệ này giảm dần ở các năm thứ 2 và thứ 3, năm thứ tư

tỷ lệ sinh viên bỏ học rất ít

Trang 28

Sinh viên hệ cao đẳng bỏ học nhiều hơn hệ đại học có lẽ một trong cácnguyên nhân là các em không muốn học cao đẳng mà bỏ học để thi lại năm sau.

Bảng 1.1: Thống kê số lượng tuyển sinh và số sinh viên bỏ học

hàng năm tại Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị tính: SV

KHÓA HỌC

SỐ SV TUYỂ

N ĐẦU VÀO

SV BỎ HỌC NĂM 1

SV BỎ HỌC NĂM 2

SV BỎ HỌC NĂM 3

SV BỎ HỌC NĂM 4

TỔN

G SỐ

SV BỎ HỌC

TỶ LỆ

% SO VỚI SỐ TUYỂ N VÀO

(Nguồn : Phòng Đào tạo, Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh-2012)

Ghi chú: ĐH : Đại học, CĐ: Cao đẳng , SV: Sinh viên

Trang 29

Qua số liệu thống kê cho thấy, tổng số sinh viên bỏ học tính theo cáckhóa trung bình từ 18-22% so với số lượng tuyển sinh đầu khóa Năm nào,học kỳ nào tình trạng bỏ học của sinh viên cũng xảy ra, trong đó hầu nhưsinh viên bỏ học vào cuối năm 1 là nhiều nhất, sau đó là bỏ học trong năm thứ

2 còn sang năm thứ 3 tỷ lệ bỏ học ít hơn, cho đến năm cuối khoá thì gần nhưkhông có sinh viên bỏ học Tình trạng bỏ học của sinh viên trường Đại họcHùng Vương thành phố Hồ Chí Minh diễn ra cụ thể như sau:

Năm 2007 nhà trường tuyển sinh 1.559 sinh viên, thế nhưng trong nămthứ nhất đã có 122 em bỏ học (chiếm 7,83%); năm thứ hai 115 em bỏ học(chiếm 7,38%); năm thứ ba 81 em bỏ học (chiếm 5,20%) và đến năm thứ tư

có 17 em bỏ học (chiếm 1,09%) Như vậy, tổng số sinh viên bỏ học của khoáhọc này là 320 sinh viên, chiếm tỷ lệ 21,50% so với số tuyển đầu vào

Khóa học 2008 tuyển sinh 2.798 sinh viên, trong đó bỏ học năm thứnhất 267 em (9,54%); năm thứ hai 179 em (6,40%); năm thứ ba 103 (3,68%);năm thứ 4 con số này là 21 em (0,75%) Tổng cộng trong toàn khóa số sinhviên bỏ học là 570 em chiếm 20,37% so với số tuyển đầu vào

Khóa học 2009 tuyển 2.847 sinh viên, trong đó bỏ học năm thứ nhất

315 em (11,06 %); năm thứ hai 143 em (5,02 % ); năm thứ ba 71 em(2,49%) Tổng cộng học sinh bỏ học trong 3 năm từ năm thứ nhất đến nămthứ 3 là 529 em (18,57%) (năm thứ 4 là năm 2013 thì chưa có số liệu thống kênhưng ít nhiều vẫn có tỷ lệ sinh viên bỏ học)

Khóa học 2010 dù mới đang học 2 năm tại trường theo số thống kê đếnngày 31/12/2012 số sinh viên bỏ học năm thứ nhất và năm thứ hai là274/1.846 em (chiếm 14,84%) Để cụ thể hóa và có cái nhìn toàn diện hơnqua từng năm, thể hiện trên biểu đồ qua các năm tại Trường Đại học Hùng

Vương thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua bảng 1.2 (Phụ lục 3)và biểu đồ

1.1 sau đây:

Trang 30

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ sinh viên bỏ học qua từng năm

