2.7.1. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu tiêu của Việt Nam (2007-2012)
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tiêu tại Việt Nam (2007-2012).
ĐVT: Triệu USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Kim ngạch xuất khẩu 271 309 348.1 421 693 697
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2007- 2012, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài mỗi năm đều có xu hướng tăng. Chứng tỏ sức hút của mặt hàng hồ tiêu đối với thị trường nước ngoài vẫn rất lớn và Việt Nam có thể đầu tư khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này trong tương lai gần. Ta cũng thấy kim ngạch xuất khẩu tiêu năm 2012 tăng gấp 2,6 lần so với năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu:
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2007 Việt Nam đã xuất khẩu được: 82.904 tấn tiêu các loại (71.842 tấn tiêu đen và 11.062 tấn triêu trắng). Tổng kim ngạch đạt: 271 triệu đô la (tiêu đen đạt 224 trệu đô la, tiêu trắng đạt 47 trệu đô la). Giảm 29 %, tương ứng giảm 33.766 tấn về số lượng; Nhưng lại tăng tới 42,6%, tương ứng tăng: 81 triệu đô la về giá trị.
Thị trường xuất khẩu:
Các quốc gia nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu bao gồm: Hoa Kỳ, Đức, Ả rập Xê út, Hà Lan, Ai Cập….
Năm 2008:
Kim ngạch xuất khẩu:
Lượng tiêu xuất khẩu đã đạt 89.000 tấn, tăng 7.6% so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 309 triệu USD/271 triệu USD, tăng 14% so với năm 2007. Năm 2008 được coi là năm có kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Giá xuất khẩu bình quân đạt 3.500 USD/tấn, tăng 6% so với năm 2007, năng suất bình quân đạt 2,3 tấn/ha.
Thị trường xuất khẩu:
Mỹ là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam từ năm 2008. Với tốc độ tăng trưởng 130,3%, Hoa Kỳ vươn từ vị trí thứ 3 năm 2007 lên vị trí đứng đầu top 15 năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2008 đạt 46,75 triệu USD, chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đi thế giới. Năm 2008, xuất khẩu hồ tiêu đi Anh, Tây Ban Nha và Triều Tiên cũng tăng trưởng khá tốt (trên 45%). Riêng một số thị trường như Đức, A Rập Xê út, Pakistan và Ấn Độ, Ukraina là giảm so với 2007.
Năm 2009:
Kim ngạch xuất khẩu:
Năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu đạt 134.264 tấn; Tổng kim ngạch đạt 348,1 triệu USD, là năm mà ngành Hồ tiêu đạt số lượng và giá trị xất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Trong đó tiêu đen đạt 111.732 tấn, kim ngạch 266,7 triệu USD, tiêu trắng đạt 22.532 tấn, kim ngạch đạt 81,4 triệu USD. So với năm 2008, tăng 49,7%, tương đương với 44.559 tấn về lượng và tăng 12,7%, tương đương với 32,1 triệu USD về giá trị.
Thị trường xuất khẩu:
Nhìn chung lượng hồ tiêu xuất khẩu sang các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2008. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của hồ tiêu nước ta, với lượng xuất đạt 6.436 tấn, trị giá 18,37 triệu USD, tăng 33,03% về lượng và tăng 27,05% về kim ngạch. Ba thị trường lớn như Đức, Hà Lan, Tiểu Vương quốc Arập đều có kim ngạch xuất
Năm 2010, 2011, 2012:
Kim ngạch xuất khẩu:
- Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu được 116.861 tấn Hồ tiêu, bao gồm 94.139 tấn tiêu đen 22.722 tấn tiêu trắng. Tổng kim ngạch đạt 421 triệu đô la, tiêu đen đạt 313 triệu đô la, tiêu trắng đạt 108 triệu đô la.
- Số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan về xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam năm 2011 đạt 118.416 tấn, trong đó tiêu đen 99.918 tấn = 84% thị phần, (trong đó tiêu đen nghiền 10.103 tấn = 8,5%). Tiêu trắng 18.498 tấn = 16% thị phần (trong đó tiêu trắng nghiền 3.317 tấn = 2,8 %). Tổng kim ngạch đạt = 693 triệu USD (so với năm 2010 tăng 65%), tiêu đen đạt 545,8 triệu USD = 79% tổng trị giá, (tiêu đen nghiền 49,5 triệu USD = 9,5% tổng trị giá). Tiêu trắng 147,2 triệu USD = 21% tổng trị giá, (tiêu trắng nghiền 27.2 triệu USD = 3,9% tổng trị giá).
- Lũy tiến từ 01/01 đến 31/10/2012, cả nước đã xuất khẩu được 102.759 tấn Hồ tiêu các loại, bao gồm 88.435 tấn tiêu đen và 14.324 tấn tiêu trắng.
- So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 7,4% tương đương với 8.197 tấn, (tiêu đen giảm 5.850 tấn, tiêu trắng giảm 2.347 tấn). Tuy giảm về lượng xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng 9,5% tương đương với 60,6 triệu USD đạt 697 triệu USD. Trị giá tiêu đen đạt 564,4 triệu USD, trị giá tiêu trắng đạt 132,2 triệu USD.
- Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 10 tháng đạt 6.382 USD/tấn, tiêu trắng đạt 9.229 USD/tấn, mức tăng tương ứng tiêu đen 1.016 USD/tấn, tiêu trắng 1.427 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu:
- Mỹ vẫn là quốc gia nhập khẩu lớn nhất Hồ tiêu từ Việt Nam với 14.226 tấn, chiếm 13,8%. Ả Rập, Đức, Hà Lan, Singapore, Ấn Độ và Ai Cập cũng chiếm tỷ trọng nhập khẩu Hồ tiêu phần lớn từ Việt Nam. Về tiêu trắng, Đức là thị trường nhập khẩu nhiều nhất với 3.371 tấn, tiếp theo là Hà Lan 2.040 tấn và Mỹ 1.517 tấn.
- Đáng ghi nhận là các nước sản xuất tiêu lớn của thế giới như Ấn Độ nhập 5.602 tấn, Indonesia nhập 107 tấn và Malaysia nhập 667 tấn tiêu các loại. Trong đó, Ấn Độ chủ yếu nhập loại tiêu giá rẻ bổ sung tiêu thụ trong nước và tái chế để xuất khẩu.
- Trong 11 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là thị trường Singapore (+105,68%), tiếp đến Cô Oét (+78,67%), Canada (+76,9%), Australia (+71,5%) và Italia (+67,17%).
- Tại kỳ họp lần thứ 40 của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) mới đây, các nhà xuất khẩu đã điều chỉnh và thông qua các số liệu về sản lượng, xuất nhập khẩu, tiêu dùng nội địa và tồn kho của ngành hồ tiêu năm 2012 và dự đoán 2013.
- Theo đó, khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của quốc tế năm 2012 là 205.752 tấn, trong đó Việt Nam xuất khẩu 118.400 tấn, chiếm hơn 50% thị phần và là nước xuất khẩu hạng nhất, với khoảng cách xa so với nước đứng nhì là Ấn Độ.
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam (2007-2012).
2.7.2. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài.
2.7.2.1. Thuận lợi:
- Ở nhiều vùng trồng tiêu của nước ta, thiên nhiên đã biệt đãi cho điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng hết sức phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Theo đó, năng suất và sản lượng hồ tiêu VN luôn là một sự ngưỡng vọng cho hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trồng hồ tiêu trên thế giới.
- Một số “ông trùm” hồ tiêu thế giới như Thái Lan, năng suất đạt 32,1 tạ/ha (cao hơn 286,8% so với năng suất hồ tiêu thế giới), Malaysia 22 tạ/ha (cao hơn 165% so với năng suất hồ tiêu thế giới). Ấn Độ là nước có diện tích hồ tiêu lớn nhất thế giới (195,9 nghìn ha), nhưng năng suất chỉ đạt… 2,6 tạ/ha/vụ, bằng 31% so với năng suất hồ tiêu thế giới.
- Còn ở VN, Tây Nguyên là nơi có năng suất hồ tiêu cao nhất nước với 31,3 tạ/ha; trong đó tại tỉnh Gia Lai, năng suất đạt 45,2 tạ/ha, cao hơn 82,3% năng suất bình quân cả nước. Nhìn chung, những địa phương và hộ trồng tiêu ở VN đạt hiệu quả kinh tế cao, phần lớn tập trung ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có sự đầu tư và ứng dụng các TBKT vào SX, chế biến.
