Các biện pháp Marketing

Một phần của tài liệu giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 34 - 38)

PHẦN IV: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

4.2.2 Các biện pháp Marketing

Công tác xúc tiến thương mại mặc dù đã được các doanh nghiệp và ban ngành quan tâm nhưng nhìn chung là còn nhỏ lẻ và chưa đồng bộ. Hoạt động xây dựng thương hiệu tại Nhật còn chưa thực sự được quan tâm thích đáng. Công tác liên kết ngành hàng giữa các hiệp hội của Việt Nam với các hiệp hội của Nhật Bản còn yếu.

Từ lý do nêu trên Bộ Thủy sản đang tập trung triển khai thực hiện các giải pháp như nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu thủy sản cho một số sản phẩm chính như tôm, cá tra và basa, đồng thời, tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo, tham gia hội chợ quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu Được biết, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tham dự Hội chợ thực phẩm quốc tế FOODEX vừa được tổ chức tại Chiba (Nhật Bản) nhằm giới thiệu và quảng bá những sản phẩm mới đến người tiêu dùng Nhật Bản. Đây cũng là cơ hội cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong thời gian tới.

Về biện pháp hỗ trợ, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, chúng ta cần tập trung vào các mặt hàng có kết quả cao xuất khẩu để xúc tiến thương mại nhằm thiết lập được mạng lưới các đối tác tiêu thụ hàng Việt Nam với số lượng lớn và ổn định lâu dài. Các địa phương, các hiệp hội ngành hàng cần xây dựng chương trình xúc tiến thương mại của riêng mình song song với chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ðẩy nhanh tiến độ thành lập Trung tâm thương mại Việt Nam tại Tokyo và triển khai sớm hệ thống phòng trưng bày ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Kansai, Kyusu. Công tác xúc tiến thương mại cần lồng ghép chương trình xây dựng thương

hiệu hàng Việt Nam ở Nhật Bản trên các báo, đài địa phương, khu vực, nơi đang có hàng hóa của Việt Nam lưu thông.

Phần lớn các chuyên gia Nhật Bản, các nhà xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp đã làm ăn với Nhật đều cho rằng, để làm được công việc trên, các doanh nghiệp và đối tác Việt Nam cần nắm bắt được thị hiếu, việc định giá chào hàng không nên dựa vào giá bán lẻ tại thị trường Nhật, bảo đảm thời gian giao hàng; duy trì chất lượng sản phẩm.

4.2.3 Các chính sách của nhà nước.

Để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nói chung và thị trường thế giới nói riêng thì các chính sách của nhà nước đóng vai trò quan trọng, có tác dụng thúc đẩy, soi đường chỉ lối cho các doanh nghiệp xuất khẩu. trước hết nhà nước cần tạo điều kiện và có những biện pháp thiết thực cụ thể để đẩy mạnh gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ. Các chính sách có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ nông sản cần được thực hiện tốt như: chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai, thuế, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến ngư, thông tin thị trường… Xây dựng các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các mô hình hợp tác giữa hộ sản xuất, nuôi trồng thủy sản với các cơ sở chế biến, tiêu thụ, phát triển các tổ chức liên kết cộng đồng, những người sản xuất trong ngành hàng. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng ở nước nhập khẩu.

Vấn đề dự báo thị trường cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa để tránh tình trạng sản xuất ra mà không có nơi tiêu thụ khiến cho người nông dân phải chịu nhiều thiệt hại.

Về hành lang pháp lý thì nhà nước ta cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp trong nước dễ tiếp cận với thị trường mục tiêu đồng thời cần đẩy nhanh tiến độ ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA. Ngoài ra, cần có giải pháp ngăn chặn an toàn, tạo

niềm tin cho đối tác tiêu thụ. Cũng cần đàm phán với Nhật Bản về chế độ hạn ngạch đối với hải sản nhằm tạo thuận lợi trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Nhật.

Về phía Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, để hoạt động của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đạt hiệu quả cao và ổn định, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cần thường xuyên thông báo trên mạng về những vấn đề liên quan như chính sách thuế quan, chính sách thương mại, thậm chí giúp các doanh nghiệp tìm được nhiều đại lý nhập khẩu lớn, tin cậy và bán hàng tại thị trường chiến lược này.

KẾT LUẬN

Xuất khẩu thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản nói riêng là hướng đi đúng đắn để đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Muốn duy trì ổn định cũng nhhư phát triển thị phần tại thị trường khó tính như Nhật Bản đòi hỏi cần phải có nhiều biện pháp kết hợp với nhau. Trong đó việc gằn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ là một trong

những biện pháp quan trọng nhất. Ngoài ra sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc chế biến nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là chìa khóa để thuỷ sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản một cách an toàn và ổn định nhất. Tuy nhiên không thể không nhắc đến vai trò của nhà nước trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự báo thị trường và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Hi vọng trong thời gian tới, xuất khẩu thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng đạt được giá trị cao hơn nữa, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w