Tuy nhiên, hiện nay một số nông dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai vẫn còn sử dụng những giống lúa họ tự để giống hoặc trao đổi với nông dân lân cận để sản xuất, không tiếp cận được những
Trang 1KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI XÃ PHÚ CẦN VÀ XÃ UAR - HUYỆN KRÔNG PA
TỈNH GIA LAI NĂM 2011
SVTH: LÊ THỊ THANH NGÀNH: NÔNG HỌC KHÓA: 2007-2011
TP Hồ Chí Minh
- Tháng 07/2011 -
Trang 2ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI XÃ PHÚ CẦN VÀ XÃ UAR - HUYỆN KRÔNG PA
TỈNH GIA LAI NĂM 2011
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn cha mẹ đã dạy bảo và chăm lo hết lòng vì tương lai của con
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Nông học
Xin chân thành cảm ơn:
Cô Trần Thị Dạ Thảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn này
Tất cả quý thầy cô Khoa Nông học đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo UBND, Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông huyện Krông pa Trạm khuyến nông huyện Krông pa, các cán bộ kĩ thuật xã Phú Cần và xã Uar cùng toàn thể các hộ nông dân đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này Chân thành cảm ơn các bạn cùng lớp đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh
Trang 4TÓM TẮT
LÊ THỊ THANH, Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 7/2011 “Điều tra
hiện trạng sản xuất lúa vụ đông xuân tại xã Phú Cần và xã Uar huyện Krôngpa, tỉnh Gia Lai”
Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Dạ Thảo
Đề tài thực hiện tại xã Phú Cần và xã Uar được tiến hành từ tháng 2/2011 – 7/2011 với nội dung chính: “Điều tra hiện trạng sản xuất lúa tại xã Phú Cần và xã Uar, huyện Krông pa, tỉnh Gia Lai Phương pháp điều tra nhanh từ phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện, xã và điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 nông hộ theo phiếu điều tra soạn sẵn ở hai xã Phú Cần và xã Uar
Kết quả điều tra cho thấy:
- Tập quán canh tác: Đa số nông dân sản xuất theo kinh nghiệm, khả năng tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất còn rất nhiều hạn chế
- Đất đai tương đối phù hợp với điều kiện sản xuất lúa của địa phương
- Các giống lúa trồng phổ biến là: IR 64, ML 214, VNĐ 95–20, mật độ sạ phổ biến là 150 – 200 kg/ha (sạ vãi)
- Phân bón: Các hộ không sử dụng phân hữu cơ chủ yếu dùng phân vô cơ, lượng phân bón vô cơ biến động rất lớn giữa các hộ, mức độ bón đạm, lân, kali phổ biến trên 1
ha lúa là: 100 – 200 kg N; 5 – 40 kg K2O, không bón lân
- Trên đồng ruộng xuất hiện 6 loại sâu bệnh chính, trong đó sâu cuốn lá, sâu đục thân và sâu keo là ba loại sâu hại chính với mức độ từ nhẹ đến trung bình
- Thuận lợi: Có đủ nước tưới, giao thông thuận tiện, nông dân đủ vốn để sản xuất
- Khó khăn: Giá phân bón tăng cao, khí hậu thời tiết lại thất thường, hệ thống thủy lợi chưa hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận trung bình thu được là 22.353.000 đồng/vụ/ha Trong đó, vụ đông xuân là 24.343.000 đồng/vụ/ha và vụ hè thu là 20.363.000 đồng/vụ/ha
Trang 5MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
Chương 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Giới hạn của đề tài 2
Chương 2 3
TỔNG QUAN 3
2.1 Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây lúa 3
2.1.1 Nguồn gốc 3
2.1.2 Phân loại 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây lúa 4
2.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 5
2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 7
2.4 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Gia Lai và huyện Krông Pa 7
2.4.1 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Gia Lai 7
2.4.2 Tình hình sản xuất lúa của huyện Krông Pa 8
Chương 3 9
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1 Thời gian và địa điểm điều tra 9
