Quy định của Nhật Bản liên quan đến bình đẳng thương mại.

Một phần của tài liệu giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 30 - 32)

PHẦN IV: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

4.1.3Quy định của Nhật Bản liên quan đến bình đẳng thương mại.

 Luật phòng chống biểu thị thông tin không đúng của Nhật Bản. Hàng hoá bán trên thị trường Nhật Bản không được phép phóng đại nội dung quảng cáo hoặc phản ánh sai sự thật nhằm gây ngộ nhận là sản phẩm tốt.

Trường hợp biểu thị thông tin không rõ ràng khiến khách hàng không nhận biết được nước sản xuất cũng bị Nhật Bản cấm.

 Luật chống bán phá giá của Nhật Bản.

o Bán phá giá tại thị trường Nhật Bản

Là hiện tượng một loại hàng hóa nào đó được xuất khẩu vào Nhật Bản với giá thấp hơn giá bán của hàng hoá này tại thị trường nước xuất khẩu.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tuợng bán phá giá trong thương mại quốc tế. Một số trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu, từ đó chiếm the độc quyền; bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần; bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh… Đối với các trường hợp khác, bán phá giá là việc làm bất đắc dĩ do nhà sản xuất, xuất khẩu không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng… nên đành bán tháo để thu hồi vốn. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, luật chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Hầu hết các nước nhập khẩu đều coi việc bán phá giá hàng hoá xuất khẩu từ nước ngoài là hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá cả và thị phần của hàng hoá đó tại thị trường nước nhập khẩu.

Song, nếu nhìn ở góc độ khác, bán phá giá cũng có mặt tích cực đối với nền kinh tế của nước nhập khẩu: người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi vì giá rẻ; trường hợp hàng hoá bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác thì giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định cho ngành sản xuất đó… vì thế, không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị Nhật Bản áp dụng luật chống bán phá giá.

o Điều kiện thực thi các biện pháp chống bán phá giá tại Nhật Bản.

Theo quy định của WTO,các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định khi chứng minh được 3 nôi dung sau.

- Hàng nhập khẩu bị bán phá giá

- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại của ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu.

o Thuế chống bán phá giá của Nhật Bản.

Là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào Nhật Bản. Đây là loại thuể nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại không đáng có cho các ngành sản xuất của Nhật Bản. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được Nhật Bản nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung sử dụng như một hình thức “bảo hộ hợp pháp” đối với sẩn xuất nội địa của mình. Để ngăn chặn sự lạm dụng các biên pháp chống bán phá giá, các nước thành viên của WTO đã bàn bạc và đưa ra các quy định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, các quy định này được nêu rõ trong hiệp định ADA - hiệp định về chống bán phá giá của WTO.

Một phần của tài liệu giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 30 - 32)