1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất

358 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 358
Dung lượng 21 MB

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL là vùng có hệ sinh thái đặc thù và rất nhạy cảm, với lợi thế về địa hình, đất đai, khí hậu và nguồn nước, thực sự đã trở thành mộ

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC

“Khoa học và cơng nghệ phục vụ phịng tránh thiên tai, bảo vệ mơi

trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” Mã số KC08/06-10

-o0o -

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CƠNG NGHỆ ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ SUY THỐI MƠI TRƯỜNG TRONG

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NƠNG LÂM SANG

NUƠI TRỒNG THUỶ SẢN Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT

(MÃ SỐ : KC.08-21/06-10)

Cơ quan chủ trì đề tài : VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM

Chủ nhiệm đề tài : ThS NGUYỄN VĂN LÂN

9184

Hà Nội 2011

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHÁC Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2

3 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHÍNH 6

4 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 7

5 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

6 KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 9

7 BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 9

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NGHIÊN CỨU 1

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Vị trí địa lý 1

1.1.2 Địa hình 1

1.1.3 Địa chất 2

1.1.4 Khí tượng thuỷ văn: 3

1.1.5 Mạng lưới sông rạch vùng 7

1.1.6 Tài nguyên đất 8

1.1.7 Tài nguyên nước 11

1.1.8 Tài nguyên sinh học 12

1.1.9 Các hệ sinh thái 13

1.2 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI 14

1.2.1 Tình hình dân cư 14

1.2.2 Đặc điểm kinh tế 14

1.3 CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN 14

1.3.1 Kế hoạch sử dụng đất: Kết quả quy hoạch sử dụng đất vùng ven biển 14

1.3.2 Kế hoạch khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển: 19

1.3.3 Quy hoạch dân cư 20

1.3.4 Quy hoạch nuôi trồng thủy sản 21

1.3.5 Quy hoạch thuỷ lợi phục vụ thuỷ sản ven biển 25

1.3.6 Kết quả tính cân bằng nước ĐBSCL 29

1.4 PHÂN VÙNG SINH THÁI 31

1.4.1 Theo quan điểm tài nguyên nước 31

Trang 3

1.4.2 Phân vùng sinh thái kết hợp thổ nhưỡng ven biển 35

1.5 KHẢO SÁT THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH MẪU 38

1.5.1 Nhóm I 38

1.5.2 Nhóm II 39

1.5.3 Nhóm III 40

1.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TRÊN VÙNG ĐẤT CHUYỂN ĐỔI TỪ NÔNG LÂM NGHIỆP SANG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 42

2.1 QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT SANG NTTS VEN BIỂN ĐBSCL 42

2.1.1 Tình hình chung 42

2.1.2 Diện tích NTTS các tỉnh ven biển ĐBSCL 43

2.1.3 Sản lượng nuôi thủy sản các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL 46

2.2 CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM TỪ ĐẤT CHUYỂN ĐỔI 46

2.2.1 Nuôi tôm quảng canh (QC) có thả thêm giống 46

2.2.2 Nuôi quảng canh tự nhiên(QCTN) 47

2.2.3 Nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) 47

2.2.4 Nuôi tôm sú bán công nghiệp (BCN) và công nghiệp (CN) 48

2.2.5 Nuôi tôm - lúa 48

2.2.6 Nuôi tôm - rừng 49

2.2.7 Nuôi tôm – vườn 49

2.2.8 Nuôi tôm trong ruộng muối 49

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI 50

2.4 NHẬN DẠNG SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG 51

2.4.1 Suy thoái môi trường nước 51

2.4.2 Suy thoái môi trường đất 52

2.4.3 Suy thoái hệ sinh thái đặc trưng 52

2.4.4 Suy thoái môi trường xã hội 53

2.5 ĐÁNH GIÁ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG VÙNG NTTS VEN BIỂN 53

2.5.1 Các thành phần môi trường nước, đất và tiêu chuẩn đánh giá 53

2.5.2 Thực trạng suy thoái môi trường nước: 56

2.5.3 Thực trạng suy thoái môi trường đất: 86

2.5.3 Suy thoái môi trường hệ sinh thái 95

2.5.4 Suy thoái tác động xấu đến môi trường xã hội 97

2.5.4 Ảnh hưởng lan tỏa chất thải vùng NTTS đến hệ thống kênh trục chính: 98

Trang 4

2.5.5 Nhận xét, đánh giá chung 99

2.6 NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG 100

2.6.1 Đặt vấn đề 100

2.6.2 Kết quả nghiên cứu nguyên nhân suy thoái môi trường nước 100

2.6.3 Nguyên nhân suy thoái môi trường đất 104

2.6.4 Nguyên nhân suy thoái hệ sinh thái và đa dạng sinh học: 109

2.6.5 Nguyên nhân suy thoái tác động xấu đến môi trường xã hội 110

2.6.6 Nhận xét đánh giá chung 110

2.7 HẬU QUẢ STMT TRÊN CÁC VÙNG NTTS VEN BIỂN ĐBSCL 112

2.7.1 Hậu quả suy thoái môi trường do NTTS trên thế giới 112

2.7.2 Hậu quả trên các vùng NTTS ven biển ĐBSCL 112

2.8 NHỮNG TÁC ĐỘNG SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG LÊN KINH TẾ - XÃ HỘI 114

2.9 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ TIÊU CHUẨN CHO NUÔI THỦY SẢN 115

2.9.1 Kiến nghị về độ mặn tiêu chuẩn của nước cho nuôi trồng thuỷ sản 115

2.9.2 Tiêu chí đánh giá suy thoái môi trường đất trong NTTS 116

2.9.3 Tiêu chí đánh giá suy thoái môi trường hệ sinh thái trong NTTS 117

2.10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 118

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG LÂM SANG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020 119

3.1 CÁC CĂN CỨ PHỤC VỤ DỰ BÁO 119

3.1.1 Các kịch bản phát triển hạ tầng cơ sở cho các trường hợp tính toán 119

3.1.2 Các dữ liệu cần tính toán và nội suy: 120

3.1.3 Các chất thải độc hại từ các loại thuốc, hoá chất sử dụng trong nuôi tôm: 121

3.1.4 Các chất thải độc hại từ đô thị khu dân cư và công nghiệp: 121

3.1.5 Một số quy luật diễn biến độc tố trong đất: 121

3.2 VÍ DỤ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT BÀI TOÁN THÀNH PHẦN NGUỒN NƯỚC DỰ BÁO LAN TỎA CHẤT THẢI VÙNG NTTS 122

3.2.1 Giới thiệu tổng quan về mô hình MIKE 11 122

3.2.2 Ví dụ ứng dụng mô hình MIKE 11 và “Bài toán xuất xứ khối nước” trong tính toán lan truyền ô nhiễm vùng Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh 129

3.3 KẾT QUẢ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 137

3.3.1 Kịch bản 1 137

3.3.2 Kịch bản 2 137

3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 142

Trang 5

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT

– NƯỚC VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 143

4.1 TÓM TẮT NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TRONG NTTS 143

4.2 GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, XÂY DỰNG HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CẤP, THOÁT NƯỚC CHO CÁC VÙNG NTTS 144

4.2.1 Giải pháp quy hoạch 144

4.2.2 Bố trí hệ thống công trình nội đồng hoàn chỉnh 147

4.2.3 Xây dựng ao nuôi tôm cho các hộ riêng lẻ 148

4.3 GIẢI PHÁP THU GOM XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG AO NUÔI 150

4.3.1 Giải pháp xi phông đưa chất thải ra ngoài 150

4.3.2 Giải pháp thay nước pha loãng nước bị ô nhiễm 151

4.3.3 Giải pháp tiêu ngầm 151

4.3.4 Sử dụng chế phẩm vi sinh 152

4.3.5 Giải pháp tổng thể xử lý chất thải cho NTTS 153

4.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO DÂN TRÍ VÀ KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG 154

4.4.1 Nâng cao kỹ thuật nuôi trồng 154

4.4.2 Nâng cao dân trí 165

4.5 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 166

4.5.1 Tăng cường quản lý quy hoạch sử dụng đất 166

4.5.2 Tăng cường quản lý, hoàn thiện quy hoạch hệ thống thủy lợi 167

4.5.3 Tăng cường thực thi Văn bản pháp quy, luật, chính sách 169

4.5.4 Tăng cường quản lý, giám sát môi trường 169

4.5.5 Quản lý tiến độ thi công các công trình, dự án 170

4.5.6 Quản lý Kiểm tra sự phối hợp của người dân 170

4.5.7 Quản lý vật tư, hóa chất 171

4.5.8 Quản lý về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản 171

4.5.9 Tăng cường quản lý chất lượng môi trường 172

4.5.10 Quản lý về con người 175

4.6 GIẢI PHÁP CẢI TẠO VÙNG ĐẤT BỊ SUY THOÁI DO TÍCH TỤ MẶN TẠI BẠC LIÊU 178

4.6.1 Giải pháp tổng thể cải tạo vùng đất bị nhiễm mặn nặng 179

4.6.2 Giải pháp xây dựng các mô hình canh tác cụ thể 180

4.6.3 Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm 183

Trang 6

4.7 GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI VÙNG ĐẤT SUY THOÁI DO THIẾU CÔNG TRÌNH KIỂM SOÁT LÀM RỐI LOẠN NGUỒN NƯỚC TẠI CÀ MAU

189

4.7.1 Giải pháp tổng thể cho khu vực 190

4.7.2 Giải pháp công trình nội đồng 191

4.7.3 Nhận xét chung 201

4.8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 202

CHƯƠNG 5: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MÔ HÌNH MẪU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NUÔI TS VEN BIỂN ĐBSCL 204

5.1 MÔ HÌNH NTTS BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT-KIÊN GIANG 204

5.1.1 Đặt vấn đề 204

5.1.2 Mục tiêu quy hoạch 205

5.1.3 Phương pháp 205

5.1.4 Đánh giá hiện trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản huyện Hòn Đất 206

5.2 QUY HOẠCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG TẠI BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE 223

5.2.1 Đặt vấn đề 223

5.2.2 Mục tiêu và nội dung quy hoạch 224

5.3 MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BỀN VỮNG TẠI DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH 237

5.3.1 Đặt vấn đề 237

5.3.2 Nội dung chính của quy hoạch 237

5.3.1 Nhận xét 252

5.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 252

CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH VÀ KHÔNG GIAN VÙNG CHUYỂN ĐỔI 254

6.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 254

6.1.1 Khái niệm chung 254

6.1.2 Mục tiêu, chức năng của cơ sở dữ liệu: 254

6.1.3 Nhiệm vụ cụ thể của công tác xây dựng co sở dữ liệu: 254

6.1.4 Các tiêu chuẩn của CSDL 255

6.2 THIẾT KẾ CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU 255

6.2.1 Xác định các loại dữ liệu 255

6.2.2 Các dạng dữ liệu cần cho nghiên cứu: 255

6.2.3 Khuôn dạng chuẩn: 255

6.3 NỘI DUNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 255

Trang 7

6.3.1 Hướng tiếp cận xây dựng cơ sở dữ liệu 255

6.3.2 Các bước thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu 256

6.4 KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 256

6.4.1 Hệ thống dữ liệu thuộc tính (Word, Excel) 256

6.4.2 Hệ thống dữ liệu không gian (Mapinfor) 256

6.4.3 Đóng gói và lưu trữ cơ sở dữ liệu 256

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 257

01 KẾT LUẬN 257

02 KIẾN NGHỊ 259

03 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .259

04 ĐỀ XUẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: 260

05 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ CỦA ĐỀ TÀI 261

TÀI LIỆU THAM KHẢO 263

PHỤ LỤC 265

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1: Tổng hợp yêu cầu dùng nước trên ĐBSCL trong mùa cạn 2007 5

Bảng 1-2: Tổng hợp yêu cầu dùng nước trên ĐBSCL trong mùa cạn 2010 6

Bảng 1-3: Độ mặn lớn nhất hàng năm (g/l) một số trạm điển hình 6

Bảng 1-4: Bảng diện tích bị nhiễm mặn ở ĐBSCL tháng IV năm 2006 6

Bảng 1-5: Diện tích lan truyền mặn ở ĐBSCL năm 2007 6

Bảng 1-6: Phân phối dòng chảy qua Mỹ Thuận, Cần Thơ thực đo tháng 4/1983-1990 7

Bảng 1-7: Phân phối lưu lượng tại các cửa: Đơn vị: % 7

Bảng 1-8: Tổng hợp các nhóm đất và quy mô diện tích phân bố theo 08 tỉnh vùng ven biển ĐBSCL (Đơn vị: Ha) 9

Bảng 1-9: Phân bố các loại đất ĐBSCL 10

Bảng 1-10: Quy hoạch sử dụng đất đai tiểu vùng giữa 2 SVC giai đoạn 2015 .14

Bảng 1-11: Quy hoạch sử dụng đất đai tiểu vùng CSCL giai đoạn 2015 15

Bảng 1-12: Quy hoạch sử dụng đất đai tiểu vùng Ven Biển Tây giai đoạn 2015 16

Bảng 1-13: Quy hoạch sử dụng đất đai tiểu vùng BĐCM giai đoạn 2015 17

Bảng 1-14: Kế hoạch phát triển nuôi tôm các tiểu vùng ven biển ĐBSCL 18

Bảng 1-15: Phân bố diện tích các loại rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển .19

Bảng 1-16: : Quy hoạch rừng ngập mặn theo các loại rừng :Đơn vị: (ha) 20

Bảng 1-17: Quy hoạch diện tích nuôi theo loại hình mặt nước 22

Bảng 1-18: Phân bổ diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh và kết hợp 22