Trang 63.1.1 Thời gian điều tra 9
3.1.2 Địa điểm điều tra 9
3.2 Phương pháp điều tra 10
3.2.1 Điều tra nhanh 10
3.2.2 Điều tra nông hộ 10
3.3 Phương pháp xử lý số liệu 11
Chương 4 12
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
4.1 Điều kiện tự nhiên chung của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai 12
4.1.1 Đăc điểm khí hậu, thủy văn 12
4.1.1.1 Khí hậu 12
4.1.1.2 Thủy văn 12
4.1.2 Địa hình đất đai, thổ nhưỡng 13
4.2 Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất nông nghiệp của hai xã Phú Cần và xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai 13
4.2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 13
4.2.2 Điều kiện tự nhiên 144 4.2.2.1 Vi trí địa lý của xã Phú Cần 14
4.2.2.2 Vi trí địa lý của xã Uar 14
4.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Phú Cần và xã Uar 14
4.3 Điều tra nông hộ 15
4.3.1 Thời vụ trồng 15
4.3.2 Phân bố diện tích thửa ruộng 16
4.3.3 Kĩ thuật làm đất 17
4.3.4 Tình hình sử dụng giống 17
4.3.5 Gieo sạ 19
4.3.6 Mật độ sạ ở xã Phú Cần và xã Uar 20
4.3.7 Chăm sóc 20
4.3.8 Mức đầu tư phân bón 21
4.3.9 Tình hình sâu bệnh hại 24
4.3.10 Thu hoạch 25
Trang 74.3.11 Bảo quản 25
4.3.12 Hiệu quả kinh tế 26
4.3.13 Ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật 27
4.3.14 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa của nông dân 27
Chương 5 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
5.1 Kết luận 29
5.2 Kiến nghị 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 32
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IPM: Intetgrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)
NSTB: Năng suất trung bình
NSS: Ngày sau sạ
STT: Số thứ tự
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2004 – 2008 6
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất lúa của một số nước trên thế giới năm 2008 6
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2009 7
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Gia Lai từ năm 2005 – 2009 8
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ năm 2005 – 2009 của huyện Krông Pa8 Bảng 4.1 Diện tích cây trồng hàng năm của xã Phú Cần và xã Uar 14
Bảng 4.2 Các loại cây trồng chính tại xã Phú Cần và xã Uar 15
Bảng 4.3 Tình hình sản xuất lúa tại hai xã điều tra 15
Bảng 4.4 Số vụ gieo trồng của 2 xã điều tra 15
Bảng 4.5 Thời vụ gieo trồng lúa ở xã Phú Cần và xã Uar 16
Bảng 4.6 Phân bố diện tích thửa ruộng ở hai xã điều tra 17
Bảng 4.7 Tình hình sử dụng giống lúa tại hai xã điều tra 18
Bảng 4.8 Đặc điểm một số giống lúa đang được nông dân sử dụng 18
Bảng 4.9 Lượng hạt giống gieo ở xã Phú Cần và xã Uar 20
Bảng 4.10 Loại phân và số lượng phân bón (kg/ha) của xã Phú Cần và xã Uar 21
Bảng 4.11 Mức đầu tư phân đạm 22
Bảng 4.12 Mức đầu tư phân lân 23
Bảng 4.13 Mức đầu tư phân kali 23
Bảng 4.14 Các đối tượng và mức độ sâu bệnh hại trên lúa 24
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa ở 2 xã Phú Cần và Uar 26
Bảng 4.16 Hiệu quả kinh tế của cây lúa so với một số cây trồng khác 26
Bảng 4.17 Những khó khăn của nông dân 27
Bảng 4.18 Phân tích SWOT tại vùng điều tra 28
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Krông Pa 9
Hình 1 Giống ML 214 45
Hình 2 Giống IR 64 46
Hình 3 Giống VNĐ 95-20 46
Hình 4 Giống VĐ 20 47
Hình 5: Giống Khang Dân 47
Trang 11Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực quan trọng trên thế giới và cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao Như chúng ta đã được biết, châu Á đa số sống nhờ vào nghề trồng trọt, trong đó có Việt Nam Cây lúa đã gắn liền với người nông dân từ rất lâu đời Xác định được tầm quan trọng của cây lúa, nhằm đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu Nhà nước đã có những bước đầu tư để góp phần tăng năng suất và phẩm chất lúa gạo hiện nay
