Người nghiên cứu thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tình hình bạo lực học đường của học sinh THPT tại trường THPT huyện Định Quán – Đồng Nai” với mục đích là giúp quá trình giáo dục đạt hiệu qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ SƯ PHẠM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TẠI TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ HUYỆN
ĐỊNH QUÁN – ĐỒNG NAI
GVHD: NGUYỄN THỊ THU THẢO SVTH: TRẦN THỊ CẨM TUYỀN NIÊN KHÓA: 2007 - 2011
Tp.HCM, tháng 5/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ SƯ PHẠM
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TẠI TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ HUYỆN
ĐỊNH QUÁN – ĐỒNG NAI
Khóa luận được trình bày để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân
nghành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Giáo viên hướng dẫn NGUYỄN THỊ THU THẢO
Tp.HCM, tháng 5/2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả ngày hôm nay, ngoài nổ lực của bản thân, còn có một thế lực hùng hậu đó là gia đình, thầy cô, bạn bè… đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong hai mươi ba năm trời Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả mọi người!
Cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con và nuôi dạy con nên người Cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho con, là niềm tin để con bước trong cuộc đời Cha mẹ luôn
là niềm động viên lớn nhất trong cuộc đời con
Cảm ơn tất cả các anh chị trong gia đình đã luôn ủng hộ em trong cuộc sống
Cảm ơn thầy cô chủ nhiệm ở các cấp học đã yêu thương và động viên em trong học tập cũng như trong cuộc sống
Cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Thảo đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành tốt khóa luận của mình
Cảm ơn các thầy cô, học sinh trường THPT Tân Phú đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
Cảm ơn môi trường học tập và vui chơi lớp DH07SP đã giúp tôi thấy được
ý nghĩa của thời sinh viên
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Thị Cẩm Tuyền
Trang 4TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang bộc phát ở mức độ nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng, bạo lực học đường là một vấn đề mà xã hội quan tâm Hiện nay bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở nam sinh mà còn xảy ra ở nữ sinh Chính vì vậy, việc đề ra các biện pháp để khắc phục tình hình bạo lực học đường ngày nay là rất cần thiết Người nghiên cứu thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tình hình bạo lực học đường của học sinh THPT tại trường THPT huyện Định Quán – Đồng Nai” với mục đích là giúp quá trình giáo dục đạt hiệu quả và hoàn thiện hơn
- Thời gian: được thực hiện từ 15/09/2010 đến 16/05/2011
- Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra – khảo sát, phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Kết quả thu được:
+ 96,4% ý kiến của HS, có 95% ý kiến của thầy (cô) cho rằng bạo lực học đường ở trường THPT Tân Phú đang có xu hướng tăng
+ Đối tượng có hành vi BLHĐ: 45% là HS cá biệt, 35% là HS có hoàn cảnh gia đình không tốt, 20% là HS ngoan, học giỏi
+ 63,96% học sinh đã từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau, trong đó gần 2,14% nhìn thấy thường xuyên, gần 16,43% thỉnh thoảng, hơn 45,36% từng nhìn thấy
+ 69,3% có thái độ quan tâm và đứng xem
+ 25% cho rằng phụ huynh thường la mắng, đánh đập, 12,14% là HS được chiều chuộng, 14,63% HS sống trong gia đình mà bố mẹ có mối quan hệ bất hòa
+ Có 38% Giáo viên cho rằng các môn học đạo đức, giáo dục công dân chưa phù hợp, chưa hiệu quả, 22% cho rằng giáo viên chủ nhiệm và giám thị chưa phát huy vai trò, 17% cho rằng thiếu các hoạt động tư vấn học đường, 23% cho rằng hoạt động đoàn, đội chưa hiệu quả
Trang 5+ Có 26,7% là bị tổn thương, 22,8% là bị đuổi học và bị kỉ luật, 41,9% là làm mất thiện cảm, 8,6% là không để lại hậu quả
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
Chương 1 Giới thiệu 1
1.1 Lý do chọn đề tài: 1
1.2 Mục đích của đề tài: 1
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: 2
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
1.5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2
1.6 Phạm vi nghiên cứu: 3
1.7 Phương pháp thực hiện: 3
1.8 Cấu trúc luận văn: 3
1.9 Kế hoạch nghiên cứu: 4
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu 5
2.1.1 Đề tài “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”(Hoàng Thị Thỏa, 2006) 5
2.1.2 “Giai đoạn chuyển từ tuổi thanh niên sang tuổi trưởng thành và tội phạm”của TS Dannia Gail Southerland, giáo sư Trường đại học North Carolina (Mỹ) (Dannia Gail Southerland, 2010) 5
2.1.3 “Thực trạng bạo lực học đường” (Phạm Minh Hạc, 2010) 6
2.2 Một số khái niệm cơ bản: 6
2.3 Những khái niệm có liên quan: 7
Trang 72.4 Khái quát về tình hình bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay ở
