Đánh giá chung về môi trường trong chăn nuôi gia súc tập trung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34)

3.2.1. Hiện trạng sử dụng chuồng trại trong chăn nuôi gia súc tập trung

Hiện nay, các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang sử dụng các kiểu chuồng trại: Chuồng nuôi cải tiến, chuồng nuôi công nghiệp.

Chuồng nuôi cải tiến: khác với kiểu chuồng nuôi truyền thống, chuồng nuôi

cải tiến đã có sự đầu tư về kinh phí của chủ hộ chăn nuôi. Chuồng nuôi đã tách rời hố chứa phân, chất thải, nước rửa chuồng được chảy dồn ra bên ngoài vào hố chứa phân. Chuồng nuôi cải tiến hàng ngày được dọn vệ sinh một hoặc hai lần tuỳ vào độ bẩn hay sạch của chuồng. Trong chuồng đã có những chỗ quy định riêng để cho ăn,

cho uống hợp lý…

Chuồng nuôi công nghiệp: gia súc được nuôi theo từng ô phù hợp với sinh

lý từng lứa tuổi. Kiểu chuồng nuôi này thường được xây dựng theo mẫu thiết kế chung, có hệ thống thông gió, hệ thống làm mát khi thời tiết nóng; có hệ thống bạt che khi thời tiết lạnh. Kiểu chuồng nuôi công nghiệp thường được áp dụng tại các mô hình chăn nuôi trang trại, có hệ thống máng ăn, vòi nước uống tự động riêng biệt,...

Từ kết quả điều tra cho thấy:

- Kiểu chuồng chăn nuôi cải tiến là chiếm tỷ lệ 36% .

- Kiểu chuồng chăn nuôi theo quy mô công nghiệp chiếm tỷ lệ 64%.

Kiểu chuồng nuôi cải tiến hiện nay đang phổ biến, phù hợp với quy mô chăn nuôi gia trại và điều kiện kinh tế của từng gia đình. Các hộ xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo kiểu cải tiến đã góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại được thuận tiện và dễ dàng hơn kiểu chuồng nuôi truyền thống.

3.2.2. Vị trí chuồng trại chăn nuôi

Các trang trại chăn nuôi không đảm bảo về khoảng cách đối với khu dân cư và các công trình như nhà ở, bệnh viện, trường học ngoài việc gây ô nhiễm về không khí, ô nhiễm mặt đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước bề mặt, ô nhiễm về tiếng ồn… mà còn gây ra dịch bệnh cho gia súc và cả con người.

Theo tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn do Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009, khoảng cách ly vệ sinh giữa trại chăn nuôi tập trung với khu dân cư tối thiểu phải lớn hơn 200 m.

Theo kết điều tra cho thấy: Hầu hết các trang trại đều nằm cách xa khu dân cư, một số trang trại nằm gần khu dân cư nhưng vẫn tận dụng được không gian rộng, phù hợp với cho việc phát triển trang trại kết hợp chăn nuôi và thủy sản, cụ thể như sau:

- 02/22 trang trại có khoảng cách đến khu dân cư nhỏ hơn 200m (chưa đúng với tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng);

- 10/22 trang trại có khoảng cách đến khu dân cư gần nhất từ 200-1000m; - 10/22 trang trại có khoảng cách đến khu dân cư gần nhất lớn hơn 1000m. Đây là các trang trại được bố trí giữa các cánh đồng, thuận tiện cho việc tiêu thoát nước.

Các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung nằm gần khu vực dân cư chiếm 10% số trang trại điều tra. Mặc dù việc quy hoạch tổng thể cho phát triển chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có nhưng đối với mỗi trang trại trước khi lựa chọn để xây dựng đã có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, trong đó yếu tố bảo vệ môi trường cũng được coi trọng, đặc biệt là các trang trại với quy mô lớn.