Gia Lai là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, với điều kiện tự nhiên tương đối thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày cho năng suất cao Vì thế, diện tích trồng lúa của tỉnh còn hạn chế so với các tỉnh trồng lúa trọng điểm khác (Long An, Tiền giang,…) Bên cạnh đó năng suất lúa còn thấp nên sản lượng lúa chỉ
có thể đáp ứng một phần nhu cầu lương thực trong tỉnh (Tổng cục thống kê tỉnh Gia Lai, 2010) Vì vậy, việc nâng cao diện tích và sản lượng lúa để đáp ứng được nhu cầu lương thực của tỉnh là một vấn đề cấp thiết và lâu dài
Trong những năm gần đây năng suất và sản lượng lúa không ngừng được gia tăng là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong canh tác, đặc biệt là việc sử dụng các giống lúa mới ngắn ngày năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh nên hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh đó, với việc sản xuất ra được giống lúa lai F1 đã góp phần vào việc nâng cao năng suất và tổng sản lượng lúa
Tuy nhiên, hiện nay một số nông dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai vẫn còn sử dụng những giống lúa họ tự để giống hoặc trao đổi với nông dân lân cận để sản xuất, không tiếp cận được những tiến bộ khoa học vì thế năng suất thường thấp, tỉ lệ nhiễm sâu bệnh còn cao Ngoài ra, do điều kiện tự nhiên bất thường, kĩ thuật canh tác đa dạng chưa thực sự phù hợp cho việc phát triển cây lúa nên năng suất lúa còn thấp
Trang 12Do vậy, việc điều tra hiện trang sản xuất lúa nhằm giới thiệu các giống lúa có năng suất cao từ đó làm cơ sở để khuyến cáo những biện pháp kĩ thuật thích hợp để việc sản xuất lúa của địa phương đạt năng suất cao và nâng cao hiệu quả kinh tế
Vì vậy đề tài “Điều tra hiện trạng sản xuất lúa tại xã Phú Cần và xã Uar
huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai” được thực hiện
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
Liên hệ với phòng nông nghiệp tỉnh, huyện, xã để thu thập, ghi nhận tổng quát
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng giống lúa tại địa phương
Điều tra phỏng vấn nông hộ về tình hình sử dụng giống, đặc điểm của các giống, kĩ thuật làm đất, mức đầu tư thâm canh, cách chăm sóc, tình hình sâu bệnh hại
và biện pháp phòng trừ, hiệu quả kinh tế, các thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, các
ý kiến đóng góp, đề xuất của nông dân trong vùng
1.3 Giới hạn của đề tài
Do điều kiện kinh tế và thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện điều tra trong phạm vi 50 hộ sản xuất lúa trong vụ đông xuân ở địa bàn 2 xã Phú Cần và xã Uar huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai và rút ra kết luận sơ bộ
Trang 13Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây lúa
2.1.1 Nguồn gốc
Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu
Á và châu Phi
Giống lúa châu Á Oryza sativa có nguồn gốc từ một loại lúa hoang phổ biến
(Oryza rufipogon) dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi
Himalaya, với Oryza sativa thứ Indica ở phía Ấn Độ và Oryza sativa thứ Japonica ở
phía Trung Quốc Đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới Tuy nhiên, có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nơi đầu tiên tiến hành việc gieo trồng hay thuần hóa giống lúa này (nguồn: http://www.wikipedia.org/nguon goc cay lua/)
Họ: Poaceae (hòa bản) Chi: Oryza
Có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa đã được thuần hóa
là lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa Châu Phi (Oryza glaberrima)(Gurdev S.Khush,
1997)
Trang 14Loài lúa châu Á chia thành 3 loại là Japonica (lúa ôn đới), Indica (lúa nhiệt đới) và Javanica (trung gian giữa 2 loại trên) Loài Indica trồng phổ biến nhất, chiếm
