LỜI MỞ ĐẦU Máy móc, thiết bị là một mặt hàng quan trọng đối với sự phát triển của nền công nghiệp đất nước, góp phần rút ngắn khoản cách về công nghệ với thế giới. Trình độ khoa học công nghệ của nước ta con thấp. Do đó, nhà nước đã tạo điều kiện để nhập khẩu các máy móc thiết bị của nước ngoài và trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta đã có những phát triển vượt bậc, nhanh chóng xoá dần khoản cách với nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Đối vơi công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu các máy móc thiết bị như Côngty Thương mại Tài chính Hải âu thì việc thực hiện tốt nội dung quản lý là rất quan trọng. Để phục vụ việc quản lý này, kế toán công ty phải tỏ chức theo dõi và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời tình hình nhập hàng, dự trữ, bán hàng và kết quả tiêu thụ hàng hoá. Trong thời gian thực tập tại Công ty Thương mại Tài chính Hải âu, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng Kế toán, em đã tìm hiểu sâu về phần hành kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy, em đã chon đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Tài chính Hải âu” để nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Côngty Thương mại Tài chính Hải âu” là nhằm khẳng định lại những kiến thức cơ bản về kế toán nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung và tại Công ty Thương mại Tài chính Hải âu nói riêng. Qua đó em thấy những thành tựu, những hạn chế để góp phần xác định những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Côngty Thương mại Tài chính Hải âu. Đề tài của em giới hạn trong phạm vi hoạt độngkế toán nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Côngty Thương mại Tài chính Hải âu.
Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 2. TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt 3. NSNN: Ngân sách Nhà Nước 4. BH: bán hàng 5. DV: Dịch vụ 6. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp 7. CNV: Công nhân viên 8. GTGT: Giá trị gia tăng 9. VND: Việt nam đồng 10. TSCĐ: Tài sản cố định 11. BHXH: Bảo hiểm xã hội 12. XDGT: Xây dựng giao thông 13. HĐ: Hợp đồng 14. NKCT: Nhật ký chứng từ 15. QLDN: Quản lý doanh nghiệp 16. CPMH: Chi phí mua h àng SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 1 Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Máy móc, thiết bị là một mặt hàng quan trọng đối với sự phát triển của nền công nghiệp đất nước, góp phần rút ngắn khoản cách về công nghệ với thế giới. Trình độ khoa học công nghệ của nước ta con thấp. Do đó, nhà nước đã tạo điều kiện để nhập khẩu các máy móc thiết bị của nước ngoài và trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta đã có những phát triển vượt bậc, nhanh chóng xoá dần khoản cách với nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Đối vơi công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu các máy móc thiết bị như Côngty Thương mại Tài chính Hải âu thì việc thực hiện tốt nội dung quản lý là rất quan trọng. Để phục vụ việc quản lý này, kế toán công ty phải tỏ chức theo dõi và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời tình hình nhập hàng, dự trữ, bán hàng và kết quả tiêu thụ hàng hoá. Trong thời gian thực tập tại Công ty Thương mại Tài chính Hải âu, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng Kế toán, em đã tìm hiểu sâu về phần hành kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy, em đã chon đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Tài chính Hải âu” để nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Côngty Thương mại Tài chính Hải âu” là nhằm khẳng định lại những kiến thức cơ bản về kế toán nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung và tại Công ty Thương mại Tài chính Hải âu nói riêng. Qua đó em SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 2 Luận văn tốt nghiệp thấy những thành tựu, những hạn chế để góp phần xác định những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Côngty Thương mại Tài chính Hải âu. Đề tài của em giới hạn trong phạm vi hoạt độngkế toán nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Côngty Thương mại Tài chính Hải âu. Ngoài phần mở đầu, mục lục, các bảng biểu, sơ đồ, kết luận, phụ lục, luận văn tốt nghiệp có kết cấu bao gồm ba chương sau: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trogn các doanh nghiệp kinh doanh. Chương II: Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Tài chính Hải âu. Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Tài chính Hải âu. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và phòng kế toán công ty Thương mại Tài chính Hải âu đã tận tình giúp em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Do thời gian không nhiều, trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em kính mong nhận được ý kiến bổ sung của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Quốc Trung và các thầy cô giáo trong Khoa Kế Toán trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 3 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI TÀI CHÍNH HẢI ÂU 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 1.1.1. Hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu 1.1.1.1. Khái niệm Nhập khẩu là việc một quốc gia mua hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia khác đưa về trong nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Những hàng háo được coi là hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành gồm: - Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu sử dụng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương. - Hàng đưa về Việt Nam tham gia hội trợ, triển lãm, sau đó doanh nghiệp mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng tại các khu chế xuất bán tại Việt Nam. - Hàng tạm xuất tái nhập. Tuy nhiên, hàng hoá nhận viện trợi nhân đạo, hàng đưa qua nước thứ ba (quá cảnh) thì không được coi là hàng nhập khẩu. 1.1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường hiện nay Nhập khẩu là một khâu quan trọng của ngoại thương, có tác động một cách trực tiếp đến sản xuất và đời sống trong nước. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam như hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu càng được thể hiện rõ nét trên các khía cạnh sau: -Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước. Việc nhập khẩu các loại máy SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 4 Luận văn tốt nghiệp móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại trên thế giới góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nước ta theo kịp với thế giới. -Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. Trên cơ sở tiếp thu, khai thác thế mạnh về hàng hoá, vốn, công nghiệp của nước ngoài, hoạt động nhập khẩu sẽ tạo đà cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, góp phần cân đối cán cân thương mại. 1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu Với đặc trưng là hàng hoá được mua từ nước ngoài về Việt Nam, hoạt động kinh doanh nhập khẩu khác với hoạt động kinh doanh hàng hoá nội địa và có những đặc điểm sau: -Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là những mặt hành trong nước chưa có hoặc chưa sản xuất được, hoặc đã có nhưng khồng đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dung cho xã hội cả về mặt số lượng, chất lượng và thị hiếu . -Do hoạt động nhập khẩu gồm hai giai đoạn là nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu nên thời gian lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu thường kéo dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hoá nội địa. -Do quá trình kinh doanh hàng nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa lý, phương tiện vận chuyển, điều kiện và phương thức thanh toán nên thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách khá xa. -Đơn vị tiền tệ sử dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hoá thường là đồng tiền của một trong hai đối tác trong qua hệ mua bán hoặc đồng ngoại tệ mạnh của một nước thứ ba. Đồng tiền thanh toán thường là các ngoại tệ được chuyển đổi tự do như đồng Đôla Mỹ (USD), đồng Châu Âu (EURO)… SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 5 Luận văn tốt nghiệp -Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau, có trình độ quản lý, phong tục, tập quán tiêu 6ung và chính sách ngoại thương của một quốc gia khác nhau. Vì vậy, cần phải tuân thủ luật kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế. 1.1.1.4.Các hình thức kinh doanh hàng hóa nhập khẩu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu bao gồm hai hình thức: -Kinh doanh nhập khẩu theo Nghị định thư (Hiệp định): hoạt động nhập khẩu được thực hiện dựa trên các Hiệp định thương mại hoặc Nghị định thư về mua bán, trao đổi hàng hoá mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các Chính phủ và tổ chức nước ngoài, giao cho một doanh nghiệp thực hiện. Các doanh nghiệp này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, vận chuyển hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam. -Kinh doanh nhập khẩu ngoài Nghị định thư (Hiệp định): Hoạt động nhập khẩu được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu nhưng trong phạm vi pháp luật cho phép. Do đó, những doanh nghiệp này phải chủ động về hàng hoá, giá cả, thị trường trong phạm vi chính sách Nhà Nước cho phép và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước về thuế. 1.1.2. Vai trò của công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả kinh doanh Với những đặc điểm của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu, công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. -Phản ánh, kiểm tra, giám sát tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với nhà cung cấp nước ngoài cũng như hợp đồng tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu với khách hàng trong nước. SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 6 Luận văn tốt nghiệp -Phản ánh chi tiết và tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu. -Đảm bảo việc thanh toán công nợ phải trả và phải thu được thực hiện đúng thoả thuận, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau. -Cung cấp 7hong tin đầy đủ phục vụ cho việc điều hành và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá 1.1.3.1. Các phương thức nhập khẩu hàng hoá Kinh doanh nhập khẩu hiện nay thường được thực hiện theo hai phương thức sau: -Nhập khẩu trực tiếp: Được thực hiện ở những doanh nghiệp trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, giao nhận hàng và thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài, được Nhà nước cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu. Những doanh nghiệp này thường là những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường quốc tế, năng lực tài chính cao, có đội ngũ nhân viên am hiểu hoạt động ngoại thương. -Nhập khẩu uỷ thác: Được thực hiện ở những doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu về một loại hàng hoá cụ thể nhưng không trực tiếp đàm phán, ký kết, giao nhận hàng và thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài mà uỷ thác cho doanh nghiệp khác thực hiện hoạt động nhập khẩu cho mình. Doanh nghiệp uỷ thác là người sử dụng dịch vụ và trả hoa hồng uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác làn người cung cấp dịch vụ và hưởng hoa hồng uỷ thác. 1.1.3.2. Các phương thức thanh toán quốc tế trong nhập khẩu hàng hoá Thanh toán quốc tế là công việc rất quan trọng mà mọi nhà xuất nhập khẩu trên thế giới đều hết sức quan tâm. Phương thức thanh toán là toàn bộ SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 7 Luận văn tốt nghiệp quá trình, cách thức nhận và trả tiền 8ang trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, mỗi phương thúc có ưu, nhược điểm riêng. Do đó, hai bên xuất khẩu và nhập khẩu phải bàn bạc thống nhất, tuỳ theo đặc điểm, nhu cầu và mức độ tin cậy giữa các đối tác của từng thương vụ để lựa chọn phương thức thanh toán sao cho các bên cùng có lợi. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu gồm: 1.1.3.2.1. Phương thức chuyển tiền (remittance) Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu ở một địa điểm nhất định. Phương thức chuyển tiền có ưu điểm là thủ tục đơn giản, nhưng bất lợi cho nhà xuất khẩu ở chỗ việc thanh toán hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý chí và năng lực của nhà nhập khẩu. Việc chuyển tiền có thể được thực hiện băng các cách sau: -Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer-M/T): Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu thực hiện chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệch cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu. -Chuyển tiền bằng điện : Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu thực hiện chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu. Xét về thời gian trả tiền thì có chuyển tiền trả trước, chuyển tiền trả ngay và chuyển tiền trả sau: SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 8 Luận văn tốt nghiệp Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả trước được thực hiện qua sơ đồ sau: (3) (2) (4) (5) (6) (1) Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả trước Nội dung các bước tiến hành của quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả trước như sau: (1) Hợp đồng ngoại thương được ký kết với nội dung nhà nhập khẩu phải trả trước một phần hay toàn bộ giá trị lô hàng cho nhà xuất khẩu. (2) Nhà nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển lượng tiền tương đương với một phần hay toàn bộ giá trị lô hàng cho nhà xuất khẩu. (3) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng địa lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khẩu. (4) Ngân hàng chuyển tiền gửi giấy báo Nợ cho nhà nhập khẩu thông báo đã thanh toán cho nhà xuất khẩu. (5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nhà xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác) và nhà xuất khẩu nhận được giấy báo Có. (6) Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu. SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 9 Ngân hàng chuyển tiền Nhà nhập khẩu (Bên chuyển tiền) Ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) Nhà xuất khẩu (Bên nhận tiền) Luận văn tốt nghiệp 1.1.3.2.2. Phương thức ghi sổ Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ nhà nhập khẩu, sau khi nhà xuất khẩu đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định (tháng, quý, năm…) nhà nhập khẩu sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu. Phương thức này đơn giản, chỉ có lợi cho người mua, thường được áp dụng thanh toán trong quan hệ bạn hàng thường xuyên, tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau. Quy trình thanh toán theo phương thức ghi sổ thể hiện qua sơ đồ sau: (3) (3) (3) (3) (2) (1) Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán theo phương thức ghi sổ Nội dung các bước tiến hàng như sau: (1) Nhà xuất khẩu giao hàng hoá và gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu (2)Nhà xuất khẩu báo nợ trực tiếp cho nhà nhập khẩu (3) Đến kỳ hạn, nhà nhập khẩu chuyển tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu. 1.1.3.2.3. Phương thức thanh toán nhờ thu Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó. Dựa SV: Nguyên Thị Vân Lớp: Kế toán 47A 10 Ngân hàng nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu Ngân hàng nhà xuất khẩu Nhà xuất khẩu