Bảng 1-19: Quy hoạch diện tích nuôi theo địa phương đến năm 2015 22

Bảng 1-20: Quy hoạch diện tích nuôi theo địa phương đến 2020 23

Bảng 1-21: Quy hoạch theo đối tượng đến năm 2015 23

Bảng 1-22: Quy hoạch theo đối tượng đến năm 2020 23

Bảng 1-23: Quy hoạch diện tích nuôi tôm sú (Đv: ha) 24

Bảng 1-24: Quy hoạch một số chỉ tiêu trong nuôi tôm sú 24

Bảng 1-25: Quy hoạch nuôi tôm chân trắng 25

Bảng 1-26: Chỉ tiêu tính khối lượng nội đồng cho 1 ha mới đầu tư vùng ven biển 29

Bảng 1-27: Tốc độ tăng dân số và tốc độ đô thị hóa 30

Bảng 1-28: Lưu lượng dòng chính sông C.L tháng 4 qua các trường hợp tính toán 31

Bảng 1-29: Tổng hợp phân vùng, tiểu vùng sinh thái chủ yếu ở ĐBSCL 34

Bảng 1-30: Tổng hợp các nhóm đất theo 08 tỉnh ven biển D8BSCL 38

Bảng 2-1: Diện tích nuôi tôm từ 1990 - 2000 43

Trang 9

Bảng 2-2: Diện tích nuôi thủy sản nước lợ, mặn năm 2001 - 2009 43

Bảng 2-3 : Diện tích tôm sú mặn lợ 44

Bảng 2-4: Diện tích nuôi nước lợ theo phương thức nuôi năm 2008 45

Bảng 2-5: Các chỉ số kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm QC 47

Bảng 2-6: Các chỉ số kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm QCCT 47

Bảng 2-7: Các thông số kỹ thuật và kinh tế của mô hình TC 48

Bảng 2-8: Các thông số kỹ thuật và kinh tế của mô hình tôm – lúa luân canh 49

Bảng 2-9: Giá trị giới hạn của các thông số của nước cho NTTS 54

Bảng 2-10: Tiêu chuẩn nước cho nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng 54

Bảng 2-11: Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất 55

Bảng 2-12: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến suy thoái chất lượng đất 55

Bảng 2-13: Các thành phần hệ sinh thái 56

Bảng 2-14: Các chỉ tiêu trung bình của 18 mẫu nước vùng sinh thái tự nhiên 57

Bảng 2-15: Các chỉ tiêu trung bình của 18 mẫu nước vùng nuôi tôm bình thường 57

Bảng 2-16: Các chỉ tiêu trung bình của 18 mẫu nước vùng NTTS bị suy thoái 58

Bảng 2-17: Mô tả các mẫu nước lấy trong ao nuôi tôm 58

Bảng 2-18: Mô tả các mẫu nước kênh rạch 58

Bảng 2-19:Kết quả phân tích chỉ tiêu pH tại các điểm lấy mẫu 59

Bảng 2-20: Kết quả phân tích độ mặn tại các điểm lấy mẫu (o/oo) 59

Bảng 2-21: Kết quả phân tích tổng chất rắn lơ lửng tại các điểm lấy mẫu (mg/L) 60

Bảng 2-22: Kết quả phân tích nồng độ oxy hòa tan tại các điểm lấy mẫu (mg/L) 61

Bảng 2-23: Kết quả phân tích nồng độ Amoni tại các điểm lấy mẫu (mg/L) 61

Bảng 2-24: Kết quả phân tích nồng độ BOD5 tại các điểm lấy mẫu (mg/L) 62

Bảng 2-25: Kết quả phân tích nồng độ COD tại các điểm lấy mẫu (mg/L) 63

Bảng 2-26: Kết quả phân tích nồng độ FeTS tại các điểm lấy mẫu (mg/L) 64

Bảng 2-27:Danh sách và vị trí thu mẫu tại VNC huyện Cầu Ngang-Trà Vinh 65

Bảng 2-28: Vị trí các điểm thu mẫu trên đại bàn huyện Thạnh Phú 70

Bảng 2-29: Vị trí các điểm quan trắc 75

Bảng 2-30: Diễn biến chất lượng nước theo thời gian nuôi tại TV1/P,M,C năm 2008 84

Bảng 2-31: Diễn biến chất lượng nước theo thời gian nuôi tại TV1/P,M,C năm 2009 84

Bảng 2-32: Các tiêu chí trung bình của 18 mẫu đất vùng tự nhiên (môi trường nền) 87

Bảng 2-33: Các chỉ tiêu trung bình của 18 mẫu đất vùng nuôi tôm bình thường 87

Bảng 2-34: Các chỉ tiêu trung bình của 18 mẫu đất vùng nuôi tôm bị suy thoái 87

Bảng 2-35: Kết quả tính toán ESP và SAR 88

Trang 10

Bảng 2-36: Kết quả tính toán ESP và SAR 88

Bảng 2-37: Kết quả tính toán ESP và SAR 88

Bảng 2-38: Kết quả tính toán ESP và SAR 89

Bảng 2-39: Kết quả tính toán ESP và SAR 89

Bảng 2-40: Kết quả tính toán ESP và SAR 89

Bảng 2-41: Kết quả (rút gọn) khảo sát diễn biến chất lượng đất TV1 năm 2008 89

Bảng 2-42: Kết quả (rút gọn) khảo sát diễn biến chất lượng đất TV1 năm 2009 90

Bảng 2-43: Kết quả điều tra lượng cho ăn đối với mô hình nuôi CN và BCN 101

Bảng 2-44: Đánh giá tính thống nhất giữa các vùng về nguyên nhân suy thoái 103

Bảng 2-45: Các thành phần chính hệ sinh thái nông nghiệp 109

Bảng 2-46: Tóm tắt mối liên hệ hiện tượng và bản chất STMT trong NTTS 111

Bảng 2-47: Diện tích bị ảnh hưởng bởi tác động của suy thoái môi trường 113

Bảng 2-48: Các tiêu chí đánh giá môi trường nước trong NTTS 116

Bảng 2-49: Các tiêu chí đánh giá môi trường đất trong nuôi trồng thuỷ sản 117

Bảng 2-50: Những thành phần cần đánh giá trong hệ sinh thái nông nghiệp 117

Bảng 3-1: Nồng độ trung bình các chỉ tiêu chất lượng nước tại các ao NTTS 129

Bảng 3-2: Các vị trí mô phỏng trong mô hình mùa khô năm 2006 130

Bảng 3-3: Các vị trí mô phỏng trong mô hình mùa mưa năm 2006 130

Bảng 3-4: So sánh tỷ lệ các hình thức nuôi tôm của các nước Châu Á 141

Bảng 4-1: Phần trăm thức ăn bỏ cho trong chọp và thời gian kiểm tra thức ăn 155

Bảng 4-2: Tổng hợp lợi nhuận thuần trong trường hợp chưa có dự án 198

Bảng 4-3: Tổng hợp lợi nhuận thuần trong trường hợp có dự án 198

Bảng 4-4: Sơ bộ khối lượng đào đắp và xây đúc 1 ha (mới 100%) 199

Bảng 4-5: Sơ bộ khối lượng đào đắp và xây đúc cho mô hình 4 ha ( mới 100%) 200

Bảng 4-6: Sơ bộ khối lượng đào đắp và xây đúc cho mô hình 1 ha tôm sinh thái 200

Bảng 5-1: Phân bố kế hoạch sử dụng đất 206

Bảng 5-2: Diễn biến diện tích và sản lượng NTTS huyện Hòn Đất (2002-2007) 206

Bảng 5-3: Quy hoạch sử dụng đất nuôi tôm trong vùng đến năm 2010, 2015 207

Bảng 5-4: Năng suất của các mô hình nuôi tôm trong vùng quy hoạch (2002-2007) 208

Bảng 5-5: Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch đến năm 2010 209

Bảng 5-6: So sánh diện tích nuôi tôm với QHCT đã được phê duyệt 209

Bảng 5-7: Hiện trạng nuôi tôm năm 2007 so với QH đến năm 2010 210

Bảng 5-8: Các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010, 2015 và định hướng đến năm 2020.211 Bảng 5-9: Lịch mùa vụ thả nuôi tôm trong vùng quy hoạch 212

Trang 11

Bảng 5-10: Tổng hợp công trình kênh theo PA chọn 218

Bảng 5-11: Tổng hợp cống theo Phương án chọn 221

Bảng 5-12: Kết quả tính tóan khối lượng vốn đầu tư 222

Bảng 5-13: Tổng hợp thời gian và trình tự đầu tư 222

Bảng 5-14: Hiện trạng kênh rạch huyện Bình Đại 225

Bảng 5-15: Quy hoạch diện tích nuôi thuỷ sản huyện Bình Đại 226

Bảng 5-16 Nhu cầu nước cần thiết cho vùng nuôi 231

Bảng 5-17: Hệ thống cống theo phương án chọn 234

Bảng 5-18: Tổng hợp nguồn vốn 235

Bảng 5-19: Tiềm năng diện tích nuôi trồng huyện Duyên Hải 241

Bảng 5-20: Hiện trạng thuỷ lợi 241

Bảng 5-21: Các chỉ tiêu cơ bản các phương án quy hoạch và tầm nhìn năm 2020 245

Bảng 5-22: Các phương án cấp thoát nước nuôi thủy sản 246

Bảng 5-23: Tóm tắt kết quả tính toán lựa chọn PA quy hoạch thuỷ lợi 249

Bảng 5-24: Tổng hợp vốn đầu tư hạ tầng cơ sở huyện Duyên Hải 250

Trang 12

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1-1: Bản đồ hành chính các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 2

Hình 1-2: Bản đồ đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long 9

Hình 1-3: Quy hoạch Thủy lợi vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long 27

Hình 1-4: Phân vùng sinh thái ĐBSCL theo quan điểm Thủy lợi- Tài nguyên nước 36

Hình 2-1: Diễn biến diện tích NTTS các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL 43

Hình 2-2: Cơ cấu diện tích theo loại hình mặt nước ven biển ĐBSCL năm 2008 44

Hình 2-3: Diện tích nuôi nước mặn lợ theo hình thức nuôi ở ĐBSCL năm 2008 45

Hình 2-4: Sản lượng nuôi mặn lợ vùng ĐBSCL theo nhóm đối tượng năm 2008 46

Hình 2-5: Suy thoái môi trường nước các vùng ao nuôi bán công nghiệp 52

Hình 2-6: pH tại các điểm lấy mẫu trong khu vực nghiên cứu 59

Hình 2-7: Độ mặn tại các điểm lấy mẫu 60

Hình 2-8: Tổng chất rắn lơ lửng tại các điểm lấy mẫu 61

Hình 2-9: Hàm lượng Oxy hòa tan tại các điểm lấy mẫu 62

Hình 2-10: Hàm lượng N-NH4 tại các điểm lấy mẫu 62

Hình 2-11: Biến đổi nhu cầu oxy sinh hóa tại các điểm lấy mẫu 63

Hình 2-12: Hàm lượng COD tại các điểm lấy mẫu 64

Hình 2-13: Hàm lượng FeTS tại các điểm lấy mẫu Error! Bookmark not defined. Hình 2-14: pH tại các điểm khảo sát ở Cầu Ngang 66

Hình 2-15: Giá trị độ mặn tại các điểm khảo sát ở Cầu Ngang 67

Hình 2-16: Nồng độ oxy hòa tan tại các điểm khảo sát ở Cầu Ngang 67

Hình 2-17: Nhu cầu oxy hóa học tại các điểm khảo sát ở Cầu Ngang 68

Hình 2-18: Nhu cầu oxy sinh hóa tại các điểm khảo sát ở Cầu Ngang 68

Hình 2-19: Tổng các chất rắn lơ lửng tại các điểm khảo sát ở Cầu Ngang 69

Hình 2-20: Giá trị pH tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre 71

Hình 2-21: Hàm lượng N-NH4+ tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre 71

Hình 2-22: Hàm lượng N-NO3- tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre 72

Hình 2-23: Hàm lượng BOD5 tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre 73

Hình 2-24: Hàm lượng COD tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre 73

Hình 2-25: Giá trị sắt tổng tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre 74

Hình 2-26: Giá trị Cu tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre 74

Hình 2-27: Giá trị Zn tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre 74

Trang 13

Hình 2-28: Kết quả đo pH môi trường nước mặt của huyện Duyên Hải 76

Hình 2-29: Nồng độ Fe tổng môi trường nước mặt tại huyện Duyên Hải 77

Hình 2-30: Kết quả quan trắc BOD vào năm 2008 78

Hình 2-31: Kết quả quan trắc COD vào mùa mưa năm 2008 78

Hình 2-32: Biểu đồ thể hiện pH tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 79

Hình 2-33: Biểu đồ thể hiện độ đục tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi - Cà Mau 79

Hình 2-34: Biểu đồ thể hiện độ mặn tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 79

Hình 2-35: Giá trị độ kiềm tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 80

Hình 2-36: Biểu đồ thể hiện TSS tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 80

Hình 2-37: Hàm lượng DO tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi - Cà Mau 81

Hình 2-38: Biểu đồ thể hiện BOD5 tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 81

Hình 2-39: Biểu đồ thể hiện COD tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 82

Hình 2-40: Tổng Coliform tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 82

Hình 2-41: Hàm lượng Zn tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 83

Hình 2-42: Hàm lượng Pb tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 83

Hình 2-43: Hàm lượng Cu tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 83

Hình 2-44: Hàm lượng FeTS tại các điểm lấy mẫu ở Đầm Dơi – Cà Mau 84

Hình 2-45: Ao nuôi bị bỏ trống do bị mặn hóa ở xã Vĩnh Thịnh-Hòa Bình-Bạc Liêu 92