Việt Nam: 8
2.5 Đặc điểm chung về tâm lý xã hội của HS THPT 9
2.6 Đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT: 10
2.6.1 Sự phát triển của tự ý thức: 10
2.6.2 Sự hình thành thế giới quan: 11
2.6.3 Hoạt động giao tiếp: 12
2.6.3.1 Giao tiếp với người lớn: 12
2.6.3.2 Giao tiếp trong nhóm bạn: 13
2.6.3.3 Giao tiếp với bạn khác giới: 13
2.6.3.4 Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông: 15
2.7 Yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của học sinh THPT: 15
2.7.1 Đặc điểm về sự phát triển thể chất: 15
2.7.2 Điều kiện sống và hoạt động: 16
2.8 Nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường của học sinh THPT: 17
2.9 Hậu quả của nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh THPT: 19
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 21
3.2 Phương pháp điều tra: 22
3.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: 23
Chương 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 25
4.1 Giới thiệu về trường THPT Tân Phú 25
4.2 Tình hình bạo lực học đường hiện nay: 26
4.2.1 Nhận thức của HS về bạo lực: 26
4.2.2 Mức độ xảy ra các hành vi BLHĐ 28
4.3 Thái độ của HS khi chứng kiến BLHĐ 30
4.4 Phương tiện sử dụng và hình thức BLHĐ của HS 32
4.5 Đối tượng có hành vi BLHĐ 33
4.6 Nguyên nhân dẫn đến BLHĐ 34
Trang 84.6 Hậu quả của BLHĐ 43
4.7 Biện pháp khắc phục BLHĐ 44
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.1.1 Như thế nào được gọi là hành vi bạo lực học đường? 46
5.1.2 Tình hình bạo lực học đường hiện nay tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán diễn ra như thế nào? 46
5.1.3 Bạo lực học đường có thể dẫn đến những hậu quả gì? 50
5.1.4 Bạo lực học đường cần có những biện pháp gì để khắc phục? 51
5.2 Kiến nghị 51
5.2.2 Đối với gia đình 52
5.2.3 Đối với nhà trường 52
5.2.4 Đối với xã hội 52
5.3 Hướng phát triển của đề tài 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Quan niệm của HS về BLHĐ 27
Bảng 4.2: Mức độ nhìn thấy hành vi BLHĐ 28
Bảng 4.3: Mức độ chứng kiến nữ sinh đánh nhau 29
Bảng 4.4: Thái độ của HS khi chứng kiến BLHĐ 30
Bảng 4.5: Phương tiện sử dụng khi thực hiện hành vi BLHĐ của HS 32
Bảng 4.6: Đối tượng HS có hành vi BLHĐ 33
Bảng 4.7: Một số nguyên nhân gây ra BLHĐ 34
Bảng 4.8: Thái độ của phụ huynh khi HS có hành vi BLHĐ 36
Bảng 4.9: Tìm hiểu ứng xử của mọi người trong gia đình với HS 37
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa bố mẹ HS 38
Bảng 4.11: Cách cư xử của HS đối với những người xung quanh 39
Bảng 4.12: Các nguyên nhân dẫn đến BLHĐ từ nhà trường 40
Bảng 4.13: Hậu quả của BLHĐ 43
Bảng 4.14: Đề xuất của GV để khắc phục tình hình BLHĐ 44
Bảng 4.15: Vai trò của GV chủ nhiệm trước tình hình BLHĐ 45
Trang 11Chương 1 Giới thiệu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo lực học đường Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và nông thôn, cả đồng bằng và miền núi thì các vụ liên quan đến bạo lực học đường đều gia tăng
Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến Đồng thời cũng vì thế
mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng
của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung
Nhưng thời gian qua, nạn bạo lực học đường mà điển hình là một số học sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận: nhiều vụ nữ sinh đánh bạn được tung lên mạng internet, phát tán trên các báo điện tử, trang web, diễn đàn khiến dư luận hết sức bất bình và lo ngại trước vấn đề bạo lực học đường
Bạo lực học đường đang trở thành nỗi ám ảnh của cả xã hội Những vụ bạo lực gần đây có phải do hành động bộc phát nông nổi của lứa tuổi học trò hay vì hậu quả của sự “vô cảm” từ gia đình - nhà trường - xã hội?
Vì những lý do trên nên người nghiên cứu đã chọn đề tài : “Tìm hiểu tình hình bạo lực học đường của học sinh THPT tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, Đồng Nai” là đề tài báo cáo tốt nghiệp
1.2 Mục đích của đề tài: : “Tìm hiểu tình hình bạo lực học đường của học sinh
THPT tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, Đồng Nai”, giúp:
- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, từ đó có những biện pháp khắc phục
- Giúp cho tình hình dạy và học trong nhà trường ổn định hơn
Trang 12- Giúp nhà trường nhìn nhận một cách nghiêm túc về định hướng giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh, để xây dựng “văn hóa học đường” trong các nhà trường hiện nay
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Như thế nào được gọi là hành vi bạo lực học đường?
- Câu hỏi nghiên cứu 2: Tình hình bạo lực học đường hiện nay tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán diễn ra như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu 3: Bạo lực học đường có thể dẫn đến những hậu quả gì?
- Câu hỏi nghiên cứu 4: Bạo lực học đường cần có những biện pháp gì để khắc phục?
