Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê củaViệt Nam

Một phần của tài liệu Các mặt hàng xuất khẩu chủ lục của việt nam và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 42 - 44)

Nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng Việt Nam bằng cách nâng cao chất lượng hạ

giá thành.

- Nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư giống, công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến, hiện đại cải tạo giống, hạn chế thất thu sau thu hoạch, nâng cao năng lực và trình độ chế biến, nâng cao chất lượng cà phê phù hợp với nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường nước ngoài.

- Ứng dụng tiến bộ khoa hoc kĩ thuật công nghệ vào sản xuất và tổ chức theo qui mô công nghiệp, các trang trại, nông trường cà phê phải sản xuất theo qui mô lớn và ngay tại các khu sản xuất đó phải có dây chuyền sàn xuất , chế biến công nghiệp.

- Tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến tốt nhằm tạo nên sự thay đổi cơ bản trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho cà phê Việt Nam

- Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng cà phê Việt Nam như tiêu chuẩn 4193, thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế như: Vinacontrol, CFcontrol, SGS, FCC,..

- Những nghiên cứu phát triển đa dạng chủng loại, chế phẩm, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho cà phê Việt Nam.

- Thực hiện lien kết giữa các thương nhân chế biến và xuất khẩu để tập trung và tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh cà phê.

Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê xuất khẩu.

Mở rộng chủng loại các mặt hàng cà phê không chỉ có cà phê nhân sống mà còn có thêm nhiều sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng như cà phê dạng lỏng, dạng đóng hộp…. Ngoài ra đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu cần quan tâm nhiều đến cà phê chế biến. Hạn chế xuất khẩu cà phê nhân vì thường không đem lại hiệu quả cao. Cần có những biện pháp để thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước ngoài để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm cà phê chế biến.

Tổ chức công tác thông tin, dự báo thị trường và thông tin thương mại.

- Nên nghiên cứu cung cầu cà phê của thị trường ngoài nước cũng như các định chế trong buôn bán quốc tế và các điều kiện thâm nhập thị trường.

- Với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thì thông tin thị trường, giá cả, thông tin sản xuất,…trở nên cấp bách. Khi xuất sang thị trường nào đó thì cần phải nghiên cứu kỹ về các chính sách bảo vệ người tiêu dùng, các hàng rào kỹ thuật để hàng hóa khi xuất khẩu vào được chấp nhận và đánh giá cao.

Bồi dưỡng cán bộ trong ngành cà phê.

Bên cạnh các yếu tố về công nghệ, trang bị, máy móc, yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh cà phê xuất khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp nên tổ chức bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, giỏi nghiệp vụ, ngoại ngữ, nắm rõ luật ,cũng như có thể dự đoán và am hiểu về thị trường cà phê.

Quan tâm xây dựng thương hiệu cà phê và quảng cáo sản phẩm.

- Một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu có thể làm cho thương nhân có điều kiện cạnh tranh được với các đối thủ tốt hơn.

- Phải nâng cao hơn nữa nhận thức vào thương hiệu, Việt Nam hiện tại mới chỉ có ít thương hiệu nổi tiếng như: cà phê Trung Nguyên Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà, Thiên Hương,…Vấn đề quảng cáo ngày càng trờ thành bức thiết trong cơ chế thị trường.

Một số kiến nghị với nhà nước.

- Cần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của

Việt Nam từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.

- Về luật thương mại cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với qui định của WTO. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ để họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư trồng cà phê, đầu tư mua máy móc thiết bị phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu, ngoài ra còn giúp họ khi mà giá thế giới giảm quá thấp để họ bù đắp được chi phí,..

- Hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để cà phê Việt Nam, nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất chế biến cà phê để làm sản phẩm cà phê phù hợp với nhu cầu thế giới. Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo cà phê có chất lượng tốt đồng đều, giá hạ và chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu Các mặt hàng xuất khẩu chủ lục của việt nam và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 42 - 44)