Hình 2-46: Chặt phá rừng để nuôi tôm 97

Hình 2-47: Ao nuôi và kênh rạch bị ô nhiễm hữu cơ 99

Hình 3-1: Oxy trong môi trường nước 125

Hình 3-2: Dao động của oxy hòa tan trong ngày 126

Hình 3-3: Nhu cầu oxy sinh hóa là hàm của thời gian 127

Hình 3-4: Các quá trình chất lượng nước trong mô hình MIKE 128

Hình 3-5: Sơ đồ tính toán thủy lực – chất lượng nước 130

Hình 3-6: Mực nước tính toán và thực đo tại Trà Ôn mùa khô năm 2006 131

Hình 3-7 Lưu lượng tính toán và thực đo tại Trà Ôn mùa khô năm 2006 132

Hình 3-8: Độ mặn tính toán và thực đo tại trạm Trà Vinh mùa khô năm 2006 132

Hình 3-9: Tỷ lệ TPN thủy sản lớn nhất trên HT từ tháng 2 đến tháng 5-Kịch bản 1 134

Hình 3-10: Nồng độ BOD5 lớn nhất trên HT từ tháng 2 đến tháng 5 – Kịch bản 1 135

Hình 3-11: Nồng độ BOD5 tại các kênh rạch trong vùng nuôi trồng thủy sản 135

Hình 3-12: Quan hệ giữa vận tốc dòng chảy và tỷ lệ TPN tại vùng giáp nước 135

Hình 3-13 Quan hệ giữa mực nước và tỷ lệ TPN 136

Trang 14

Hình -14: Tỷ lệ thành phần nước thải nuôi trồng thủy sản LỚN NHẤT từ tháng 2 đến

tháng 5-Kịch bản 1: Hiện trạng (bên trái) và Kịch bản 2: Vận hành 1 chiều

(bên phải) 136

Hình 3-15: Bản đồ dự báo tác động môi trường đất do NTTS năm 2020-kịch bản 1-huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 139

Hình 3-16: Bản đồ dự báo tác động môi trường đất do NTTS năm 2020-kịch bản 1-huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre 139

Hình 3-17: Bản đồ dự báo tác động môi trường đất do NTTS năm 2020-kịch bản 1-huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh 140

Hình 3-18: Đồ thị diễn biến phát triển diện tích-sản lượng NTTS mặn lợ ĐBSCL 141

Hình 4-1: Thực trạng đồng ruộng không phù hợp nuôi tôm 147

Hình 4-2: Sơ đồ hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (điển hình) 148

Hình 4-3: Cần xây dựng đồng ruộng phù hợp yêu cầu nuôi tôm 148

Hình 4-4: Cấu trúc ô ruộng hợp lý cho ao nuôi rộng 1 ha 149

Hình 4-5: Giải pháp xử lý chất thải tại chỗ cho khu nuôi lớn 153

Hình 4-6: Mối quan hệ giữa các yếu tố nhằm phát triển bền vững 174

Hình 4-7: Mạng lưới giám sát cảnh báo môi trường 174

Hình 4-8: Sơ đồ minh hoạ hệ thống kênh trục thủy lợi phục vụ NTTS xã Lương Thế Trân - Cái Nước - Cà Mau 191

Hình 4-9: Hệ thống TLNĐ phục vụ mô hình Tôm - Lúa ấp Tân Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau 192

Hình 4-10: Bố trí tổng thể cho mô hình nuôi tôm lúa 195

Hình 4-11: Mô hình nuôi tôm - lúa tại xã Thạnh Phú- Cà Mau 195

Hình 4-12: Bố trí công trình cho ao nuôi mô hình nuôi tôm-lúa (Phương án 1) 195

Hình 4-13: Bố trí công trình cho ao nuôi mô hình nuôi tôm-lúa (Phương án 2) 196

Hình 4-14: Bố trí công trình cho ao nuôi mô hình tôm-lúa (phương án 3) 196

Hình 4-15: Một số sơ đồ mô hình nuôi tôm lúa tại xã Thạnh Phú-Cà Mau 196

Hình 4-16: Xây dựng mương trú, đê bao quanh mô hình tôm-lúa 197

Hình 5-1: Hiện trạng NTTS huyện Hòn Đất 213

Hình 5-2: Sơ đồ bố trí HTTL cấp thoát tách rời cho TV-1 – Hòn Đất – PA 2D 217

Hình 5-3: Sơ đồ bố trí HTTL cấp thoát tách rời cho TV-2 – Hòn Đất – PA 2D 218

Hình 5-4: Sơ đồ bố trí HTTL cấp thoát tách rời cho TV-3, 4-Hòn Đất-PA 2D 218

Hình 5-5: Quy hoạch tổng thể hệ thống thuỷ lợi huyện Bình Đại – PA1 233

Hình 5-6: Quy hoạch tổng thể hệ thống thuỷ lợi huyện Bình Đại – PA2 234

Hình 5-7: Bản dồ quy hoạch thuỷ lợi huyện Duyên Hải-PA-1 239

Hình 5-8: Quy hoạch thuỷ lợi phục vụ NTTS huyện Duyên Hải-Trà Vinh-PA2 243

Trang 15

Hình 5-9: Ví dụ mô hình quy hoạch tại xã Long Hữu- PA-2 249Hình 5-10: Ví dụ mô hình quy hoạch tại xã Long Hữu- PA-3 249Hình 5-11: Ví dụ mô hình quy hoạch tại xã Long Hữu- PA-4 252

Trang 16

DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách và thời gian lấy mẫu đất, nước 265

Phụ lục 2: Danh sách và thời gian lấy mẫu đất, nước 265

Phụ lục 3: Danh sách và thời gian lấy mẫu đất, nước 266

Phụ lục 4: Danh sách và thời gian lấy mẫu đất, nước nhóm 2 năm 2008 266

Phụ lục 5: Danh sách và thời gian lấy mẫu đất, nước nhóm 2 năm 2009 267

Phụ lục 6: Danh sách và thời gian lấy mẫu nhóm 3 năm 2008 268

Phụ lục 7: Danh sách và thời gian lấy mẫu nhóm 3 năm 2009 269

Phụ lục 8: Kết quả phân tích mẫu theo thời gian 270

Phụ lục 9: Kết quả phân tích mẫu theo thời gian 270

Phụ lục 10: Kết quả phân tích mẫu theo thời gian 270

Phụ lục 11: Kết quả phân tích mẫu theo thời gian 271

Phụ lục 12: Diễn biến chất lượng nước theo thời gian nuôi tại TV1/P,M,C năm 2008 271

Phụ lục 13: Diễn biến chất lượng nước theo thời gian nuôi tại TV2/P,M,C năm 2008 271

Phụ lục 14: Diễn chất lượng nước theo thời gian nuôi tại TV3/P,M,C năm 2008 272

Phụ lục 15: Diễn biến chất lượng nước theo thời gian nuôi tại TV1/P,M,C năm 2009 272

Phụ lục 16: Diễn biến chất lượng nước theo thời gian nuôi tại TV2/P,M,C năm 2009 272

Phụ lục 17: Diễn biến chất lượng nước theo thời gian nuôi tại TV3/P,M,C năm 2009 273

Phụ lục 18: Diễn biến chất lượng đất theo thời gian nuôi tại TV1/P,M,C năm 2008 273

Phụ lục 19: Diễn biến chất lượng đất theo thời gian nuôi tại TV2/P,M,C năm 2008 273

Phụ lục 20: Diễn biến chất lượng đất theo thời gian nuôi tại TV3/P,M,C năm 2008 274

Phụ lục 21: Diễn biến chất lượng đất theo thời gian nuôi tại TV1/P,M,C năm 2009 274

Phụ lục 22: Diễn biến chất lượng đất theo thời gian nuôi tại TV2/P,M,C năm 2009 274

Phụ lục 23: Diễn biến chất lượng đất theo thời gian nuôi tại TV3/P,M,C năm 2009 275

Phụ lục 24: Kết quả phân tích mẫu tại phẫu diện 1 275

Phụ lục 25: Kết quả phân tích mẫu tại phẫu diện 2 275

Phụ lục 26: Kết quả phân tích mẫu tại phẫu diện 3 275

Phụ lục 27: Kết quả phân tích mẫu tại phẫu diện 4 275

Phụ lục 28: Kết quả phân tích mẫu tại phẫu diện 5 275

Phụ lục 29: Kết quả phân tích mẫu tại phẫu diện 6 276

Phụ lục 30: Kết quả phân tích mẫu đất vùng tự nhiên 277

Phụ lục 31: Kết quả phân tích mẫu đất vùng NTTS bình thường 278

Trang 17

Phụ lục 32: Kết quả phân tích mẫu đất vùng NTTS bị suy thoái 279

Phụ lục 33: Kết quả phân tích mẫu nước vùng tự nhiên 280

Phụ lục 34: Kết quả phân tích mẫu nước vùng NTTS bình thường 281

Phụ lục 35: Kết quả phân tích mẫu nước vùng NTTS bị suy thoái 282

Phụ lục 36: KQ phân tích mẫu nước đánh giá lan tỏa trên trục Bến Chùa (2008-2009) 282 Phụ lục 37: KQ phân tích mẫu nước đánh giá lan tỏa trên trục Hộ Phòng (2008-2009) 284 Phụ lục 38: KQ phân tích mẫu nước đánh giá lan tỏa trên trục Bảy Háp (2008-2009) 285

Phụ lục 39: KQ phân tích mẫu nước đánh giá lan tỏa trên trục Xẻo Rô (2008-2009) 286

Trang 18

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có hệ sinh thái đặc thù và rất nhạy

cảm, với lợi thế về địa hình, đất đai, khí hậu và nguồn nước, thực sự đã trở thành một

trung tâm sản xuất nông – ngư nghiệp quan trọng bậc nhất của cả nước Với sản lượng lúa chiếm hơn 50% (18.678.000 tấn/35.942.000); Sản lượng thuỷ sản chiếm 56% (2.385.000 tấn/4.197.000), trong đó riêng mặt hàng tôm nuôi chiếm trên 80% sản lượng của cả nước (309.531tấn/384.519tấn), đây là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho hàng chục nhà máy chế biến hàng xuất khẩu, mang về cho đất nước hàng tỷ USD ngoại

tệ mỗi năm, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho hàng vạn người dân trong vùng đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, ĐBSCL cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ, điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; NTTS còn gặp nhiều khó khăn do môi trường đang bị ô nhiễm; Trình độ dân trí chưa cao cùng với thực trạng yếu kém của công tác quản lý nhà nước về môi trường, xã hội là những rào cản cho công cuộc phát triển bền vững kinh tế, xã hội ĐBSCL

Điểm lại quá trình phát triển ngành NTTS nước mặn lợ ven biển vùng ĐBSCL cho thấy sau một thời gian phát triển nhanh chóng từ năm 1995 đến khoảng 2005 - 2006 thì bắt đầu chững lại Một trong những nguyên nhân quan trọng chính là do suy thoái môi trường diễn ra trầm trọng trên các vùng chuyển đổi Sâu xa hơn là do hạ tầng cơ sở không theo kịp tốc độ mở rộng của diện tích vùng nuôi, cùng với sự nôn nóng muốn làm giàu nhanh của một bộ phận nông dân và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, quản lý quy hoạch và quản lý xã hội thiếu nghiêm minh…Kết cục tất yếu là thất thu sản phẩm trên hàng ngàn ha nuôi trồng, nông dân trắng tay trở thành con nợ, phá vỡ cuộc sống thanh bình vốn có trên các vùng NTTS bị suy thoái

Toàn cảnh trên cho thấy ngành NTTS mà trước hết là nuôi tôm nước mặn lợ ven biển như hiện nay đang tiềm ẩn yếu tố bất ổn, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển chung của toàn vùng ĐBSCL và đất nước Cần thiết phải xác định thực trạng và nguyên nhân của những thiệt hại này; Tổng hợp các kinh nghiệm và những kết quả nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn vấn đề; Xây dựng các chuẩn mực cụ thể cho một nền NTTS hiệu quả, ổn định và bền vững cho vùng đất giàu tiềm năng này

Đề tài “Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm

sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển Đồng bằng sông Cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất” ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu đó;

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các mô hình nuôi trồng; Tập hợp, hệ thống hoá các hiện tượng suy thoái; Lý giải nguyên nhân, xây dựng các giải pháp

cụ thể về công trình, về thể chế, chính sách, về giải pháp quản lý toàn diện vùng nuôi để hướng tới mục tiêu xây dựng một nền NTTS sạch, hiệu quả, góp phần khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất ven biển ĐBSCL

Trang 19

Việc thực hiện đề tài là rất cấp thiết và đúng thời điểm, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản hiện nay tại vùng ven biển ĐBSCL gắn với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHÁC Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1 Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài

Trong những thập niên gần đây, do nhu cầu sử dụng thuỷ sản tăng cao, do hiệu quả mang lại, tại các vùng ven biển của nhiều quốc gia đã ồ ạt chuyển đổi diện tích đất nông lâm nghiệp sang NTTS Bên cạnh những lợi nhuận thu được, quá trình chuyển đổi cũng làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn, gây nhiều biến động môi trường nghiêm trọng trên vùng đất này

Trước thực trạng đó nhiều nước công nghiệp tiên tiến đã có những giải pháp hữu hiệu hạn chế tối đa các tác động xấu, đề ra chương trình phát triển bền vững cho vùng đất này Nhờ tiềm lực kinh tế, trình độ dân trí cao, họ đã đạt được những thành quả tốt, đáng

để chúng ta học tập

Tại Thái Lan cho tới năm 2003, tổng số diện tích chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp là hơn 100.000 hecta, tuy nhiên chỉ sau hai năm, với nhiều nguyên nhân, hơn 80.000 hecta trong số đó biến thành vùng “đất chết”, vấn đề trở nên trầm trọng khiến nhà vua Thái Lan phải đích thân kêu gọi xây dựng một nền sản xuất thuỷ sản sạch để khôi phục lại vùng đất suy thoái Các nhà khoa học về đất, nước, môi trường, sinh học đã vào cuộc và kết quả là đã rút ra được nhiều bài học quý giá cho quá trình chuyển đổi nóng này và đưa Thái Lan trở thành những quốc gia có diện tích nuôi tôm thâm canh (CN, BCN) ổn định lớn nhất thế giới