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: (phục vụ cho câu hỏi
1,2,3)
- Nhiệm vụ 2: Điều tra – khảo sát: Tìm hiểu tình hình bạo lực học đường tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, Đồng Nai (phục vụ cho câu hỏi 1,2,3,4)
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số biện pháp góp phần phòng chống nạn bạo lực
học đường ở lứa tuổi học sinh THPT tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, Đồng Nai (phục vụ cho câu hỏi 4)
1.5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Trang 13Đối tượng: tình hình bạo lực học đường tại trường THPT Tân Phú
Khách thể: học sinh và giáo viên trường THPT Tân Phú
1.6 Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian và phạm vi nghiên cứu có giới hạn nên người nghiên cứu chỉ thực hiện tìm hiểu tình hình bạo lực học đường tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, năm học 2009 – 2010
1.7 Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
1.8 Cấu trúc luận văn:
Luận văn có 5 chương, lời ngỏ và phần TLTK
- Lời ngỏ: lời cảm ơn, lí do chọn đề tài
- Chương 1: Giới thiệu
NNC sẽ giới thiệu về hoàn cảnh thực tế làm phát sinh ý tưởng thực hiện đề tài nghiên cứu NNC sẽ giới thiệu sơ lược về nghiên cứu thực hiện Cuối cùng NNC sẽ giới thiệu cấu trúc luận văn
- Chương 2: Cơ sở lý luận
NNC sẽ trình bày, giới thiệu các lý thuyết cơ bản về BLHĐ
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
NNC sẽ trình bày các vấn đề sau:
+ Mô tả phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu khi NNC thực hiện đề tài
Trang 14+ Mô tả thời gian tiến hành, cách thức thiết kế bảng câu hỏi và cách thức điều tra
+ Mô tả đối tượng và cách chọn đối tượng nghiên cứu
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
1.9 Kế hoạch nghiên cứu:
Nghiên cứu sẽ được thực hiện từ 15/09/2010 đến 16/05/2011 Cụ thể như sau: Các giai đoạn Công việc Người thực hiện Ghi chú 15/09/2010
Người nghiên cứu
02/02/2011 Điều tra – khảo sát Người nghiên cứu
12/02/2010
đến
10/03/2011
Tổng hợp phân tích, thống kê kết quả
Người nghiên cứu
Trang 15Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Đề tài “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”(Hoàng Thị Thỏa, 2006)
- Tóm tắt đề tài: nội dung nói về thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại địa phương (Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh), những biện pháp kịp thời của chính quyền địa phương và toàn thể cộng đồng để giảm tỷ lệ bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên
- Ưu điểm: đề tài đã chỉ ra rõ các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, những điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bạo lực học đường ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, liệt kê các số liệu cụ thể về tình hình bạo lực học đường trong các trường THCS, THPT tại Quảng Ninh
- Nhược điểm: Các biện pháp khắc phục tình hình bạo lực học đường chỉ áp dụng cho phạm vi trong tỉnh, chưa triển khai rộng và liên hệ chặt chẽ với các biện pháp khắc phục tình hình bạo lực học đường trong nước
2.1.2 “Giai đoạn chuyển từ tuổi thanh niên sang tuổi trưởng thành và tội phạm”của TS Dannia Gail Southerland, giáo sư Trường đại học North Carolina (Mỹ) (Dannia Gail Southerland, 2010)
- Tóm tắt nội dung: tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của những biểu hiện xấu ở trẻ vị thành niên, đề xuất một số biện pháp để khắc phục bạo lực học đường
ở trẻ vị thành niên
Trang 16- Ưu điểm: Theo TS Dannia, biện pháp tốt nhất là tác động vào gia đình
hơn là đứa trẻ TS Dannia Gail Southerland hướng dẫn các biện pháp để hạn chế bạo lực học đường và hạn chế tình trạng bắt nạt học sinh đã được áp dụng và tỏ ra hiệu quả ở Mỹ Đó chính là tổ chức nhóm bạn đồng hành, tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến của học sinh nước ta
- Nhược điểm: TS Dannia Gail Southerland khi đề cập về các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thì chưa nói đến vấn đề tâm lý ở tuổi vị thành niên
2.1.3 “Thực trạng bạo lực học đường” (Phạm Minh Hạc, 2010)
- Tóm tắt nội dung: giáo sư Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Khoa học tâm
lý - giáo dục Việt Nam nhận định các vụ bạo lực học đường gia tăng là hệ lụy củaviệc dạy người chưa được quan tâm thích đáng, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
- Ưu điểm: tìm hiểu đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
- Nhược điểm: các biện pháp khắc phục bạo lực học đường chưa được phân tích kỹ
Nhằm phát huy các ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trên NNC
thực hiện đề tài : “Tìm hiểu tình hình bạo lực học đường của học sinh THPT tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, Đồng Nai” là đề tài khóa luận 2.2 Một số khái niệm cơ bản:
Theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2009), bạo lực học đường là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trường giáo dục Bạo lực học đường là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể thi hành có ý đồ giữa các học sinh trong
Trang 17và ngoài trường Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho người bị hại cảm thấy bất tiện cũng được xem là bạo lực học đường
Theo Trần Viết Lưu (2011), bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc
về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục
Bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông là những học sinh ở
lứa tuổi đầu thanh niên (15-18) chưa thực sự hoàn thiện về mặt sinh lý cũng như nhận thức có những hành vi trái pháp luật sai lệch các giá trị truyền thống của dân tộc mà ở đây là những hành vi bạo lực đối với các học sinh khác trong cùng hoặc