- Bên cạnh năng suất và sản lượng hồ tiêu ở VN luôn đạt cao, giá hồ tiêu cũng đã đạt mức kỷ lục. Có thời điểm, giá tiêu đen nội địa đã lên đến 152-153 nghìn đ/kg, tiêu trắng lên đến 200 nghìn đ/kg. Giá tiêu năm 2011 và đầu năm 2012 đã đạt mức kỷ lục so với cùng kỳ các năm và luôn giữ ở mức cao, bám sát mặt bằng giá thế giới ở mọi thời
điểm. Theo đó, thu nhập của người SXKD, nhất là những hộ, những DN tích trữ hàng từ đầu vụ và bán ở thời điểm giá cao đã đạt lợi nhuận “khủng”.
- Điều đáng nói là đến nay, các lực lượng đông đảo bà con trồng tiêu, thương lái, đại lý mua bán tiêu ở các địa phương đã làm chủ lượng tiêu hàng hóa bán ra, điều phối thị trường, bình ổn giá cả, do đó ít bị lệ thuộc và chi phối từ các nhà xuất khẩu trong nước và quốc tế. Điều này đã bước đầu tạo ra môi trường lưu thông buôn bán mới, sự chuyển biến mới trong lịch sử phát triển SX, lưu thông của ngành hồ tiêu VN.
- 7 tháng đầu năm 2012, tình hình lưu thông mua bán, giá tiêu trong nước có biến động nhẹ. Nhưng nhìn chung nhiều bà con trồng tiêu, thương lái, đại lý, DN cung ứng đã làm chủ tình hình, bình tĩnh không bán tháo khi giá tăng hoặc giảm; chủ động điều phối thị trường, bình ổn giá cả và ít bị lệ thuộc, chi phối bởi các nhà đầu cơ xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế. Trong 7 tháng đầu năm 2012, số lượng xuất khẩu hồ tiêu VN đạt khoảng 80 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 7 tháng đầu năm 2012 đạt 546 triệu USD (so với cùng kỳ năm trước, giảm 3,2% về lượng, nhưng giá trị vẫn tăng 20,3%).
- Đánh giá mới nhất về thực trạng XK hồ tiêu ở Việt Nam cho thấy: Hiện nay, sản lượng tiêu XK của nước ta chiếm khoảng 50% sản lượng tiêu XK toàn cầu, trên 95% sản lượng tiêu SX được dành cho XK. Chất lượng hồ tiêu XK ngày càng được cải thiện. Hiện tiêu chất lượng cao chiếm khoảng 30%, tiêu trắng 10-15% sản lượng tiêu XK. Thị trường XK từ 30 nước và vùng lãnh thổ năm 2002, đến nay hồ tiêu VN đã có mặt trên 80 nước và vùng lãnh thổ, kể cả những thị trường khó tính như EU và Hoa Kỳ.
2.7.2.2. Khó khăn:
- Tình hình khả quan của ngành hồ tiêu VN đã mang đến nguồn thu nhập rất cao cho người trồng tiêu. Theo đó, diện tích tiêu ở một số địa phương đã không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích trồng tiêu ở ta chủ yếu vẫn là tự phát, thiếu sự định hướng mang tầm khoa học và chiến lược.
- Nhiều vườn tiêu mới được trồng vào những nơi có điều kiện môi trường sinh thái, đất đai chưa phù hợp; việc đầu tư thâm canh, áp dụng TBKT vào SX còn hạn chế; sâu bệnh phát sinh gây hại ngày càng tăng dẫn đến năng suất khoảng 10 năm gần đây vẫn không tăng.
- Việc mở rộng diện tích trồng tiêu thiếu định hướng cũng đã làm phá vỡ cơ cấu cây trồng trong từng vùng. Ở nhiều địa phương- nhất là một số tỉnh Tây Nguyên, bà con đã không thương tiếc khi đốn hạ hàng loạt vườn cà phê để trồng tiêu. Thậm chí ai không có cà phê để phá bỏ, lấy đất trồng tiêu thì… phá rừng để trồng tiêu.
