THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 26 - 29)

XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1 Những đặc điểm và quy định của thị trường Mỹ đối với mặt hàng chènhập khẩu nhập khẩu

2.1.1 Đặc điểm thị trường Mỹ

Nước Mỹ nằm phía Tây bán cầu, hiện nay gồm 50 bang và một quận (đặc khu Columbia). Về dân số, nước Mỹ là nước đông dân thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó, bộ phận dân nhập cư chiếm khoảng 30% dân số Mỹ. Chính vì vậy đây là quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, trong đó đại đa số là người da trắng chiếm 77,1% dân số, còn lại là người da đen, người gốc Châu Á, người gốc Latin và thổ dân Mỹ.

Do đặc trưng của một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc, thêm vào đó là ảnh hưởng của lối sống, mức thu nhập nên thị hiếu người tiêu dùng Mỹ là rất khác nhau. Yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ với hàng hóa có nhiều loại từ hàng hóa có phẩm cấp thấp cho tới hàng hóa có phẩm cấp cao. Thông thường hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ được đánh giá là hàng hóa có phẩm cấp thấp và trung bình.

Đối với những hàng hóa có phẩm cấp thấp và trung bình, người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng những mặt hàng có mẫu mã đơn giản, tiện dụng, không quá cầu kỳ như thị hiếu của người tiêu dùng Châu Âu. Đặc biệt người Mỹ rất ưa thích những sản phẩm mới lạ và độc đáo. Trên thị trường Mỹ, đôi khi yếu tố giá cả có sức cạnh tranh cao hơn cả chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết. Hàng hóa bán ở Mỹ phải kèm theo các dịch vụ sau bán hàng. Số lượng và chất lượng của dịch vụ này là điểm mấu chốt cho sự tín nhiệm đối với người bán hàng. Tuy người Mỹ luôn thích những sản phẩm mới lạ, độc đáo nhưng họ cũng rất mau chán, vì thế nhà sản xuất phải liên tục sáng tạo và nhanh chóng thay đổi sản phẩm của mình, thậm chí phải có “phản ứng trước”.

Đối với đồ uống, nhìn chung chè không phải đồ uống thông dụng với người dân Mỹ, một đất nước mà người dân đã quen dùng cà phê và những đồ uống giải khát có ga. Tuy nhiên, Mỹ là một đất nước đa sắc tộc, thành phần người Châu Á di cư đến đây không phải là nhỏ. Trong quá trình hoà nhập xã hội cộng đồng, họ đồng thời mang vào đây một luồng văn hoá mới, trong số đó có văn hoá uống trà. Có thể nói, uống trà đang ngày là một nét văn hoá mới được người Mỹ ưa chuộng.

Do đó, thị hiếu về chè của người Mỹ cũng khá đa dạng. Từ những yêu cầu cầu kỳ tới những sở thích bình dân. Nhưng nhìn chung thị hiếu về chè của người Mỹ là tương đối dễ tính. Họ không quan tâm nhiều đến chất lượng, giá cả mà quan

tâm tới tính tiện lợi. Vì vậy mặt hàng chè đóng gói nhỏ sẽ là thích hợp nhất với người tiêu dùng thị trường này nơi mà nhịp sống luôn nhộn nhịp hối hả.

2.1.1.2 Hệ thống kênh phân phối

Hệ thống tiêu thụ thực phẩm của Mỹ rất tiện lợi, trong đó có các hệ thống cung ứng nhà hàng, hệ thống cung ứng cho các cơ sở ăn uống công cộng, các chợ và các hộ gia đình Hệ thống bán lẻ ở Mỹ bao gồm: hệ thống các siêu thị; hệ thống các nhà hàng, cửa hàng tổng hợp, nhà ăn công cộng, và phục vụ ăn nhanh; hệ thống các chợ, các cửa hàng câu lạc bộ. Trong đó, doanh số bán qua hệ thống các nhà hàng, cửa hàng, nhà ăn công cộng và phục vụ ăn nhanh có xu hướng tăng lên do sự eo hẹp trong thời gian của người Mỹ. Hệ thống kênh bán buôn bao gồm các nhà phân phối trên khắp cả nước Mỹ và các công ty chuyên kinh doanh thực phẩm hàng đầu Mỹ. Như vậy, các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ được nhà xuất khẩu phân phối cho các nhà nhập khẩu và các đại lý của hãng xuất khẩu, rồi tiếp tục đến tay các nhà phân phối vè hệ thống bán lẻ.

Sản phẩm chè nhập khẩu vào thị trường Mỹ đầu tiên sẽ thông qua những kênh bán buôn, sau đó trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống kênh bán lẻ, mà chủ yếu là hệ thống các cửa hàng chuyên cung cấp trà và các siêu thị. Tính đến năm 2006, hệ thống các cửa hàng phục vụ đồ uống trà đã lên tới 2000 quán. Theo Hiệp hội Chè Mỹ, doanh số bán chè đã đạt 6,2 tỷ USD năm 2005, cao gấp 4 lần so với đầu thập niên 1990. Hiện nay thị trường Mỹ có rất nhiều hãng cung cấp chè nổi tiếng với mô hình cửa hàng đa dạng, từ phong cách hiện đại phương Tây cho đến những cửa hàng theo phong cách truyền thống phương Đông. Hiện nay ít nhất có hai mô hình cửa hàng kinh doanh về mặt hàng chè đang nổi lên ở Mỹ: mô hình cửa hàng tâp trung vào tầng lớp khách hàng cao cấp của các hãng chè nổi tiếng và mô hình tập trung vào nhóm khách hàng bình dân như hệ thống cửa hàng Tempest. Nhìn chung, những hệ thống cửa hàng chè-cà phê này được người dân Mỹ rất yêu thích bởi sự thích hợp của nó với đời sống bận rộn của người Mỹ.

2.1.1.3 Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng

Mỹ có rất nhiều luật để bảo vệ người tiêu dùng. Những luật này được áp dụng cho gần như mọi sản phẩm sản xuất, phân phối hay bán trên thị trường này. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam cần nắm được điều này để hiểu rõ

trách nhiệm của mình đối với sản phẩm hay dịch vụ cung cấp và tránh các rắc rối pháp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w