Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ
Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay Việt Nam là một trong 12 nước đứng đầu thế giới cả về diện tích, sản lượng và khối lượng xuất khẩu chè. Xuất khẩu chè đang từng bước trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân. Vì vậy, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu chủ lực này dựa trên phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước đang là vấn đề mà Nhà nước, cơ quan các cấp đặc biệt quan tâm Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu chè lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sản lường chè của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Từ đó có thể thấy, sức cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam trên thị trường Mỹ còn rất hạn chế. Để giải quyết những vấn đề khó khăn mà ngành chè Việt Nam đang gặp phải, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin,giải pháp cụ thể để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Mỹ nói riêng, em quyết định chọn đề tài: ”Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ” 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc phân tích tình hình xuất khẩu chè của nước ta sang thị trường Mỹ và thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng này, ta sẽ chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu so với những đối thủ cạnh tranh khác. Để từ đó ta có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam - Pham vi nghiên cứu: sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ từ năm 2001-nay Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 1 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 4. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để nghiên cứu đề tài. 5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 chương cơ bản sau: - Chương 1:Cơ sở lý luận về sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ - Chương 2:Thực trạng sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ. - Chương 3:Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ. Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 2 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 1.1 Cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hóa 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Khái niệm “cạnh tranh” (được hiểu là cạnh tranh kinh tế) xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất – kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi nền kinh tế. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin nêu ra định nghĩa : Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh. Theo từ điển kinh tế, cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa. Các quan niệm trên đây có sự khác biệt trong diễn đạt và phạm vi, nhưng có những nét tương đồng về nội dung. Từ đó, có thể đưa ra một quan niệm tổng quát sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường : ”Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, khu vực thị trường có lợi nhất.Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 3 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 với người sản xuất – kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.” 1.1.1.2 Khái niệm về sức cạnh tranh Cạnh tranh ở đây là nói đến hành vi của chủ thể, vì vậy có hành vi của doanh nghiệp kinh doanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế không có hành vi của hàng hóa. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh, một khả năng hoặc một năng lực nào đó của chủ thể, được gọi là sức cạnh tranh của chủ thể đó hoặc khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn chỉ một sức mạnh, một khả năng duy trì được vị trí của một hàng hóa nào đó trên thị trường (hàng hóa này phải thuộc một doanh nghiệp nòa đó, một quốc gia nào đó) thì ta cũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hóa”, đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hóa đối với khách hàng. Sức cạnh tranh của hàng hóa có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là, những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. 1.1.2 Các cấp độ của sức cạnh tranh Ngày nay khi thị trường hàng hoá càng phát triển thì sự cạnh tranh diễn ra càng gay gắt. Một chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường bao giờ cũng phải chịu sức ép cạnh tranh từ rất nhiều phía khác nhau của nền kinh tế. Dựa vào những quan sát, các nhà kinh tế học đã phân chia cấp độ của sức cạnh tranh một cách tương đối bao gồm: sức cạnh tranh của quốc gia, sức cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành, sức cạnh tranh của sản phẩm trong cùng 1 ngành. 1.1.2.1 Sức cạnh tranh của quốc gia Theo diễn đàn kinh tế thế giới ( WEF ) năm 1997: ”Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì mức tăng trưởng cao về kinh tế, thu nhập và việc làm.” Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 4 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 Năng lực cạnh tranh quốc gia được cấu thành từ 8 nhóm yếu tố chính (với 155 chỉ tiêu ) bao gồm: độ mở cửa của nền kinh tế, vai trò và hiệu lực của Chính phủ, hệ thống tài chính tiền tệ, trình độ phát triển công nghệ, cơ sỏ hạ tầng, trình độ quản lý của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng lao động và trình độ phát triển của thể chế. 1.1.2.2 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành Sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo cách hiểu đơn giản nhất có thể hiểu là “khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được, vì vậy khi thị phần phát triển lên cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao”. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng hãng đã bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng hóa cụ thể. Quan điểm này có thể áp dụng đối với từng doanh nghiệp, cũng như đối với một ngành công nghiệp của một quốc gia trong cuộc cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của OECD định nghĩa sức cạnh tranh của doanh nghiệp là “khả năng của các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia hoặc khu vực tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế.”.Đây là một cách định nghĩa đã kết hợp cả cấp độ doanh nghiệp, ngành, và cấp độ quốc gia. Xét ở góc độ ngành, một ngành kinh tế được coi là có năng lực cạnh tranh khi các doanh nghiệp trong ngành và sản phẩm chủ đạo của ngành có sức cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố quyết định sức cạnh tranh của một ngành kinh tế bao gồm: lợi thế so sánh của ngành, môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh của ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành và sức cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù của ngành. 1.1.2.3 Sức cạnh tranh của hàng hóa Sức cạnh tranh của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hoặc tính hơn hẳn của nó cả định tính và định lượng với các chỉ tiêu như: chất lượng sản phẩm, thương hiệu và mức độ vệ sinh công nghiệp hoặc vệ sinh thực phẩm, khối lượng và sự ổn định chất lượng của sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, môi trường thương mại, mức Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 5 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 độ giao dịch và uy tín của sản phẩm trên thị trường, sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách thương mại như thuế, tỷ giá tín dụng, đầu tư, mức độ bảo hộ…và cuối cùng là chỉ tiêu về giá thành và giá cả sản xuất. Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của mỗi nền kinh tế thì các quan hệ thương mại cũng phát triển, theo đó diễn ra sự mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng phản ứng với các mức độ cao thấp khác nhau. Sự phản ứng của người tiêu dùng thể hiện qua việc mua hoặc không mua sản phẩm, đó là biểu hiện tổng quát cuối cùng về sức cạnh tranh của sản phẩm đó. Nói cách khác, cạnh tranh giữa các sản phẩm trên một thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của các sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường cụ thể và trong một thời gian nhất định. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế là tổng hòa sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Như vậy có thể nói các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế bao hàm các yếu tố từ phạm vi doanh nghiệp, ngành đến phạm vi quốc gia. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế có thể được tập hợp thành 3 nhóm cơ bản: nhóm các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh vĩ mô của doanh nghiệp, nhóm các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh vi mô của doanh nghiệp, nhóm các yếu tố thuộc về hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.3.1 Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh vĩ mô của doanh nghiệp * Nhóm các yếu tố trong môi trường nội địa Môi trường nội địa bao gồm (1) môi trường luật pháp, chính trị: sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh sẽ tạo điều kiện nâng cao vị thế của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế.Trong đó, hệ thống chính sách điều tiết kinh tế có tác động rõ rệt nhất, như chính sách thương mại có ảnh hưởng đến cơ chế khuyến khích xuất khẩu, rào cản thương mại trong nước và tiếp cận thị trường nước ngoài; chính sách tỷ giá liên quan đến tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái so sánh thực giữa nước xuất khẩu và nước bạn hàng; (2) môi trường kinh tế: là sự ổn định và phát triển của nền kinh tế trong nước: (3) cấu trúc cạnh tranh: Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 6 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 