Tại Đài Loan, nhờ luật lệ chặt chẽ, công nghệ tiên tiến, tiềm năng kinh tế dồi dào nên sau những thất bại do suy thoái môi trường (Từ sản lượng 75.000tấn/năm chỉ còn lại 4.400tấn năm 1999) thì vấn đề môi trường được kiểm soát khá nghiêm ngặt đã hạn chế tối đa suy thoái môi trường đất nước trên vùng lãnh thổ này

Tại một số nước tiên tiến đã sản xuất và sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, hoá học có tác dụng biến đổi cặn bã, chất thải trong ruộng nuôi thành những sản phẩm vô hại với môi trường nước, đất và con tôm, sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay là các chế phẩm vi sinh của Mỹ và Nhật Bản

Tại Trung Quốc sau những tổn thất lớn do suy thoái môi trường gây nên (năm 1991 sản xuất 220.000tấn, năm 1994 chỉ còn lại 64.000tấn) đã đề xuất giải pháp rải vụ cho đất

có thời gian nghỉ cũng mang lại hiệu quả rất cao

Tại Hàn Quốc, nhờ công nghệ phát triển, ý thức của các chủ trang trại về bảo vệ môi trường tốt, đã hình thành các trang trại nuôi trồng khép kín và độc lập hoàn toàn với các khu vực sản xuất nông nghiệp Cùng với các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu

đã mang lại kết quả tốt đẹp cho vùng nuôi

Vấn đề suy thoái môi trường đất, nước trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông lâm nghiệp sang NTTS hiện là mối quan tâm rất lớn của giới khoa học về môi trường Đã

có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề ô nhiễm do NTTS, suy thoái môi trường (đất, nước, sinh học) và đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục Những nỗ lực

đó đã mang lại những kết quả thiết thực rất đáng để Việt Nam học tập, ứng dụng

Trang 20

Trong tạp chí “Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản”[20], các tác giả Dixon, Lawren và các cộng sự đã giới thiệu “Hệ thống thí nghiệm giá rẻ và nhóm trung bình trong việc kiểm tra ảnh hưởng của đất đối với việc nuôi tôm” cho phép lựa chọn các giải pháp khả dĩ, phù hợp để kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại đất khác nhau sử dụng cho nuôi tôm, xác định những tác nhân trong đất có thể tác động xấu đến quá trình NTTS, từ đây

có giải pháp thích hợp, lựa chọn các vùng thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển thuỷ sản Trong số nhiều nghiên cứu gần đây về suy thoái môi trường trong NTTS thì đáng lưu ý là kết quả của Dự án MFS (2001) “Chiến lược đánh giá môi trường trên các trang trại nuôi tôm vùng Đông Nam Thái Lan”[22] được xem là khá toàn diện Công trình nghiên cứu trên cho thấy việc chuyển đổi ồ ạt đã gây ra các vấn đề suy thoái môi trường,

và nhiều tác động tới kinh tế, sức khỏe cộng đồng

Báo cáo “Đánh giá hệ thống sản xuất tôm lúa ĐBSCL”[14] của Brenman, Preston

và Clayton, các tác giả đã nêu đúng thực trạng, tiềm năng và những khuyến cáo thiết thực

về bảo vệ môi trường đất, nước để phát triển bền vững ngành sản xuất đặc biệt này Báo cáo khoa học “Sự bền vững môi trường của nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở ĐBSCL, Việt Nam” của tác giả Gambas thuộc European project [17], đã gợi mở những hướng đi chuẩn mực trong quá trình phát triển, sự cân bằng của các hệ sinh thái, cũng như tôn trọng các quy luật tự nhiên trong quá trình NTTS nước lợ, mặn

Nhiều kết quả nghiên cứu chuyên sâu về môi trường trong NTTS, có thể tìm thấy trong các công trình đăng tải trên các chuyên san từ những năm 90 trở lại đây như Khoa học đất (Soil Science, Catena), Kỹ thuật thủy sản (Aquacultural Engineering), Sức khỏe

hệ sinh thái thủy sinh và quản trị (Aquatic Ecosystem Health & Management)

Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề môi trường như “Hướng dẫn

sử dụng các chỉ thị về thực vật, trầm tích và nước trong việc khảo sát môi trường” [23] của Chapman D.1996; “Sổ tay quản lý đất ven biển” của tác giả Clak J.R 1996; “Quản lý

và quy hoạch vùng đất ven biển” của tác giả Kay R và Alder J 1999 “Khoa học đất, phương pháp và ứng dụng” của tác giả Rowell D.L 1994…

Có thể rút ra một số bài học từ các nước đi trước như sau:

Bài học thứ nhất chính là vấn đề tiêu thoát chất thải và cung cấp nước sạch tại các khu vực NTTS tập trung Đây là yếu tố bảo vệ môi trường cơ bản cho vùng nuôi Bài học thứ hai là không nên hình thành một khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung quá lớn liền kề nhau, mặt đất phải chịu một tải lượng lớn vật chất, gây khó khăn cho vấn đề làm sạch đất, cân bằng sinh thái, dễ lây lan dịch bệnh

Bài học thứ ba là vấn đề kiểm soát chặt chẽ chất thải vùng NTTS ngay từ trong ruộng nuôi, cần phải dành một phần diện tích nhất định cho việc xử lý chất thải tại chỗ, nếu để lan tỏa sẽ dẫn đến nhiều diện tích đất bị ô nhiễm, suy thoái

Bài học thứ tư chính là việc cần thiết phải cung cấp một lượng nước ngọt cho vùng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, bởi vì thiếu nước ngọt sẽ làm gia tăng suy thoái môi trường vùng nuôi

Bài học thứ năm là vấn đề xử lý chất thải rắn cho ao nuôi sau vụ nuôi, đây là lớp đất chứa đủ các loại sản phẩm của quá trình nuôi như phân tôm, thức ăn thừa, các chế phẩm vi sinh, chứa nhiều độc tố gây hại cho khu vực

Trang 21

Với ưu thế về tiềm lực kinh tế, trình độ dân trí cao, các nước tiên tiến đã đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ môi trường nói chung và môi trường trong NTTS nói riêng Những kinh nghiệm quý báu này rất đáng để chúng ta học tập và vận dụng Tuy nhiên do đặc thù về địa lý, khí hậu, con người, nên cần có sự chọn lựa và cải tiến thích hợp

2.2 Các kết quả nghiên cứu ở trong nước

Chuyển đổi các vùng đất sản xuất nông lâm nghiệp kém hiệu quả ven biển sang NTTS đầu tiên là từ người dân, sau đó đã được nhà nước chuyển thành chủ trương đường lối cụ thể Hiện nay, NTTS ở ĐBSCL đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, từng bước trở thành một nghề sản xuất quan trọng, phát triển rộng khắp và có nhiều tiềm năng trong thời gian tới

Bên cạnh những kết quả thu được, ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình này Đó là các vấn đề ô nhiễm môi trường, sự lan truyền mặn sang các vùng sản xuất nông nghiệp, sự tích tụ mặn và các độc tố quá cao trong đất, dịch bệnh phát sinh trong các hệ thống NTTS đã làm cho nhiều vùng nuôi cho thu hoạch cao trong một đến hai vụ đầu, sau đó nhanh chóng trở thành các vùng đất chết như ở Vĩnh Hậu (Bạc liêu), Cái Nước, Đầm Dơi (Cà Mau), Bình Đại (Bến Tre), Duyên Hải, Cầu Ngang (Trà Vinh), Hòn Đất, Kiên Lương (Kiên Giang)

Tại Vĩnh Hậu, huyện Vĩnh Lợi, Bạc liêu, do không giải quyết được nguồn nước ngọt để pha loãng mặn trên ruộng nuôi vào mùa khô, độ mặn trên ruộng tôm quá cao, tôm không phát triển được, nông dân bị lỗ nặng phải bỏ ruộnghoang hóa

Tại Kiên Lương, Kiên Giang, vùng chuyển đổi cho năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản rất cao trong một đến hai vụ đầu, nhưng sau đó thất bại liên tục do dịch bệnh, tôm chết dần dù đã được xử lý trước đó

Tại Hòn Đất (Kiên Giang), Cái Nước (Cà Mau), trên các ao/ruộng nuôi thuỷ sản với phương thức nuôi thâm canh, có hiện tượng tôm chết hàng loạt vào đầu mùa mưa gây thất bại trên hàng chục héc ta nuôi trồng

Thông qua những thất bại của một số mô hình chuyển đổi sang NTTS do suy thoái môi trường gây nên, có thể cho một số nhận xét như sau:

- Đặc tính đất vùng ven biển ĐBSCL là phù hợp cho phát triển NTTS nước mặn, lợ Như vậy quá trình chuyển đổi đất sang NTTS đã làm suy thoái đất, nước

- Dạng suy thoái nguồn nước dễ dàng nhận ra là nước đục, màu đen, sủi bọt và hôi thối với nhiều xác bã hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ tôm, phân tôm…)

- Dạng suy thoái đất dễ nhận thấy nhất là đất bị nhiễm mặn, lượng muối đã tích tụ lại làm đất bị mặn nặng Đặc biệt là những vùng không có nguồn nước ngọt và công trình để thau rửa sau mỗi vụ nuôi

- Dạng suy thoái do đất bị nhiễm các độc tố, kim loại từ quá trình thâm canh bón vào ruộng tôm (hoá chất, thuốc, thức ăn v.v) tích lũy lâu ngày gây nên

- Dạng suy thoái do nhiễm phèn chủ yếu là do kỹ thuật xây dựng ao nuôi chưa đáp ứng yêu cầu thoát nước, trao đổi nước

Qua các phân tích trên đây có thể thấy rõ hầu hết các dạng suy thoái môi trường

trong NTTS đều xuất phát từ suy thoái môi trường nước mà ra Điều này giúp chúng ta

đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất hợp lý và khả thi

Trang 22

Trước thực trạng suy thoái môi trường trong NTTS diễn ra ngày càng phức tạp, nhà nước đã cho thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học nhằm từng bước làm sáng tỏ vấn đề, lý giải nguyên nhân, đề xuất các giải pháp về công trình, phi công trình nhằm phát triển bền vững ngành NTTS ven biển Kết quả là nhiều báo cáo khoa học đã được ghi nhận Có thể điểm qua một số tác giả và đề tài khoa học liên quan với đề tài này như sau đây

Một số kết quả nghiên cứu cụ thể

Trước hết là kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Văn Khoa trong “Khoa học và môi trường” (NXB Giáo dục-2002), [11] và trong “Sinh thái và môi trường đất” (NXB ĐHQG Hà Nội-2004), [10) Trong hai nghiên cứu này tác giả đã nêu rõ các vấn đề liên quan tới môi trường đất, nước, các biểu hiện suy thoái đất, mối quan hệ giữa môi trường đất và hệ sinh thái Là những cơ sở tốt để nghiên cứu sâu suy thoái MT trong NTTS

Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng ven biển ĐBSCL” [2], Viện Khoa Học Thuỷ Lợi Miền Nam 2001 – 2004, do GS.TS Lê Sâm làm chủ nhiệm Đề tài đã giới thiệu một bức tranh toàn cảnh xâm nhập mặn ĐBSCL theo thời gian, không gian tương đối hoàn chỉnh Phân các tiểu vùng sinh thái với những đặc trưng nổi bật, các mô hình canh tác vừa hiệu quả vừa bền vững

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân suy thoái đất trên mô hình tôm lúa tại Long Điền K, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu” [4] do ThS Nguyễn Văn Lân làm chủ nhiệm, dựa trên mô hình tôm lúa bị thất bại tại Long Điền K, tác giả và nhóm nghiên cứu

đã khảo sát, thu thập mẫu đất nước, nghiên cứu nguyên nhân đất bị suy thoái tại đây

Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu diễn biến môi trường nước do hoạt động nuôi tôm ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau ảnh hưởng xấu đến môi trường và đề xuất các giải pháp khắc phục” [5] do ThS Lê Thị Siêng làm chủ nhiệm, tác giả đã khẳng định được những tác động xấu đến môi trường do hoạt động nuôi tôm gây nên và đề xuất một số giải pháp khắc phục ảnh hưởng xấu do NTTS gây nên

Đề tài cấp Bộ “Điều tra, đánh giá các yếu tố tự nhiên, đặc điểm môi trường theo các vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang có mối quan hệ mật thiết với nghề nuôi trồng thuỷ sản” [6] do GS.TSKH Lê Huy Bá làm chủ nhiệm, đã đưa ra nhiều dữ liệu mang tính định lượng về môi trường sinh thái, xác định tổng thể các vùng sinh thái thuận lợi, không thuận lợi cho việc NTTS

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp đánh giá và quản lý nguồn nước trong

các hệ thống ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long” [6], Viện KHTLMN 2003 – 2004 do

PGS.TS Tăng Đức Thắng làm chủ nhiệm đã nêu được một số nguyên lý cơ bản về quản

lý tài nguyên nước ven biển, nhấn mạnh vai trò của các hệ thống thủy lợi ven biển

