Xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 64)

3.5.1. Ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật

- Kịp thời triển khai thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường đến các ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp và cộng đồng để biết và chấp hành. Tập trung rà soát các văn bản, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đã ban hành để đề xuất bãi bỏ những văn bản không phù hợp; kiến nghị Trung ương bổ sung, điều chỉnh các quy định còn thiếu, chưa phù hợp.

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành liên quan đến hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung.

- Ban hành và thực hiện quy chế phối hợp quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh phối hợp giữa các ngành, các cấp trong các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo trách nhiệm quản lý đã được phân công, phân cấp.

- Xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc tập trung, chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường; chính sách hỗ trợ các cơ sở nằm trong khu dân cư di dời ra khu chăn nuôi tập trung; chính sách hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng trong đó có hỗ trợ về hệ thống xử lý chất thải.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2010. Trong đó, việc hỗ trợ xử lý chất thải lỏng từ chăn nuôi được mức 50% tổng chi phí xây dựng công trình xử lý bằng biogas.

- Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại xử lý nước thải, chất thải rắn, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế khi thực hiện các giải pháp này.

- Có chính sách khuyến khích xúc tiến thương mại hợp tác quốc tế. Khuyến khích sáng tạo, nhập khẩu ứng dụng hiệu quả các công nghệ chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, áp dụng công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.

- Có cơ chế chính sách hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, các công nghệ xử lý chất thải phù hợp các trang trại chăn nuôi tập trung.

- Đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về BVMT trong chăn nuôi.

- Xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại các trang trại, cụ thể hoá thành các hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu: Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư; thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

3.5.2. Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gia súc tập trung

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, các địa phương cần triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung, trang trại đến tận huyện, xã. Đưa ra một định hướng quy hoạch phát triển chăn nuôi hợp lý. Tập trung mũi nhọn vào các loại vật nuôi từ đại gia súc. Quy hoạch rõ quỹ đất cho từng loại gia súc nuôi ở địa bàn nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu,

thời tiết cũng như đặc điểm sinh lý của từng vật nuôi mà không tác động xấu đến môi trường.

- Các địa phương phải có quy hoạch, kế hoạch phát triển chăn nuôi rõ ràng, cụ thể, và chính sách đó phải nhận được được sự đồng thuận từ phía người dân.

Việc triển khai quy hoạch cần phải được đầu tư đồng bộ về mặt cơ sở hạ tầng: san lấp mặt bằng, đường giao thông, hệ thống cung cấp điện/nước, hệ thống thu gom xử lý chất thải. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc di dời các cơ sở ra khỏi khu dân cư.

3.5.3. Tăng cường công tác điều tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các chăn nuôi tập trung

- Điều tra, đánh giá thực trạng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi làm cơ sở cho các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi tập trung theo sự phân cấp của luật và các văn bản hướng dẫn.

- Phòng ngừa và ứng phó sự cố

Các cơ sở chăn nuôi phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của cơ sở.

Các cơ sở chăn nuôi phải có phương án ứng phó khi xảy ra sự cố hoặc thiên tai. Các các cơ sở chăn nuôi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác hoặc gây hủy hoại môi trường.

- Triển khai áp dụng các công cụ kính tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung.

3.5.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường ở các cấp

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy và tăng cường nhân lực quản lý môi trường nhất là cấp huyện, xã; chú trọng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực về lĩnh vực môi trường

theo hướng kết hợp quản lý hành chính từ tỉnh đến xã và phối hợp giữa các ngành, đơn vị cùng cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.

- Đẩy mạnh phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu chuyển giao ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải.

3.5.5. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Tăng cường công cụ thông tin trong bảo vệ môi trường chăn nuôi gia súc tập trung. Tuyên truyền phổ biến luật bảo vệ môi trường, phổ biến các quy chuẩn môi trường trong các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng để tạo thuận lợi cho việc triển khai thi hành pháp luật.

- Tăng cường truyền thông về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích và hỗ trợ thành lập, đưa vào hoạt động các mô hình cộng đồng tự quản về bảo vệ môi trường; xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

- Thông qua các phương tiện thông tin, tuyên truyền, báo chí, để tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn cho người quản lý, chủ cơ sở chăn nuôi về kiến thức môi trường, các biện pháp bảo vệ và chính sách liên quan.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ về công nghệ môi trường trong chăn nuôi và quản lý chăn nuôi bền vững.

- Xây dựng các mô hình chăn nuôi sạch đạt hiệu quả kinh tế cao từ đó nhân rộng mô hình này trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quy trình chăn nuôi tốt.

- Sử dụng các kênh thông tin tuyên truyền đại chúng như báo nói, báo viết, áp phích, băng rôn, tờ rơi, truyền thông lồng ghép.

- Khuyến khích hình thức đặt hàng và sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học nhất là khoa học ứng dụng để phát triển ngành chăn nuôi.

- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển chăn nuôi phù hợp với các vùng sinh thái nhằm khai thác phát huy các lợi thế, so sánh, khắc phục những hạn chế của từng vùng.

- Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xử lý chất thải vật nuôi trong các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, quy mô sản xuất khác nhau.Tăng cường khuyến nông, tuyên truyền, tập huấn chăn nuôi an toàn sinh học.

Đề xuất quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ biogas đối với các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Có khá nhiều quy trình công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi đang được áp dụng ở nước ta. Việc lựa chọn công nghệ xử lý nào tùy thuộc vào điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế của cơ sở chăn nuôi. Mục tiêu cuối cùng của các công nghệ xử lý là làm cho nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện của các trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An; dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ biogas cho các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nước thải được xử lý bằng hầm biogas. Cặn lắng từ khâu xử lý nước thải được thu gom chung với phân. Nước rỉ trong quá trình ủ phân có thể đưa ngược trở lại hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau hầm biogas được xử lý bằng phương pháp sinh học rồi thải môi trường tiếp nhận.