3.2.3. Hiện trạng sử dụng thức ăn trong chăn nuôi

Việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi có ý nghĩa lớn đối với các hộ chăn nuôi trong việc tăng trọng của gia súc để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi liên quan rất lớn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Các loại thức ăn thường được sử dụng trong chăn nuôi gia súc tập trung thức ăn tự phối chế và thức ăn công nghiệp. Thức ăn tự phối chế do chất lượng dinh dưỡng kém, không cân bằng hàm lượng các chất trong khẩu phần, con vật phải sử dụng lượng thức ăn lớn dẫn tới chất thải trong chăn nuôi nhiều. Thức ăn công

nghiệp do chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng cao nên lượng chất thải cũng ít hơn so với sử dụng thức ăn tự phối chế.

Việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi liên quan rất lớn đến thải lượng và thành phần chất thải phát sinh. Thức ăn tận dụng do chất lượng dinh dưỡng kém, không cân bằng hàm lượng các chất trong khẩu phần, con vật phải sử dụng lượng thức ăn lớn (4-4,5 kg thức ăn/kg tăng trọng), dẫn tới chất thải trong chăn nuôi nhiều (3-3,5 kg phân/lợn/ngày). Thức ăn công nghiệp do chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng cao, chi phí thức ăn thấp (2,2-2,4 kg/kg tăng trọng) nên lượng chất thải cũng ít hơn so với sử dụng thức ăn tận dụng. Việc sử dụng thức ăn tận dụng, thức ăn đậm đặc trộn với cám, ngô có sẵn tại gia đình ngoài việc làm tăng chi phí trong chăn nuôi còn góp phần làm tăng lượng chất thải, tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Kết quả điều tra cho thấy: Số trang trại sử dụng thức ăn công nghiệp chiếm: 87-100%. Một số lớn trang trại chăn nuôi thường sử dụng cả hai loại thức ăn tự phối chế và thức ăn công nghiệp (13%). Các trang trại chăn nuôi lợn sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Chăn nuôi trâu, bò ngoài thức ăn tự phối chế chủ trang trại cho ăn bổ sung thức ăn công nghiệp khi cần vỗ béo hoặc đảm bảo chất lượng sữa nếu là bò sữa.

3.2.4. Hiện trạng sử dụng nước cấp tại các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trong chăn nuôi nước có vai trò rất quan trọng. Nước được dùng vào các mục đích: cho gia súc uống, tắm cho gia súc và dùng để vệ sinh chuồng trại. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh đều sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước giếng khơi và nước tái sử dụng lại để cấp cho chăn nuôi.

Hiện nay, nguồn nước chính cung cấp nước gia súc uống là nước giếng khoan và giếng đào. Đa số các giếng này được đào tương đối gần với chuồng nuôi và hố thải.

Theo thực tế điều tra cho thấy: Các trang trại chăn nuôi sử dụng nguồn nước ngầm làm nước cấp cho gia súc là chủ yếu. Đối với các trang trại chăn nuôi, nước được lấy trực tiếp từ giếng khoan, qua bể lắng cấp trực tiếp qua vòi nước uống tự

động. Về lượng nước sử dụng cho chăn nuôi, khi điều tra các chủ trang trại đa phần không nắm cụ thể được lượng nước sử dụng cho trang trại của mình do không có số liệu đo kiểm. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ từ khâu lập dự án thì ước tính lượng nước sử dụng cho nuôi lợn khoảng 25 lít/con/ngày [6], bao gồm nước uống cho lợn được bố trí bằng vòi tự động và nước vệ sinh chuồng trại, nước cung cấp cho bò sữa khoảng khoảng 140 lít/con/ngày [8], đối với bò thịt thì lượng nước cung cấp ít hơn qua hệ thống vòi tự động, không sử dụng nước để vệ sinh cho bò.

Hầu hết các trang trại chăn nuôi lớn xin cấp phép khai thác sử dụng nước. Có 04/22 trang trại đã được cấp giấy phép khai thác sử dụng nước, số còn lại chưa làm thủ tục xin khai thác và sử dụng nước. Do không ý thức được việc sử dụng nước phải được sự đồng ý của cơ quan chức năng nên các chủ trang trại chưa có ý thức tiết kiệm nước trong quá trình sử dụng.

