Tình hình chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 30)

3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở quy mô trang trại

Quy trình nuôi lợn của các trang trại tương đối giống nhau. Một số trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều nhập từ Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Trọng lượng mỗi con lợn hậu bị nhập về khoảng từ 20- 25kg/con. Khi về trang trại sẽ được chăm sóc để tăng trọng lượng của lợn lên 90-100kg/con để xuất bán trên thị trường trong thời gian khoảng 03- 04 tháng/lứa.

Một số các trang trại khác tự nhân giống lợn thịt từ các con lợn nái của trang trại. Với những trang trại này thì việc xuất chuồng lợn thịt liên tục, nhưng số lượng lợn xuất chuồng/lần ít hơn so với các trang trại nhập lợn giống. Thời gian chăm sóc lợn khoảng 06 tháng/lứa. Thức ăn cho lợn tại các trang trại này chủ yếu là thức ăn tinh, ước tính khoảng 2,4 kg/con/ngày.

Nước sử dụng cho chăn nuôi lợn khoảng 25 lít/con/ngày [6], bao gồm nước uống cho lợn được bố trí bằng vòi tự động và nước vệ sinh chuồng trại. Nước thải từ chăn nuôi lợn ươc tính khoảng 1-2 lít nước tiểu/ngày đêm, ngoài ra còn có nước rửa chuồng trại.

Hình 3.1: Trang trại chăn nuôi lợn thịt tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Hầu hết các trang trại đều vệ sinh và tắm cho lợn 01 lần/ngày. Các trang trại đều bố trí công nhân dọn vệ sinh chuồng trại. Trên thực tế điều tra, cho thấy với quy mô nhỏ hơn 500 con, các trang trại thường kết hợp với nuôi cá, tận dụng chất thải của chăn nuôi để làm thức ăn cho cá. Các trang trại quy mô lớn hơn thì có xử lý chất thải, trong đó một số trang trại có tách phân lợn trước khi xử lý nước thải, nhưng có một số trang trại cho phân lợn vào xử lý cùng nước thải.

3.1.2. Tình hình chăn nuôi trâu bò ở quy mô trang trại

Trâu, bò là các loài vật nuôi ăn cỏ, có thể lợi dụng tốt đồng cỏ và các phụ phẩm nông - công nghiệp để tạo thành thịt, sữa, sức kéo. Đàn trâu, bò phân bố ở nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhưng tập trung ở miền núi và trung du. Đàn trâu, bò phần lớn nuôi trong nông hộ (2-3 con/hộ) theo phương thức quảng canh, bán thâm canh. Đàn bò sữa và thịt đã được quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành những trang trại bò sữa, bò thịt. Một số vùng trâu, bò được dùng để cày, kéo nhưng nhu cầu cung cấp sức kéo (đặc biệt ở trâu) ngày càng giảm.

3.1.2.1. Chăn nuôi bò thịt

Trong các trang trại được điều tra, có 01 trang trại chăn nuôi bò thịt tại xóm 4, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc. Giống bò được nhập từ Úc. Số lượng bò mỗi đợt nhập khoảng 3.000- 3.500 con về Việt Nam qua Cảng Cửa Lò về trang trại có trọng lượng từ 300- 350kg/con khi về trang trại sẽ được chăm sóc, vỗ béo để tăng trọng lượng của bò lên 450-500kg/con để xuất dần cho các lò mỗ trong thời gian khoảng 2 tháng. Thức ăn để vỗ béo bò là thức ăn tinh khoảng 2,5kg/con/ngày và thức ăn thô xanh có bổ sung rỉ mật (Cỏ, ngô, răm tươi hay khô được xử lý mềm hóa và tăng độ đạm) với lượng khoảng 30/kg/con/ngày.

Nước uống cho bò trung bình 50 lít/con/ngày. Đối với bò thịt thì hầu như không sử dụng nước phục vụ vệ sinh chuồng trại. Nước tiểu của bò ngấm vào phân và được thu dọn khi thu gom phân bằng cách sử dụng máy cào phân, sau đó dùng vôi bột để khử trùng.

Hình 3.2: Trang trại chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Nước thải của trang trại chăn nuôi bò thịt khác hoàn toàn về khối lượng cũng như chất lượng của nước thải các trang trại chăn nuôi bò sữa. Đối với bò thịt, thường không tắm rửa vệ sinh cho bò, việc vệ sinh chuồng nuôi chủ yếu dùng máy cào phân, không sử dụng nước để vệ sinh chuồng nuôi. Do đó, lượng nước thải ra là rất ít. Nước tiểu của bò thường được ngấm vào phân, chỉ một lượng rất nhỏ chảy theo sàn về các mương thu gom.

3.1.2.2. Chăn nuôi bò sữa

Giống bò sữa được nhập khẩu từ Úc và New Zealand về Việt Nam và các bò cái sau khi cho sữa ở các trang trại. Trọng lượng bò sữa lúc trưởng thành đạt khoảng 400 ÷ 700kg/con. Bò sữa nếu chỉ ăn khẩu phần là thức ăn thô xanh thì chỉ tạo ra được 5 lít sữa/ngày, muốn có lít sữa thứ 6 trở đi đòi hỏi cần cung cấp cho bò lượng thức ăn tinh 0,5 kg/lít. Thức ăn tinh này đòi hỏi phải có sự cân đối về thành phần các loại thức ăn tham gia cấu tạo nên nó.

- Nhu cầu về nước uống: Nước rất cần thiết cho bò sữa, bò vắt sữa có thể tiêu thụ 3 ÷ 4 kg lít cho mỗi lít sữa. Khi bò uống đủ nước thì hoạt động của tuyến nước bọt sẽ tốt, điều này tạo cho bò sữa thèm ăn hơn. Cách tốt nhất là để cho bò sữa uống nước tự do. Trung bình nước uống của bò sữa khoảng 15-20lit/100kg cân nặng.

Hình 3.3: Trang trại chăn nuôi bò sữa

- Tắm chải cho bò: Bò được tắm chải thường xuyên, vào mùa hè trước khi vắt sữa được tắm sạch sẽ. Mùa đông do thời tiết giá rét nên bò thường được tắm chải khô, dùng bàn chải cạo hết phân bám trên cơ thể bò. Tắm cho bò có tác dụng kích thích các hệ thống vi mao quản hoạt động tốt hơn, giảm thiểu được khả năng gây stress cho bò, tạo cho bò cảm giác thoải mái. Ngoài ra, Trước khi vắt sữa bò được vệ sinh bầu vú sạch sẽ, nếu phần thân sau bẩn tắm cho sạch. Dùng nước ấm 37 ÷ 40oC để lau bầu vú, khăn lau dùng riêng mỗi con một khăn.

- Vệ sinh dụng cụ: Các loại dụng cụ sau khi sử dụng đều vệ sinh sạch sẽ bằng các hóa chất chuyên dùng không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, nước dùng để rửa dụng cụ này là nước sạch.

- Vệ sinh người vắt: Người vắt sữa phải nhẹ nhàng, có hiểu biết và quý mến bò. Người vắt sữa không được mắc các bệnh truyền nhiễm, móng tay được cắt ngắn, sử dụng quần áo bảo hộ lao động luôn luôn sạch sẽ, trước khi vắt sữa tay rửa bằng xà phòng và lau khô.

Tổng lượng nước cung cấp cho bò là khoảng 140 lit/con/ngày. Theo định mức thì nước thải từ bò sữa khoảng 100 lit/con/ngày [7].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)