là khác trường dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội
2.3 Những khái niệm có liên quan:
Phạm tội: khái niệm được quy định tại khoản 2- Điều 8- Bộ luật hình sự là việc chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào các tội được quy định trong Bộ luật hình sự (Bộ luật hình sự, 1999) Với các đặc điểm sau:
- Có hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự
- Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi
- Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan
hệ xã hội đó được Bộ luật hình sự bảo vệ
Trang 18Xã hội học phạm tội là một chuyên ngành nghiên cứu của xã hội học với tư cách là một hiện tượng xã hội, coi đó là những hành vi sai lệch, trên cơ sở phương pháp nghiên cứu nói chung và phương pháp nghiên cứu đặc thù của xã hội học nói riêng (Nguyễn Xuân Nghĩa, 1999)
2.4 Khái quát về tình hình bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay ở Việt Nam:
Ngành Giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng và tính chất vụ việc ngày càng nguy hiểm Ông Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho biết: Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, từ đầu năm 2009 - 2010 đến nay, trên toàn quốc
đã xảy ra gần 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học Các nhà trường
đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 HS, cảnh cáo 1.558 HS, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 HS Tính theo tỷ lệ, cứ 5.260 HS thì xảy ra một
vụ đánh nhau; 9 trường thì có 1 vụ HS đánh nhau; 10.000 HS thì có 1 HS bị kỷ luật khiển trách; 5.555 HS thì có 1 HS bị cảnh cáo vì đánh nhau; 11.111 HS thì có
1 HS bị buộc thôi học…
Bộ GD&ĐT cũng đưa ra đánh giá, đây chỉ là những con số báo cáo, được cấp
cơ sở trong cả nước thống kê Trên thực tế, số vụ bạo lực học đường còn lớn hơn nhiều Đặc biệt, tình trạng HS đánh nhau mang tính chất bạo lực đang có xu hướng gia tăng, tình trạng nữ sinh tham gia các vụ ẩu đả, với một số vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng Đặc biệt trong thời gian gần đây, xã hội không khỏi bức xúc trước các vụ nữ sinh đánh "hội đồng", làm nhục bạn (chửi mắng, lột quần áo ) xảy ra ở
Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ngãi, TPHCM
Như vậy, hiện nay văn hóa học đường đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội Hiện tượng HS ham chơi, lười học khá nhiều, nói tục, chửi
Trang 19thề, đánh lộn khá phổ biến Các hiện tượng trên là những sai lệch trong hành vi ứng xử của HS và các hành vi ứng xử đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân
2.5 Đặc điểm chung về tâm lý xã hội của HS THPT
Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi thanh niên từ 14 – 18 tuổi I.X Côn đã từng nói rằng tuổi thanh niên là thế giới thứ ba theo nghĩa đen của từ này, tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn
Tâm lý học Mác-xít cho rằng, cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lý học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển Đó là một vấn đế phức tạp và khó khăn, vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm, sinh lý cũng trùng hợp với các giới hạn trưởng thành về mặt xã hội
B.D.Annanheiv (1968) đã viết: “Sự bắt đầu trưởng thành của con người như là một cá thể (sự trưởng thành về thể chất), một chủ thể nhận thức (sự trưởng thành về trí tuệ) và một chủ thể lao động (năng lực lao động) không trùng hợp nhau về thời gian”
Theo Bùi Văn Huệ và Vũ Dũng (2003), lứa tuổi THPT là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất của thời HS – SV Vào giai đoạn này, điều quan trọng nhất ở các em là thấy mình có vị trí quan trọng trong nhóm, trong lớp, có uy tín Mối quan hệ bạn bè của các em chiếm sự quan tâm lớn nhất so với các mối quan hệ khác Trong quan hệ với bạn bè các em cũng nhạy cảm hơn trước, các em không chỉ có khả năng xúc cảm chân tình, mà còn có khả năng đồng cảm, đáp ứng lại xúc cảm của người khác Tình bạn ở lứa tuổi này rất bền vững và tồn tại rất lâu Ở lứa tuổi này thường lý tưởng hóa tình bạn [tr 59]
Trang 202.6 Đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT:
2.6 1 Sự phát triển của tự ý thức:
Theo Nguyễn Xuân Thức (2007), ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riêng con người mới có, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu được [tr 79]
Theo Lê Văn Hồng (1998), sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này Nhu cầu tự ý thức của tuổi đầu thanh niên diễn ra rất mạnh mẽ, sôi nổi, đó là một quá trình lâu dài phức tạp và trải qua nhiều mức độ khác nhau, nó mang tính đặc thù riêng của lứa tuổi Từ tuổi thiếu niên các em đã bắt đầu chú ý đến những đặc điểm cơ thể và đến tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến hình dáng bên ngoài của mình Sự thay đổi về hình thể bên ngoài là một yếu tố quan trọng của sự tự ý thức của thanh niên mới lớn, điều đó cũng gây cho các em những cảm xúc lo âu [tr 70]
Sự tự ý thức của học sinh trung học phổ thông được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng Sự tự
ý thức của thanh niên được xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động.Do địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình, tự đánh giá khả năng của mình (các em ghi nhật ký hay so sánh mình với nhân vật mà các
Trang 21lắng nghe ý kiến của các em, mặt khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình, nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các
em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc phiến diện trong tự đánh giá Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân
2.6.2 Sự hình thành thế giới quan:
Theo Nguyễn Quang Uẩn (2003), thế giới quan là hệ thống các quan điểm
