1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐẬU PHỘNG NƯỚC CỐT DỪA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO

45 208 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 907,14 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐẬU PHỘNG NƯỚC CỐT DỪA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU..

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐẬU PHỘNG NƯỚC CỐT DỪA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU

Trang 2

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐẬU PHỘNG NƯỚC CỐT DỪA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN

LAFOOCO

Tác giả

NGUYỄN TẤN ĐẠT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành

Bảo Quản Chế Biến Nông Sản Thực Phẩm Và Dinh Dưỡng Người

Giáo viên hướng dẫn

TS Vũ Thị Lâm An

Trang 3

Tôi cũng xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên tôi để tôi thực hiện tốt đề tài nay

Đại học Nông Lâm,TP HCM tháng 7/2011

Sinh viên thực hiện Nguyễn Tấn Đạt

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài tìm hiểu quy trình sản xuất đậu phộng nước cốt dừa tại công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An – LAFOOCO do sinh viên Nguyễn Tấn Đạt thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Vũ Thị Lâm An, được tiến hành từ ngày 1/3/20011 đến ngày 31/7/2011 tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An – LAFOOCO, địa chỉ 81B Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Long An

Đề tài được thực hiện với mục đích tìm hiểu về nguồn nguyên liệu, kiểm tra, bảo quản nguyên liệu sản xuất, tìm hiểu các công đoạn trong quy trình sản xuất “đậu phộng nước cốt dừa”, rèn luyện các kỹ năng làm việc tại công ty, tìm hiểu được thực tế sản xuất so với

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách hình vi

Danh sách bảng vii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về đơn vị sản xuất 3

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị sản xuất 3

2.1.2 Các mặt hàng chủ yếu của đơn vị sản xuất 5

2.1.3 Thị trường của công ty 6

2.2 Tổng quan quy trình sản xuất 7

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 9

3.1 Nguyên liệu 11

3.1.1 Đậu phộng 11

3.1.2 Bột mì 11

3.1.3 Bột nếp 13

3.1.4 Muối 14

3.1.5 Đường 15

3.1.6 Nước cốt dừa 15

3.1.7 Hương dừa 17

3.1.8 Nước 17

3.1.9 Dầu thực vật 17

3.1.10 Bảo quản nguyên liệu 18

3.2 Lăn bột 18

Trang 6

3.2.1 Dung dịch đường bột 19

3.2.2 Phương pháp lăn bột 20

3.3 Se bột 21

3.3.1 Chuẩn bị nguyên liệu se bột 21

3.3.1.1 Bột trộn 21

3.3.1.2 Dung dịch đường 22

3.3.2 Phương pháp se bột 22

3.4 Chiên đậu 25

3.5 Ly tâm 28

3.6 Làm nguội 28

3.7 Đóng gói 29

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31

4.1 Kết luận 31

4.2 Kiến nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An 3

Hình 2.2 Sơ đồ xưởng chế biến đậu phộng nước cốt dừa 4

Hình 2.3 a Nhân hạt điều, b Hạt điều rang muối, c Đậu phộng nước cốt dừa 5

Hình 2.4 Sản lượng hạt điều chế biến qua các năm 6

Hình 2.5 Thị trường xuất khẩu của công ty 7

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất đậu phộng nước cốt dừa 10

Hình 3.2 Máy ép nước cốt dừa 16

Hình 3.3 Hương dừa 17

Hình 3.4 Máy khuấy dung dịch 19

Hình 3.5 Lu quay 20

Hình 3.6 Máy trộn bột 21

Hình 3.7 Máy chiên chân không 25

Hình 3.8 Máy ly tâm 28

Hình 3.9 Bịch 20 g, b Bịch 50 g, c Bịch 100 g 29

Hình 3.10 Máy hàn miệng túi 30

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g đậu phộng 34

Bảng 3.2 Chỉ tiêu nguyên liệu đậu phộng 35

Bảng 3.3 Tiêu chuẩn bột mì của Việt Nam 35

Bảng 3.4 Tiêu chuẩn cảm quan của bột mì 13

Bảng 3.5 Tiêu chuẩn bột mì của công ty 36

Bảng 3.6 Tiêu chuẩn bột nếp 14

Bảng 3.7 Tiêu chuẩn chất lượng muối 14

Bảng 3.8 Chỉ tiêu cảm quan đối với đường 15

Bảng 3.9 Chỉ tiêu nước cốt dừa 16

Bảng 3.10 Chỉ tiêu chất lượng của dầu 18

Bảng 3.11 Tỉ lệ thành phần dung dịch đường 22

Bảng 3.12 Tỉ lệ dung dịch đường và bột trộn 23

Bảng 3.13 Tỉ lệ dung dịch đường với bột mì 24

Bảng 3.14 Chỉ tiêu chất lượng đậu sau khi chiên 37

Trang 9

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

Ngày nay, kinh tế phát triển, các nhu cầu thiết yếu của con người về ăn, ở, mặc ngày càng tăng về lượng lẫn về chất Ngoài các bữa ăn chính có đầy đủ về gạo, rau, cá, thịt… con người còn có những nhu cầu về những bữa ăn thuận lợi, đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh phục vụ cho các bữa ăn nhẹ, những buổi dã ngoại, picnic… Hàng loạt các sản phẩm bánh, kẹo, thức uống… trong đó có sản phẩm “đậu phộng nước cốt dừa” đã ra đời từ sự phát triển của sản phẩm “đậu phộng da cá” nhằm đáp ứng nhu cầu đó của con người Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và đa dạng sản phẩm cho công ty Cuối năm 2010, công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An – LAFOOCO đã phát triển thành công sản phẩm “đậu phộng nước cốt dừa” để tung ra thị trường Vì là sản phẩm mới của công

ty nên thị trường tiêu thụ còn rất hạn hẹp nhưng sản phẩm “đậu phộng nước cốt dừa” được xem là sản phẩm tiềm năng của công ty về lợi nhuận cũng như đưa tên tuổi công ty ngày càng lớn mạnh

Được sự đồng ý của Khoa Công Nghệ Thực Phẩm và Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An – LAFOOCO tôi được làm việc tại công ty như là một kỹ sư thực tập nhằm tìm hiểu về công ty cũng như “quy trình sản xuất đậu phộng nước cốt dừa”

từ ngày 1/3/2011 đến ngày 31/7/2011 tại xưởng sản xuất đậu phộng nước cốt dừa thuộc công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO tại địa chỉ 81B, Quốc lộ

62, phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An

Với các yêu cầu được đặt ra khi tham gia thực tập tại công ty để hiểu biết về quy trình sản xuất “đậu phộng nước cốt dừa” tại công ty như sau:

 Tìm hiểu về nguồn nguyên liệu, kiểm tra, bảo quản nguyên liệu

Trang 10

 Tìm hiểu các công đoạn trong quy trình sản xuất của đậu phộng nước cốt dừa

 Tìm hiểu thực tế sản xuất của công ty

 Rèn luyện các kỹ năng làm việc tại công ty

Để đạt được mục đích đã đặt ra trước đó chúng tôi phải thực hiện các phương pháp:

 Tham khảo tài liệu của công ty

 Tìm hiểu các tài liệu luận văn có liên quan tới quy trình

 Quan sát quy trình máy móc và các thiết bị sản xuất

 Lấy mẫu và kiểm tra mẫu

 Tham gia trực tiếp vào sản xuất để nắm rõ các nguyên tắc sản xuất, các yêu cầu kỹ thuật cần thiết trong từng công đoạn, đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm việc

 Tham vấn kỹ sư và các công nhân của công ty để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất cũng như các yêu cầu của sản xuất

Trang 11

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về đơn vị sản xuất

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN với tên giao dịch quốc tế: LONG AN FOOD PROCESSING EXPORT JOINT STOCK COMPANY tọa lạc tại 81B Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Long An

Hình 2.1 Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An

Xí nghiệp Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An (LAFOOCO) là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1985 - trực thuộc UBND Tỉnh Long An Với chức năng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu các loại Từ năm 1989 hoạt động của Xí nghiệp tập trung vào kinh doanh xuất khẩu hạt điều Năm

1994, ủng hộ chủ trương thí điểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhằm từng bước đa dạng hóa sở hữu, đồng thời tạo ra một động lực phát triển mới cũng như tạo cơ sở ban đầu cho việc ra đời thị trường chứng khoán tại Việt Nam của Chính Phủ, Ban lãnh đạo Xí nghiệp Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An đã mạnh dạn đăng ký thực hiện thí điểm cổ phần hóa Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan chức năng, ngày 01/07/1995, Xí

Trang 12

nghiệp đã hoàn thành các thủ tục và chính thức được chuyển sang hình thức công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An (LAFOOCO) Công ty hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 3,539 tỉ đồng (đến năm 2010 vốn điều lệ của công ty đã là 133,9 tỉ đồng), bao gồm 838 cổ đông, trong đó có 778 cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công ty

Với nhu cầu mở rộng sản xuất, cơ sở vật chất của Công ty đã nâng cấp và xây dựng thêm Từ một trụ sở chính và một nhà máy chế biến hạt điều tại Thị xã Tân An, tỉnh Long

An, cho đến nay văn phòng, nhà xưởng được nâng cấp, xây mới đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo môi trường Ngoài văn phòng chính, Công ty còn có 3 chi nhánh trực thuộc đặt tại Thị xã Tân An, tỉnh Bình Phước (hoạt động từ ngày 7/1/1999) và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (đi vào hoạt động năm 2005), với tổng diện tích hơn 15 hecta, mặt hàng chính là nhân hạt điều xuất khẩu, từ năm 2004 Công ty đã triển khai thành công mặt hàng thủy sản xuất khẩu và đây cũng là mặt hàng chiến lược tương lai của LAFOOCO Ngoài ra, cuối năm 2010 công ty đã nâng cấp, xây dựng nhà xưởng (Hình 2.2) và đầu tư các thiết bị cho việc phát triển thêm sản phẩm “đậu phộng nước cốt dừa”

Hình 2.2 Sơ đồ xưởng chế biến đậu phộng nước cốt dừa

Sân phơi

Khu vực chiên và

ly tâm

Khu vực làm nguội

Khu vực vắt nước cốt dừa và dụng cụ

Khu vực

áo bột

Khu vực nguyên liệu

Khu vực đóng gói và lưu kho

Khu sản xuất hạt điều

Khu

vệ sinh

Trang 13

Công ty cải tiến hệ thống quản lý tinh gọn, hiệu quả hơn trước và đã được Trung tâm chứng nhận Quacert cấp chứng nhận phù hợp ISO 9001:2008 (7/10/2009) và chứng nhận GMP, HACCP (7/1/2005) LAFOOCO trở thành hội viên nhiều hiệp hội trong và ngoài nước như: Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Hoa Kỳ AFI, Hiệp hội Hạt ăn được Châu Âu CENTA, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội sản xuất xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP, Hiệp hội cây điều Việt Nam Phương châm kinh doanh của Công

ty là phát triển vững chắc trên cơ sở hợp tác với khách hàng để cùng có lợi, giữ uy tín, không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của khách hàng, cải tiến kỹ thuật và hệ thống quản lý để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.1.2 Các mặt hàng chủ yếu của đơn vị sản xuất

Công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO chuyên kinh doanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu các loại, nhưng mặt hàng chủ yếu và thế mạnh của công ty là các sản phẩm từ nhân hạt điều và các sản phẩm về thủy sản như tôm đông lạnh và cá basa đông lạnh

Đơn vị sản xuất chi nhánh thứ nhất của công ty tại Long An chủ yếu sản xuất các mặt hàng gồm: nhân hạt điều, hạt điều rang muối và đậu phộng nước cốt dừa (Hình 2.3)

Hình 2.3 a Nhân hạt điều, b Hạt điều rang muối, c Đậu phộng nước cốt dừa

Trong các mặt hàng của công ty hạt điều là mặt hàng chủ lực với sản lượng tăng mạnh qua các năm từ 1995 đến 2010 (Hình 2.4)

Trang 15

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Hà Lan Anh Thị trường khác

(Công ty LAFOOCO, 2011)

Hình 2.5 Thị trường xuất khẩu của công ty

Riêng với mặt hàng sản phẩm “đậu phộng nước cốt dừa” vì là sản phẩm mới nên thị trường còn rất hạn hẹp chủ yếu là bán cho các nhà phân phối ở Hà Nội, các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, và một lượng ít xuất qua Campuchia Ngoài ra công ty còn gia công sản phẩm cho các công ty khác

2.2 Tổng quan quy trình sản xuất

Về lý thuyết sản phẩm đậu phộng nước cốt dừa được phát triển từ đậu phộng da cá với lớp vỏ bọc bột bên ngoài hạt đậu phộng Quy trình sản xuất của công ty chủ yếu gồm những bước chính là đậu phộng nguyên liệu sau khi được sơ chế, phân loại sẽ được đem

đi lăn bột bằng một hỗn hợp dung dịch đường, bột nếp và bột mì Sau đó đậu đã lăn bột tiếp tục được đem đi se bột với hai giai đoạn là se bột với hỗn hợp bột trộn gồm bột mì và bột nếp và se bột với bột mì Khi đậu đã được se bột hoàn chỉnh sẽ được chiên ở nhiệt độ

165 oC và ly tâm 400 vòng/phút trong khoảng 5 giây rồi được làm nguội bằng quạt máy

và đưa qua phòng đóng gói thành phẩm

Trang 16

Từ quy trình sản xuất phải thực hiện các công đoạn sao cho sản phẩm cuối cùng đạt được cấu trúc và tính chất: lớp áo bột nhẵn, khô, giòn, xốp, và lớp áo bột phải có màu vàng nâu, vị ngọt béo, mùi hương nước cốt dừa và mùi đặc trưng của sản phẩm chiên

Để đạt được cấu trúc và tính chất như mong muốn, sản phẩm phải trải qua hai quá trình biến đổi quan trọng: áo bột và chiên

Áo bột: Khi các hạt đậu được rưới đều dung dịch nước đường, do dung dịch nước đường là dung dịch có độ keo lớn nên nó sẽ bám chặt lên bề mặt hạt đậu và sau đó được

áo thêm bằng lớp bột Do đặc tính hút ẩm của bột nên khi áo lên lớp đậu bột sẽ hút nước

từ dung dịch đường và bám chắc lên hạt đậu Bột khi hút nước từ dung dịch đường sẽ trương nở ra và kết dính lại với nhau nhờ đường có trong bản thân nó

Chiên: là quá trình gia nhiệt mà dầu hoặc mỡ vừa là chất tải nhiệt, vừa là thành phần của sản phẩm cuối cùng (Lâm Thanh Hiền, 2009)

Trong quá trình chiên, nguyên liệu chiên bị biến đổi nhiều về mặt cảm quan, vật lí, hóa học… Những biến đổi này tạo nên những tính chất đặc trưng cho sản phẩm chiên nói chung và sản phẩm đậu phộng nước cốt dừa nói riêng

Trang 17

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đậu phộng nước cốt dừa thực chất là một dạng phát triển sản phẩm của đậu phộng da

cá mà ta được biết là đã có từ rất lâu rồi Chính vì vậy mà các công đoạn của quy trình sản xuất đậu phộng nước cốt dừa cũng sẽ không khác gì mấy so với quy trình sản xuất đậu phộng da cá Đậu và các nguyên liệu sau khi được xử lý và phân loại sẽ được đem đi lăn dính một lớp bột mì phía ngoài Lớp bột này làm nền cho các lớp bột tiếp sau đó bám lên hạt đậu Đậu đã được lăn bột phải đợi cho lớp bột đó khô và được se thêm nhiều lớp bột nữa để tạo thành lớp áo bột hoàn chỉnh Sau khi hoàn chỉnh lớp áo bột đậu sẽ được chiên

ở nhiệt độ 165 oC trong khoảng 14 đến 18 phút để đậu đạt được trạng thái và màu sắc cần thiết Qua công đoạn chiên đậu sẽ được làm nguội bằng quạt máy trên băng ca và đưa đi đóng gói Các công đoạn của quy trình sản xuất đậu phộng nước cốt dừa được biểu hiện qua Hình 3.1

Trang 18

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất đậu phộng nước cốt dừa

Nước cốt dừaBột mì

Nước Bột nếp

Thành phẩm

Trang 19

Nguồn nguyên liệu này của công ty được mua từ cơ sở thu mua nông sản xuất khẩu Xích Hồng tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Nguyên liệu đậu phộng sản xuất của công

ty phải tuân theo các quy định về chỉ tiêu chất lượng của công ty đề ra Số tạp chất thô ≤ 0,5%, hàm lượng Aflatoxin < 10 ppb, hàm lượng béo  40% (Bảng 3.2) Tuy nhiên tại công ty nguyên liệu không được kiểm tra đầy đủ tất cả các chỉ tiêu Chỉ tiêu quan trọng của đậu phộng là hàm lượng aflatoxin không được kiểm tra tại công ty do công ty không

có bố trí phòng thí nghiệm Chỉ tiêu này sẽ được gửi mẫu đi kiểm tra

Phân loại đậu phộng: Đậu phộng được phân loại thủ công là chủ yếu Đậu phộng khi chuẩn bị đưa vào sản xuất sẽ được phân loại bằng cách đổ đậu phộng lên bàn phân loại, công nhân sẽ dùng mắt thường để nhận biết các hạt đậu bị hư, mốc, hạt bị tách đôi, những hạt không đồng bộ về kích cỡ… sau đó loại bỏ chúng ra ngoài

3.1.2 Bột mì

Bột mì là sản phẩm của sự nghiền mịn lúa mì sau khi đã loại bỏ vỏ và phôi mầm Thành phần còn lại chủ yếu là nội nhũ của lúa mì

Các thành phần chủ yếu của bột mì:

Trang 20

 Glucid: là thành phần chủ yếu của bột mì chiếm khoảng 70 – 90% khối lượng chất khô Glucid trong bột mì bao gồm có đường đơn, đường đôi (0,6 – 1,,8%), dextrin (1 – 5%), tinh bột (80%), pentozan (1,2 -3,5%), cellulose (0,1 – 2,3%), hemicellulose (2 – 8%)

 Protein: chiếm khoảng 12 -15% khối lượng chất khô, bao gồm các loại anbumin (9%), globulin (5%), gliadin (40%), glutenin (46%)

 Lipid: chiếm khoảng 2 -3% khối lượng chất khô của bột mì, nó tồn tai ở trạng thái tự do và trạng thái kết hợp

 Vitamin và khoáng chất: bột mì chứa nhiều vitamin nhóm B và các khoáng chất như Ca, Fe, Zn, Cu, Na, K, P…

 Enzyme: trong bột mì có các enzyme thủy phân tinh bột (α – amilaza, β – amilaza, γ – amilaza), enzyme thủy phân protein (protease), các enzyme khác như (lipase, lipoxydase )

(Trần Thị Thu Hà, 2007)

Nguồn nguyên liệu: bột mì sử dụng trong sản xuất của công ty là nhãn hiệu Bột mì chùm nho có hàm lượng protein khoảng 8 – 9% của công ty cổ phần bột mì Bình An Vinabomi Vai trò của bột mì là tạo độ cứng, giòn, xốp cho sản phẩm

Tiêu chuẩn chất lượng: dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam về bột mì (Bảng 3.3), công ty cũng đưa ra các chỉ tiêu về cảm quan (Bảng 3.4) và kỹ thuật đối với bột mì trong sản xuất (Bảng 3.5) Tuy nhiên trong sản xuất thông thường công ty chỉ đánh giá chỉ tiêu nguyên liệu bột mì về mặt cảm quan trước khi sản xuất

Trang 21

Bảng 3.4 Tiêu chuẩn cảm quan của bột mì

STT Chỉ tiêu Yêu cầu kỹ thuật

Amylopectin khó tan trong nước ở nhiệt độ thường mà chỉ tan trong nước nóng Lúc này, hạt tinh bột trương lên, tăng độ trong suốt và độ nhớt, các phân tử mạch thẳng và nhỏ thì hòa tan và sau đó tự liên hợp với nhau để tạo thành gel

Trong sản xuất bột nếp được sử dụng kết hợp với đường và nước tạo thành dung dịch

có tác dụng như một yếu tố làm kết dính giữa lớp vỏ lụa của hạt đậu phộng với lớp áo bột tiếp theo Ngoài ra bột nếp còn đóng vai trò tạo độ xốp cho sản phẩm và giữ ẩm cho sản phẩm không bị quá khô Bột nếp được thu mua từ công ty Vương Nguyên Hưng, thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên những tính chất và vai trò của bột nếp trong sản xuất đậu phộng nước cốt dừa mà công ty đã đưa ra các chỉ tiêu cảm quan cần có trước khi sản xuất Màu trắng, mùi đặc trưng, tạp chất thô ≤ 0,1%, độ chua <4… (Bảng 3.6)

Trang 22

Bảng 3.7 Tiêu chuẩn chất lượng muối

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn chấp nhận

Màu sắc Trắng

Vị Dung dịch muối 5% có vị mặn thuần

Ngày đăng: 12/06/2018, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lâm Thanh Hiền, 2010. Bài giảng chế biến rau quả, trường Đại học Nông Lâm TPHCM, trang 26 – 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chế biến rau quả
2. Lê Mỹ Hồng, 2005. Giáo trình chế biến thực phẩm đóng hộp, ĐH cần thơ, trang 21 – 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chế biến thực phẩm đóng hộp
3. Lê Ngọc Thụy, 2009. Các quá trình cơ bản trong sản xuất thực phẩm. Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội, trang 39 – 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quá trình cơ bản trong sản xuất thực phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội
4. Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào, Lê Bạch Mai, Lê Hồng Dũng, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Văn Sĩ, 2007. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
5. Trần Thị Thu Hà, 2007, Công nghệ bảo quản và chế biến lương thực tập 1, nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP HCM, trang 109 – 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ bảo quản và chế biến lương thực tập 1
Nhà XB: nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP HCM
6.Tiêu Chuẩn Quốc Gia, 2008. TCVN 4359 : 2008 Bột mì, 2008 Khác
7. Công ty LAFOOCO, 2011. Tài liệu nội bộ công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w