80% diện tích lúa toàn thế giới (Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Mạnh Chinh, 2009)
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây lúa
Rễ
Bộ rễ lúa là rễ chùm Khi hạt nảy mầm thì chỉ mới có 1 rễ là rễ phôi (rễ mầm), khi cây được 3 – 4 lá thì rễ mầm chết đi, các rễ phụ mọc ra khi rễ mầm sắp chết, rễ phụ mọc từ các đốt tận cùng của thân (rễ phụ) Những rễ non màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen
Tác dụng của rễ: Rễ giúp cho việc hút nước, chất dinh dưỡng và vận chuyển lên phía trên Ngoài ra, rễ còn có tác dụng giúp cho cây đứng vững trong đất
Thân: Gồm 2 phần:
Thân giả: Do các bẹ lá kết lại với nhau
Thân thật: Hình tròn như ống, phía trong rỗng, trên thân gồm nhiều mắt và lóng Thân lúa phát triển ở giai đoạn làm đốt Trước thời kì lúa trổ, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá Mỗi thân thường có 4 – 5 lóng, lóng sau dài hơn lóng trước, dài nhất là lóng sát bông
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có từ 4 – 5 lá thật Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời
kì làm đốt 1, làm đòng Từ cây mẹ đẻ ra các nhánh con (cấp 1), nhánh con đẻ ra nhánh cấp 2, nhánh cấp 2 đẻ ra nhánh cấp 3 Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối thường là nhánh vô hiệu Khả năng đẻ nhánh của lúa phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc, ngoại cảnh…Cây lúa có nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, năng suất sẽ cao
Thân giữ cho cây đứng vững, vận chuyển nước và muối khoáng lên lá để thực hiện chức năng quang hợp, đồng thời vận chuyển các sản phẩm đồng hóa đến các bộ phận khác của cây Thân dự trữ đường, bột cho bông phát dục ở thời kì sau
Lá
Lá lúa hoàn chỉnh gồm các bộ phận: Bẹ lá, phiến lá, tai lá và lưỡi lá (thìa lìa)
Bẹ lá: Là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao lấy phần non của thân
Có chức năng chống đỡ cơ học cho toàn cây và dự trữ tạm thời các Hydratcacbon trước khi lúa trổ bông
Trang 15Phiến lá: Hẹp, phẳng, dạng lưỡi mác và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ 2), gồm một gân chính và các gân phụ chạy song song theo chiều dài lá
Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm (đặc trưng của cây lúa)
Lưỡi lá: Là vảy nhỏ và trắng hình tam giác
Lá lúa mọc từ mầm lá trên mắt đốt thân Lá sinh trưởng dài ra từ đầu lá rồi đến phiến lá, sau đó mới đến bẹ lá dài ra Trên 1 nhánh lúa, các lá kế tục nhau và được xếp
so le Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh Số lá trên cây phụ thuộc vào từng giống, thời vụ cấy và kĩ thuật canh tác Lá quyết định đến sinh trưởng của cây Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời
2 – 3 mắt mọc chung nhau Bông lúa dài hay ngắn tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh
và giống (Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Mạnh Chinh, 2009)
2.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000 ha tập trung ở châu Á, 31 nước
có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 – 1.000.000 ha Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), ElSalvador (7,9 tấn/ha) (Nguồn: http://docs.thinkfree.com/docs/view.php?dsn=880371)
Diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980, diện tích trồng lúa tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm
và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha)
Từ năm 2000 trở đi, diện tích trồng lúa trên thế giới có nhiều biến động và có
xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liện tục đạt 159,0 triệu ha, cao nhất kể từ năm 1995 tới nay (nguồn: http://docs.thinkfree.com/docs/view.php?dsn=880371)
Trang 16Các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới năm 2008 đứng đầu vẫn là
8 nước châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines Tuy nhiên, chỉ có 2 nước đạt năng suất 5 tấn/ha là Trung Quốc
và Việt Nam (nguồn: http://docs.thinkfree.com/docs/view.php?dsn=880371)
Năng suất bình quân trên thế giới cũng tăng khoảng 1,4 tấn/ha với sự ra đời của các giống tốt như: IR5, IR8 Từ năm 1990 đến nay, năng suất lúa trên thế giới vẫn liên tục được cải thiện đạt 4,3 tấn/ha, Úc (9,5 tấn/ha), ElSalvador (7,9 tấn/ha), Uruguay (7,9 tấn/ha) có mức tăng năng suất lúa lên hơn 1 tấn/ha vươn lên đứng vị trí thứ 2, thứ
3 và thứ 4 trên thế giới (nguồn: http://docs.thinkfree.com/docs/view.php?dsn=880371) Theo số liệu của bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2007) tổng nhu cầu tiêu thụ gạo trung bình hằng năm của cả thế giới từ 410 triệu tấn (2004 – 2005), đã tăng lên đến khoảng 424,5 triệu tấn (2007), trong khi tổng lượng gạo sản xuất của cả thế giới luôn thấp hơn nhu cầu này (nguồn: http://docs.thinkfree.com/docs/view.php?dsn=880371)
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2004 – 2008
Giai đoạn Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
(Nguồn: http:/www.cesti.gov.vn/lua gao tren the gioi/)
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất lúa của một số nước trên thế giới năm 2008
Quốc gia Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
Trang 172.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống từ xưa, thân thiết lâu đời nhất của nhân dân
Theo thống kê năm 2008 của cục thống kê, Việt Nam có diện tích trồng lúa khoảng 7,4 triệu ha đứng thứ 7 sau các nước ở châu Á
Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới, đứng đầu khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 4 trong khu vực châu Á Việt Nam vượt trội so với các nước trong khu vực về năng suất là do thủy lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón và bảo vệ thực vật
Theo FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo toàn thế giới và chiếm 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ USD năm 2006 (nguồn: http://docs.thinkfree.com/docs/view.php?dsn=880371)
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam trong giai đoạn
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010)
2.4 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Gia Lai và huyện Krông Pa
2.4.1 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích trồng lúa tương đối lớn so với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên Gia Lai gồm có 17 huyện, thị xã và thành phố ( Huyện Chư Păh, Chư Sê, Đắk Đoa, Đak Pơ, Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, K’Bang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Phú Thiện, Chư Pưh), thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và thành
Trang 18phố Pleiku Trong đó, huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất là huyện Phú Thiện với
diện tích gần 6.000 ha hàng năm
Diện tích trồng lúa của tỉnh có xu hướng ngày càng tăng dẫn đến năng suất và
sản lượng cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên đến năm 2009 do điều kiện thời tiết bất
thường tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nên năng suất và sản lượng lúa đều giảm
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Gia Lai từ năm 2005 – 2009
Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010)
2.4.2 Tình hình sản xuất lúa của huyện Krông Pa
Krông Pa là một huyện có diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2009 là 41.895,3 ha nhưng diện tích đất trồng lúa tương đối thấp chỉ khoảng 3.737 ha với năng
suất trung bình đạt 22,5 tạ/ha Krông Pa nằm giữa hai dãy núi chạy từ Tây Bắc đến
Đông Nam, là bậc thềm nối tiếp giữa đồng bằng và miền núi, trong năm chỉ có 5 tháng
mùa mưa nên lượng bốc hơi nước lớn, do vậy vụ đông xuân thường thiếu nước nên cần lượng nước tưới lớn để cây trồng đạt năng suất cao (Trạm khuyến nông huyện