là sự đa dạng nhiều hình thức kinh doanh, sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. * Nhóm các yếu tố của thị trường nước ngoài Là các yếu tố tương tự như những yếu tố trong môi trường nội địa, ngoài ra còn kèm theo các yếu tố khác: (4) trình độ công nghệ: sự chênh lệch về trình độ và hiệu quả ứng dụng công nghệ; (5) cấu trúc phân phối: là khả năng phân phối có hiệu quả sản phẩm ra thị trường nước ngoài; (6) yếu tố địa lý, cơ sở hạ tầng của nước ngoài; (7) các yếu tố văn hóa: là sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, con người dẫn đến những thói quen tiêu dùng, tập quán kinh doanh khác nhau. 1.1.3.2 Nhóm các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh vi mô của doanh nghiệp * Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành Các đối thủ hiện tại trong ngành quyết định tính chất và mức độ tranh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo cho mức độ lợi nhuận được cao nhất có thể. Thường thì cạnh tranh trở nên khốc liệt khi ngành đang ở giai đoạn bão hòa, suy thoái hoặc có đông đối thủ cạnh tranh bằng vai phải lứa với các chiến lược kinh doanh đa dạng và do các rào cản kinh tế làm cho các doanh nghiệp khó tự do di chuyển sang ngành khác. * Quyền thương lượng của người mua Đối với các doanh nghiệp bất kỳ thì mọi việc chỉ có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm và có lãi. Chính vì vậy, sự tín nhiệm của khách hàng luôn là tài sản có giá trị quan trọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp có được điều đó là do biết cách thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Còn về phía người mua luôn muốn trả giá cho sản phẩm thấp vì vậy họ sẽ thực hiện ép giá, gây áp lực đòi hỏi chất lượng cao hơn hoặc được phục vụ nhiều hơn đối với doanh nghiệp khi có điều kiện, điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. * Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế luôn có tác động lớn đến mức lợi nhuận tiềm năng của ngành, nhất là những sản phẩm có chu kỳ sống ngắn. Vì phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của việc đổi mới công nghệ nên thường có ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm, mặc dù giá thành ban đầu có thể cao so với các sản Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 7 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 phẩm hiện có bán trên thị trường. Biện pháp chủ yếu được sử dụng để hạn chế sự tác động của sản phẩm thay thế là tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý….nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tăng cường tính độc đáo khác biệt của sản phẩm trên thị trường. 1.1.3.3 Nhóm các yếu tố thuộc về hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu * Vốn của doanh nghiệp: Nhân tố vốn hay tư bản bao gồm tiền và tài sản dùng để mua trang thiết bị, vật tư, công nghệ, lao động và các nhu cầu khác cho sản xuất Trong nhân tố này cũng cần các tri thức về quản lý tư bản sao cho việc sử dụng có hiệu quả. Mặt khác trong kinh doanh luôn tồn tại nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp nào tìm được biện pháp có thể giải quyết hữu hiệu vấn đề vốn sẽ có thuận lợi lớn trong hoạt động kinh doanh của mình và dễ dàng chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh với đối thủ. * Nhân sự Ngày nay tất cả các doanh nghiệp dù là mới thành lập,hay hoạt động lâu năm, dù có xuất khẩu hay không xuất khẩu hàng hóa thì nhân sự vẫn là vấn đề then chốt đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp muốn có những chiến lược cạnh tranh tốt thì họ cần một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý bởi họ chính là những người sẽ định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân sự có thể coi là tài nguyên của doanh nghiệp, tuy nhiên để có thể quản lý tốt được nhân sự là một vấn đề không hề đơn giản, điều đó đòi hỏi nghệ thuật của người lãnh đạo. * Công nghệ sản xuất Công nghệ là yếu tố không kém phần quan trọng đối với sản xuất của các doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập. Công nghệ đang dần trở thành nhân tố cạnh tranh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vì chỉ có những công nghệ sản xuất tiên tiến mới có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng đồng thời đảm bảo được năng suất lao động cao. * Thương hiệu của sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yếu tố thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng. Một thương hiệu sản phẩm chứa đựng trong đó nhiều hơn một cái tên, một logo….vì nó chính là sự thể hiện năng lực, uy tín, tiềm năng của doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm. Có Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 8 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 thể nói thương hiệu là sự phản