- Bên cạnh việc ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu thì chất lượng hạt tiêu cũng rất đáng được quan tâm. Tuy chất lượng tiêu hạt của VN không ngừng tăng, song ở một số nơi, sau thu hoạch bà con vẫn còn thực hiện phơi sấy bằng phương pháp thủ công: Phơi trên nền xi măng, sân gạch, vải bạt, thậm chí còn phơi trên sân đất. Điều này đã làm giảm chất lượng
sản phẩm, hạt tiêu khô không đều, khi chế biến tiêu sọ bị dập vỡ tỷ lệ cao, chất lượng tiêu đen khi cất trữ ít giữ được mùi vị, tổn thất tiêu sau thu hoạch chiếm 9-10%...
- Nông dân cả nước lại tăng diện tích trồng tiêu một cách ồ ạt và tự phát, trong khi những kiến thức về kỹ thuật canh tác bảo quản lại chưa được trang bị kỹ, thông tin thị trường cực kỳ thiếu, vì vậy họ rất dễ bị thiệt. Chẳng hạn, nông dân huyện Chư Sê, Gia Lai lúc giá tiêu 25.000 đồng/kg thì không dám bán vì sợ sẽ tiếp tục lên, khi xuống còn 20.000 đồng/kg thì vội vã bán vì sợ mất giá, đến bây giờ giá tiêu tăng trở lại thì chẳng còn hàng tồn trữ.
- Khắc phục được những hạn chế trên, nhất định sản phẩm hồ tiêu VN sẽ ngày càng được củng cố trên thị trường quốc tế vốn dĩ rất khó tính này.
- Tuy mới tham gia thị trường xuất khẩu, nhưng Việt Nam nhanh chóng vào top những nước xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới với trên 50% sản lượng giao dịch hồ tiêu toàn cầu, bỏ xa Ấn Độ- quốc gia từng xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất.
- Năng suất hồ tiêu Việt Nam khá cao, đạt 3- 5 tấn/ha, vượt hơn Ấn Độ, Indonesia từ 3- 5 tạ/ha. Với việc năng suất, giá bán cao nên mỗi ha hồ tiêu có thể lãi 200- 250 triệu đồng/năm. Và đó là lý do khiến diện tích hồ tiêu Việt Nam tăng rất nhanh, năm 2011 có 55.400ha, gấp 8 lần năm 1995, sản lượng cao gấp 12 lần năm 1995.
- Nhưng có một thực tế đáng buồn: Dù xuất khẩu đứng đầu thế giới nhưng tại nhiều thị trường, người tiêu dùng lại không biết hạt tiêu đó có xuất xứ từ Việt Nam!
Ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) – nhìn nhận:
Do nhiều doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa không làm được thương hiệu và xuất trực tiếp nên phải bán hàng thông qua trung gian, vì vậy hồ tiêu Việt chất lượng cao nhưng lợi nhận thu về thấp. Đồng thời, chúng ta cũng chưa điều tiết được giá thị trường thế giới cho dù về lý thuyết, khi hàng hóa chiếm tỉ lệ áp đảo sẽ làm chủ thị trường và giá.
Thương hiệu nhiều nông sản rất mờ nhạt trên thị trường trong và ngoài nước, khiến năng lực cạnh tranh yếu, không bán được giá cao, lợi nhuận của người sản xuất và doanh nghiệp thấp.
Trên thị trường nội địa, hơn 80% nông sản được tiêu thụ mà không có nhãn hiệu. Do đó, vấn đề kiểm định chất lượng và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề “nóng”.
2.7.3. Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tiêu của Việt Nam.
- Chiến lược phát triển ngành Hồ tiêu đến năm 2015 của Chính phủ là phát triển một ngành Hồ tiêu hướng ra xuất khẩu, ổn định và bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn chủ trương nâng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng Hạt Tiêu chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu bởi xuất khẩu các loại Hạt tiêu sản xuất có lợi hơn cho
quốc gia với các hạt tiêu dưới dạng thô, v́ nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu.
- Sản xuất, xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam đang chuyển hướng phát triển từ số lượng sang chất lượng: ổn định diện tích ở mức 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường trong sạch, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được điều đó cần phẩn đổi mới cơ chế quản lư kinh tế, đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng (hiện nay đă có 13 nhà máy chế biến hạt tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn của Mỹ ASTA).