Phần lớn các trang trại chăn nuôi chưa có sự kiểm tra chất lượng nước cấp cho chăn nuôi theo tiêu chuẩn thú y đưa ra. Hiện nay chỉ có các trang trại chăn nuôi lớn khi xây dựng trại có kiểm tra chất lượng nước cấp cho chăn nuôi, định kỳ sau đó có kiểm tra. Các trang trại khác hầu như không có kiểm tra chất lượng nước trước khi xây dựng và định kỳ. Nguồn nước cấp cho chăn nuôi thường được sử dụng theo kinh nghiệm, một số trang trại sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt không qua xử lý cho gia súc uống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với nước cấp sử dụng cho mục đích vệ sinh chuồng trại, các chủ trang trại thường tái sử dụng nước thải. Một số trang trại với quy mô nhỏ thì sử dụng nước cấp cho gia súc uống và nước vệ sinh chuồng trại cùng một nguồn.

Theo kết quả phân tích chất lượng nước cấp 100% các mẫu nước cấp có chỉ tiêu kim loại nặng As, CN-, Pb, Hg đều dưới mức cho phép của QCVN01- 14/2010 BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

Coliform tổng số: có 07/22 mẫu đạt chuẩn theo quy định của QCVN01- 14/2010 BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Có 15/22 mẫu vượt chuẩn.

3.2.5. Về hệ thống xử lý nước thải

Nước thải chăn nuôi có các thành phần chất hữu cơ, chất vô cơ, các vi sinh vật…; chứa thông số BOD5, Nitơ tổng số, Phốtpho tổng số rất lớn. Đây là một nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nếu không được kiểm soát và xử lý.

Nước thải chăn nuôi nước ta hiện nay phân lớn chỉ mới được thu gom tại hố chứa phân hoặc xử lý bằng biogas. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải tại các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như tình trạng chung cả nước[TLTK] .

Đối với các trang trại chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đều xây dựng hệ thống thu gom chất thải. Một số trang trại tận dụng chất thải để làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, số còn lại xử lý nước thải bằng phương pháp biogas. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gia súc ở các trang trại đang ở mức đơn giản. Ở các trang trại này, chủ yếu tận dụng diện tích trang trại lớn để làm các hồ sinh học lưu giữ và xử lý nước thải sau biogas. Đó cũng chính là lý do mà hầu hết các trang trại được xây dựng xa khu dân cư, có diện tích rộng, một số trang trại nằm trong thung lũng của các dãy núi để thuận tiện trong quá trình xử lý chất thải.

Nước thải chăn nuôi được thu gom xử lý chiếm 68% trang trại điều tra. Nước thải chăn nuôi các trang trại còn lại được thải thẳng xuống ao cá, ngay bên cạnh chuồng nuôi, các ao trong khu vực nuôi, mương tưới tiêu của khu vực dân cư xung quanh.

Các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung sử dụng các công trình xử lý nước thải: bể lắng, hầm biogas. Nước thải sau bể lắng một số trang trại chăn nuôi dùng để tưới cho cây trồng trong đó có hoa màu. Nước sau biogas xả ra ao nuôi cá, mương thoát nước của khu dân cư. Về cơ bản, các trang trại đầu tư hệ thống xử lý nước thải như sau: Nước thải chăn nuôi Xử lý bằng biogas Xử lý bằng

Sau đây là một số hình ảnh của xử lý nước thải tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Hình 3.4. Bể điều hòa, điều chỉnh pH

Hình 3.5. Xử lý nước thải bằng biogas tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Hình 3.6. Nước thải qua bể lắng

Hình 3.8. Một số hồ sinh học tại các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh

Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải bằng biogas đều tạo ra khí thải, một phần được các trang trại tận dụng làm nhiên liệu đun nấu, phần khác được tách là đốt liên tục để giảm áp lực cho các túi biogas.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34)