Như vậy, số sinh viên bỏ học nhiều nhất ở năm đầu sau đó giảm dần,năm thứ 2 tình trạng bỏ học đã giảm hơn so với với năm thứ nhất, sangnăm thứ 3 tỷ lệ bỏ học rất ít và đến năm thứ 4 tỷ lệ bỏ học là không đáng

kể (0,70-1,09%)

Theo số liệu của Phòng Đào tạo-Trường Đại học Hùng Vương thànhphố Hồ Chí Minh (2012) sinh viên bỏ học có đơn xin nghỉ học để bảo lưu kếtquả điểm số đã thi (số này rất ít hầu như không đáng kể) Số đông sinh viênnghỉ không có đơn và tự động nghỉ không bảo lưu kết quả (con số này xácđịnh bằng số sinh viên không đóng học phí và cũng không đến trường học tậpquá một học kỳ nghỉ học không có lý do bị gạch tên khỏi danh sách) Tại thờiđiểm tháng 12/2012 toàn trường có 9.503 sinh viên, theo sổ thống kê số đã bỏhọc qua từng năm là 1.263 em

Đánh giá về thực trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vươngthành phố Hồ Chí Minh, trung bình có khoảng 18-21% số sinh viên tuyển đầu

Trang 31

vào bỏ học giữa khóa (trung bình khoảng từ 400-500 em/khóa học) Đây là con

số khá lớn Sinh viên bỏ học chủ yếu năm thứ nhất và năm thứ hai Như vậy, nhàtrường sẽ mất một khoản học phí là 2 đến 3 năm, nếu tính bình quân là 2,5 năm

x số SV bỏ học x học phí một năm là: 2,5 x 500 SV x 12.000.000 đ/năm = 15 tỷđồng/ một khóa học Thực tế trong nhiều năm qua tại nhà Trường số sinh viênđầu vào là 2.500, số đầu ra (tốt nghiệp) luôn thấp hơn con số 2.000 Số chênhlệch đầu vào và đầu ra không phải hoàn toàn là do các em bỏ học, có một bộphận không bỏ học nhưng do nợ môn không trả nợ được và vẫn không tốtnghiệp Số này tuy không được thống kê cụ thể nhưng hàng năm vẫn có, các em

có khi đi làm rồi vẫn quay lại ôn thi và trả nợ các môn còn nợ

Về biểu hiện ban đầu của sinh viên bỏ học, 80% số ý kiến cho rằng các

em tự ý bỏ giờ, bỏ tiết và 65% số ý kiến cho rằng tự động bỏ môn học luônchỉ có 1% ý kiến cho rằng có làm đơn xin thôi học (để bảo lưu kết quả)

1.3.3 Thực trạng quản lý sinh viên ở Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Theo cơ cấu tổ chức của nhà trường, các chủ thể tham gia quản lý sinhviên bao gồm:

Giáo viên chủ nhiệm (quản lý chung về các mặt)

Trợ lý công tác sinh viên (quản lý về điểm rèn luyện)

Trợ lý giáo vụ khoa (quản lý về điểm và kết quả học tập)

Đoàn thanh niên ở các khoa (quản lý về các hoạt động đoàn, hội).Trong bốn chủ thể quản lý trực tiếp từ khoa chỉ có chủ thể giáo viên chủnhiệm là thực sự quản lý trực tiếp, mỗi giáo viên phụ trách từ một đến hai lớp

và quản lý tất cả các mặt trong học tập, đời sống sinh viên

Các chủ thể quản lý khác như Ban chủ nhiệm khoa, các phòng banchức năng, đoàn hội, trợ lý sinh viên, trợ lý giáo vụ là quản lý gián tiếp sinhviên thông qua báo cáo của chủ thể quản lý trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm

Ban giám hiệu quản lý gián tiếp thông qua cấp trung gian là Ban chủnhiệm khoa và các phòng ban chức năng, các chủ thể này lại quản lý thôngqua giáo viên chủ nhiệm

Trang 32

Như vậy, công tác quản lý sinh viên có nhiều tầng, nhiều cấp trung giannên hầu như không sâu sát, ít tác dụng và cũng không thể quản lý nổi vì khi cáccấp quản lý biết sự việc thì đã xảy ra rồi nên cũng không có tác dụng ngăn chặn.