Ngoài ra còn có nhiều đề tài, dự án liên quan đến vấn đề môi trường NTTS như

“Bước đầu đánh giá hệ thống canh tác vùng chuyển đổi sản xuất tỉnh Cà Mâu, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững giai đoạn 2002-2005 và định hướng 2010” (Lê Quang Trí, Cao Phương Nam, 2004),[8]; “Khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố thuỷ địa hoá, thuỷ sinh học trong môi trường ruộng nuôi tôm sú và luân canh trồng lúa làm cơ sở phát triển bền vững ngành nuôi tôm, trồng lúa ở vùng Bán đảo Cà Mau” (Lê Xuân Thuyên và nnk), [9]; “Sinh thái nuôi tôm vùng bán đảo Cà Mâu” (Lê Xuân Thuyên, Nguyễn Thanh Hùng, 2001),[12]; “Tính chất hoá lý môi trường đất nước của hệ thống tôm chuyên và

Trang 23

tôm lúa tại Cà Mau”,[13] (Võ Thị Gương, Lê Quang Trí, Thái Trường Giang, 2004); Là những nghiên cứu cần được kế thừa và áp dụng cho các nội dung nghiên cứu của đề tài

Đánh giá chung

Ngoài những kết quả đã được thực tiễn sản xuất chấp nhận, các nghiên cứu đã thực

hiện còn những tồn tại có thể nhận thấy như sau:

- Các nghiên cứu về môi trường đất, nước vẫn là các nghiên cứu đơn lẻ, chưa được gắn kết và đặt trong một hệ thống lớn có sự tương hỗ mạnh với nhau

- Chưa có nghiên cứu khẳng định tính bền vững của các vùng chuyển đổi sang NTTS, do đó rất khó để xây dựng một chiến lược phát triển vùng chuyển đổi

- Một số nghiên cứu đi tương đối sâu về môi trường đất hay môi trường nước, thiếu

sự gắn kết của hai đối tượng này là chưa thoả đáng

- Các nghiên cứu chưa đi sâu làm rõ mối liên quan, gắn kết giữa suy thoái môi trường đất, nước với hệ thống công trình cấp, thoát, kiểm soát nguồn nước

- Chưa làm rõ được giải pháp tổng hợp, cơ bản, có tính chất quyết định cho sự phát triển bền vững trên toàn vùng ven biển ĐBSCL

- Một hạn chế của các nghiên cứu đã thực hiện là ít dự báo về diễn biến môi trường,

sự lan truyền mặn, chất thải

- Mặc dù đã thực hiện nhiều nghiên cứu thiết thực, nhưng đến nay chúng ta vẫn thiếu một tập hợp dữ liệu đầy đủ cho vùng NTTS ven biển ĐBSCL

- Chưa mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ của các nước đi trước vào thực tiễn NTTS của ĐBSCL (các biện pháp chế tài, công nghệ tiên tiến,…)

Rõ ràng là các nghiên cứu, kinh nghiệm hiện nay chưa sẵn sang và đủ phục vụ cho phát triển bền vững trên các vùng sinh thái ven biển ĐBSCL, trong khi đó tổn thất kinh

tế do thất bại, sự hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên đang ngày càng có xu thế mở rộng hơn, việc thực hiện đề tài nhằm tìm ra những quy luật, giải pháp khả thi, nhằm hạn chế mặt trái của chuyển đổi, giảm thiểu suy thoái môi trường, tăng cường hiệu quả đầu tư, góp phần bảo vệ môi trường, tất cả đều mang tính cấp thiết rất cao; Đó chính là lý do đề tài này nhận được sự đồng tình và nhất trí cao về sự ra đời và chấp thuận thực hiện

3 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHÍNH

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là môi trường đất, nước trên vùng chuyển

đổi sang NTTS vùng ven biển ĐBSCL, hướng tiếp cận của đề tài sẽ là :

ƒ Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống):

- Tổng thể các đặc tính của ĐBSCL và chi tiết cho các huyện vùng ven biển

- Tổng thể các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và chi tiết cho vùng nghiên cứu (vùng ven biển)

- Tổng thể về các dạng suy thoái môi trường đất, nước, hệ sinh thái và môi trường xã hội

- Tiếp cận các phương pháp quản lý tài nguyên đất, nước theo vùng lãnh thổ

Trang 24

- Cách tiếp cận tồn diện: Xem xét đầy đủ các vấn đề phát triển khi nghiên cứu

đề tài, bao gồm kinh tế, xã hội, mơi trường, sinh thái

- Sử dụng các cơng nghệ hiện đại trong nghiên cứu như các bộ mơ hình tính tốn, các cơng cụ thơng tin địa lý (GIS và viễn thám…)

- Tiếp cận kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất và phản biện của cộng đồng

SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT

Đối tượng NC :

SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Thiên nhiên

Thiên nhiên

Con ngươ ø i

Con ngươ ø i

Đá nh giá thự Đá c nh trạ giá ng thự c trạ ng

Phân tích lý giả i nguyên nhân

Tổ ng hợ p tính toá, dựbá

Đe xuấ t giả i phá

Đe xuấ t giả i phá

Hình 1: Sơ đồ phương pháp tiếp cận hướng nghiên cứu của đề tài

4 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu lâu dài:

- Bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả vùng đất chuyển đổi từ sản xuất nơng lâm nghiệp sang NTTS ven biển ĐBSCL, phục vụ phát triển hài hồ, bền vững nơng - lâm

nghiệp - thuỷ sản, gĩp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội ĐBSCL và cả nước

- Đề xuất với các cơ quan quản lý địa phương các giải pháp sử dụng bền vững tài

nguyên đất ở các huyện ven biển Đồng bằng sơng Cửu Long

5 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 25

(1) Vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Suy thoái môi

trường trên vùng đất chuyển đổi sang NTTS Tập trung nghiên cứu suy thoái MT trên

các mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, Từ việc phân tích, đánh giá sâu đối tượng chính chúng ta sẽ tìm ra được nguyên nhân suy thoái và giải pháp chống lại suy thoái, dự báo suy thoái theo các kịch bản phát triển

- Địa điểm và phạm vi nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu là vùng ven biển

ĐBSCL; Phạm vi nghiên cứu là các khu vực chuyển đổi đất nông lâm sang NTTS của các huyện ven biển (33 huyện) Tập trung vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh

- Thời gian nghiên cứu : tổng thời gian hoạt động của đề tài là 30 tháng; Từ tháng

4-2008 đến tháng 10-2010

(2) Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu phân vùng sinh thái, đánh giá diễn biến và hiện trạng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản vùng ven biển ĐBSCL

- Khảo sát thực địa, thu thập mẫu và phân tích các chỉ tiêu hoá, lý và vi sinh mẫu đất, nước vùng ven biển ĐBSCL

động STMT trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL

sang nuôi trồng thủy sản đến môi trường đất tới năm 2020

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước vùng ven biển ĐBSCL Giải pháp cụ thể cải tạo vùng đất đã bị suy thoái (Bạc Liêu, Cà Mau)

- Nghiên cứu đề xuất mô hình mẫu phát triển bền vững vùng chuyển đổi

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu cho vùng đất chuyển đổi (GIS)

- Hội thảo khoa học, tập huấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu

(3) Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài bao gồm:

- Sử dụng các phần mềm tính toán thủy lực và truyền chất hiện đại (chẳng hạn MIKE 11 của Viện Thủy lợi Đan Mạch,…)

- Phương pháp nghiên cứu chất và số lượng nước theo tỷ lệ các nguồn nước thành phần (Viện KHTLMN)

ngành; kết hợp tổ chức các hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, cộng đồng

Trang 26

ƒ Phương pháp điều tra và tham vấn cộng đồng

6 KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Kinh phí của đề tài theo dự toán được duyệt là 2940 triệu đồng, phân theo các nội

dung như sau:

- Thuê khoán chuyên môn : 2.450,00 triệu đồng

- Nguyên vật liệu, năng lượng : 75,00 triệu đồng

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng : 60,00 triệu đồng

- Chi khác : 355,00 triệu đồng

Tổng cộng 2940,00 triệu đồng

Đề tài đã thực hiện chi tiêu theo đúng nội dung, hạng mục công việc hàng năm do Ban chủ nhiệm chương trình thông qua và Văn phòng các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước thẩm định, phê duyệt và quyết toán

7 BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài KC.08-21/06-10 thuộc chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ

phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” mã số KC.08/06-10 do Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm đề tài :

ThS Nguyễn Văn Lân

Đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 4-2008 theo tinh thần “Hợp đồng nghiên

cứu khoa học và phát triển công nghệ” số 21/2008/HD-ĐTCT-KC08/06-10 ký ngày 1/4/2008 giữa BGĐ Văn phòng các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, Chủ nhiệm chương trình KC08/06-10 và Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam Thời gian thực hiện đề tài : 2,5 năm (30 tháng; Từ tháng 4/2008 đến 9/2010) Sản phẩm của đề tài (theo Hợp đồng số 21/2008/HĐ - ĐTCT-KC08/06-10):

1 Báo cáo: Đánh giá thực trạng suy thoái môi trường vùng chuyển đổi sản xuất nông lâm nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản

2 Báo cáo: Đề xuất giải pháp hợp lý, khả thi nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất vùng chuyển đổi đất nông lâm sang NTTS các huyện ven biển ĐBSCL

3 Báo cáo: Phân tích, đánh giá và dự báo các tác động tới môi trường đất do việc chuyển đổi đất nông lâm sang NTTS đến năm 2020

4 Báo cáo: Quy hoạch mô hình sử dụng bền vững tài nguyên đất tại huyện Hòn Đất – Kiên Giang

5 Báo cáo: Quy hoạch mô hình NTTS bền vững tại Bình Đại (Bến Tre)

6 Báo cáo: Quy hoạch mô hình NTTS bền vững tại Duyên Hải (Trà Vinh)

7 Báo cáo: Cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian vùng chuyển đổi ven biển ĐBSCL (Dạng đĩa CD)

8 Bản đồ :

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho NTTS vùng ven biển ĐBSCL 1/250.000; (cho các huyện 1/50.000) (Dạng đĩa CD)

Trang 27

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cho NTTS đến 2020 toàn vùng ven biển (1/250.000) (Dạng đĩa CD)

9 Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài

10 Ba (3) bài báo khoa học

Đề tài đã tham gia đào tạo và cung cấp dữ liệu, hoàn thành hướng dẫn, đào tạo 08

kỹ sư môi trường của trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp HCM; 01 Thạc sĩ ngành thủy lợi (bảo vệ loại giỏi), 02 Thạc sĩ ngành môi trường và 01 nghiên cứu sinh đang thực hiện luận văn Tiến sĩ tại Viện khoa học Thuỷ lợi Miền Nam

Hình 2: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu ven biển ĐBSCL

Trang 28

Chương 1

CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NGHIÊN CỨU

Chương I giới thiệu toàn bộ các dữ liệu khảo sát, thu thập, bổ sung về tự nhiên,

xã hội, các kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu, các dữ liệu về các phương án sử dụng đất, các quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp vùng ven biển; Phân vùng sinh thái; Đánh giá, dự báo dòng chảy ĐBSCL theo các kịch bản phát triển thượng nguồn sông MêKông; Mục tiêu chương 1 nhằm cung cấp dữ liệu cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

1.1.1 Vị trí địa lý

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ hạ lưu sông MêKông, chảy qua sáu quốc gia là Trung Quốc, Myanma, Lào, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia

sông Cửu Long

Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang Vùng nghiên cứu thuộc 8 tỉnh ven biển gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang

1.1.2 Địa hình

ĐBSCL được hình thành từ việc bồi tích vịnh biển nông Dưới sự lắng đọng bồi đắp của phù sa sông, phù sa biển đã tạo cho ĐBSCL có địa thế cao ở ven sông Tiền, sông Hậu và ven biển, nhưng những vùng xa sông chính, xa biển nằm sâu trong nội địa ít được bồi đắp thì thấp trũng Những vùng trũng ở ĐBSCL là ĐTM, TGLX, U Minh Nhìn chung ĐBSCL có xu thế nghiêng thoải Đông Nam, địa hình khá bằng phẳng và hơi thấp, trừ một số núi còn sót lại ở phía Tây (Kiên Giang và An Giang) có cao độ từ 200 - 700

m, phần còn lại có cao độ dưới 5m Đặc điểm địa hình ĐBSCL có thể khái quát thành các nhóm cao độ chính như sau:

- Thềm phù sa cổ dọc biên giới Việt Nam - Campuchia cao độ 2 - 5 m

- Các gò cao tự nhiên dọc sông Tiền, sông Hậu cao độ 1 - 3 m

Trang 29

- Các giồng cát ven biển cao độ 1-3m

- Các đồng bằng ngập lụt sơng và ngập triều ven biển cao độ 0 - 1,5 m

AN GIANG

KIÊN GIANG

LONG AN

VĨNH LONG CẦN THƠ

SÓC TRĂNG BẠC LIÊU

CÀ MAU

BIỂN TÂY

Sông, kênh rạch Quốc lộ Ranh giới quốc gia, tỉnh Tỉnh lỵ, thị xã

GHI CHÚ

Sông, kênh rạch Quốc lộ Ranh giới quốc gia, tỉnh Tỉnh lỵ, thị xã

MỸ THO TÂN AN

BẾN TRE

B

10km

HẬU GIANG

Hình 1-1: Bản đồ hành chính các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long

Vùng ngập mặn ven biển cĩ cao trình phổ biến từ 0,3m đến 1,0m, ngoại trừ một số giồng cát ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre); Duyên Hải Trà Vinh) cĩ cao trình từ 1,5-5m Vì vậy nhìn chung vấn đề cấp thốt nước mặn lợ cho NTTS vùng ven biển là nhiều thuận lợi nếu hệ thống cơng trình đồng bộ và hồn chỉnh

1.1.3 Địa chất

a Đặc điểm địa chất cơng trình ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long

Căn cứ vào đặc điểm địa chất chung của vùng, kết hợp với các kết quả khảo sát địa chất phục vụ cho thiết kế cống và kênh trong những năm qua cho thấy:

Cấu trúc ĐBSCL cĩ dạng bồn trũng theo hướng Đơng Bắc – Tây Nam, trung tâm bồn trũng là vùng kẹp giữa sơng Tiền và sơng Hậu Vây quanh vùng trung tâm là các vùng cánh của bồn trũng và xa hơn là các đới nâng cao của mĩng đá lộ ra ở Bình Dương, Đồng Nai, An Giang Các tài liệu nghiên cứu phần lộ cho thấy tuổi của mĩng đá trước Kanozoi (khoảng trên 656 triệu năm) Phủ trên mĩng đá là các trầm tích trẻ (trầm tích Holoxen) cĩ tuổi khoảng 15.000 năm cĩ chiều sâu tới 110m

b Đặc trưng cơ lý đất yếu ở Đồng bằng sơng Cửu Long

b.1 Phân bố đất yếu ở Đồng bằng sơng Cửu Long

Theo thành phần thạch học, tính chất địa chất cơng trình, địa chất thủy văn và chiều dày tầng đất yếu cĩ thể chia đất yếu ra thành 5 khu vực (hình 1-2)

Trang 30

- Khu vực I: khu vực đất yếu màu xám nâu và xám vàng

- Khu vực II: khu vực bùn sét xen kẹp với các lớp cát

- Khu vực III: khu vực cát mịn, á cát xen kẹp ít bùn á cát

- Khu vực IV: khu vực than bùn, sét, bùn á sét, cát bụi, á cát

- Khu vực V: khu vực bùn á sét và bùn ngập nước

b.2 Đặc trưng cơ lý đất yếu bão hòa nước ở Đồng bằng sông Cửu Long

Các lớp đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long thường gặp là đất sét hữu cơ và sét không hữu cơ ở trạng thái độ sệt khác nhau Ngoài ra còn gặp những lớp cát, sét bùn có lẫn võ sò, sạn laterit

Dựa theo kết quả khảo sát địa chất trong phạm vi độ sâu khoảng 30m trở lại của các công trình thủy lợi thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu… có thể phân chia các lớp đất nền như sau:

- Lớp đất ở trên mặt: dày khoảng 0.5 – 1m gồm các loại đất sét hạt bụi đến hạt cát,

có màu xám nhạt đến vàng xám

- Lớp sét hữu cơ: có chiều dày thay đổi từ 3 – 20m, chiều dày tăng dần về phía biển Lớp sét hữu cơ thường có màu xám đen, xám nhạt hay vàng nhạt Hàm lượng hạt sét chiếm 40 – 70% Hàm lượng hữu cơ thường 2 – 8% Đất rất ẩm, thường bão hòa nước, đất ở trạng thái dẻo chảy đến chảy Chỉ tiêu vật lý như sau:

1.1.4 Khí tượng thuỷ văn:

ĐBSCL chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm áp quanh năm, lượng mưa khá lớn Năm chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI, thịnh hành gió mùa Tây Nam, có nhiều mưa, ẩm ướt Mùa khô từ tháng XI đến cuối tháng IV, thịnh hành gió mùa Đông Bắc, ít mưa, khô hạn

a Chế độ thủy văn mùa cạn

Mùa cạn bắt đầu từ tháng XII kéo dài đến tháng VI, lưu lượng bình quân sông

Trang 31

trên dưới 2.000 m3/s Thời kỳ này thủy triều biển Đông dao động mạnh, mỗi ngày lên xuống hai lần với biên độ 2,5 - 3,5 m Thủy triều xâm nhập kéo theo mặn lấn sâu vào đồng bằng làm ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn với diện tích khoảng 2,4 triệu ha, thời gian ảnh hưởng mặn khoảng 1 đến 8 tháng tùy khu vực

Ảnh hưởng dòng chảy của triều biển Đông và triều biển Tây

Triều biển Đông là yếu tố cơ bản chi phối tỷ lệ dòng chảy ĐBSCL vào mùa cạn Dọc theo biển Đông từ cửa Soài Rạp ở cực Bắc qua 8 cửa sông Cửu Long đến cửa sông Gành Hào ở phía cực Nam, thủy triều biển Đông có một dạng chung và biến đổi theo xu thế: càng về phía Nam thì biên độ càng tăng lên và xuất hiện muộn hơn Từ Vũng Tàu đến Gành Hào biên độ tăng lên 0,4m và chậm pha hơn gần 1 giờ

Triều biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều mỗi ngày có hai đỉnh và hai chân, trong 1 tháng có 2 kỳ triều cường và hai kỳ triều kém Trong năm đỉnh triều lên cao vào tháng XII và tháng I, xuống thấp vào tháng VI, VII; chênh lệch đỉnh khoảng 0,5 m Chân triều lên cao vào tháng III, IV và tháng IX, X; xuống thấp vào tháng VI, VII và tháng XII, I chênh lệch chân khoảng 1m

Biên độ triều tháng III, IV trong mùa cạn khoảng 2,5 - 3m Do ảnh hưởng lưu lượng thượng nguồn mà mặn xâm nhập sâu đến Hiệp Hòa (Vàm Cỏ Đông); Tuyên Nhơn (Vàm

Cỏ Tây); Mỹ Tho (sông Tiền); An Lạc Tây (sông Hậu)

Triều biển Đông ảnh hưởng đến vùng mặn ở bán đảo Cà Mau Với các nguồn mặn của sông Hậu, Mỹ Thanh, Gành Hào đồng thời với nguồn mặn Ông Đốc, Cái Lớn (biển Tây) đã ảnh hưởng đến một vùng diện tích khoảng 1,2 triệu ha

Triều biển Tây có dạng nhật triều không đều, hàng ngày có một đỉnh cao và nhọn, phần chân thì bị kéo dài và bị đẩy lên bởi một đỉnh thấp thứ hai Biên độ triều khoảng 0,80-1,0m

Triều biển Tây ít quan trọng vì biên độ nhỏ và chỉ lan truyền vào các kênh nhỏ, đáng kể nhất là ở sông Cái Lớn, khu vực Hà Tiên - Kiên Giang

Tương tác giữa triều biển Đông và triều biển Tây tạo nên một miền giao tiếp ở Kiên Giang và phía Tây Bạc Liêu - Cà Mau, thường được gọi là khu vực giáp nước của triều biển Đông và triều biển Tây

Triều và xâm nhập mặn không những hạn chế đến sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và kinh tế - xã hội của toàn ĐBSCL

Triều biển Đông

Triều biển Đông là yếu tố chính chi phối hệ dòng chảy ĐBSCL trong mùa cạn Dọc Biển Đông, từ cửa Soài Rạp ở cực Bắc, qua 8 cửa sông Cửu Long đến cửa sông Gành Hào ở cực Nam, thủy triều có một dạng chung, biến đổi từ từ theo xu thế: càng về phía Nam thì biên độ càng tăng lên và xuất hiện muộn đi, từ Vũng Tàu tới Gành Hào biên độ tăng lên khoảng 0,40 m, chậm đi khoảng gần 1 giờ

Tất cả 8 cửa sông nói trên đều có trạm đo mực nước từng giờ, đều có nhược điểm là đặt sâu vào trong khoảng 2 - 4 km, nên mực nước đo ở trạm có thể bị sai khác một ít so với ngoài cửa do ảnh hưởng của lưu lượng nguồn Xét về những đặc tính cơ bản của triều

Trang 32

biển Đông đối với ĐBSCL, có thể lấy số đo ở trạm Vũng Tàu, nơi xa cửa sông, ít chịu ảnh hưởng của nước nguồn, làm tiêu biểu

Đây là chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có hai đỉnh và hai chân, độ cao của mỗi đỉnh và chân lại biến đổi từ ngày này sang ngày khác trong một chu kỳ khoảng nửa tháng

Triều biển Tây

Triều ở đây có dạng nhật triều không đều, hàng ngày có một đỉnh cao, nhọn, phần chân bị kéo dài, bị đẩy lên một đỉnh thấp thứ hai, biên độ khoảng 0,80 - 1,00 m

Triều biển Tây ít quan trọng vì biên độ bé, và chỉ lan truyền vào các kênh nhỏ, đáng

kể nhất là sông Cái Lớn, Cái Bé và một số kênh trục ra vịnh Rạch Giá Nói chung phạm

vi ảnh hưởng của sóng triều biển Tây chỉ ở rìa phía Tây, tỉnh Kiên Giang

Tương tác giữa triều biển Đông vòng qua các kênh từ phía sông Hậu, với triều biển Tây tạo nên một miền giao tiếp ở Kiên Giang và phía Tây Cà Mau, ở đó cả hai phía đều

bị phản xạ và biến dạng

b Sự truyền triều vào trong sông và các kênh rạch

Sự dao động mực nước ở cửa sông được truyền sâu vào các dòng chính lên xa quá biên giới nước ta, đồng thời tạo nên lưu lượng sóng chảy lên và chảy xuống (lưu lượng sóng âm và dương) rất mạnh trên nền của lưu lượng nguồn của dòng sông

Từ dòng chính, dao động mực nước và sóng lưu lượng cũng truyền vào theo các kênh trục và các kênh cấp dưới Đó là hiện tượng khá quen thuộc ở ĐBSCL

Xét sâu hơn về định lượng, đáng lưu ý những tính chất dưới đây:

Đường bao đỉnh triều hàng ngày, dọc sông Tiền và sông Hậu, trong mùa khô là một đường dốc nhẹ từ biển vào trong, có nghĩa là mực nước đỉnh triều ở Tân Châu hoặc Châu Đốc trong các tháng II, III, IV đều thấp hơn mực nước cao nhất cùng ngày ở cửa sông

Đó là do lưu lượng sóng âm lên đến Tân Châu, Châu Đốc, cách biển tới 200 km, vẫn còn

có giá trị lớn hơn lưu lượng nguồn chảy xuôi, nên có độ dốc ngược vào trong

Khi lưu lượng nguồn tăng lên thì đoạn mà đường bao đỉnh có độ dốc ngược sẽ bị hạn chế dần về nửa hạ lưu sông tạo nên một vùng lõm thấp nhất của đường bao đỉnh triều dọc sông Tiền và sông Hậu

Bảng 1-1: Tổng hợp yêu cầu dùng nước trên ĐBSCL trong mùa cạn 2007

Trang 33

Bảng 1-2: Tổng hợp yêu cầu dùng nước trên ĐBSCL trong mùa cạn 2010

c Diễn biến xâm nhập mặn vùng cửa sông Cửu Long

Độ mặn ở biển Đông địa phận nước ta trong khoảng 32 - 33 g/l, tại các cửa sông do

tiếp nhận nguồn nước ngọt nên độ mặn được pha loãng

Từ số liệu đo mặn qua các năm, xu thế chung độ mặn xâm nhập vào toàn vùng tăng

dần từ tháng II đến tháng IV Giữa và cuối tháng V và VI độ mặn giảm nhanh trên toàn

bộ vùng cửa sông trải rộng trên dải đất từ Gò Công tới Sóc Trăng

c.1 Xâm nhập mặn ở cửa sông giáp biển

Độ mặn lớn nhất tại các trạm đo trong tháng III và IV là hai tháng diễn biến mặn

bất lợi nhất, thường đạt trị số lớn nhất so với các tháng trong mùa khô hàng năm

Bảng 1-4: Bảng diện tích bị nhiễm mặn ở ĐBSCL tháng IV năm 2006

STT Khu vực Đô mặn (g/l) Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Bảng 1-5: Diện tích lan truyền mặn ở ĐBSCL năm 2007

Diện tích lan truyền mặn (ha) với nồng độ > 4 g/l

Trang 34

2 Cửa sông Cửu Long 96.900 104.400

Toàn đồng bằng sông Cửu Long 1.147.450

c.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo quan điểm xâm nhập mặn

Độ mặn và thời gian mặn đóng vai trò chủ đạo để chuyển đổi cơ cấu sản xuất

- Độ mặn < 4‰, thời gian nhiễm mặn < 3 tháng : Trồng lúa và hoa màu

- Độ mặn > 4 - 8‰, thời gian nhiễm mặn < 6 tháng : Lúa - tôm

- Độ mặn > 8‰ thời gian nhiễm mặn > 6 tháng : Nuôi trồng thủy sản

1.1.5 Mạng lưới sông rạch vùng

Sông Mekông vào địa phần nước ta có tên gọi là sông Cửu Long, chảy ra biển bằng

9 cửa là Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề và Bát

Thát (Hậu Giang) Tuy nhiên, đến nay, quá trình bồi lắng vùng cửa sông đã làm biến mất

cửa Bát Thát trên sông Hậu và cửa Ba Lai của sông Tiền cũng đã được xây cống kiểm

soát mặn

Sông Tiền và sông Hậu:

Hai dòng chính sông Tiền và sông Hậu chi phối mạnh mẽ sự phát triển của ĐBSCL

Sông Tiền đóng vai trò khá quan trọng, ngay sau khi phân lưu từ dòng chính Mekong tại

Phnom Penh, nhờ lòng sông rộng hơn nên chuyển tải một lượng nước lớn hơn sông Hậu

(86%/14%) Sau khi sông Tiền chia bớt nước sang sông Hậu qua Vàm Nao, hai sông mới

tạo lập được thế cân bằng (49%/51%) Sau Mỹ Thuận, sông Tiền lần lượt có các phân

lưu lớn kế tiếp nhau là sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông, sông Ba Lai, sông Cửa Đại và