về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người
Theo Lê Văn Hồng (1998), sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý của thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sống XH, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người Thế giới quan của thanh niên
đã được phát triển ở mức cao, nó mang tính khái quát sâu sắc và tính nhất quán Nhưng trong thế giới quan của các em vẫn còn nhiều mâu thuẫn Việc hình thành thế giới quan được dựa trêncơ sở những tri thức mà các em đã lĩnh hội được trong suốt thời gian học tập ở nhà trường phổ thông, học sinh đã lĩnh hội được những thói quen đạo đức, thấy được cái xấu đẹp, cái thiện, cái ác dần dần ý thức và qui vào các hình thức, các tiêu chuẩn nguyên tắc hành vi xác định theo một hệ thống hoàn chỉnh Do trí tuệ của các em phát triển tương đối cao, đặc biệt là năng lực tư duy lý luận, tư duy trừu tượng nên các em không chỉ có hệ thống quan điểm về thế giới khách quan, mà các em còn xác định được thái độ của mình đối với thế giới nữa Tuổi thanh niên là thời kỳ thế giới quan được hình thành và mang tính hoàn thiện
Theo Bùi Ngọc Oánh (1996), thanh niên đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng đã gần với thực tế sinh
Trang 22hoạt hằng ngày Lý tưởng của các em đã thể hiện nguyện vọng được tham gia vào hoạt động xã hội, được tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Ở thanh niên có thể hiểu một cách sâu sắc và tinh tế những khái niệm, các em biết xử
sự một cách đúng đắn trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, nhưng các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó Vì vậy, nhà giáo dục cần phải khéo léo tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên [tr 58]
2.6.3 Hoạt động giao tiếp:
2.6.3 1 Giao tiếp với người lớn:
Theo Lê Văn Hồng (1998), quan hệ với bạn bè và cha mẹ Tình bạn là tình cảm quyến luyến quan trọng nhất ở đầu tuổi thanh niên và là giai đoạn tất yếu của quá trình cảm thông và hiểu biết lẫn nhau của con người Ở tuổi này quan hệ giao tiếp với những người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn chỉ chiếm một vị trí nhỏ bé Điều này chứng tỏ thanh niên khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống Cùng với sự trưởng thành về nhiều mặt, lòng khao khát này cũng được biểu hiện trong quan hệ của thanh niên đối với cha mẹ, quan hệ phụ thuộc dựa dẫm vào cha mẹ dần dần được thay bằng quan hệ bình đẳng, tự lập Các em cũng thể hiện nhu cầu, thái độ khác nhau trong những mối quan hệ với người lớn [tr 50]
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy thanh niên định hướng vào bạn bè cùng tuổi nhiều hơn rõ rệt so với định hướng vào bố mẹ trong những môi trường giao lưu tự do, trong hoàn cảnh rỗi rãi, tiêu khiển, trong việc định hướng nhu cầu,
sở thích nghệ thuật Nhưng khi nói đến những giá trị đạo đức, thì ảnh hưởng của cha mẹ mạnh mẽ hơn và trong trường hợp có sự va chạm, thì thường là ảnh hưởng của bạn bè cùng tuổi được xem xét lại Cho nên, dù là ở tuổi thanh niên mối quan
hệ qua lại giữa con cái và cha mẹ có trở nên phức tạp đến đâu, thì cái vốn tình cảm
Trang 23đã tích lũy được từ tuổi ấu thơ vẫn không bị mất ở tuổi thanh niên Chỉ có quan hệ phụ thuộc vào cha mẹ là được thay đổi dần dần cho bình đẳng hơn mà thôi
2.6.3.2 Giao tiếp trong nhóm bạn:
Theo Lê Văn Hồng (1998), ở tuổi này quan hệ với bạn bè được mở rộng và chiếm vị trí quan trọng hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn Điều này là do các em muốn có cuộc sống bình đẳng và tự lập trong cuộc sống chi phối Quan hệ với bạn bè là tình cảm quyến luyến quan trọng nhất ở tuổi đầu thanh niên và là giai đoạn tất yếu của quá trình thông cảm và hiểu biết lẫn nhau của con người Những công trình nghiên cứu xã hội học và tâm lý học hiện đại cho thấy rằng: sự giao lưu với bạn bè cùng tuổi vẫn giữ một vai trò trọng yếu trong đời sống tình cảm của tuổi đầu thanh niên Ở tuổi này tình bạn với những người cùng tuổi có màu sắc xúc cảm đặc biệt, nó mang tính chất ổn định và sâu sắc [tr 52]
Các nhà tâm lý học đã nhận xét rằng, trong đa số trường hợp, thì học sinh lớp trên cũng như những người thuộc các lứa tuổi khác đều thích kết bạn với những người cùng tuổi thuộc giới mình nhiều hơn Do nhu cầu giao tiếp với bạn
bè mở rộng và ảnh hưởng của nhóm bạn đến các em cũng rất lớn Nên trong công tác giáo dục cần chú ý tới ảnh hưởng của nhóm bạn đến các em, đặc biệt là nhóm bạn tự phát ngoài trường, để kịp thời ngăn chặn những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến các em Nhà giáo dục cần tổ chức các hoạt động của nhóm cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em nhằm thu hút các em tham gia một cách tích cực Trong đó vai trò của Đoàn thanh niên có vị trí rất lớn
2.6.3 3 Giao tiếp với bạn khác giới:
Trang 24Theo Bùi Ngọc Oánh (1996), ở tuổi học sinh phổ thông trung học xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ Đây là một trạng thái tình cảm hoàn toàn mới mẻ trong đời sống tình cảm của thanh niên, mà ở thiếu niên chưa có Thực ra ở thiếu niên đã hiện sự quan tâm đến bạn khác giới, sự hấp dẫn đến say đắm, nhưng tình yêu thực sự, mạnh mẽ và sâu sắc thì chỉ xuất hiện ở đầu tuổi thanh niên [tr 48]
Trình độ đạo đức của cá nhân học sinh sẽ quyết định tính chất và hậu quả của tình yêu Trong nhiều trường hợp, tình yêu lại ảnh hưởng tốt đến nam, nữ thanh niên, tạo ra ở các em nguyện vọng khắc phục khuyết điểm, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, giúp các em đấu tranh với những khó khăn để vươn lên trong học tập trong trường hợp này giáo viên phải giữ gìn cho nó trong sáng mãi Cũng có trường hợp tình yêu phát triển không bình thường ( không được đáp lại, mang tính chất không lành mạnh…), làm cản trở việc học tập, sao nhãng công việc chung, làm cho học sinh bị kích thích quá mức hoặc quá phân tán Khi đó giáo viên cần phải hướng các em tham gia vào hoạt động chung của tập thể nhằm hướng học sinh vào những hứng thú, say mê khác Ở lứa tuổi này nếu các em có những quan hệ không lành mạnh thì nhà giáo dục cần phải có những biện pháp nghiêm khắc và cứng rắn đối với những trường hợp đó để tránh tác hại của tấm gương xấu cho tập thể học sinh
Nhìn chung tình yêu của thanh niên mới lớn là một vấn đề khá phức tạp, nó đòi hỏi sự khéo léo tế nhị của nhà giáo dục Một mặt, nhà giáo dục phải làm cho các em hiểu và có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới, phải làm cho các em biết kìm chế những cảm xúc của bản thân Mặt khác, nhà giáo dục cần phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để đưa ra cách giải quyết thích hợp, tránh sự can thiệp một cách thô bạo hay sự ngăn cấm độc đoán Ví dụ như: Một số giáo viên lo ngại tức giận, họ cho rằng tình cảm tình là “sự đam mê có hại”, phải
“chấm dứt tai họa”, nên “phải đình chỉ mọi quan hệ không được phép”…
Trang 252.6.3.4 Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông:
Theo Lê Văn Hồng (1998), đời sống tình cảm ở tuổi đầu thanh niên rất đa dạng và phong phú, mang tính sâu sắc và bền vững hơn so với tuổi thiếu nên, là do
nó được xây dựng trên cơ sở nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn Nó được gắn với thế giới quan, lý tưởng và xu hướng nghề nghiệp, đồng thời có sự đối chiếu với những nhu cầu đạo đức xã hội [tr 58]
Tuổi đầu thanh niên có nhu cầu muốn hiểu, muốn phân tích những tình cảm của mình và tìm cách thể hiện những tình cảm đó Khác với lứa tuổi trước, các em
ở lứa tuổi này thường có sự đấu tranh mạnh mẽ giữa những tình cảm trái ngược nhau, giữa lý trí và tình cảm trong đời sống nội tâm của các em Các em đã có khả năng kìm chế và che giấu tình cảm của mình nhiều hơn tuổi thiếu niên
Cùng với sự phát triển của ý thức đạo đức, các tình cảm đạo đức được hình thành và phát triển Đây là thời kỳ hình thành tình cảm đạo đức tích cực nhất thế giới tình cảm của tuổi thanh niên vô cùng đa dạng và nhiều mặt
2.7 Yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của học sinh THPT:
2.7.1 Đặc điểm về sự phát triển thể chất:
Theo Bùi Ngọc Oánh (1996), tuổi học sinh THPT là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài hòa,cân đối Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn Ở thời ký lứa tuổi này quá trình phát triển thể chất đã hoàn thành về căn bản, các cơ
Trang 26quan, các bộ phận của cơ thể cũng như các chức năng của nó dần dần trở nên cân đối hoàn thiện [tr 51]
Nhìn chung tuổi đầu thanh niên các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tâm lý và nhân cách
2.7 2 Điều kiện sống và hoạt động:
- Vị trí trong gia đình:
Theo Bùi Ngọc Oánh (1996), trong gia đình các em đã có nhiều quyền lợi
và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn
đề quan trọng trong gia đình Các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình Các em bắt đầu quan tâm, chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế của gia đình ( như việc chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước, sẵn sàng đấu tranh chống lại tư tưởng sai trái ) Có thể nói rằng cuộc sống của nhiều thanh niên mới lớn là cuộc sống vừa học tập vừa lao động [tr 52]
- Vị trí trong nhà trường:
Theo Bùi Ngọc Oánh (1996), ở nhà trường học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên Đòi hỏi các em tự giác tích cực độc lập hơn, các em phảo biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong học tập Ở lứa tuổi này môi trường hoạt động chính
là nhà trường, nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức, mà nó còn tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em [tr 53]
Trang 27- Vị trí ngoài xã hội:
Theo Bùi Ngọc Oánh (1996), hoạt động xã hội của thiếu niên thường mang tính chất nội bộ nhà trường Đối với tuổi đầu thanh niên lại khác, hoạt động của các em đã vượt ra khỏi phạm vi nhà trường, ảnh hưởng của xã hội đến các em rất mạnh Xã hội đã giao cho các em quyền công dân, quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn như quyến đến 18 tuổi được bầu cử, có nghĩa vụ quân sự,
… Tất cả các em có suy nghĩ về việc lựa chọn nghề… Khi tham gia vào hoạt động
xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, các em có dịp hòa nhập vào cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này [tr 54]
2.8 Nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường của học sinh THPT:
Theo Huỳnh Văn Sơn (2010), về phía bản thân trẻ trong lứa tuổi học sinh THPT: Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ trong lứa tuổi THPT
dễ chịu ảnh hưởng của các tác nhân từ môi trường sống, đặc biệt gia đình Ở lứa tuổi này, các rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần thường biếu hiện thông qua hành vi và các trạng thái cảm xúc quá mức với các cấp độ khác nhau, như sự chống đối trong gia đình và ngoài xã hội [tr 15]
Nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường của học sinh THPT không chỉ xuất phát từ bản thân các em mà còn từ phía gia đình Các nhân vật chính trong các vụ bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh THPT nhìn chung đều thuộc các gia đình khiếm khuyết Cha mẹ ly hôn, mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ, cha mẹ luôn bận rộn với công việc, làm ăn Đó là những học sinh thiếu sự quản lý sát của gia đình, thiếu sự quan tâm dạy dỗ và tình thương của cha mẹ Không ít những bậc là cha làm mẹ giao hết trách nhiệm giáo dục con mình cho nhà trường, mải mê làm ăn
