a, Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm
2.1.2 Các quy định của thị trường Mỹ đối với mặt hàng chè nhập khẩu
Thị trường Mỹ có nhu cầu lớn về hàng hóa cung cấp nhưng đồng thời cũng có các đòi hỏi về tiêu chuẩn cao của một thị trường chuyên nghiệp. Ngoài các tiêu chuẩn tối thiểu như thời hạn giao hàng nhanh, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định, khối lượng lớn và khả năng cung cấp ổn định, đó còn là các yêu cầu đặc biệt liên quan đến chất lượng quản lý và quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn về môi trường và quyền của người lao động..v..v…Đặc biệt đối với những sản phẩm là thực phẩm và đồ uống mức độ kiểm soát của Chính phủ Mỹ còn nghiêm ngặt hơn, nhằm mục đích bảo vệ cho người tiêu dùng Mỹ. Trong đó, chè là một trong những mặt hàng khó nhập khẩu vào Mỹ, chịu sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).
Theo luật Mỹ, chè không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không phù hợp cho tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất sẽ không được phép nhập khẩu.
Hàng năm chậm nhất vào ngày 15/2, Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân dân sẽ chỉ định một hội đồng gồm 7 thành viên là các chuyên gia về chè để giúp Bộ trưởng xác lập các tiêu chuẩn chè nhập khẩu. Các tiêu chuẩn này bao gồm độ tinh khiết, chất lượng và phù hợp với người tiêu dùng. Sau khi được Bộ trưởng chuẩn y, các mẫu chè sẽ được mua và lưu giữ tại trụ sở cơ quan hải quan các cảng New York, Chicago, San Fransisco và một số cảng khác theo quyết định của Bộ trưởng. Bộ y tế cũng sẽ mua đủ số mẫu tiêu chuẩn để cung cấp có thu tiền cho các nhà nhập khẩu và kinh doanh chè có nhu cầu.
Người nhập khẩu hoặc người nhận hàng có trách nhiệm cung cấp mẫu đại diện cho từng loại chè có ghi trong hóa đơn giao hàng để FDA kiểm tra đối chiếu với mẫu chè chuẩn, chi phí kiểm tra sẽ do người nhập khẩu chịu. Nếu kết quả kiểm tra không đạt so với mẫu chuẩn thì người nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ lô hàng trong vòng 6 tháng kể từ ngày có kết quả kiểm tra cuối cùng. Nếu hết 6 tháng chưa được tái xuất thì sẽ bị tiêu hủy.
Bên cạnh đó, theo Luật chống khủng bố sinh học mới ban hành, những cơ sỏ sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm dành cho người và gia súc, trong đó có chè, nếu muốn xuất khẩu vào Mỹ thì phải đăng ký với cơ quan FDA trước ngày 31/12/2003. Ngoài ra, các cơ sở này phải lưu giữ chứng từ giao nhận nguyên liệu
và sản phẩm để tạo điều kiện cho FDA điều tra trong những trường hợp có nghi ngờ xảy ra khủng bố sinh học. Ngoài ra, những sản phẩm chè nhập khẩu còn bị kiểm tra về tiêu chuẩn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm bởi Cơ quan bảo vệ môi trường EPA.
Về chính sách thuế, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu tôi huệ quốc. Theo đó, chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3kg/gói là 6,4%, và đối với các loại chè khác không phân biệt khối lượng đóng gói là 0%. Như vậy, mức thuế nhập khẩu này hiện nay là rất có lợi cho sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam.
Tóm lại, hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng trên của Mỹ chính là
một trong những rào cản làm cho sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam khó xâm