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Trang 19Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm điều tra
3.1.1 Thời gian điều tra
Từ tháng 03/2011 đến tháng 06/2011
3.1.2 Địa điểm điều tra
Xã Phú Cần và xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Krông Pa
Trang 203.2 Phương pháp điều tra
3.2.1 Điều tra nhanh
Liên hệ trực tiếp với phòng Kinh Tế, phòng Thống Kê của huyện và cán bộ nông nghiệp xã để thu thập các thông tin có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản đồ, diện tích đất canh tác, năng suất, sản lượng các năm vừa qua, từ đó chọn địa điểm để đi điều tra
3.2.2 Điều tra nông hộ
Số hộ điều tra: Xã Phú Cần 25 hộ, xã Uar 25 hộ
Cách chọn hộ điều tra: Chọn các hộ sản xuất một cách ngẫu nhiên và các hộ sản xuất giỏi qua sự giới thiệu của cán bộ nông nghiệp xã
Cách điều tra: Dựa vào phiếu điều tra đã soạn sẵn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nông hộ
Nội dung điều tra:
- Thu thập thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp từ cán bộ địa phương,
từ các cơ quan chức năng khác và các nông hộ
- Điều tra về giống lúa đang trồng (đặc điểm, nguồn gốc,…), diện tích, năng suất của các giống qua các vụ, kĩ thuật canh tác (thời vụ, phân bón, chăm sóc,…) đánh giá của nông dân về các giống đang trồng, những ưu và nhược điểm cũng như về phẩm chất, bảo quản giống, lý do thay đổi giống (nếu có)
- Vật liệu điều tra: Theo mẫu phiếu điều tra có sẵn (xem phụ lục trang 39)
- Các chỉ tiêu điều tra (đã ghi trong phiếu điều tra – phụ lục trang 39):
+ Thời vụ: Vụ mùa, đông xuân, hè thu, ngày bắt đầu gieo sạ và ngày kết thúc gieo sạ, ngày thu hoạch, vẽ sơ đồ thời vụ
+ Kỹ thuật làm đất: Cày xới, trục, bừa, vệ sinh đồng ruộng
+ Giống: Loại giống
+ Phương pháp gieo sạ: Sạ hay cấy, sạ hàng hay sạ lan, sạ khô hay sạ ướt, mật
độ sạ, lượng giống sạ
+ Phân bón:
x Phân hữu cơ: Liều lượng bón, thời gian bón
x Phân vô cơ: Liều lượng đạm, lân, kali, thời gian bón
x Phân bón lá: Loại phân, liều lượng sử dụng, thời gian sử dụng
Trang 21x Chất kích thích sinh trưởng: Loại thuốc, liều lượng sử dụng, thời gian sử dụng + Thuốc bảo vệ thực vật: Loại thuốc, liều lượng sử dụng, thời gian sử dụng + Sâu bệnh hại: Mức gây hại qua từng vụ, thời gian bị hại (nhiễm bệnh), biện pháp phòng trừ (sử dụng thuốc hay không, loại thuốc, liều lượng, số lần sử dụng)
+ Cách chăm sóc:
x Dặm tỉa
x Làm cỏ: Phương pháp, loại thuốc, liều lượng, thời gian, số lần
+ Thủy lợi: Hệ thống tưới tiêu, lượng nước cung cấp, vụ nào bị hạn, vụ nào bị ngập
+ Thu hoạch: Thu hoạch khi, phương pháp thu hoạch
+ Bảo quản: Phơi hoặc sấy
+ Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất
- Điều tra về hiệu quả kinh tế qua các vụ lúa:
+ Tổng thu = Tổng sản lượng thu hoạch 1 vụ x Đơn giá
+ Tổng chi phí đầu tư:
+ Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi
- Điều tra những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất lúa tại vùng điều tra
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp, phân tích số liệu thu thập được bằng chương trình Microsoft Excel
Trang 22Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên chung của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai
4.1.1 Đăc điểm khí hậu, thủy văn
4.1.1.1 Khí hậu
Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện Krông Pa là 25,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,80C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 21,10C, nhiệt độ tối cao là 39,70C, nhiệt độ tối thấp là 8,50C
Số trời nắng trung bình hằng ngày là 5,9 giờ
Nhìn chung nền nhiệt độ cao, nắng nóng quanh năm, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển tốt
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.231,8 mm, lượng mưa trung bình cao nhất là 1.889,0 mm, lượng mưa trung bình thấp nhất là 799,0 mm, số ngày mưa trung bình hàng năm là 100 ngày