Cửa Tiểu Sông Hậu chảy thành một đường thẳng tắp và chỉ chia 2 trước khi đổ ra biển

chừng 30 km qua cửa Định An và Trần Đề Độ rộng trung bình khoảng 1.000-1.500 m,

với độ sâu trung bình từ 10-20 m, có nơi sâu trên 40 m Tuy nhiên, khi đến các cửa, lòng

sông được mở rộng và đáy sông được nâng lên

Bảng 1-6: Phân phối dòng chảy qua Mỹ Thuận, Cần Thơ thực đo tháng

% 31,5 44,6 34,6 37,7 71,4 12,4 51,6 26,5 39,3

Phân phối lưu lượng ra các cửa sông

Bảng 1-7: Phân phối lưu lượng tại các cửa: Đơn vị: %

Cửa Tiểu Cửa Đại Cửa Ba Lai Hàm Luông Cổ Chiên Cung Hầu Định An Trần Đề

1974 0,0 6,0 1,0 16,0 13,0 15,0 28,0 21,0 SALO 89 5,2 2,0 1,6 13,6 11,8 13,8 25,6 24,3

VRSAP 2,3 8,4 0,1 8,7 10,9 4,5 18,2 18,0

Trang 35

Nguyễn Văn Sở 1,5 6,0 1,0 14,0 11,0 12,0 19,0 16,0

Mạng lưới sông rạch nội vùng ĐBSCL

ĐBSCL có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá phong phú, bao gồm hệ thống sông thiên nhiên và kênh đào

Các hệ thống sông rạch thiên nhiên ở ĐBSCL ngoài sông Mekong với 2 nhánh chính là sông Tiền, sông Hậu, các cửa ra biển và sông nối Vàm Nao, còn có 2 hệ thống sông quốc tế khác là Vàm Cỏ (gồm Vàm Cỏ Đông-Vàm Cỏ Tây) và Giang Thành, và các

hệ thống sông nội địa là Cái Lớn-Cái Bé, Mỹ Thanh, Gành Hào, Ông Đốc, Bảy Háp ,

cùng một số rạch nhỏ khác

Hệ thống kênh đào:

Hệ thống kênh đào ở ĐBSCL được phát triển chủ yếu trong vòng hơn 1 thế kỷ nay, với mục đích chính là phát triển nông nghiệp và giao thông thủy Đến nay, hệ thống kênh đào đã được đan dày ở cả 3 cấp kênh cấp 1, kênh cấp 2 và kênh cấp 3/nội đồng

Hệ thống kênh trục phát triển nối sông Hậu với biển Tây (TGLX, BĐCM), sông Tiền với sông Vàm Cỏ Tây (TST) và sông Tiền với sông Hậu (GSTSH), đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn nước trực tiếp từ sông chính vào đồng Hệ thống kênh cấp 2 được mở rộng trên nhiều vùng ở ĐBSCL, đặc biệt là các vùng thâm canh lúa dọc sông Tiền và Hậu, nối các kênh trục với nhau, có nhiệm vụ phân phối nước tưới và tiêu nước thừa cho từng khu vực trong nội đồng Kênh cấp 3 (hay còn gọi là kênh nội đồng) là cấp kênh nhỏ nhất nhưng lại rất quan trọng, vì đây là hệ thống kênh trực tiếp dẫn nước tưới đến và tiêu nước thừa đi cho từng thửa ruộng

1.1.6 Tài nguyên đất

ĐBSCL được tạo thành chủ yếu do trầm tích sông biển Đất đai đa số là các loại phù sa trẻ, có sa cấu nặng và thiếu lân Thành phần sinh phèn pyrite rộng lớn ở các vùng ĐTM, TGLX, Bán đảo Cà Mau (BĐCM)

Những nhóm đất chính vùng ven biển ĐBSCL:

- Đất cát: hình thành từ các giồng cổ, nằm dọc ven biển (chiếm 1,5% diện tích

trong toàn vùng ven biển), phân bố tập trung ven biển Đông, chạy dài từ Tiền Giang đến Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu

- Đất mặn: chiếm trên 26,83% diện tích của vùng, phân bố nhiều nhất ở tỉnh Cà

Mau, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu, ít nhất ở tỉnh Tiền Giang (dưới 36000ha)

- Đất phèn: chiếm khoảng 41,13% diện tích của vùng, bao gồm các đơn vị đất phèn

tiềm tàng và phèn hoạt động, bị nhiễm mặn mùa khô, hoặc không bị mặn Trong đó, đất phèn ngập mặn thường xuyên do thủy triều (dưới rừng ngập mặn), chiếm khoảng 2,44% diện tích của vùng

- Đất phù sa: chiếm khoảng 20,10% chủ yếu tập trung ở các tỉnh Kiên Giang, Long

An, Sóc Trăng và Tiền Giang

- Đất lầy và than bùn: có diện tích nhỏ, khoảng 0,68% chủ yếu ở tỉnh Kiên Giang

và Cà Mau, thuộc bán đảo Cà Mau

- Đất xám: chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên vùng ven biển, thuộc tỉnh Long An

và Kiên Giang, ven biên giới Việt Nam và Cam-pu-chia

Trang 36

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 0,4%, chủ yếu là ở vùng

núi thuộc tỉnh Kiên Giang (TX.Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất) dọc theo vịnh Thái Lan

Bảng 1-8: Tổng hợp các nhóm đất và quy mô diện tích phân bố theo 08 tỉnh vùng

ven biển ĐBSCL (Đơn vị: Ha)

Tên đất Việt Nam Vùng ven

Bến Tre

Trà Vinh

Sóc Trăng

Kiên Giang

Bạc Liêu (*)

Cà Mau

Nguồn : Phân Viện QH TK Nông nghiệp Nam Bộ

Hình 1-2: Bản đồ đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 37

VIII ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ

25 Đất xói mòn trơ sỏi đá

Molli- Salic Fluvisols

Thionic Fluvisols

Protothionic Fluvisols

Sali-Epiproto- Thionic Fluvisols Sali- Endoproto- Thionic Fluvisols Sali-Epiproto- Thionic Fluvisols Sali- Endoproto- Thionic Fluvisols Epiproto- Thionic Fluvisols

Endoproto- Thionic Fluvisols

Orthi- Thionic Fluvisols

Sali- Epiorthi- Thionic Fluvisols Sali- Endoorthi- Thionic Fluvisols Epiorthi- Thionic Fluvisols

Endoorthi –Thionic Fluvisols

Fluvisols

Eutric Fluvisols Eutric Fluvisols Gleyic Fluvisols

40,69

10,73 3,43 0,78 1,28 0,88 1,40 2,96

29,96

3,01 8,26 4,88 13,81

30,13

2,13 2,46 9,04 16,49

0,61

0,61

3,42

2,16 0,79 0,48

Trang 38

1.1.7 Tài nguyên nước

Các đặc điểm chủ yếu về chế độ nước ở ĐBSCL đã được báo cáo quy hoạch tổng thể nhấn mạnh là phụ thuộc vào chế độ mưa và chế độ lưu lượng của sông Cả hai yếu tố này đều thay đổi rõ rệt theo mùa

a Lượng nước đến

Dòng chảy sông Mêkông có hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt, ở thượng lưu mùa

lũ bắt đầu từ tháng VII và kết thúc vào tháng XI, mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII và kết thúc vào tháng VI Biển Hồ có vai trò điều tiết dòng chảy ở hạ lưu Phnômpênh, tuy thế ở

hạ lưu vẫn còn có sự tương phản sâu sắc giữa mùa lũ và mùa kiệt, lưu lượng giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất vẫn chênh lệch nhau rất lớn Khi vào lãnh thổ Việt Nam, lưu lượng trên sông Tiền lớn hơn sông Hậu nhiều (sông Tiền 84,9% tổng lưu lượng, sông Hậu 15,1% tổng lưu lượng), nhưng sau Vàm Nao tổng lưu lượng ở hai sông tương đối cân bằng Tỷ số phân phối lưu lượng tại Cần Thơ là 49% và Mỹ Thuận là 51%

Ngoài khả năng điều tiết dọc sông trên toàn lưu vực, sông Mekong còn có Biển Hồ

là công trình điều tiết tự nhiên có khả năng làm cho lưu lượng mùa cạn ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên gấp đôi

khi lũ rút thì hồ bắt đầu điều tiết lại cho sông Mekong

Ngoài ra, ảnh hưởng thủy triều xâm nhập khá sâu vào ĐBSCL cũng làm cho khả năng điều tiết nước trong mùa cạn tăng lên đáng kể Lưu lượng nước ngọt từ thượng nguồn về không đổ thẳng ra biển mà ảnh hưởng triều đã làm cho nước ngọt được giữ lại lâu hơn trong lòng sông rạch

Tháng có dòng chảy lớn nhất ở Tân Châu là tháng IX

Tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng IV

Dòng chảy mùa cạn giảm dần đều từ tháng X năm trước đến tháng IV năm sau, chia làm hai giai đoạn:

- Từ tháng X đến tháng II: lưu lượng cơ bản lớn, rút nhanh

- Từ tháng III đến tháng IV: là những tháng kiệt nhất lưu lượng sông ít thay đổi

b Vấn đề khai thác tài nguyên nước mùa kiệt

Các tính toán đã cho thấy lưu lượng của sông Mêkông đáp ứng được nhu cầu nước cho ĐBSCL đầu mùa khô Tuy nhiên trong thời gian từ tháng II đến tháng IV lưu lượng sông đạt giá trị thấp Thời điểm này trùng với nhu cầu dùng nước tăng cao Sự khai thác nước quá mức trong giai đoạn này làm giảm lưu lượng dòng và dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn sâu vào nội đồng từ các cửa sông Một số tính toán cho thấy lưu lượng cần

Trang 39

thiết để ngăn chặn xâm nhập mặn vào khoảng 1.600 m3/s, trong khi đó lưu lượng tháng

c Chất lượng nước mặt

Chất lượng nước ở ĐBSCL diễn biến khá phức tạp theo không gian và thời gian Nguồn nước mưa và nước sông Mêkông có chất lượng tương đối tốt, khoáng chất hòa tan trong các nguồn nước này đều nằm trong phạm vi cho phép để có thể làm nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất

Tuy nhiên, tại những địa bàn khác nhau sự xâm nhập mặn, ảnh hưởng nước chua phèn và các tác nhân khai thác của con người (sinh hoạt, sản xuất) và các nguồn nhiễm bẩn khác làm cho chất lượng nước ở ĐBSCL có chiều hướng suy giảm và bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau

Vùng đồng bằng ven biển ĐBSCL kéo dài từ Long An đến Kiên Giang là vùng bị nhiễm mặn từng thời kỳ Trong mùa mưa nước trên kênh rạch ngọt (nhờ nước mưa và nước sông Mêkông) Tuy nhiên trong mùa khô, kênh rạch vùng này bị triều mặn xâm nhập gây nhiễm mặn với nhiều mức độ khác nhau Các khu vực kế cận vùng ngọt có độ mặn nhỏ và thời gian duy trì mặn khoảng 1 - 3 tháng Khu vực càng gần biển, thời gian

bị mặn càng dài (6-8 tháng) với độ mặn có thể thay đổi từ 10 - 25g/l

1.1.8 Tài nguyên sinh học

ĐBSCL có nhiều dạng sinh thái tự nhiên gồm các bãi triều, giồng cát, đầm lầy ven biển, các vùng cửa sông, vùng ngập lũ, đồng trũng, đầm lầy than bùn Đất ngập nước theo mùa hoặc thường xuyên chiếm phần lớn diện tích ĐBSCL Các vùng ngập nước là

hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất Các hệ sinh thái tự nhiên của ĐBSCL gồm: rừng ngập mặn ven biển, rừng ngập nước nội địa và hệ sinh thái các vùng

a Rừng ngập mặn ven biển: Vùng ven biển ĐBSCL nguyên thủy là vùng ngập

mặn lớn nhất Việt Nam Trong chiến tranh chất diệt cỏ của Mỹ đã phá hủy 124.000 ha rừng ngập mặn ở miền Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là khu vực ĐBSCL Sau năm

1975 do mở rộng diện tích trồng lúa và nuôi tôm cùng với việc khai thác gỗ nhiều cánh rừng ngập mặn còn lại ở ĐBSCL bị tiếp tục phá hủy Đến năm 1983 chỉ còn lại khoảng 191.800 ha rừng ngập mặn dọc bờ biển từ Vũng tàu đến ĐBSCL Hiện nay diện tích rừng giảm đi rất nhiều do phát triển nuôi tôm, đặc biệt là tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau Rừng ngập mặn vùng ĐBSCL là hệ sinh thái giàu tài nguyên sinh học

và có chức năng quan trọng trong việc ổn định và phát triển ĐBSCL

b Đất ngập nước nội địa: Hạ lưu sông Mêkông có một vùng rộng lớn ngập nước

theo chu kỳ Thảm thực vật chính ở vùng này là rừng tràm (Melaleuca leucadendron)

Hệ sinh thái rừng tràm có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa axit hóa đất, có vai trò lớn trong việc điều hòa khí hậu Rừng ngập nước nội địa là nơi cư trú của nhiều loài hoang dã Việc mở rộng đất nông nghiệp tại các khu vực rừng ngập nước nội địa (ĐTM, rừng U Minh, vùng Tứ giác Hà Tiên) làm diện tích rừng tràm đã giảm đáng kể Điều này

đã làm ảnh hưởng đến môi trường toàn đồng bằng

Để duy trì hệ sinh thái rừng tràm cần cung cấp nước, cung cấp dinh dưỡng, ổn định đất Việc cấp nước chủ yếu từ sông và nước mưa Hiện nay các khu rừng tràm tự nhiên

Trang 40

được bảo vệ nghiêm ngặt (khu vực Tràm Chim ở ĐTM, rừng đặc dụng U Minh Thượng,

U Minh Hạ và vùng đặc dụng Vồ Dơi ở Cà Mau), nhiều rừng tràm cũng được phát triển

1.1.9 Các hệ sinh thái

a Thảm thực vật

Nguyên thuỷ ĐBSCL là vùng đồng bằng ngập nước với các quần xã rừng ngập nước trên các cánh đồng trũng, các đồng triều ven biển ở vùng nước ngọt tiêu biểu là rừng tràm, ở ven biển là rừng ngập mặn Quá trình khai thác đất canh tác các quần xã nguyên thuỷ dần dần được thay thế bằng thảm thực vật thứ sinh