Phương pháp này dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Tùy theo nhóm vi khuẩn sử dụng là hiếu khí hay kỵ khí mà thiết kế các công trình khác nhau. Và tùy theo khả năng về tài chính, diện tích đất mà có thể dùng hồ sinh học hoặc xây dựng các bể nhân tạo để xử lý.

Quy mô nhỏ (100 con đến 300 con) a) Nước thải dùng cho mục đích tưới cây

b) Nước thải sau khi xử lý thải ra môi trường ngoài

Hiện nay, đối với quy mô trang trại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang sử dụng nước thải chăn nuôi để phát triển thủy sản, đem lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, việc này cũng dẫn đến không an toàn về thực phẩm đối với thủy sản.

Quy mô trung bình (< 1.000 đầu gia súc)

Với các công nghệ này, để đạt hiệu quả cao cần phải tách phân trước khi xử lý nước thải.

a) Nước thải dùng cho mục đích tưới cây

)

Nước thải sau khi xử lý thải ra môi trường ngoài hố biogas

(xử lý kỵ khí) Hố lắng

Nước thải Tưới cây

Nước thải (xử lý kỵ khí)hố biogas Hố lắng Hồ sinh học hiếu khí

Hố lắng Hồ chứa

Tưới cây Nước thải hố biogas

(xử lý kỵ khí) Hố lắng Hố lọc trùngKhử

Nguồn tiếp nhận

Nước thải (xử lý kỵ khí)hố biogas Hố lắng Hồ sinh học hiếu khí Hố lắng Hệ thống lọc Nguồn tiếp nhận Khử trùng Nguồn tiếp nhận

Quy mô lớn (> 1.000 đầu gia súc)

Với các công nghệ này, để đạt hiệu quả cao cần phải tách phân trước khi xử lý nước thải.

a) Nước thải dùng cho mục đích tưới cây

b) Nước thải sau khi xử lý thải ra môi trường ngoài

Mô hình Biogas là một mô hình bảo vệ môi trường phổ biến và hiệu quả nhất tại các trại chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Hiệu quả bảo vệ môi trường của mô hình biogas là khống chế ô nhiễm mùi hôi, giảm thiểu ô nhiễm do nước thải và chất thải rắn, đồng thời sử dụng được khí sinh học để làm chất đốt. Chức năng của hầm biogas là xử lý được phần lớn chất hữu cơ, giảm đáng kể lượng khí độc phát sinh, diệt các mầm bệnh trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền.

Trung bình 1m3 hầm ủ xử lý lượng nước thải 40-50 lít nước thải/ngày với lượng phân của 2-3 con lợn trưởng thành. Thời gian nước thải ở trong hầm biogas tối thiểu 20 ngày mới đảm bảo hiệu quả xử lý [4]. Việc xử lý và xây dựng hầm

Nước thải Bể điều hòa

hố biogas (xử lý kỵ khí) Hồ sinh học hiếu khí Hố lắng Các hồ sinh học Tưới cây Hố lắng

Nước thải Bể điều hòa

hố biogas (xử lý kỵ khí) Bể Arotak Hố lắng Hệ thống lọc Hố lắng Nguồn tiếp nhận Hồ sinh học Khử trùng

biogas phải được các kỹ thuật viên có chuyên môn nghề nghiệp cao thực hiện mới đảm bảo hoạt động hiệu quả và lâu bền. Đối với túi ủ biogas bằng túi nhựa, các trang trại chăn nuôi có thể mời kỹ thuật viên lắp đặt hay tự thiết kế, thi công theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyển giao kỹ thuật.

Có thể thấy rằng, mặc dù có nhiều ưu điểm trong vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng mô hình biogas tại các trại chăn nuôi nói chung không giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm nước thải. Do đó, để xử lý đạt quy chuẩn môi trường đối với nước thải chăn nuôi tập trung cần phải kết hợp xử lý nước thải bằng phương pháp biogas và các phương pháp khác.

Để hiệu quả xử lý cao thì trước khi xử lý cần phải tách phân khô ra khỏi dòng nước thải.

3.6.7. Giải pháp về huy động nguồn vốn

- Có chính sách thu hút đầu tư hợp lý, hấp dẫn nhằm "trải thảm" lôi kéo nhà đầu tư vào Nghệ An.

Tạo điều kiện về quỹ đất, cải cách thủ tục hành chính, tập trung nỗ lực để ủng hộ các nhà đầu tư; cam kết nhất quán từ tỉnh đến ngành và các địa phương trong việc xử lý, tháo gỡ các vướng mắc để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Nghệ An.

- Thu hút các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường và tập trung vào những lĩnh vực sau: Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ môi trương trước hết tập trung cho các khu chăn nuôi tập trung, các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, quy mô hộ gia đình.

Tiếp tục tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường; phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí sự nghiệp, xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế và các nguồn kinh phí khác để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, công trình đầu tư về bảo vệ môi trường.

Thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào các công trình hạ tầng về môi trường và phát triển các dịch vụ bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục hỗ trợ vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh cho các dự án bảo vệ môi trường thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên gồm: nhóm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc danh mục do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; nhóm các hợp tác xã và nông thôn; nhóm thuộc diện ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường theo Nghị định 04/2009/NĐ-CP; nhóm các doanh nghiệp thuộc Chương trình chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

- Tổ chức thực hiện tốt, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định pháp luật về thuế và phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; buộc bồi thường thiệt hại về môi trường do những hành vi làm ảnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)