Lượng mưa và số ngày mưa trung bình hàng năm rất thấp, thấp nhất Tây
Nguyên (lượng mưa trung bình ở Tây Nguyên là 1.700mm số ngày mưa trung bình
135 ngày) Đây là một hạn chế rất lớn cho sự phát triển về nông nghiệp của vùng này
4.1.1.2 Thủy văn
Ở huyện Krông Pa, trung bình chỉ có 5 tháng mùa mưa (ở Tây Nguyên thường
là 7 tháng) mùa mưa thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm do chịu ảnh hưởng khí hậu
của các tỉnh duyên hải miền trung nên khí hậu khác với các vùng Tây Nguyên (thường
sau và trước một tháng)
Do núi cao bao bọc gần như 4 phía nên diễn biến mưa trong vùng rất thất
thường, gây khó khăn trong việc chỉ đạo mùa vụ, sản xuất trong vùng thường bị mất mùa do lũ quét
Trang 23Độ ẩm trung bình năm là 82,0%, độ ẩm trung bình cao nhất là 98,1%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 55,3%, lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.700 mm
Krông Pa là vùng tiểu khí hậu cá biệt mang tính nhiệt đới khô nóng Nền nhiệt không khí, nhiệt độ đất đều rất cao Lượng bốc hơi lớn, do vậy yêu cầu cần có lượng nước tưới lớn cho cây trồng đạt năng suất cao, nhất là vụ đông xuân
4.1.2 Địa hình đất đai, thổ nhưỡng
Địa hình huyện Krông Pa nằm giữa hai dãy núi chạy từ Tây Bắc đến Đông Nam, là bậc thềm nối tiếp giữa đồng bằng và miền núi, đỉnh cao nhất là 1.229 m là đỉnh núi ChưJing, nơi thấp nhất có độ cao 90 m so với mực nước biển, toàn bộ địa hình có thể chia
- Địa hình đồi núi thấp: Có độ dốc từ 8 - 150, diện tích chiếm khoảng 30%, phần lớn diện tích này sử dụng trồng cây hàng năm và một phần trồng rừng
- Địa hình đồi núi cao dốc: Diện tích chiếm khoảng 10%, hiện nay địa hình này chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng và một phần đồi núi trọc
4.2 Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất nông nghiệp của hai xã Phú Cần và
xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai
4.2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Xã Phú Cần có diện tích đất tự nhiên là 2.627,2 ha, dân số có 5.560 người Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 1.686,6 ha chiếm tỷ lệ 64% diện tích đất tự
nhiên, đất lâm nghiệp là 406,5 ha chiếm 16%, đất ở là 38 ha và đất khác là 314,2 ha
Xã Uar có diện tích đất tự nhiên là 14.860,9 ha, dân số có 4.085 người Trong
đó, đất sản xuất nông nghiệp là 2.886,7 ha chiếm tỷ lệ 19% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 10.196,3 ha chiếm 68,6%, đất ở là 29 ha và đất khác là 1.306 ha
Xã Phú Cần và xã Uar là 2 xã thuần về nông nghiệp, kinh tế chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính
Trang 244.2.2 Điều kiện tự nhiên
4.2.2.1 Vi trí địa lý của xã Phú Cần
Xã Phú Cần nằm gần trung tâm của huyện phía Bắc giáp với Thị trấn Phú Túc, phía Nam giáp xã Chư Ngọc, phía Đông giáp xã Ia MLáh, phía Tây giáp xã Ia RMook
4.2.2.2 Vi trí địa lý của xã Uar
Phía Bắc xã Uar giáp xã Ia Sươm, phía Nam giáp xã Chư Drăng, phía Đông
giáp xã Chư Gu, phía Tây giáp huyện Ayun Pa và tỉnh Đăk Lăk
4.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Phú Cần và xã Uar
Bảng 4.1 Diện tích cây trồng hàng năm của xã Phú Cần và xã Uar
STT Danh mục
Xã Phú Cần Xã Uar Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
24,7 25,1 17,5 30,2 2,5
835,0 515,0 110,5 667,0 387,8
33,2 20,5 4,4 26,5 15,4 (Nguồn: Phòng nông nghiệp xã Phú Cần và xã Uar, năm 2010) Qua bảng 4.1 cho thấy, đất trồng cây lương thực của 2 xã chiếm diện tích tương đối lớn so với tổng diện tích các nhóm cây trồng hàng năm, xã Phú Cần có 528,5 ha chiếm 24,7% trong đó có 234,5 ha đất trồng lúa, xã Uar là 835,0 ha chiếm 33,2% và có 255,0 ha đất trồng lúa
Trang 25Bảng 4.2 Các loại cây trồng chính tại xã Phú Cần và xã Uar
STT Danh mục
Xã Phú Cần Xã Uar Diện tích