Trang 28không quan tâm gì đến con cái, không biết con mìnhhọc hành ra sao, chơi bời lêu lổng thế nào Có nhiều phụ huynh học sinh còn không biết tên giáo viên chủ nhiệm của con mình, không biết thời khóa biểu chính, học thêm của con, không biết con giao du kết bạn với ai…Một số bậc phụ huynh chiều chuông con quá đáng, cho con quá nhiều tiền tiêu sài, cho nên rất dễ hư hỏng
Nguyên nhân dẫn đến BLHĐ là do cách quản lý của xã hội, quản lý của nhà trường và quản lý gia đình đã làm chưa nghiêm, chưa đúng quy luật, chưa đạt hiệu quả
Theo Nguyễn Tùng Lâm (2010), về phía nhà trường: chỉ quan tâm đến giáo dục kiến thức mà chưa quan tâm đến việc dạy người Việc giáo dục nền tảng giá trị sống và kỹ năng sống bị coi nhẹ Đồng thời các trường chủ yếu chỉ áp dụng hình thức kỷ luật áp đặt mà chưa có hình thức kỷ luật tự giác [tr 12]
- Theo Huỳnh Văn Sơn (2010), từ phía bạn bè: Cùng với môi trường gia đình và nhà trường thì bạn bè cũng là môi trường hết sức thân quen và có mối liên
hệ hết sức mật thiết với mỗi cá nhân Phải khẳng định rằng, ở lứa tuổi học sinh THPT là tuổi dễ bốc đồng và khó tục chủ Các em rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố bên ngoài đặc biệt là sự lôi kéo của bạn bè, thường nghe lời bạn hơn là lời cha
mẹ thầy cô giáo nên rất khó quản lý Cha mẹ thì thường dạy con cái phải biết chọn bạn mà chơi, nếu như những học sinh ngoan, hiền chơi với nhau, vậy những học sinh cá biệt sẽ chơi với ai Trong các trường học ngày càng xuất hiên các băng nhóm, với các thủ lĩnh là tập hợp của những học sinh học kém, cá biệt khiến cho tình hình bạo lực học đường ngày càng gia tăng [tr 22]
- Ngày nay, do đời sống XH đang ngày càng được nâng cao, phương tiện thông tin phát triển như vũ bão, ảnh hưởng của cơ chế thị trường dẫn đến XH ngày càng thiếu tính nhân văn Bạo lực học đường đang thể hiện tính nguy hiểm và
Trang 29mức độ nghiêm trọng, cần XH nhìn nhận nghiêm túc như là một tệ nạn (Huỳnh Công Minh, 2010)
- Trong xã hội với nền kinh tế thị trường hiện nay khi những cái mới liên tục cập nhật cùng với không có sự định hướng từ phía người lớn thì những nền văn hóa lai căng được du nhập và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ nói chung
và lứa tuổi học sinh THPT nói riêng Nhiều giá trị văn hóa trong xã hội bị đảo lộn
Có thể nói nạn bạo lực học đường diễn ra như hiện nay cũng là một phần lớn trách nhiệm thuộc về toàn xã hội Đó là công tác quản lý thanh thiếu niên của địa phương còn lỏng lẻo Các hoạt động của các tổ chức Đoàn thể như Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh còn chưa phát huy được hết hiệu quả để lôi kéo thanh thiếu niên tham gia mà với chỉ áp dụng trên một số những nhóm đối tượng và còn mang tính điển hình Đó là thực trạng thờ ở, bàng quang , không có dấu hiệu báo cáo các cơ quan chức năng khi chứng kiến bạo lực học đường của người dân Những video clip về bạo lực học đường được đăng tải
vô số trên nhưng mạng với lượng truy cập cao không phải bởi sự quan tâm về vấn
đề bạo lực học đường mà là sự thích thú, tò mò, xem cho vui
2.9 Hậu quả của nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh THPT:
Bạo lực học đường đã xảy ra ở khắp nơi, ở mọi cấp học và hậu quả của nó
để lại rất nghiêm trọng:
- Theo Phạm Minh Hạc (2010), bản thân học sinh: Khi bạo lực xảy ra, đặc biệt là bạo lực thể xác thì sẽ gây tổn thương đến thể xác của cả hai bên đặc biệt là nạn nhân có nhiều trường hợp có thể gây đến tử vong Với những thủ phạm đó thì
sẽ là một khoảng đen trước tương lai Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tinh thần, đó là
sự hoảng loạn, sự chán và sợ hãi không dám đi học và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và có thể mắc một số bệnh về tâm thần như: tự kỷ, trầm cảm…Đối
Trang 30với một số em, những di chứng của thời niên thiếu bị bắt nạt kéo dài cho tới khi trưởng thành Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Blaya thuộc Đại học Bordeaux 2 ( Pháp), khoảng 20-40% nạn nhân của các vụ bạo lực học đường đã tái diễn chính những hành động bạo lực mà các em từng phải chịu nhằm vào các nạn nhân khác [tr 20]
- Theo Huỳnh Văn Sơn (2010), về phía gia đình: Trước thực trạng bạo lực học đường ra tăng chóng mặt như vậy khiến cho không ít các bậc phụ huynh mất
ăn mất ngủ vì lo cho con cái họ Rồi bao gia đình đứng trước tình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường xuyên đánh nhau gây gổ với bạn Rồi thì “ trẻ con mất lòng người lớn” từ những xích mích của trẻ con mà các bậc phụ huynh phải to tiếng, mất tình làng nghĩa xóm [tr 23]
- Theo Hoàng Thị Thỏa (2010), về phía nhà trường: Nhà trường vốn là môi trường an toàn nhưng giờ đây thì đã khác rất nhiều Cảnh bạo lực diễn ra nhiều nơi, ngay trong lớp, trong giờ học, ngoài sân trường, nhà vệ sinh, trước cổng trường, đằng sau trường…Trước tình trạng đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập chung của toàn trường cũng như các hoạt động khác [13]
Trang 31Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Theo Vũ Minh Hùng (2003), nghiên cứu tài liệu thường được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu sách và tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp dùng các hoạt động nghiên cứu trên sách, báo, tạp chí khoa học, tư liệu … để tìm hiểu lịch sử của vấn
đề, thu thập thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu
Phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu đề tài như sau: người nghiên cứu nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài như: Bạo lực học đường, bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông, phạm tội, xã hội học phạm tội, tài liệu về tình hình bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay ở Việt Nam, đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT,
yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của học sinh THPT, nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường của học sinh THPT, hậu quả của nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh THPT
Phương pháp này giúp người nghiên cứu:
- Chọn lọc, đánh giá, và sử dụng tài liệu đúng với lĩnh vực và đối tượng muốn nghiên cứu
- Nắm được phương pháp của các nghiên cứu trước đây
- Các phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn, để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu
Trang 32- Có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu
- Xây dựng luận cứ và tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây
3.2 Phương pháp điều tra:
Phương pháp điều tra là phương pháp sử dụng một số câu hỏi đặt cho số lớn người nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nào đó.Người được hỏi sẽ trả lời trên giấy.(Châu Kim Lang, 2002, trang 70)
Trong đề tài, người nghiên cứu sẽ sử dụng phiếu điều tra để khảo sát, tìm hiểu tình hình bạo lực học đường của học sinh THPT tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, Đồng Nai, qua đó thu thập thêm số liệu về tình hình bạo lực học đường của học sinh THPT
Phương pháp này cung cấp thông tin đồng nhất, đảm bảo việc so sánh dữ liệu
Xây dựng phiếu điều tra:
- Dựa trên cơ sở lí luận NNC đưa ra các câu hỏi điều tra có nội dung xoay quanh vấn đề nghiên cứu
- Phiếu điều tra ý kiến HS gồm 17 câu hỏi (phụ lục 1), trong đó:
+ Tình hình BLHĐ: câu hỏi 1; 2; 3; 4; 5
+ Phương tiện sử dụng và hình thức BLHĐ: câu hỏi 6; 7
+ Thái độ của HS khi nhìn thấy BLHĐ: câu hỏi 8
+ Nguyên nhân dẫn đến BLHĐ: câu hỏi 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15
+Hậu quả và biện pháp khắc phục: câu hỏi 16; 17
- Phiếu điều tra ý kiến GV gồm 9 câu hỏi (phụ lục 2), trong đó:
+ Tình hình BLHĐ: câu hỏi 1; 2
+ Đối tượng xảy ra BLHĐ: câu hỏi 3
+ Trách nhiệm của HS khi tham gia BLHĐ: câu hỏi 4; 5
Trang 33+ Nguyên nhân và biện pháp khắc phục: câu hỏi 6; 7; 8
Chọn mẫu điều tra: người nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến của 20 giáo viên chủ nhiệm của 3 khối 10,11,12 và 150 học sinh của 3 khối 10,11,12 tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, Đồng Nai
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: NNC tiến hành lấy ý kiến của giáo viên
và học sinh THPT tại trường THPT Tân Phú, huyện Định Quán, Đồng Nai từ ngày 02/02/2011 đến ngày 04//02/2011
Tiến hành điều tra:
NNC tiến hành phát và thu phiếu điều tra cho:
- HS trường THPT Tân Phú
Số phiếu phát ra: 300 phiếu
+ Khối 10 : 100 phiếu, khối 11 : 100 phiếu, khối 12 : 100 phiếu
Số phiếu thu vào: 292 phiếu
Số phiếu hợp lệ : 280 phiếu (phiếu không hợp lệ là phiếu trả lời không đầy
đủ các câu hỏi trong phiếu điều tra)
+ Khối 10 : 92 phiếu, khối 11: 93 phiếu, khối 12: 95 phiếu
- GV trường THPT Tân Phú
Số phiếu phát ra: 20 phiếu
Số phiếu thu vào: 20 phiếu
Trang 34- Phương pháp phân tích định lượng
Theo Dương Thiệu Tống (2002), định lượng là một vấn đề quan trọng trong các công trình nghiên cứu khoa học Có nhiều cách định lượng nghĩa là gán các số
đo lường cho những đối tượng khảo sát trong nội dung tài liệu phân tích
Người nghiên cứu phân tích kết quả khảo sát về tâm lí, thái độ, hứng thú của học sinh bằng phương pháp thống kê suy diễn, sử dụng phần mềm excel để thống kê kết quả thu được
- Phương pháp phân tích định tính
Các phân tích định tính chủ yếu phản ánh các tính chất, các xu thế, các đặc trưng, các thuộc tính của hiện tượng và quá trình nghiên cứu (Trần Thế Đức, 2002)
Sau khi thu thập, tổng hợp được số liệu, người nghiên cứu thống kê và xử
lý số liệu thu thập được thể hiện qua các bảng biểu, biểu đồ, viết phân tích dựa vào
số liệu từ học sinh mà người nghiên cứu thu thập được Trong đề tài, người nghiên cứu chủ yếu phân tích định tính dựa vào các số liệu thu thập được
Bảng biểu được thể hiện dưới hai hình thức là tỷ lệ (số người chọn/ tổng số người điều tra) và tỷ lệ phần trăm (%), dựa vào số liệu bảng biểu, người nghiên cứu sẽ dùng phần mềm excel vẽ biểu đồ thể hiện rõ mối tương quan giữa các nội dung nghiên cứu
Trang 35Chương 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1 Giới thiệu về trường THPT Tân Phú
- Trường THPT Tân Phú được thành lập vào tháng 08/1976, là ngôi trường đầu tiên ở huyện Định Quán, Đồng Nai, trong năm học đầu tiên trường chỉ có 2 lớp (01 lớp 11, 01 lớp 12), tổng số 35 HS, đến năm 2007 – 2008 toàn trường có
1600 HS, trong đó:
+ 12 lớp 10
+ 12 lớp 11
+ 12 lớp 12
- Về phía cán bộ quản lý và giáo viên:
+ Cán bộ quản lý: 02 (01 hiệu trưởng, 01 hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất)
+ Giáo viên: 74 (đạt chuẩn:72, trên chuẩn: 01, chưa đạt chuẩn: 01)
- Trường THPT Tân Phú là ngôi trường được hình thành lâu đời và đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp giáo dục cũng như đào tạo nguồn nhân lực của huyện Định Quán, Đổng Nai Trong quá trình hình thành và phát triển trường đã nhiều lần chia tách, đặt nền móng cho nhiều ngôi trường khác ở huyện Định Quán, Đổng Nai: THPT Điểu Cải, THPT Bán Công Định Quán, THPT Phú Ngọc… Nhờ những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương trường THPT Tân Phú đã vinh dự nhận được nhiều huân, huy chương của Nhà Nước trao tặng:
+ 01 huy chương Lao Động hạng 03 (1985 – 1990)
+ 01 huy chương Lao Động hạng 02 (1991 – 2000)
+ Danh hiệu anh hung thời kỳ đổi mới (1990 – 2000)
Thuận lợi và khó khăn của trường THPT Tân Phú: