Nâng cao chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bao bì sản phẩm.

Một phần của tài liệu giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 32 - 34)

PHẦN IV: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

4.2.1Nâng cao chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bao bì sản phẩm.

sản phẩm.

Trong 2 năm qua, mặt hàng thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, đặc biệt là thủy sản, bị Nhật Bản liên tục nhiều lần phát hiện vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật, tác động xấu đến uy tín chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp của ta chưa nắm bắt và tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật và các bộ/ngành hữu quan không kịp thời đề ra các biện pháp mạnh nhằm chấn chỉnh tình hình.

Nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản, ngành thuỷ sản đã tăng cường các biện pháp về kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống việc đưa tạp chất vào nguyên liệu tôm; đồng thời tiến hành xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên để xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm này trước mắt

các doanh nghiệp cần tập trung ưu tiên cho bảo quản và cải tiến chất lượng sản phẩm. Đây là diều kiện tiên quyết cho việc xây dựng thương hiệu thuỷ sản Việt Nam.

Để giữ vững thị trường xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành quyết định về việc áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hóa chất kháng sinh cấm trong thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản. Theo đó, chỉ những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm của Bộ mới được phép xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản. Những doanh nghiệp này phải thực hiện kiểm tra chứng nhận nhà nước về dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm đối với 100% lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu và sản phẩm phối chế từ các loại nguyên liệu thủy sản trước khi xuất khẩu vào Nhật Bản. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải thực hiện tốt các quy định của thị trường nhập khẩu, tránh tình trạng đóng gói thiếu quy cỡ, thiếu trọng lượng, ghi nhãn hàng hóa không rõ xuất xứ, không phù hợp với quy định thông lệ của thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần có biện pháp thích hợp để "đứng chân" được ở thị trường khó tính này. Cụ thể, với mặt hàng tôm, cần nghiêm túc thích ứng việc "kiểm dịch ngẫu nhiên" dư lượng AOZ và SEM trong tôm. Trong lĩnh vực may mặc cần xúc tiến đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, cần kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản sớm đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu, triển khai công tác R&D ở ngay tại Việt Nam. Về mặt hàng nông sản, cần cải tiến mẫu mã và giảm chi phí sản xuất để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng Nhật Bản.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tương đối ổn định, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia Nhật Bản, nếu xét về tính bổ sung lẫn nhau của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước, thì tỉ trọng còn khá nhỏ bé so với tiềm năng, và trên thực tế Việt Nam mới chỉ là bạn hàng nhỏ của Nhật Bản. Điểm hạn chế lớn nhất là cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản còn đơn giản, trong đó trên 50% là

nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế. Vì vậy việc đẩy mạnh sự gắn kết giữa sản xuất và chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm cấp bách và quan trọng trong giai đoạn hiện nay để thuỷ sản Việt Nam có thể thâm nhập và giữ vững thị phần tại thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 32 - 34)