(ha)
NSTB (tấn/ha)
Diện tích (ha)
NSTB (tấn/ha)
Cây đậu các loại
Cây rau củ quả
Cây thuốc lá
Cây điều
234,5 373,0 530,0 220,0 130,0 73,0 530,0 3,0
4,1 4,7 7,9 0,6 1,0 0,9 1,6 0,78
Bảng 4.3 Tình hình sản xuất lúa tại hai xã điều tra
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
NSTB (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
2008
2009
2010
230,0 234,5 247,0
4,05 4,1 4,2
931,5 961,5 1.037,4
245
255
260
3,8 4,0 4,1
931 1.020 1.066
(Nguồn: Số liệu thống kê phòng nông nghiệp xã Phú Cần và xã Uar) Bảng 4.3 cho thấy, diện tích đất trồng lúa ngày càng tăng qua các năm, tuy vậy
năng suất lúa chỉ tăng rất thấp từ 0,5 – 1 tấn/ha
4.3 Điều tra nông hộ
Trang 26Qua bảng 4.4 cho thấy, 100% các hộ điều tra không trồng lúa vụ mùa một phần
là do không đủ nước tưới, mặt khác cây trồng chính của các hộ chủ yếu là cây công nghiệp ngắn ngày đem lại lợi nhuận cao nhưng lại cần nhiều thời gian chăm sóc Do
đó, các hộ nông dân không có đủ thời gian để chăm sóc cho cây lúa cũng như thời gian
để trồng 3 vụ lúa/năm
Bảng 4.5 Thời vụ gieo trồng lúa ở xã Phú Cần và xã Uar
Tháng
Qua bảng 4.4 và bảng 4.5 cho thấy:
Các hộ nông dân gieo trồng không đồng loạt, xã Phú Cần có thời gian gieo sạ sớm hơn ở xã Uar
Vụ đông xuân thường bắt đầu từ tháng 12 đến đầu tháng 1 dương lịch, vụ này
có nhiều thời gian để chuẩn bị đất, là vụ nằm hoàn toàn trong mùa khô, nông dân có thể chủ động được nguồn nước tưới từ đập giữ nước nên có điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển hơn Đây là vụ cho năng suất cao nhất trong năm, thu hoạch từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5
Vụ hè thu thường phụ thuộc vào nước trời, để tránh lúa bị ngập vào giai đoạn lúa chín nên nông dân thường bắt đầu từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 dương lịch, thu hoạch từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 10, năng suất trung bình đạt 5,0 tấn/ha
4.3.2 Phân bố diện tích thửa ruộng
Kết quả điều tra 50 hộ ở 2 xã có tổng diện tích đất trồng lúa là 12,88 ha, trong
đó hộ có diện tích nhỏ nhất là 0,06 ha, hộ có diện tích lớn nhất là 0,8 ha và diện tích trung bình giữa các hộ là 0,26 ha
Vụ đông xuân
Vụ hè thu
Trang 27Bảng 4.6 Phân bố diện tích thửa ruộng ở hai xã điều tra
Qua bảng 4.5 cho thấy, 90% nông dân có diện tích thửa ruộng dưới 3000 m2
Việc trồng lúa có tính chất quảngcanh nên ít được nông dân chú ý đầu tư về phân bón
lẫn kĩ thuật, vì vậy năng suất lúa không cao so với một số huyện trồng lúa chuyên canh
khác trong tỉnh
4.3.3 Kĩ thuật làm đất
Kết quả điều tra cho thấy, đất trồng lúa được cày bừa, trục kĩ từ 2 – 3 lần, san
phẳng trước khi gieo sạ, cỏ còn sót lại từ vụ trước và cỏ bờ đều được dọn sạch sẽ, do
chỉ trồng 2 vụ/năm nên cũng có thời gian tương đối để làm đất kĩ và phơi ải
4.3.4 Tình hình sử dụng giống
Giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất lúa
sau này, vì vậy việc chọn giống thích hợp để trồng là khâu rất quan trọng để nâng cao
năng suất đối với nông dân Qua kết quả điều tra tình hình sử dụng giống lúa của hai
xã cho thấy, việc bố trí cơ cấu giống chưa rõ rệt theo từng mùa, vụ đông xuân và hè
thu có điều kiện khí hậu khác nhau nhưng nông dân lại trồng cùng một loại giống, các
loại giống thường sử dụng được trình bày cụ thể ở bảng 4.7 sau:
Trang 28Bảng 4.7 Tình hình sử dụng giống lúa tại hai xã điều tra
NSTB (tấn/ha)
Tên giống
Số hộ
sử dụng
Tỷ lệ (%)
NSTB (tấn/ha)
Bảng 4.8 Đặc điểm một số giống lúa đang được nông dân sử dụng
STT Giống Đặc điểm của giống
Hạt gạo dài, trong, kháng rầy nâu
Hạt gạo to, nở nhiều, không dẻo nhưng mềm
Qua bảng 4.7 và bảng 4.8 cho thấy:
Xã Phú Cần: Nông dân chỉ sử dụng hai giống là IR 64 năng suất đạt 5,7 tấn/ha
và ML 214 đạt 5,4 tấn/ha Giống IR 64 kháng được bệnh cháy lá và cho năng suất cao