Về chủ thể quản lý trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm lớp (mỗi giáo viênquản lý từ 1-2 lớp, mỗi lớp khoảng 50-60 sinh viên) Trên thực tế, sinh viên ởtrọ vì không có ký túc xá của trường nên các em ở phân tán trên một địa bànrất rộng, do vậy giáo viên cũng không thể thường xuyên xuống nơi ở của các

em Các chủ thể khác như trợ lý công tác sinh viên, trợ lý giáo vụ khoa hayđoàn khoa cũng không thể trực tiếp gần các em vì mỗi bộ phận chỉ có mộtngười mà có hàng nghìn sinh viên mỗi khoa

Có thể nói công tác quản lý các em trong thời gian ngoài giờ lên lớp gầnnhư bỏ ngỏ, vì thế không ai biết ngoài giờ lên lớp các em làm gì hoặc dùng thờigian vào việc gì Có thể khẳng định rằng ngoài giờ học trên lớp, gần như sinhviên bị bỏ rơi, sinh hoạt tùy tiện ở các khu nhà trọ Được tự do thái quá, nhiều

em không thoát được tệ nạn xã hội, phạm pháp Nhưng quản lý bằng cách nàocho hiệu quả? đến nay đó còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp Sinh viên ở cáctrường đại học ngoài công lập phần lớn đến từ nông thôn Các em vào đại học

là thoát ly gia đình, hòa vào môi trường sống mới ở đô thị, tuy đã đủ tuổi côngdân, nhưng các em còn rất thiếu kinh nghiệm sống Sinh viên ở tại các khu nhàtrọ ngoài tầm quản lý của nhà trường, bị tệ nạn xã hội cám dỗ, xuống cấp vềmặt đạo đức đã trở thành vấn đề lớn của xã hội Chính vì thế, trong vài nămgần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã siết lại công tác quản lý sinh viên bằngnhiều quy chế thiết thực như không có điểm rèn luyện không xét công nhận tốtnghiệp, sinh viên nghỉ học quá 25% số tiết không được thi Chính phủ đã phêduyệt hàng loạt dự án sử dụng từ nguồn vốn trái phiếu để xây dựng ký túc xácho sinh viên ở tập trung nhưng chỉ cho các trường công lập còn trường ngoàicông lập thì chưa được hưởng quy chế ưu đãi này

Ngày nay không thể quản lý sinh viên theo kiểu “nuôi nhốt” trong kýtúc xá, phương thức quản lý cứng nhắc ấy đã không còn phù hợp, nhưng đểcho các em tự do hoàn toàn thì thật không ổn Rất nhiều nhà giáo dục cho

Trang 33

rằng trách nhiệm chính quản lý sinh viên vẫn là nhà trường Bộ Giáo dục Đào tạo cũng có nhiều quy định cụ thể, buộc các trường đại học phải thựchiện như giáo dục công dân ở tuần ngoại khóa đầu năm tuyển sinh, nhưnghiện nay hiệu quả không cao.

-Đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên của nhà trường cònnhiều hạn chế, có thể nói là công tác quản lý yếu, chưa giúp gì nhiều cho sinhviên trong việc giải quyết những khó khăn của các em Sự giúp đỡ có chăngchỉ là mặt tinh thần động viên của giáo viên chủ nhiệm lớp

Qua các phiếu điều tra đánh giá công tác quản lý sinh viên của các chủthể như các khoa chuyên ngành, Phòng công tác sinh viên, Ban giám hiệu nhàtrường là yếu, ít quan tâm sâu sát với những khó khăn của sinh viên cụ thểnhư sau: Công tác quản lý sinh viên hầu như nhà trường giao hết về cho cáckhoa chuyên ngành quản lý số sinh viên đang theo học tại khoa Do số sinhviên đông mà giáo viên và cán bộ quản lý ít nên một giáo viên hay cán bộquản lý phải quản lý nhiều sinh viên do vậy ít có sự quan tâm của thầy cô giáođối với đời sống và học tập của các em Ban chủ nhiệm khoa một năm mới cómột buổi gặp gỡ sinh viên để phản ánh những bức xúc của sinh viên Nhưngtrên thực tế Ban chủ nhiệm khoa cũng không được phân cấp về trách nhiệm

và thẩm quyền giải quyết mà chỉ là báo cáo lại Ban giám hiệu nên cấp khoa làmột cấp quản lý nhưng ít có tác dụng

Phòng công tác sinh viên có chức năng về quản lý sinh viên nhưng thực

tế là không quản lý được sinh viên, vì sinh viên là do các khoa chuyên ngànhquản lý mà các khoa là ngang cấp với Phòng công tác sinh viên Bên cạnh đócán bộ quản lý sinh viên là các chuyên viên chưa từng kinh qua công tácgiảng dạy, tiếng nói của họ chưa có sức thuyết phục với sinh viên và ngay cảvới đội ngũ giảng viên Phòng công tác sinh viên cũng không có cán bộ quản

lý chuyên trách đến từng khoa nên mọi thông tin có được là do khoa báo lên

Các phong trào đoàn hội, có sự quan tâm đến sinh viên nhưng chỉ làquan tâm về mặt tinh thần như tổ chức các phong trào các hoạt động, tạo sânchơi cho sinh viên, nhưng cái chính là giúp đỡ khó khăn về kinh tế thì ngoài

Trang 34

khả năng của họ nên không giúp gì cho sinh viên trong việc giải quyết nhữngkhó khăn dẫn đến bỏ học.

Ban giám hiệu nhà trường hàng tuần có một buổi tiếp sinh viên nhưngthực tế rất ít sinh viên đến dự buổi tiếp xúc này vì toàn trường có 8-9 ngànsinh viên mà chỉ có một buổi tiếp sinh viên nên chỉ có những oan ức thật sựbức xúc sinh viên mới phải tiếp cận Ban giám hiệu để đề đạt nguyện vọng

Khi phát hiện sinh viên có biểu hiện bỏ học các chủ thể quản lý khôngkịp thời ngăn chặn vì khi biết các em bỏ học thì các em đã nghỉ học rồi hoặcthông qua bạn bè ở trọ các chủ thể quản lý mới biết Các em thông báo thìgiáo viên chủ nhiệm mới biết và sau đó giáo viên chủ nhiệm mới thông báocho khoa hay nhà trường hoặc phòng công tác sinh viên thì lúc đó các em đãnghỉ học và không còn đến trường nên không gặp lại các em nữa

1.3.4 Nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

Dựa vào kết quả cuộc khảo sát, điều tra thăm dò ý kiến đối với cán bộquản lý, giảng viên và sinh viên qua mẫu phiếu thăm dò ý kiến (M1 và M2)tháng 2/ 2013 Nội dung phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, trảlời các nguyên nhân dẫn đến bỏ học, câu hỏi điều tra theo tiêu chí điều tra xãhội học Các câu trả lời mang tính định tính hoặc định lượng, phần thống kê

xử lý số liệu quy về tỷ lệ hoặc định lượng

Thời điểm điều tra vào đầu học kỳ của năm học thứ hai, thời gian từphát phiếu điều tra và thu phiếu điều tra là 7 ngày

Việc bỏ học của sinh viên liên quan đến nhiều yếu tố và bản thân chủthể sinh viên, những người có liên quan được thăm dò ý kiến là cán bộ quản

lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và bản thân sinh viên từ năm thứ hai

Kết hợp các phương pháp khác để bổ sung về lý luận thực tiễn như:Phương pháp xin ý kiến chuyên gia, hỏi những người có nhiều kinhnghiệm trong quản lý giáo dục, để tận dụng những kinh nghiệm trong quản lýgiáo dục ở quá khứ Các chuyên gia có nhiều ý kiến và đóng góp sâu sắc, thiết

Trang 35

thực phù hợp với thực tiễn đa dạng, phong phú của thực tiễn quản lý giáo dụctrong nhà trường

Trong các ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong cácbuổi tọa đàm, đa số cho là sinh viên rất cố gắng nhưng do “lực bất tòng tâm”,

do không có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và học tập tại các thành phố lớnnên phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền Ý kiến này được nhiều chuyên gia tánthành và cũng là ý kiến mà đa số sinh viên cho là đúng với hoàn cảnh của các

em hiện nay tại các trường đại học ngoài công lập

Ngoài ra bằng cách khác, chúng tôi còn tham khảo ý kiến các cựu sinhviên đã ra trường và đang tham gia vào lực lượng lao động xã hội, tham khảo

ý kiến của các cán bộ đoàn hội hoạt động trong nhà trường Các ý kiến đềucho là sinh viên bỏ học phần lớn là do quá khó khăn về kinh tế nên phải bỏhọc Nguyên nhân chi phí đào tạo cao, các cựu sinh viên cho rằng học phí củanhà trường với mức phí 10.000đ/ tiết (tương đương 10-12 triệu đ/năm) làkhông cao so với mặt bằng chung hiện nay

Phương pháp toạ đàm, trao đổi với cán bộ quản lý và giảng viên từ đórút ra những ý kiến chung nhất

Kết luận về nguyên nhân bỏ học của sinh viên qua phiếu điều tra: sinhviên bỏ học là một hành vi có chủ định, có tính toán chứ không phải ngẫunhiên Các em bỏ học có cả nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân sinhviên và nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động vào

Trong các nguyên nhân này thì nguyên nhân khách quan tác động vàonhiều hơn, đa số cho rằng bản thân các em cũng không muốn bỏ học nhưng vìnhững hoàn cảnh bắt buộc mà phải nghỉ học Có một số trường hợp các em nghỉhọc nhưng có đơn xin bảo lưu kết quả học tập vì còn muốn quay lại học tập, vìvậy có thể nói các em nghỉ học phần lớn là do những lý do khách quan bắt buộc

Theo thực tế thống kê và xử lý thống kê 150 phiếu điều tra thăm dò ý

kiến như bảng 1.3 ( phụ lục 4) và bảng 1.5 (Phụ lục 6) có thể rút ra các

nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bỏ học của sinh viên như sau:

Trang 36

Các nguyên nhân khách quan

Trong môi trường đại học các em có cơ hội cọ xát, giao lưu, và bị ảnhhưởng bởi rất nhiều những yếu tố tác động từ bên ngoài có thể kể ra như:

Một là, sinh viên thiếu sự quan tâm của các lực lượng giáo dục trong nhà

trường từ cán bộ quản lý đến giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập

Hầu như giảng viên trong trường đại học nhiệm vụ chủ yếu là giảngdạy, truyền đạt kiến thức và nghiên cứu khoa học Cán bộ quản lý chủ yếuquan tâm đến quản lý chương trình và kế hoạch đào tạo, vận hành bộ máyhoạt động của nhà trường Giáo viên chủ nhiệm hay cố vấn học tập chỉ quantâm đến học tập mà ít quan tâm đến đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần củacác em nên nhiều khi sinh viên bỏ học mà nhà trường cũng không biết

Theo kết quả xử lý thông tin trên các phiếu điều tra 70% ý kiến cho làsinh viên thiếu sự quan tâm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường nêndẫn đến tình trạng bỏ học (20% số phiếu cho điểm 4 và 50% số phiếu chođiểm 3) Số phiếu cho điểm 2 chỉ có 20% (tương đối đúng) còn lại 10% sốphiếu cho rằng sinh viên bỏ học không phải do nguyên nhân thiếu sự quantâm của thầy cô và nhà trường

Hai là, chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp.

Sinh viên chỉ cần 13 điểm (điểm sàn) đã đủ điểm vào đại học, 10 điểm

đã đủ điểm vào học cao đẳng (nếu cộng cả điểu ưu tiên, điểm khu vực thì các

em chỉ cần 10-11 là đủ điểm vào đại học) Các em vào đại học mà không cảmthấy tự hào, vào đại học quá dễ dàng nên ít động cơ phấn đấu học tập, với 13điểm không vào trường này sẽ vào trường khác nên các em coi việc vào họctại một trường đại học là tất yếu

Chất lượng đầu vào thấp thì quá trình nhận thức, khả năng tiếp thu bàigiảng cũng kém, các em nợ nhiều môn khó có khả năng trả nợ dẫn tới bỏ họcluôn Đa số các ý kiến (76% số phiếu bao gồm 16% số phiếu cho điểm 4 và60% số phiếu cho điểm 3- phụ lục 6) đều cho rằng chất lượng tuyển sinh đầuvào thấp cộng với sự thiếu cố gắng nỗ lực là nguyên nhân dẫn đến bỏ học vìcác em không theo kịp chương trình học tập dẫn đến phải thi lại nhiều môn và

Trang 37

bỏ học Chỉ có 18% số phiếu cho là tương đối đúng còn 6% số ý kiến đượchỏi cho là không đúng nguyên nhân bỏ học của sinh viên không phải do chấtlượng đầu vào thấp Điều này là có cơ sở thực tế vì có nhiều em điểm đầu vàokhá cao (18-19 điểm), kết quả học tập học kỳ 1,2 đạt khá, giỏi nhưng vẫn bỏhọc có thể do không yêu ngành đang học hoặc bỏ học để thi lại năm sau.

Ba là, môi trường giáo dục trong các trường đại học hiện nay có vẻ

thiếu sự thân thiện

Ngày nay, tại các giảng đường đại học sinh viên đi học cũng không aibiết nghỉ học cũng không ai biết, thầy chỉ biết giảng (số lượng giáo viên thỉnhgiảng khá đông); cuối học kỳ thi, tích luỹ đủ tín chỉ ra trường, nợ môn đóngtiền học lại, trả nợ khi nào xong thì qua Môi trường giáo dục thiếu sự gắn kếtgiữa thầy và trò (thầy giáo thỉnh giảng chỉ dạy một hoặc hai môn trong suốtkhóa học); giữa sinh viên với các phong trào đoàn hội cũng ít có sự gắn bó

Cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện học tập của sinh viên khó khăn, thiếu sânchơi, thư viện thiếu chỗ ngồi, các phong trào thể dục thể thao rèn luyện sứckhoẻ hầu như không có Theo ý kiến thăm dò đa số đều cho rằng ở trường đạihọc thiếu môi trường thân thiện, sinh viên phải tự giác lo việc học tập, ai biếtngười đó, lo để tự vượt qua các kỳ thi, trả nợ các môn học tích lũy đủ số tínchỉ cần thiết để ra trường Hơn 78% ý kiến cho rằng môi trường giáo dục đạihọc thiếu sự thân thiện (12% số phiếu cho điểm 4 và 60% số phiếu cho điểm3-phụ lục 6), 16% cho rằng ý kiến này tương đối đúng Chỉ có 6% số phiếuthăm dò cho rằng sinh viên bỏ học không phải do nguyên nhân môi trườnggiáo dục thiếu thân thiện

Bốn là, trong môi trường đại học thiếu sự phối kết hợp giữa nhà trường,

gia đình và các tổ chức xã hội

Sinh viên bỏ học phần lớn gia đình và nhà trường cũng không biết.Những khó khăn về đời sống sinh viên nhà trường và đoàn hội cũngkhông biết hoặc biết mà không thể giúp đỡ, thiếu sự phối hợp giữa nhàtrường, gia đình, xã hội để giúp đỡ các em Nhà trường cũng ít kết hợp với cácdoanh nghiệp; các tổ chức xã hội để giúp các em tiếp cận cuộc sống Trong các

Trang 38

hoạt động thực hành, thực tập, gần như nhà trường bỏ mặc các em trong quátrình thâm nhập thực tế sản xuất Hơn 80% phiếu thăm dò cho rằng không có

sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (6% số phiếu cho điểm 4 và 76% sốphiếu cho điểm 3- phụ lục 6) Nhà trường chỉ đưa các thông tin về sinh viên lênwebsite của nhà trường (thông tin một chiều) còn gia đình có đọc có biết haykhông nhà trường không nắm được Phần lớn các bậc phụ huynh không có khảnăng kiểm soát kết quả học tập của con em mình qua mạng Chỉ có 8% số ýkiến được hỏi cho rằng nguyên nhân sinh viên bỏ học không phải do nguyênnhân này

Năm là, chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy của các trường đại học hiện nay chậm đổi mới

Chương trình đào tạo hầu như cũ kỹ, chậm đổi mới, không theo kịp đàphát triển của nền kinh tế thị trường, không theo kịp với tốc độ phát triển củakhoa học công nghệ nên không phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên.Chính điều này làm cho sinh viên cảm thấy bài học khô cứng, thiếu thực tế,không hấp dẫn cũng dẫn đến bỏ học Các phiếu thăm dò đều có kết quả chorằng phương pháp giảng dạy và học tập hiện nay là cũ, lạc hậu, ít được đổi mớinên không hấp dẫn sinh viên Có đến 66% (16% số phiếu cho điểm 4, 50% sốphiếu cho điểm 3) ý kiến cho là phương pháp giảng dạy học tập chậm đổi mới,20% ý kiến cho là tương đối đúng, chỉ có 14% cho rằng chương trình đào tạo

và phương pháp giảng dạy như hiện tại là vừa sức và phù hợp với các em

Sáu là, các chính sách đối với sinh viên hiện nay là không phù hợp với

thực tế dẫn tới các em vô cùng khó khăn trong đời sống nên nhiều em bỏ học

Học phí các trường ngoài công lập (trung bình khoảng từ 10-12 triệuđồng /năm) cao hơn so các trường công lập (2,2 triệu đồng/năm) Các trườngngoài công lập hầu như không có ký túc xá nên sinh viên phải thuê phòng trọbên ngoài với giá cả đắt đỏ, chi phí sinh hoạt điện nước giá cao Rất nhiềusinh viên không đủ tiền chi trả cho thuê phòng ở và các chi phí khác như tiềnđiện, tiền nước, chi phí đi lại Nhiều nhóm sinh viên phải ở hết sức chật chội

để giảm bớt chi phí tiền trọ với 6 em trên 3 chiếc giường tầng trong 1 căn

Trang 39

phòng trọ 12m2 bình quân chỉ có 2m2/em Việc cho vay vốn của ngân hàngchính sách quá ít; không đủ chi phí cho những sinh viên khó khăn (mức chovay tối đa của ngân hàng là 1.000.000 đồng/tháng lãi suất 0,65%/tháng) Việckhen thưởng qua kết quả học tập chỉ mang ý nghĩa tượng trưng chứ khôngmang ý nghĩa thực tế Các trường cần tạo việc làm thêm cho sinh viên gắnliền với chuyên môn họ được đào tạo để họ gắn bó với ngành nghề hơn.

Đời sống đô thị phồn hoa, cám dỗ vật chất tác động đến các em trongkhi đó đời sống sinh viên lại quá khó khăn về vật chất (chỉ cần các em đi dạykèm cho học sinh phổ thông mỗi buổi tối hai giờ đến ba giờ là một tháng các

em có thể kiếm được ba triệu đồng) Chỉ cần làm tiếp viên buổi tối cho cácquán ăn nhà hàng, hay tiếp thị cho một hãng sản phẩm nào đó với thế mạnh trẻkhoẻ đẹp của các em thì mỗi tháng các em cũng có thể kiếm được ba triệu Từviệc kiếm đồng tiền quá dễ đã lôi các em ra khỏi môi trường học đường vừanghèo lại vừa học hành vất vả Đó là nguyên nhân dẫn tới nhiều em bỏ họcluôn, vì các em nghĩ có học ra trường vất vả khổ cực 4 năm thì ra trường mứclương cũng chỉ ba - bốn triệu đồng Những tác động này đến với các em thiếu ýchí bản lĩnh và dễ sa ngã lại đang trong tình thế khó khăn nhất thời về kinh tế

