Chính sách thương mại quốc tế của Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 31 - 34)

a, Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm

2.1.1.4Chính sách thương mại quốc tế của Mỹ

Chính sách thương mại quốc tế của Mỹ được xây dựng trên hệ thống luật pháp tương đối phức tạp của toàn liên bang Mỹ và các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF….Ngược lại với mô hình kiểm soát chặt chẽ đối với hàng nông sản của EU, Mỹ thực hiện chính sách tự do hóa thương mại đối với mặt hàng này. Những vấn đề chính sẽ được trình bày trong chính sách thương mại quốc tế của Mỹ đó là: Quy định về xuất xứ hàng hóa, thuế quan, hạn ngạch, các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ cần phải nắm rõ những vấn đề cơ bản này.

* Quy định về xuất xứ hàng hóa

Quy định này được ghi trong Luật thuế quan năm 1930 và 1984, Luật thương mại và cạnh tranh năm 1988. Trong đó đưa ra các quy định cụ thể như sau: - Quy định về ghi tên hàng hóa và nước xuất xứ bắt buộc phải bằng tiếng anh và tại vị trí rõ ràng nhất trên vỏ bao bì của hàng hóa

- Quy định về mức phạt và các biện pháp xử lý có liên quan: Mức phạt đối với những nhà xuất khẩu vi phạm quy định về xuất xứ thường tương đương với 10% giá trị hàng hóa khi đưa vào lãnh thổ hải quan của Mỹ

* Quy định về thuế quan

+ Cột 1 là thuế quan tối huệ quốc: được áp dụng đối với những nước có quan hệ thương mại bình thường với Mỹ. Tong đó, thuế quan được chia làm 2 loại là thuế quan thông thường và thuế quan ưu đãi. Thuế quan thông thường được áp dụng đối với những nước là thành viên của WTO và đã ký hiệp định thương mại với Mỹ. Thuế quan ưu đãi là mức thuế quan thấp dành cho các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Mỹ (NAFTA). Các nước kém phát triển và các nước vùng Caribe được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

+ Cột 2 là cột thuế quan không tối huệ quốc: được áp dụng với những nước

chưa có thỏa thuận về quan hệ thương mại bình thường với Mỹ và những nước bị cấm vận. Những nước này phải chịu mức thuế quan cao gấp hàng chục lần so với mức thuế quan trong thuế quan tối huệ quốc.

- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): được áp dụng đối với các

nước kém phát triển một cách đơn phương và không kèm theo các điều kiện ràng buộc với Mỹ. Điều kiện đối với hàng hóa được hưởng GSP là:

+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ các nước được hưởng GSP đến lãnh thổ hải quan, tức là những hàng hóa đó không được phép bốc dỡ và xử lý dọc đường.

+ Điều kiện về xuất xứ hàng hóa: quy định tỷ trọng giá trị nguyên liệu đầu vào và các chi phí sản xuất trực tiếp khác tại nước được hưởng GSP phải lớn hơn hoặc bằng 35% giá trị hàng hóa khi đưa vào lãnh thổ hải quan của Mỹ. Trong điều kiện này Mỹ cũng áp dụng quy tắc xuất xứ gộp đối với hàng hóa được sản xuất tại các nước được hưởng GSP và các nước cùng là thành viên của khối liên kết khu vực.

+ Hàng hóa được sản xuất phải đáp ứng được các quy định theo tiêu chuẩn của Mỹ.

Hàng năm các cơ quan thương mại của Mỹ đều tiến hành đánh giá điều kiện áp dụng GSP đối với các nước kém phát triển. Nếu hàng hóa của nước được hưởng được đánh giá là có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thì sẽ không tiếp tục được hưởng GSP nữa. Đồng thời nước Mỹ có thể đơn phương hủy bỏ chế độ GSP với một nước cụ thể tùy theo điều kiện nền sản xuất trong nước và tình hình phát triển kinh tế.

* Quy định về hạn ngạch: chia làm 2 loại:

- Hạn ngạch tuyệt đối: quy định phần hàng hóa vượt quá mức hạn ngạch sẽ không được phép đưa vào lãnh thổ hải quan của Mỹ, bên xuất khẩu sẽ phải lưu kho hải quan để chờ hạn ngạch năm sau hoặc thực hiện tái xuất khẩu.

- Hạn ngạch thuế quan: theo quy định của hạn ngạch này thì phần hàng hóa vượt quá mức hạn ngạch cho phép vẫn có thể được đưa vào lãnh thổ hải quan những sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn so với phần hàng hóa trong hạn ngạch (thường là hàng chục lần).

* Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật:

- Quy đinh về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng: đặc biệt đối với nhóm hàng thực phẩm, đồ uống nước xuất khẩu bị bắt buộc phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của hệ thống HACCP

- Quy định về trách nhiệm xã hội (SA8000): Mỹ áp dụng theo tiêu chuẩn

quốc tế đối với việc sử dụng lao động theo độ tuổi, cho phép người lao động được đảm bảo quyền lợi và chế độ bồi thường, cho phép họ thực hiện quyền tự do hội họp và tham gia các hiệp hội khác.

- Quy định về bảo vệ môi trường (dựa theo tiêu chuẩn ISO14000): Các nhà

sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường, các nguyên liệu sử dụng không làm mất cân bằng sinh thái và các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường.

- Quy định về chất lượng hàng hóa (ISO 9000): đây không phải là quy đinh

bắt buộc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào Mỹ, tuy nhiên những hàng hóa đáp ứng được những tiêu chuẩn trong quy định này sẽ được các cơ quan thương mại Mỹ và người tiêu dùng Mỹ tín nhiệm hơn, từ đó có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

* Chính sách chống bán phá giá:

Mỹ sẽ thực hiện việc điều tra hiện tượng bán phá giá hàng nhập khẩu khi có đủ 50% số doanh nghiệp trong ngành sản xuất nội địa cùng tham gia ký vào đơn kiện đối với nước xuất khẩu.

Cơ sỏ để Mỹ xác định chống bán phá giá là: Khi mức giá của sản phẩm nhập khẩu bán trên thị trường Mỹ thấp hơn mức giá bán ở thị trường nước xuất khẩu. Và khi hàng hóa đã được xác định là vi phạm chính sách chống bán phá giá thì Bộ thương mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra dưới sự giám sát của cơ quan trọng tài và trung tâm thương mại quốc tế (ITC). Các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa vi phạm chính sách chống bán phá giá thông thường là áp dụng mức thuế nhập khẩu cao hơn, hoặc có thể quy định hạn ngạch nhập khẩu hoặc mức trừng phạt cao

nhất là cấm nhập khẩu. Ngoài ra đối với một số hàng hóa có dấu hiệu về việc bán phá giá thì các cơ quan thương mại của Mỹ sẽ tiến hành áp dụng cơ chế giám sát trong một thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 31 - 34)