Đối với vùng ven biển, thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, với các loài cây tiêu biểu là mắm, đước, bần Một số khu vực ở U Minh cũng có rừng tràm Đến nay phần lớn đất đai đã được khai thác để canh tác nông nghiệp, nuôi thuỷ sản nên diện tích rừng

bị thu hẹp Diện tích rừng tràm chỉ còn rải rác ở TGLX, U Minh thượng, U Minh Hạ Rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng Dọc bờ biển Tây cũng như dọc bờ biển Đông trừ khu vực Đầm Dơi - Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau, huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh, các huyện Thạnh Phú, Bình Đại thuộc tỉnh Bến Tre là còn diện tích rừng khá, phần còn lại chỉ còn một dải hẹp rừng phòng hộ nhưng cũng thưa thớt, chất lượng thấp

Thảm thực vật canh tác nông nghiệp đến nay đã chiếm ưu thế, chủ yếu là lúa nước với các hệ canh tác khác nhau như 3 vụ lúa, 2 lúa + 1 màu, 1 lúa + 1 màu, 2 vụ lúa, 1 lúa + 1 tôm nước mặn, 1 vụ lúa, rừng + tôm nước mặn: Ngoài ra ở các khu dân cư cây ăn quả cũng phát triển Các loại cây chính là dứa, chuối, dừa

b Các hệ động vật

Về động vật có số loài rất phong phú cả các loài động vật trên cạn và thủy sinh

Về thuỷ sinh rất phong phú, chủ yếu là các loài gốc biển như giáp xác, giun chỉ tơ, các loài tảo Điều này đã tạo nguồn thức ăn dồi dào cho tôm cá phát triển

Ở vùng ven biển có nhiều loài thủy sản nước mặn, nước lợ có giá trị như tôm thẻ, tôm sú, tôm bạc, cá chẻm, cá kèo, cua Trong các năm gần đây việc nuôi tôm phát triển nên đã có hàng trăm ngàn ha được sử dụng để nuôi tôm hoặc tôm + lúa

Vùng ven biển có rất nhiều vườn chim với quy mô hàng chục đến hàng ngàn ha như các sân chim ở Đầm Dơi, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre Trước đây có rất nhiều thú như hổ, báo, nai, khỉ nhưng đến nay còn rất ít Các loài như hổ, báo, gần như không còn nữa Xu thế chung động vật hoang dã ngày càng cạn kiệt về giống loài và số lượng

Hệ động vật nuôi có gia súc, gia cầm và các loài thuỷ sản

c Các khu bảo tồn thiên nhiên

+ Khu rừng tràm Vồ Dơi thuộc U Minh hạ diện tích khoảng hơn 3000ha

+ Khu rừng tràm U Minh Thượng gần 6000ha

+ Khu bảo tồn rừng ngập mặn ở huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau

+ Các vườn chim ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre

Ngày đăng: 19/04/2014, 00:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đề tài KC07.06 “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tại các vùng sinh thái khác nhau”. Chủ nhiệm Ngô Xuân Hải.Đề tài Nhánh “Các giải pháp kỹ thuật thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long” - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 2000 - 2003. Chủ nhiệm chuyên đề : ThS. Nguyễn Văn Lân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tại các vùng sinh thái khác nhau"”. Chủ nhiệm Ngô Xuân Hải. Đề tài Nhánh “"Các giải pháp kỹ thuật thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long
2. Đề tài cấp Nhà nước KC08.18 : “Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển ĐBSCL” - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 2001 - 2004.Chủ nhiệm : GS.TS. Lê Sâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển ĐBSCL
3. Đề tài Nhánh cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học xây dựng phương án khai thác tổng hợp tài nguyên đất và nước dải ven biển ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững Nông - Lâm – Ngư” - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 2001-2004. Chủ nhiệm : ThS.Nguyễn Văn Lân, Thư ký Khoa học : ThS. Nguyễn Đình Vượng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ khoa học xây dựng phương án khai thác tổng hợp tài nguyên đất và nước dải ven biển ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững Nông - Lâm – Ngư
4. Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá suy thoái đất tại mô hình Tôm – Lúa Long Điền K huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu” - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 1999 - 2002.Chủ nhiệm : ThS. Nguyễn Văn Lân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá suy thoái đất tại mô hình Tôm – Lúa Long Điền K huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
5. Nguyễn Hữu Thọ-Bộ Thuỷ Sản. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng đất vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đang giảm năng suất” năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng đất vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đang giảm năng suất
6. Lê Huy Bá, 2004 – “Điều tra, đánh giá các yếu tố tự nhiên, đặc điểm môi trường theo các vùng sinh thái nước mặn, lợ, ngọt các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang có mối quan hệ mật thiết với nghề nuôi trồng thuỷ sản” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá các yếu tố tự nhiên, đặc điểm môi trường theo các vùng sinh thái nước mặn, lợ, ngọt các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang có mối quan hệ mật thiết với nghề nuôi trồng thuỷ sản
9. Lê Xuân Thuyên và nnk “Khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố thuỷ địa hóa, thuỷ sinh học trong môi trường ruộng nuôi tôm sú và luân canh trồng lúa làm cơ sở phát triển bền vững ngành nuôi tôm-trồng lúa ở vùng bán đảo Cà Mau”. Đề tài cấp Viện KH&amp;CN VN, 2002-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố thuỷ địa hóa, thuỷ sinh học trong môi trường ruộng nuôi tôm sú và luân canh trồng lúa làm cơ sở phát triển bền vững ngành nuôi tôm-trồng lúa ở vùng bán đảo Cà Mau
10. Lê Văn Khoa “Sinh Thái và môi trường đất”. NXB ĐHQG Hà Nội. 2004 11. Lê Văn Khoa : “Khoa học đất và môi trường”. NXB Giáo dục. Năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh Thái và môi trường đất”. NXB ĐHQG Hà Nội. 2004 11. Lê Văn Khoa : “Khoa học đất và môi trường
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội. 2004 11. Lê Văn Khoa : “Khoa học đất và môi trường”. NXB Giáo dục. Năm 2002
12. Nguyễn Thanh Hùng, Lê Xuân Thuyên và nnk,. 2001. Sinh thái nuôi tôm vùng bán đảo Cà Mau. Phân viện Địa lý. Đề tài cấp Viện KH &amp;CNVN (2000-2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái nuôi tôm vùng bán đảo Cà Mau. Phân viện Địa lý
7. Nguyễn Ân Niên, 2002. Thủy lợi phục vụ cho công cuộc phát triển NTTS trên vùng chuyển đổi ở các tỉnh phía Nam–Các cách tiếp cận phát triển bền vững. NXB Nông Nghiệp. Tuyển tập nghề cá Đồng bằng sông Cửu Long, 58–65tr.8 Võ Thị Gương, Nguyễn Thanh Phương, Võ Quang Minh, 2003. Đánh giá chất lượng đất nước vùng canh tác lúa - tôm huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Đề tài hợp tác với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sóc Trăng Khác
13. Võ Thị Gương, Lê Quang, Thái Trường Giang, 2004. Chemical properties of soil and water in intensive shrimp and rice-shrimp system in the coastal area in the Mekong delta. Vietnam Soil Science Vol.20. ISSN0868-3743 Khác
14. Đoàn Văn Tiến, 2001. Quan trắc và cảnh báo môi trường các tỉnh ven biển và nội đồng ở đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo khoa học. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ phương pháp tiếp cận hướng nghiên cứu của đề tài - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
Hình 1 Sơ đồ phương pháp tiếp cận hướng nghiên cứu của đề tài (Trang 24)
Hình 2: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu ven biển ĐBSCL - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
Hình 2 Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu ven biển ĐBSCL (Trang 27)
Hình  1-1: Bản đồ hành chính các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 1-1: Bản đồ hành chính các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 29)
Bảng 1-17: Quy hoạch diện tích nuôi theo loại hình mặt nước - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
Bảng 1 17: Quy hoạch diện tích nuôi theo loại hình mặt nước (Trang 49)
Hình  1-3: Quy hoạch Thủy lợi vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 1-3: Quy hoạch Thủy lợi vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 54)
Hình  1-4:  Phân vùng sinh thái ĐBSCL theo quan điểm Thủy lợi- Tài nguyên nước - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 1-4: Phân vùng sinh thái ĐBSCL theo quan điểm Thủy lợi- Tài nguyên nước (Trang 63)
Hình  2-3: Diện tích nuôi nước mặn lợ theo hình thức nuôi ở ĐBSCL năm 2008 - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-3: Diện tích nuôi nước mặn lợ theo hình thức nuôi ở ĐBSCL năm 2008 (Trang 72)
Hình  2-5: Suy thoái môi trường nước các vùng ao nuôi bán công nghiệp  2.4.2. Suy thoái môi trường đất - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-5: Suy thoái môi trường nước các vùng ao nuôi bán công nghiệp 2.4.2. Suy thoái môi trường đất (Trang 79)
Hình  2-6: pH tại các điểm lấy mẫu trong khu vực nghiên cứu - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-6: pH tại các điểm lấy mẫu trong khu vực nghiên cứu (Trang 86)
Hình  2-7: Độ mặn tại các điểm lấy mẫu - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-7: Độ mặn tại các điểm lấy mẫu (Trang 87)
Hình  2-9: Hàm lượng Oxy hòa tan tại các điểm lấy mẫu - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-9: Hàm lượng Oxy hòa tan tại các điểm lấy mẫu (Trang 89)
Hình  2-10: Hàm lượng N-NH4 tại các điểm lấy mẫu - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-10: Hàm lượng N-NH4 tại các điểm lấy mẫu (Trang 89)
Hình  2-12: Hàm lượng COD tại các điểm lấy mẫu - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-12: Hàm lượng COD tại các điểm lấy mẫu (Trang 91)
Hình  2-21: Hàm lượng N-NO3- tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-21: Hàm lượng N-NO3- tại các điểm lấy mẫu ở Thạnh Phú – Bến Tre (Trang 99)
Hình  2-27: Kết quả đo pH môi trường nước mặt của huyện Duyên Hải - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-27: Kết quả đo pH môi trường nước mặt của huyện Duyên Hải (Trang 103)
Hình  2-45: Chặt phá rừng để nuôi tôm - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-45: Chặt phá rừng để nuôi tôm (Trang 124)
Hình  2-46: Ao nuôi và kênh rạch bị ô nhiễm hữu cơ - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 2-46: Ao nuôi và kênh rạch bị ô nhiễm hữu cơ (Trang 126)
Hình  3-9: Tỷ lệ TPN thủy sản lớn nhất trên hệ thống từ tháng 2 đến tháng 5-Kịch - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 3-9: Tỷ lệ TPN thủy sản lớn nhất trên hệ thống từ tháng 2 đến tháng 5-Kịch (Trang 161)
Hình  3-10: Nồng độ BOD5 lớn nhất trên hệ thống từ tháng 2 đến tháng 5 – Kịch - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 3-10: Nồng độ BOD5 lớn nhất trên hệ thống từ tháng 2 đến tháng 5 – Kịch (Trang 162)
Hình  3-13 Quan hệ giữa mực nước và tỷ lệ TPN - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 3-13 Quan hệ giữa mực nước và tỷ lệ TPN (Trang 163)
Hình  3-15: Bản đồ dự báo tác động môi trường đất do NTTS năm 2020-kịch bản - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 3-15: Bản đồ dự báo tác động môi trường đất do NTTS năm 2020-kịch bản (Trang 166)
Hình  3-16: Bản đồ dự báo tác động môi trường đất do NTTS năm 2020-kịch bản - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 3-16: Bản đồ dự báo tác động môi trường đất do NTTS năm 2020-kịch bản (Trang 166)
Hình  3-17: Bản đồ dự báo tác động môi trường đất do NTTS năm 2020-kịch bản - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 3-17: Bản đồ dự báo tác động môi trường đất do NTTS năm 2020-kịch bản (Trang 167)
Hình  3-18: Đồ thị diễn biến phát triển diện tích-sản lượng NTTS mặn lợ ĐBSCL - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 3-18: Đồ thị diễn biến phát triển diện tích-sản lượng NTTS mặn lợ ĐBSCL (Trang 168)
Hình  4-2: Sơ đồ hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (điển hình) - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 4-2: Sơ đồ hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (điển hình) (Trang 175)
Hình  4-4: Cấu trúc ô ruộng hợp lý cho ao nuôi rộng 1 ha - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 4-4: Cấu trúc ô ruộng hợp lý cho ao nuôi rộng 1 ha (Trang 176)
Hình  4-5: Giải pháp xử lý chất thải tại chỗ cho khu nuôi lớn - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 4-5: Giải pháp xử lý chất thải tại chỗ cho khu nuôi lớn (Trang 180)
Hình  4-8: Sơ đồ minh hoạ hệ thống kênh trục thủy lợi phục vụ NTTS xã Lương - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 4-8: Sơ đồ minh hoạ hệ thống kênh trục thủy lợi phục vụ NTTS xã Lương (Trang 218)
Hình  4-9: Hệ thống TLNĐ phục vụ mô hình Tôm - Lúa ấp Tân Hòa, xã Thạnh - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 4-9: Hệ thống TLNĐ phục vụ mô hình Tôm - Lúa ấp Tân Hòa, xã Thạnh (Trang 219)
Hình  5-2: Sơ đồ bố trí hệ thống thuỷ lợi cấp thoát tách rời cho TV-1 – Hòn Đất – - Đánh giá suy thoái môi trường trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm sang nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất
nh 5-2: Sơ đồ bố trí hệ thống thuỷ lợi cấp thoát tách rời cho TV-1 – Hòn Đất – (Trang 244)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w