Những em gia đình có hoàn cảnh khó khăn thực sự, số này khá đôngvới các sinh viên xuất thân từ nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa Các emkhông đủ tiền đóng học phí, không có tiền trang trải chi phí học tập và sinhhoạt đắt đỏ tại các đô thị lớn Mặc dù có quyết định 157 QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ về việc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam hỗ trợ chosinh viên vay tiền học tập, nhưng việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng làkhông dễ vả lại định mức cho vay tối đa 1.100.000 đồng/ tháng (Thủ tướngChính phủ đã ký Quyết định 1196/QD-TT ngày 19 tháng 7 năm 2013) vềĐiều chỉnh mức cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên là không giảiquyết được vấn đề

Hơn 94% ý kiến thăm dò cho rằng sinh viên bỏ học là do khó khăn vềkinh tế như không có đủ tiền chi phí đóng học phí, ăn ở đi lại và những chiphí khác, chỉ có 6% ý kiến được thăm dò cho là sinh viên bỏ học không phải

Trang 40

vì lý do kinh tế và chính sách đối với sinh viên là không liên quan tới việcsinh viên bỏ học.

Các nguyên nhân chủ quan

Một là, tư duy thấp, hổng kiến thức từ các lớp dưới, nhận thức kém.

Nhiều em không đủ kiến thức và trình độ cơ bản để theo học ở bậc đạihọc, trong khi đó các em lại thiếu sự cố gắng nỗ lực bản thân nên sức học cứđuối dần và một số các em không theo nổi dẫn đến tình trạng bỏ học Chấtlượng sinh viên đầu vào thấp cũng đồng nghĩa với sự tư duy và nhận thức củacác em không cao, hổng kiến thức cơ bản ở chương trình phổ thông trung học

Hai là, thiếu sự cố gắng nỗ lực của bản thân trong điều kiện các em

sống xa nhà, thiếu sự quan tâm hàng ngày của cha mẹ và gia đình

Các em không tự cố gắng và nỗ lực bản thân nên thời gian lên lớp vàthời gian tự học bài ở nhà bị chia sẻ vào những công việc khác như đi chơi bạn

bè, đi làm thêm, đến các tiệm internet, những quan hệ tình cảm khác Chínhnhững điều này làm cho kết quả học tập bị ảnh hưởng Có em nợ trên 50% sốmôn học trong một học kỳ, làm tăng sự bi quan và chán nản việc học, cuốicùng là khả năng trả nợ các môn học bị nợ gần như là không thể, bởi vì dohổng kiến thức ở bậc phổ thông nên dù có cố gắng vẫn không thể đạt điểmtrung bình Trong số các ý kiến được nêu ra trong phiếu thăm dò ý kiến có đến88% (20% số phiếu cho điểm 4, 68% số phiếu cho điểm 3) ý kiến cho rằng các

em sống xa gia đình và thiếu sự quan tâm của gia đình cộng với sự thiếu cốgắng nỗ lực của bản thân vì các em đi học xa nhà chỉ có thể về nhà vào dịp hèhoặc tết âm lịch

Ba là, các em sinh viên ngày nay có xu hướng phát triển “sớm” hơn

nên những quan hệ yêu đương, tình ái cũng sớm hơn và nhiều hơn

Các em không đủ bản lĩnh; kiến thức và sự hiểu biết nên đã quá đà dẫntới những hậu quả nghiêm trọng như có thai, nạo hút thai, bị bạn bỏ rơi haychia tay nhau dẫn tới những khủng hoảng tâm lý và sức khoẻ sau mỗi sự cốnhư vậy, thậm chí có em còn đang năm thứ hai đã sinh con ngoài ý muốn nênviệc bỏ học là không tránh khỏi

Ngày đăng: 21/06/2018, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w