Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 25 - 28)

trường Nhật Bản.

Nhìn chung, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong 3 thập kỷ qua có xu hường tăng, tuy nhiên về khối lượn bị giảm nhẹ vào giai đoạn 1998 – 2000.

Trong giai đoạn thập kỷ 60 – 70 Nhật Bản đã tăng chiếm tới 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu htuỷ sản của Việt Nam. Trong thập kỷ 80 và 90, Việt Nam đã tiến hành từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, nên thị phần cảu Nhật Bản bị thu hẹp dần xuống mức 50-60%. Cuối thập kỷ 90, tỷ trọng này giảm còn 40-45% và đến nay chỉ còn khoảng 25-30%. Đây là một tỷ trọng tương đối hợp lý đối với cơ cấu thị trường xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam.

Bảng 6: Các mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005

Đơn vị: 1000 USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tôm ĐL 291.035 289.606 345.394 388.541 521.427 517.831 Cá ĐL (trừ cá ngừ) 26.348 25.330 33.575 43.288 50.527 53.621 Mực ĐL 41.958 46.368 46.438 35.534 46.173 50.573 Bạch tuộc ĐL 12.046 14.667 18.228 20.421 29.295 27.247 Mực khô 15.369 13.198 17.326 10.766 20.255 17.225 Cá khô 2.537 2.304 3.526 1.609 4.315 7.537 Ruốc khô 2.893 2.520 2.389 2.005 2.582 1.865 Cá ngừ ĐL 11.700 21.258 21.737 10.778 8.630 13.027 khác 65.587 50.650 48.846 69.896 88.991 111.842 Tổng cộng 469.473 465.901 537.459 582.838 772.195 785.876

Nguồn : Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ sản

Tôm là mặt hàng đạt giá trị cao nhất, chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cảu Việt Nam sang Nhật Bản. Trong mấy năm gần đây năm 2001-2004, nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2004 nhập khẩu tôm đông lạnh của Nhật Bản tử Việt Nam đạt khối lượng 62451 tấn, giá trị trên 521,42 triệu USD, tăng 22% về khối lượng, 34,2% về giá trị so với năm 2003 và tăng 26,9% về khối lượng, 50,9% về giá trị so với năm 2002. nhưng năm 2005 đạt 61963 tấn, giá trị 517,83 triêu USD, giảm nhẹ khoảng 0,5 về khối lượng và 0,75 về giá trị so với năm 2004.

Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 195 tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đạt giá trị 13,02 triệu USD, đứng thứ 2 sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm được một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản (2.819,9 tấn trong đó chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi của Nhật Bản và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng tươi của Nhật Bản ). Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu cào thị trường Nhật Bản luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, việc xuất khẩu cá ngừ còn chịu ảnh hưởng của các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, như quy định về hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ nhập khẩu.

Từ cuối năm 2006, Nhật Bản đã thay đổi chính sách kiểm soát dư lượng kháng sinh khiến nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường này bị từ chối hoặc bị trả lại do phát hiện chứa dư lượng kháng sinh cao hơn giới hạn cho phép theo quy định mới đặc biệt là các lô hàng phải qua chế độ kiểm tra tăng cường. Với những chính sách đó, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề. Rất nhiều lô hàng của Việt Nam bị trả

về, các sản phẩm luôn nằm trong sự cảnh báo ở mức cao. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản bị giảm sút nghiêm trọng. Nhất là thời điểm quý II năm 2007, hàng thuỷ sản Việt Nam có nguy cơ bị mất trắng thị trường xuất khẩu hàng đầu. Tám tháng đầu năm xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 32.471 tấn, trị giá 280,4 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và 21% về giá trị. tỷ trọng nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Nhật chỉ đạt 30,7%.

Trước nguy cơ này, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp đẩy mạnh quản lý mua bán và sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm, đồng thời tăng cường kiểm tra khiểm soát đối với nguyên liệu. Hàng loạt các quyết định, văn bản đã được đưa ra nhằm áp dụng cấp bách các biện pháp kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật. Cụ thể những doanh nghiệ đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Thuỷ Sản nay là Bộ NN & PTNT mới được phép xuất khẩu vào Nhật. Những doanh nghiệp này phải thực hiện kiểm tra, chứng nhận nhà nước về dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm đối với 100% lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu và sản phẩm phối chế từ các loại nguyên liêu thuỷ sản nêu trên trước khi xuất khẩu vào Nhật. Điều dáng nói sau nhiều lần bị cảnh báo, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã có những buổi gặp gỡ thảo luận và đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ có lô hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, tụ chịu trách nhiệm trước sản hẩm của mình và trước lọi ích của cả cộng đồng…Mặt khác các cơ quan quản lý, thương vụ Việt Nam ở Nhật Bản cũng đã có những tác động tích cực tới các cơ quan quản lý chất lượng cau nước bạn. Phía Nhật Bản đã ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện chất lượng thuỷ sản khi xuất khẩu. vì vậy xuất khẩu thuỷ sản hiện bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên theo số liệu mới nhất của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản thì tín hiệu khả quan này mới dừng lại ở việc “hãm” lại tốc độ sụt giảm

kim ngạch xuất khẩu so với những tháng trước đây. Tỉ trọng các lô hàng bị phát hiện giảm từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006 xuống còn 1,6% trong 6 tháng đầu năm 2007. 9 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 84.117 tấn, trị giá 525,6 triệu USD thấp hơn so với cùng kỳ năm 2006. Từ tháng 10/2007 khi Nhật Bản muốn khôi phục và tăng cường lượng tôm dự trữ thì các nhà cung cấp lớn như Inđônêxia và Việt Nam lại không có nhiều tôm để bán với giá mà các nhà nhập khẩu Nhật mong muốn

Một phần của tài liệu giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 25 - 28)