ánh trung thực việc sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như thế nào. Chỉ có những sản phẩm có thương hiệu mới đủ sức cạnh tranh trong một môi trường quốc tế với rất nhiều đối thủ từ khắp các khu vực với những lợi thế riêng vốn có của mình. * Các nhân tố khác: Ngoài những nhân tố trên còn có những nhân tố khác như trang thiết bị của doanh nghiệp, vấn đề tài chính…. mỗi yếu tố đều có tác động nhất định đến sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu do doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy chỉ có một sự kết hợp đồng bộ các nhân tố này sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững, duy trì sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia xuất khẩu khác trong dài hạn. 1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 1.1.4.1 Các chỉ tiêu định lượng * Sản lượng, mức doanh thu mà mặt hàng xuất khẩu đem lại từng năm Đây là một chỉ tiêu đơn giản, dễ tính toán nhưng rất quan trọng vì nó nhằm đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Sản lượng là tổng khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đã sản xuất ra trong một giai đoạn, một khoảng thời gian nhất định. Nếu sản lượng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp tăng cao qua các năm, điều đó có nghĩa là thị trường tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp ổn định và doanh nghiệp đã tạo được cho mình một khả năng tốt trong việc duy trì và giữ vững thị phần so với đối thủ cạnh tranh, tình trạng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của doanh nghiệp vẫn đang tiến triển thuận lợi. Để có thể đánh giá chính xác hơn sức cạnh tranh của hàng hóa thì bên cạnh chỉ tiêu sản lượng người ta còn sử dụng chỉ tiêu doanh thu.Doanh thu bán hàng là tổng số tiền thực tế doanh nghiệp đã thu được trong một thời kỳ nhất định nhờ bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình. Nếu doanh thu qua các năm tăng với tốc độ cao, chứng tỏ giá cả hàng hóa được duy trì ổn định, hàng hóa đó đứng vững trong cạnh tranh và được thị trường chấp nhận. Nếu sản lượng tiêu thụ lớn mà doanh thu không cao có nghĩa là giá cả của hàng hóa thấp, trị giá xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp giảm và điều đó thể hiện sức cạnh tranh của hàng hóa giảm. Theo kinh tế học vi mô, doanh thu được xác định bởi công thức sau Doanh thu = giá bán sản phẩm x sản lượng Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 9 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009 * Thị phần của mặt hàng xuất khẩu Đây là một trong những chỉ tiêu hay sử dụng nhất để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần của sản phẩm xuất khẩu một nước trong một thời kỳ (thường được tính trong một năm) là tỷ lệ phần trăm mà sản phẩm xuất khẩu của một nước đã chiếm được trong thời kỳ đó. Mỗi loại hàng hóa nhất định thường có những khu vực thị trường riêng với số lượng khách hàng nhất định. Khi hàng hóa đảm bảo được các yếu tố bên trong như có chất lượng tốt hơn, giá cả thấp hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt v v…và có được những yếu tố bên ngoài như cơ hội kinh doanh xuất hiện, công tác xúc tiến bán hàng hiệu quả, thương hiệu sản phẩm mạnh, kênh phân phối được mở rộng v.v sẽ làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và mở rộng được thị trường tiêu thụ, buộc đối thủ cạnh tranh phải nhường lại từng thị phần đã bị chiếm lĩnh. Để có thể duy trì và chiếm lĩnh được thị trường, sự có mặt kịp thời của hàng hóa trên thị trường đáp ứng đòi hỏi của khách hàng và sự khéo léo, tài tình trong việc tổ chức mạng lưới, chi nhánh phân phối để thu hút được khách hàng với quy mô lớn là những nhân tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Thị phần của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thường được tính theo công thức sau: MS = %100x M MA Trong đó: MS là thị phần của hàng hóa. MA là số lượng hàng hóa A được tiêu thụ trên thị trường M là tổng số lượng hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường. Độ lớn của chỉ tiêu này phản ánh sức cạnh tranh của mặt hàng và vị trí của quốc gia trên thị trường thế giới. Một mặt hàng có thị phần càng lớn trên thị trường thì mặt hàng đó càng có sức cạnh tranh cao, tiềm năng cạnh tranh lớn. Ngược lại, một mặt hàng có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì mặt hàng đó có sức cạnh tranh yếu, khả năng ảnh hưởng của mặt hàng đối với thị trường là rất kém. * Chí phí sản xuất và giá bán của mặt hàng xuất khẩu - Chí phí sản xuất hàng xuất khẩu Chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ các khoản hao phí vật chất được tính bằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiên quá trình sản xuất sản phẩm, có Sinh viên: Đào Thu Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 47 10