giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

39 435 1
giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Đề án môn học LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay nghành thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành thuỷ sản ngoài việc cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư. Cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác mà còn tham gia vào xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đứng thứ mười về kim ngạch xuất khẩu trên thế giới đóng góp 10% vào GDP của đất nước. Hơn nữa còn xây dựng được quan hệ hợp tác với hơn 130 nước trên thế giới đồng thời giải quyết công ăn việc làm có hàng triệu lao động. Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy hợp tác thương mại phát triển. Nhật Bản được coi là thị trường lớn nhất trong các loại thị trường xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam. Song thị trường này đang có xu hướng giảm do chúng ta không cạnh tranh được với các nước xuất khẩu khác trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia…Vì vậy tôi chọn đề tài “giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” cho đề án môn học của mình với mục đích nghiên cứu về thị trường Nhật Bản và tìm ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang thị trường Nhật Bản. Trần Thị Hương 1 Đề án môn học Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢNXUẤT KHẨU THỦY SẢN 1.1 Vai trò vị trí của ngành thuỷ sản Đối với hầu hết các nước ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước có vùng biển và vùng nước nội địa phong phú như nước ta. Với hơn 3200 km bở biển có nhiều hồ và sông suối trong đất liền phát triển ngành thuỷ sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. 1.1.1 Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác. Theo các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thuỷ sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý sinh dưỡng mọi lứa tuổi. Càng ngày thuỷ sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch,béo phì, ung thư…) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn các loại thực phẩm khác. Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực phẩm thuỷ sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng và chất đạm cũng khá cao. Theo thống kê thời kỳ 1995 đến 1997 tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đạt bình quân mỗi năm đạt 119,4 triệu tấn. Phần sản lượng không được làm thực phẩm cho người là 29,23 triệu tấn. Với số dân 5,74 tỉ người mức tiêu thụ thuỷ sản tính bình quân đầu người mỗi năm ở các nước công nghiệp là 28,4kg, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 10,2kg và ở các nước có thu nhập thấp thiếu thực phẩm là 13,1kg/người/năm. Con số trên ở các nước láng giềng với nước ta như Hồng Kông 56,6kg,Malaysia 55,7kg,Hàn Quốc 51,2kg….Việt Nam 16,9kg và thấp nhất Lào 8,9kg. Trần Thị Hương 2 Đề án môn học Ngành thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi đặc biệt là chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm phụ phẩm thuỷ sản chế biến là thức ăn giàu đạm, được sử dụng làm thức ăn hoặc chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm. Ngành thuỷ sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác.nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến gồm tôm cá nhuyễn thể,rong biển….Các nguyên liệu thuỷ sản còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ. 1.1.2 Ngành thuỷ sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng và tăng trưởng của toàn ngành nông lâm ngư nghiệp nói chung. Ngành thuỷ sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng.vì vậy phát triển mạnh ngành thuỷ sản đặc biệt là công nghiệp chế biến thuỷ sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc đọ tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp. Trong những năm qua tỷ trọng đóng góp của khu vực nông lâm thuỷ sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn trên dưới 10%. Nguyên nhân cơ bản là tỉ trọng của nông lâm thuỷ sản vào GDP giảm từ 24,53%(2000) đến 21,65% trong 9 tháng năm 2003 tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của các khu vực và các ngành. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong khi đó tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của ngành thuỷ sản lại tăng lên trong mấy năm gần đây. Đó là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông lâm thuỷ sản theo xu hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta . 1.1.3 Tham gia vào xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Trong những năm qua ngàn thuỷ sản nước ta đã từng bước phát triển và có đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của đất nước. Năm Trần Thị Hương 3 Đề án môn học 1980 sản lượng thuỷ sản cả nước đạt 558.66 ngàn tấn trong đó xuất khẩu 2.72 ngàn tấn đạt giá trị kim ngạch 11.3 triệu USD đến 2001 con số tương tự đạt 2.226,9 ngàn tấn (tăng gần 4 lần), xuất khẩu là 358,833 ngàn tấn (tăng gần 132 lần). Đặc biệt năm 2003 mặc dù ngành thuỷ sản nước ta phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới nhưng giá trị kim ngạch vẫn đạt 2.3 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu tôm trên 1 tỷ USD đã khẳng định vị trí xuất khẩu tôm trên thế giới của nước ta. Chúng ta đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính EU, Mỹ,Nhật…hiện nay sản phẩm thuỷ sản đã xuất khẩu được xuất khẩu trên 75 nước và vùng lãnh thổ. Đầu năm 2008 vừa qua Việt Nam được công nhận đứng trong tốp 10 nước có sản lượng xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với tổng kim ngạch đạt tới 3,75 tỷ đô-la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước . Nếu như năm 2002, thủy sản xuất khẩu của cả nước mới chỉ có mặt ở thị trường của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thì giờ đây đã được hiện diện trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, khẳng định vị trí của thương hiệu thủy sản Việt Nam. Đồng thời, sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng đa dạng, nhiều chủng loại hàng hóa hơn trước gồm các sản phẩm đông lạnh, sản phẩm chế biến sẵn, hàng chục sản phẩm tôm các loại, vài chục sản phẩm cá da trơn, cá đặc sản . Đã có thời kỳ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nước ta phải điêu đứng vì các vụ kiện chống phá giá, các vụ “phản hồi” về chất lượng sản phẩm, nhiều dư lượng thuốc kháng sinh . Hiện nay tình trạng đó đã được cải thiện rõ rệt do công tác quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật và xúc tiến thương mại, đấu tranh trên thương trường quốc tế tạo ra. Các yếu tố này đã góp phần to lớn trong cục diện thương trường xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn vừa qua. Trần Thị Hương 4 Đề án môn học 1.1.4 Phát triển ngành thuỷ sản góp phần vào phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đối với nước ta những địa phận thuộc duyên hải trung bộ của tây nam bộ phát triển thuỷ sản là con đường làm giàu của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản, các chủ tàu đánh cá. Ở các địa phận không có tiềm năng về biển thì phát triển nuôi trồng thuỷ sản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhà nước NT cho hiệu quả cao. Ở vùng sâu vùng xa vùng nghèo thì phát triển nuôi trồng ở ao hồ sông suối góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập đồng thời góp phần trực tiếp cải thiện dinh dưỡng bữa ăn tại chỗ, làm phát triển sức khoẻ của người dân . Ngoài ra phát triển các trạm tàu khai thác thuỷ sản xa bờ còn góp phần tăng cường an ninh quốc phòng cho vùng biển , đảo của Tổ quốc. Đối với một số vùng biển, vùng ngập nước hay trong đất liền thì phát triển thuỷ sán còn góp phần vào phát triển ngành du lịch mà đặc biệt là du lịch sinh thái văn hoá. 1.2 Sự cần thiết phải xuất khẩu thuỷ sản Với hơn 3200 Km bờ biển và hệ thống sông ngòi dày đặc với sản lượng khai thác mõi năm khoảng 1.5 triệu tấn.ngoài ra với khoảng 1.7 triệu ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản với nhiều loại có giá trị kinh tế cao: cá da trơn ,tôm,mực… Theo số liệu của tổng cục thống kê GDP của ngành thuỷ sản giai đoạn 1995 đến 2003 tăng từ 6664 tỷ đồng lên 24125 tỷ đồng. Trong đó khai thácgiữ vai trò quan trọng với tốc đọ tăng bình quân 7.7 %.trong 10 năm gần đây VN có tiềm năng phát triển ,nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi nước biển ,nước lợ,nước ngọt . Đến năm 2007 là 1008000 ha diện tích nuôi trồng đem lại sản lưọng 2085200 tấn trong đó cá là 1494800 tấn và tôm là 386000 tấn. Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế Trần Thị Hương 5 Đề án môn học giới . Năm 1996 ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước trong vùng lãnh thổ đến năm 2001 quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại ngành thuỷ sản đã tạo dựng đuợc uy tín lớn, những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật… đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm lớn hơn 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước trong vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội hập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới . Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh chóng của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút lực lượng đông đảo tham gia vào các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ ,12 triệu người (1996) đến 3,8 triệu người (2001).Như vậy mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người.Tỉ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản la 2,4%/năm cao hơn mức bình quân cả nước là 2%/năm. Trần Thị Hương 6 Đề án môn học Phần II: THỰC TRẠNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 2.1 Thực trạng đánh bắt thuỷ sản Việt Nam. 2.1.1 Khai thác hải sản. *Quá trình phát triển và trang thiết bị tàu thuyền ở Việt Nam chúng ta thì khai thác hải sản là chủ yếu. Tuy nhiên ngành công nghiệp khai thác của nước ta phát triển chậm cả về trang bị cơ khí và công suất tàu thuyền. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản vẫn giữ vai trò quan trọng đảm bảo an ninh thực phẩm trong nước đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và tạo điều kiện cho ngành chế biến thuỷ sản lấy nguyên liệu từ khai thác phát triển. Ngoài nguồn lợi kinh tế khai thác hải sản còn góp phần đảm bảo an ninh chủ quyền trên biển của đất nước. Dưới đây là bảng số liệu thống kê về sản lượng khai thác thuỷ hải sản. Bảng 1: Sản lượng thuỷ sản khai thác phân theo ngành hoạt động Đơn vị: nghìn tấn Năm Tổng số Chia ra Khai thác biển Khai thác nội địa Tổng số Trong đó: Cá 2000 1660.9 1419.6 1075.3 241.3 2001 1724.8 1481.2 1120.5 243.6 2002 1802.6 1575.6 1189.6 227.0 2003 1856.1 1647.1 1227.5 209.0 2004 1940.0 1733.4 1333.8 206.6 Nguồn: tổng cục thống kê. Qua số liệu thống kê ta thấy sản lượng khai thác hải sản có xu hướng tăng dần theo các năm 2007 con số đạt tới 1,8643 triệu tấn trong đó tổng lượng khai thác là 2,063800 triệu tấn. Vậy khai thác hải sản chiếm đến hơn 90% tổng sản lượng khai thác thuỷ sản ở nước ta. Ngành khai thác thuỷ hải sản của nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau.Thời kì 1975 đến 1980 là thời kì rất khó khăn, đến năm 1980 cả nước mới chỉ có Trần Thị Hương 7 Đề án môn học 39500 tàu thuyền đánh cá trong đó thuyền máy có 28021 chiếc với tổng công suất 453413 Cv dụng cụ khai thác còn thô sơ và sản lượng khai thác thấp. Trong thời gian 15 năm tiếp theo(1981- 1985) công nghiệp khai thác thuỷ sản đãcó bước chuyển biến mạnh mẽ, đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến thủy sản cả nước, thu hút hàng chục ngàn lao động vào ngành chế biến, giải quyết được một lượng lớn việc làm trang bị tàu thuyền và nghề nghệp khai thác cũng được mở rộng. Tốc độ cơ giới hoá nhanh chủ yếu hướng vào các tàu cỡ vừa và nhỏ. Tổng sản lượng khai thác trong thời kì này tăng nhanh nhưng hiệu suất kinh tế đã bắt đầu giảm sút. Đến giai đoạn 1985-1995 thể hiện vô cùng rõ nét sự suy yếu nguồn lợi hải sản ven bờ do sự phát triển quá nhiều tàu thuyền cỡ vừa và nhỏ. Vấn đề đặt ra ở đây là phải bảo vệ nguồn lợi hải sản bắt đầu tránh làm cạn kiệt tài nguyên. Chính phủ đã phải ra chủ trương mới là đình chỉ phát triển các loại tàu thuỳên nhỏ, giảm cường độ khai thác ven bờ đồng thời khuyến khích các loại tàu khai thác xa bờ. Sự biến đổi này kéo theo sự ra đời của ngành đóng tàu cá xa bờ và các trang bị hàng hải phát triển. Các trang bị hàng hải và viễn thông dùng cho nghề cá như máy dò cá máy định vị ,bộ đàm….vì thế cho đến nay tàu đánh cả nước ta đã bao quát được hầu hết các vùng biển không chỉ của mình thậm chí có thển vươn tới cả vùng khai thác viễn dương thuộc vùng biển quốc tế. Trong các địa phương trong cả nước thì vùng duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có ngành khai thác tuỷ sản phát triển với số lượng tàu thuyền năm 2007 là 7797 chiếc, tiếp đến là đồng bằng sông cửu long 5566 chiếc… Bảng 2: tổng công suất các tàu đánh bắt xa bờ phân theo vùng Đơn vị: nghìn CV 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước 1613.3 1947,5 2192,9 2642,8 2801,1 3046,9 3091,6 ĐBS.Hồng 50 78,5 95,5 90,4 85,9 85,7 88,8 Trần Thị Hương 8 Đề án môn học Đông Bắc 10,4 20,7 22,5 22,6 22,6 22,3 22,3 Bắc trung bộ 111,1 122,1 125,3 137,6 166,8 184,4 208,4 Nam trung bộ 299,1 351,2 391,6 476,7 471,6 491,9 507,6 Đông nam bộ 308,9 411,3 457,6 629,2 652,2 735,2 714,1 ĐBSCL 833,7 963.7 1100,4 1285,3 1402,0 1527,4 1550,4 Nguồn: tổng cục thống kê Tính đến năm 2007 Tổng số tàu khai thác xa bờ cả nước là 21130 chiếc với công suất 30916000 CV. Cơ khí hậu cần cho khai thác hải sản trong những năm gần đây có bước phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cơ bản của phát triển ngành. Trong giai đoạn đổi mới và điều quan trọng là đáp ứng được thực tế đòi hỏi sản xuất trên hầu hết các địa phương trong phạm vi cả nước. • Những vấn đề nảy sinh và phương hướng giải quyết. Tình trạng suy giảm nguồn lợi hải sản Việt Nam đã thể hiện rõ vào những năm 90 của thế kỷ XX. Áp lực gia tăng dân số đói nghèo dẫn đến tình trạng khai thác quá mức thậm chí sử dụng nhiều hình thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi như chất nổ,xung điện … Ngoài ra nhiều vùng biển còn bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi dầu, chất thải công nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật. Để khắc phục tình trạng này Nhà Nước đã tập chung hoàn thiện hệ thống luật pháp và nâng cao ý thức của người dân. Tiêu biểu là: “pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản” được ban hành ngày 25/1/1989 và “quy chế khai thác và quản lý nguồn lợi thuỷ sản trên các ngư trường trọng điểm”. Ngày 11/9/1993 nhằm từng bước chấn chỉnh hoạt động khai thác trên biển. Luật Thuỷ sản ra đời và có hiệu lực từ 1/7/2004 là sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt với ngành thuỷ sản nói Trần Thị Hương 9 Đề án môn học chung (khai thác Thuỷ Sản nói riêng bảo vệ nguồn lợi Thuỷ Sản là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong đó tái tạo nguồn lợi Thuỷ Sản là vấn đề cần đặc biệt quan trọng. Do đó luật đã quy định mức sản lượng cho phép khai thác hàng năm chỉ bằng 40-50% của trữ lượng nguồn lợi . Đồng thời có thể chủ động thả thêm giống Thuỷ Sản vào các vùng nước tự nhiên làm giàu nguồn lợi tạo ra nơi cư trú, sinh sản và phát triển thuận lợi cho các loài Thuỷ Sản. Khuyến khích nuôi trồng Thuỷ Sản với phương châm “lấy nuôi bù đánh”. 2.1.2 Đánh bắt thuỷ sản nội địa Nước ta có diện tích mặt nước ngọt lớn trong các hồ, hồ chứa sông ngòi. Theo truyền thống các thuỷ vực nước ngọt cung cấp sinh kế cho một phần dân cư nông thôn sống bằng nghề khai thác thuỷ sản nước ngọt. Hiện nay, các mặt nước ngọt vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm tươi tại chỗ cho các vùng miền nhất định như Tây Nguyên, một số vùng phía Bắc dọc theo hệ thống sông Hồng và một số hồ chứa. Các loại thuỷ sản đánh bắt từ nước ngọt được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả là cá nheo, trê, chép… Trong những năm vừa qua đã có những thay đổi trong các biện pháp quản lý khai thác thuỷ sản nước ngọt. Ở hầu hết các vùng nước ngọt đều không cho khai thác tự do nữa, quyền sử dụng mặt nước dần dần dược giao cho các cá nhân hay tổ chức khác nhau. Do đó khai thác thuỷ sản nước ngọt cũng được chuyển thành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Dân khai thác thuỷ sản nước ngọt chủ yếu sử dụng lao động gia đình là chính, chuyến khai thác thường chỉ kéo dài trong vòng 1 ngày và sản lượng thấp từ vài kg đến vài trăm kg. Chủ yếu là được bán lẻ trực tiếp cho người dân địa phương. Năm 2000 sản lượng khai thác thuỷ sản nội địa đạt 199500 tấn. Phương tiện khai thác chủ yếu là các tàu thuyền nhỏ phương pháp còn thô sơ: kéo lưới, kéo rê, câu… 2.2 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam Trần Thị Hương 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 16:17

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Sản lượng thuỷ sản khai thác phân theo ngành hoạt động - giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Bảng 1.

Sản lượng thuỷ sản khai thác phân theo ngành hoạt động Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 3: Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản - giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Bảng 3.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 5: Các nhóm mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản, 2002-2005 Đơn vị : Q= 1000 tấn, V= triệu USD - giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Bảng 5.

Các nhóm mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản, 2002-2005 Đơn vị : Q= 1000 tấn, V= triệu USD Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 6: Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005 - giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Bảng 6.

Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005 Xem tại trang 25 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan