Nền kinh tế Việt Nam đang bước những bước đi chập chững trên con đường dẫn đến nền kinh tế thị trường. Năm 1986 là mốc đánh dấu cho sự thay đổi cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự vận chuyển của cơ cấu kinh tế này đã giúp cho Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng và phát triển nhanh chónh. Trong thời gian qua nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao, GDP tăng bình quân 7,5%/năm tăng cao hơn 0,6% so với tốc độ tăng trưởng bình quân của 5 năm 1996-2000, thu nhập của người dân được cảI thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, lạm phát được kìm hãm…. Việc chuyển mình của nền kinh tế không chỉ có tác động đến sự phát triển của đất nước mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Bước sang môi trường kinh tế tự do không còn chịu sự quản lý tập trung của nhà nước, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức trong kinh doanh. Các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, tự do quyết định sản xuất và tiêu thụ, tự do tìm kiếm và khai thác những hướng đi có lợi…. Nhưng xa rời bàn tay hữu hình của nhà nước, một trong các vấn đề đang làm đau đầu các doanh nghiệp đó là môi trường cạnh tranh khốc liệt. Cạnh tranh không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà nó phát triển vượt qua biên giới các quốc gia. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn kho các doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam do có những lợi thế so sánh về đầu vào, như: nguồn nguyên liệu rẻ, sức lao động dồi dào, khéo léo… nên kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá, tăng từ 235 triệu USD (năm 2000) lên 630,4 triệu USD (năm 2006). Đây là mặt hàng mà nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn bởi tính chất độc đáo và khác biệt của sản phẩm. Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn, vì thế có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu. Từ năm 2000, sau hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký kết, Mỹ trở thành một trong ba thị trường xuất khẩu lớn của ngành TCMN Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu TCMN vào thị trường này tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2006 từ 1,7 triệu USD lên 76,4 triệu USD, tăng gần 45 lần. Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng hàng TCMN của Việt Nam tại thị trường Mỹ vẫn còn khiêm tốn, chưa vượt qua được con số 2% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu là năng lực cạnh tranh của ngành này còn yếu. Để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, đạt được mục tiêu 3% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào năm 2010, ngành TCMN Việt Nam cần phải có giải pháp để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế. Do vậy đề tài: “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ” sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu TCMN Việt Nam tạo được vị thế của mình trên thị trường Mỹ đầy tiềm năng.
LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam đang bước những bước đi chập chững trên con đường dẫn đến nền kinh tế thị trường. Năm 1986 là mốc đánh dấu cho sự thay đổi cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự vận chuyển của cơ cấu kinh tế này đã giúp cho Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng và phát triển nhanh chónh. Trong thời gian qua nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao, GDP tăng bình quân 7,5%/năm tăng cao hơn 0,6% so với tốc độ tăng trưởng bình quân của 5 năm 1996-2000, thu nhập của người dân được cảI thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, lạm phát được kìm hãm…. Việc chuyển mình của nền kinh tế không chỉ có tác động đến sự phát triển của đất nước mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Bước sang môi trường kinh tế tự do không còn chịu sự quản lý tập trung của nhà nước, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức trong kinh doanh. Các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, tự do quyết định sản xuất và tiêu thụ, tự do tìm kiếm và khai thác những hướng đi có lợi…. Nhưng xa rời bàn tay hữu hình của nhà nước, một trong các vấn đề đang làm đau đầu các doanh nghiệp đó là môi trường cạnh tranh khốc liệt. Cạnh tranh không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà nó phát triển vượt qua biên giới các quốc gia. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn kho các doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam do có những lợi thế so sánh về đầu vào, như: nguồn nguyên liệu rẻ, sức lao động dồi dào, khéo léo… nên kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá, tăng từ 235 triệu USD (năm 2000) lên 630,4 triệu USD (năm 2006). Đây là mặt hàng mà nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn bởi tính chất độc đáo và khác biệt của sản phẩm. Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 1 gia tăng lớn, vì thế có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu. Từ năm 2000, sau hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký kết, Mỹ trở thành một trong ba thị trường xuất khẩu lớn của ngành TCMN Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu TCMN vào thị trường này tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2006 từ 1,7 triệu USD lên 76,4 triệu USD, tăng gần 45 lần. Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng hàng TCMN của Việt Nam tại thị trường Mỹ vẫn còn khiêm tốn, chưa vượt qua được con số 2% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu là năng lực cạnh tranh của ngành này còn yếu. Để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, đạt được mục tiêu 3% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào năm 2010, ngành TCMN Việt Nam cần phải có giải pháp để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế. Do vậy đề tài: “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ” sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu TCMN Việt Nam tạo được vị thế của mình trên thị trường Mỹ đầy tiềm năng. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. • Phân tích thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ, từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại cũng như những nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 2 cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. • Trên cơ sở mục tiêu phát triển nhóm hàng TCMN và bối cảnh quốc tế trong nước, đề tài dự báo những cơ hội, thách thức đối với nhóm hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Từ đó mà đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN trên thị trường Mỹ. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thị trường Mỹ với nhu cầu nhập khẩu 1,3 tỷ hàng năm hiện đang là thị trường xuất khẩu hàng TCMN tiềm năng của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đề tài này sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các vấn đề sau: - Về mặt hàng: Nhóm hàng TCMN có đặc điểm là có rất nhiều các mặt hàng khác nhau như: hàng làm từ tre, cói lá, thân dừa; hàng gỗ mỹ nghệ; đồ đá; đồ gốm; hàng sơn mài; hàng thêu;… Hiện nay, hàng TCMN Việt Nam đã có mặt tại thị trường Mỹ và đây còn là thị trường mục tiêu của mặt hàng nay. Tuy nhiên sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ còn chưa cao. Bài chủ yếu nghiên cứu bốn một số mặt hàng TCMN có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường Mỹ sau: Mặt hàng gốm sứ Mặt hàng mây tre, cói, lá, thảm Mặt hàng sơn mài mỹ nghệ Mặt hàng thêu - Về không gian: Xuất khẩu sang thị trường Mỹ C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 3 - Về thời gian: từ năm 2000 đến nay, các giải pháp đề xuất đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Là một công trình nghiên cứu khoa học kinh tế, do vậy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng làm phương pháp luận cơ bản. Ngoài ra, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp lượng hóa, tổng hợp những lý thuyết về cạnh tranh từ đó vận dụng lý thuyết cạnh tranh vào phân tích sức cạnh tranh của hàng hóa. Đề tài xây dựng phương pháp luận về phân tích sức cạnh tranh của hàng hóa và xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đo lường sức cạnh tranh hàng hóa…từ đó vận dụng vào luận giải các vấn đề thực tiễn về sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN trên thị trường Mỹ. 5. KẾT CẤU CỦA BÀI VIẾT Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận của việc nâng cao sức cạnh tranh nhóm hàng TCMN và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. - Chương II: Thực trạng cạnh tranh và sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. - Chương III: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH NHÓM HÀNG TCMN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG TCMN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 4 Là một quy luật kinh tế điển hình của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình. Cạnh tranh là một yếu tố sinh tồn, các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi có khả năng cạnh tranh tốt trên thương trường. Cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế, cạnh tranh phát triển rộng và sâu hơn. Ngày nay không chỉ còn cạnh tranh trong một nước mà là cạnh tranh trên thương trường quốc tế, đồng thời các luận điểm về cạnh tranh, sức cạnh tranh ngày một nhiều. Mục tiêu của chương là hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. Để thực hiện được mục tiêu này, chương này sẽ làm rõ ba vấn đề chính. Vấn đề thứ nhất là chương I đi vào luận giải về cạnh tranh và sức cạnh tranh. Với việc làm rõ khái niệm, bản chất, vai trò của cạnh tranh bài đã đưa ra các công cụ mà các chủ thể của nền kinh tế thường sử dụng để cạnh tranh với nhau. Qua đó, bài viết đi tiếp vào khái niệm sức cạnh tranh và cụ thể là sức cạnh tranh của hàng hóa. Một bức tranh tổng thể về sức cạnh tranh của hàng hóa từ khái niệm đến các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá. Vấn đề thứ hai chương Isẽ giới thiệu qua là khái quát về nhóm hàng TCMN. TCMN là một hàng hóa của nền kinh tế nhưng hàng TCMN có nhiều đặc điểm khác với nhiều hàng hóa khác, những đặc điểm này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng này cũng được trình bày trong bài. Trên cơ sở giới thiệu về mặt hàng TCMN, bài viết sẽ đi vào luận giải tại sao cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. 1.1. KHÁI LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH 1.1.1. Cạnh tranh 1.1.1.1. Nguồn gốc và các quan điểm về cạnh tranh Cạnh tranh là một quy luật kinh tế, nó tồn tại khách quan cùng với nền kinh tế hàng hoá, cùng với tự do kinh tế. Nhưng đến nửa sau thế kỷ XVIII cạnh tranh C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 5 mới xuất hiện, xuất phát từ tự do kinh tế mà Adam Smith đã phát hiện. Nền kinh tế tự do đã tạo ra hai điều kiện cơ bản: (i) phân công lao động, (ii) chủ thể lợi ích đa nguyên, qua đó cạnh tranh ra đời và tồn tại. Phân công lao động là sản phẩm tất yếu của xã hội loài người khi phát triển đến một giai đoạn nhất định. Phân công lao động xã hội đã tạo ra tính độc lập tương đối về kinh tế, từ đó mà có tự do kinh doanh, có tự chủ giữa các chủ thể kinh tế, có thị trường, có cạnh tranh. C. Mác có viết: “sự phân công lao động trong xã hội đặt những người sản xuất hàng hoá độc lập đối diện với nhau, những người này không thừa nhận một uy lực nào khác ngoài uy lực cạnh tranh, ngoài sự cưỡng chế mà áp lực của những lợi ích giữa họ với nhau đã gây ra đối với họ”. Sự tồn tại của chủ thể lợi ích đa nguyên quyết định mỗi chủ thể của nền kinh tế có các lợi ích khác nhau. Trong nền kinh tế tự do, các chủ thể hoạt động nhằm thoả mãn tối đa lợi ích kinh tế của mình. Đối với người sản xuất kinh doanh thì lợi ích của họ là lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng thì lợi ích tiêu dùng từ sản phẩm là cái họ theo đuổi. Sự theo đuổi lợi ích riêng ấy tạo nên động lực cạnh tranh. Như vậy sẽ không có cạnh tranh khi không tồn tại sự độc lập tương đối về kinh tế và các chủ thể kinh tế không hoạt động vì mục đích kinh tế riêng của mình. Từ khi cạnh tranh xuất hiện, đã có rất nhiều nhà kinh tế học khác nhau quan tâm và cũng có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Theo trong kinh tế học chính trị Mác – Lênin thì cạnh tranh được coi là một động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan, không thể thiếu được của nền sản xuất hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 6 Trong từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Còn trong từ điển bách khoá Việt Nam (tập 1) thì cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất, các thương nhân hay các nhà kinh doanh chịu sự chi phối bởi quan hệ cung – cầu nhằm giành điều kiện sản xuất, tiêu thụ thuận lợi để chiếm một vị thế trên thị trường. Các nhà kinh tế học thuộc truờng phái tư sản cổ điển quan niệm: cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng tương ứng với khả năng của mình. Theo quan niệm này, cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết về giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh. Qua các các quan niệm trên ta có thể hiểu cạnh tranh là thuật ngữ dùng để chỉ những hành động ganh đua của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế nhằm giành lấy lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của mình. 1.1.1.2. Bản chất của cạnh tranh Như trên đã làm rõ, các chủ thể tham gia trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau, ganh đua với nhau nhằm đem lại lợi ích lớn nhất cho bản thân mình. Trong nền kinh tế thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì các doanh nghiệp phải cung ứng cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, dịch vụ tốt… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình. Để có được sức cạnh tranh tốt thì các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng thành tựu công nghiệp kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và phân phối sản phẩm. Như vậy bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục đích lợi nhuận và chi phối thị trường. Thực chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa con người với con người trong việc giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế. Nên ngoài bản chất kinh tế, cạnh tranh còn C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 7 mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của cạnh tranh thể hiện ở đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh với các chủ thể khác, tức là trong quan hệ với người lao động trực tiếp, với người tiêu dùng và cả đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Cạnh tranh là một một quy luật kinh tế, vì thế nó chịu sự chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội. Do đó, bên cạnh bản chất kinh tế, bản chất xã hội, cạnh tranh còn có bản chất chính trị. 1.1.1.3. Các lý thuyết cạnh tranh Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển Xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa, nhưng phải đến cuối thế kỷ XVIII cạnh tranh mới được xem như một hiện tượng kinh tế, mới được xem xét và phân tích. Là người đại biểu cho giai cấp tư sản công nghiệp, Smith chủ trương tự do cạnh tranh. Theo Ông cạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Cạnh tranh có thể điều tiết quan hệ giữa cung và cầu để sản xuất xã hội thích ứng với nhu cầu xã hội. Ông chỉ ra rằng: “trong điều kiện cạnh tranh, do có nhiều người cùng cung ứng sản phẩm nên họ không những phải thường xuyên theo dõi, chú ý sự biến động ngẫu nhiên của tình hình cầu, mà còn phải thường xuyên theo dõi, chú ý tình hình cạnh tranh hoặc sự biến động còn lớn hơn nhiều, thường xuyên hơn nhiều của tình hình cung tùy theo sự biến động của tình hình cầu, rồi dùng mánh lới khôn khéo và năng lực phán đoán chính xác làm cho số lượng các loại hàng hóa có thể thích ứng với tình hình thay đổi của cung cầu và của cạnh tranh” 1 . Smith để lại tư tưởng tự do cạnh tranh, còn sang cuối thể kỷ XIX, các nhà kinh tế học cổ điển mới như A.Marshall, L.Walras… đã để lại lý luận về cạnh tranh hoàn hảo. Lý luận này dựa trên giả định rằng, nền kinh tế phát triển cân 1 Adam Smith: “Nghiên cứu tính chất cà nguồn gốc của cải quốc dân”, Nxb Thương mại, 1972, tr.315 C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 8 đối, ổn định và bền vững, do đó mà có trật tự, có thể dự đoán được, có thể phân tích một cách khoa học được. Với giả định như vậy, giá cả hàng hóa và các yếu tố sản xuất do cung cầu trên thị trường quyết định. Như vậy, về phía cầu, người tiêu dùng tìm mọi cách để thỏa mãn tối đa lợi ích tiêu dùng, về phía cung, người sản xuất hành động chạy theo lợi nhuận tối đa. Giá cả biến động làm cho cung cầu cân bằng. Do vậy mà lý luận này được xây dựng trên cơ sở cạnh tranh hoàn hảo. Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và mang tính độc quyền Nhận thấy rằng: sự tồn tại tất cả các nhân tố hoàn hảo của thị trường là điều gần như không tưởng, thực tế của nền kinh tế tư bản lúc đó là xung đột khắp nơi, kinh tế suy thoái, thất nghiệp và lạm phát triền miên nên không bao giờ có thể tồn tại cạnh tranh hoàn hảo. Vào đầu thế kỷ XX, nhiều nhà kinh tế học tiêu biểu là E.Chamberlin (người Mỹ) và J.Robinson (người Anh) đã nghiên cứu tách bạch hai thái cực của cạnh tranh độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo, các ông đã xây dựng mô hình cạnh tranh không hoàn hảo hay cạnh tranh mang tính độc quyền là phạm trù thứ ba giữa hai thái cực độc quyềnvà cạnh tranh hoàn hảo. Các ông chủ yếu đi nghiên cứu vấn đề độc quyền nhóm và bổ sung những hình thức cạnh tranh không bằng giá như cạnh tranh trên mạng lưới kênh phân phối, cạnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến quảng cáo. Lý thuyết cạnh tranh này đã giúp cho các doanh nghiệp phát triển được các chiến lược Marketing để tìm được vị thế trên thị trường. Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả được hình thành vào đầu những năm 40 của thế kỷ XX dựa trên luận điểm “những nhân tố không hoàn hảo trên thị trường có thể được sửa chữa bằng những nhân tố không hoàn hảo khác” của nhà kinh tế học người Mỹ Jọhn Maurice. Tiếp đến là những luận điểm của nhà kinh tế học người Áo Schumpeter đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của lý thuyết C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 9 cạnh tranh hiệu quả. Theo Schumpeter, cạnh tranh hoàn hảo sẽ làm cho tài nguyên được phân phối thích hợp nhất, làm cho sản xuất đạt được giá trị cực đại, tuy nhiên nó chỉ đúng trong trường hợp phương pháp sản xuất không thay đổi và ngành nghề đã định sẵn. Ông còn cho rằng, độc quyền không xóa bỏ cạnh tranh, nó chỉ làm thay đổi phương thức cạnh tranh từ cạnh tranh bằng giá cả, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh trong tiêu thụ sang cạnh tranh bằng sản phẩm mới, cạnh tranh bằng kỹ thuật mới, bằng nguồn cung ứng mới, bằng loại hình tổ chức mới. Nói chung, nội dung cơ bản của lý thuyết này là phâp biệt rõ nhũng yếu tố không hoàn hảo nào là có ích, yếu tố không hoàn hảo nào là có hại cho chính sách cạnh tranh và nhận biêt được điều kiện cần và đủ cho tính hiệu quả của cạnh tranh trong nền kinh tế. 1.1.1.4. Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh được coi như một động lực của sự phát triển, nhưng cạnh tranh cũng như bao quy luật kinh tế khác, nó tồn tại khách quan và luôn mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực Mặt tích cực: Đối với người tiêu dùng: Dưới sức ép của cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải cải tiến sản xuất, phải thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng, do vậy mà người tiêu dùng có thể lựa chọn được nhiều sản phẩm với nhiều hình thức khác nhau từ nhiều nhà cung cấp với chất lượng tốt và giá rẻ. Như C.Mác đã từng viết: “Cạnh tranh là phương thuốc duy nhất để chống lại những nhà tử sản, một phương thuốc mà các nhà chính trị học cho là có ảnh hưởng tốt đến cả việc nâng cao tiền công lẫn việc giảm giá hàng hoá, có lợi cho công chúng tiêu dùng”. Vì vậy, việc duy trì cạnh tranh là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Đối với người sản xuất kinh doanh: cạnh tranh đẩy những người sản xuất kinh doanh vào một môi trường năng động, buộc họ phải thường xuyên cải tiến công nghệ mới, chủ động, nhạy bén, tổ chức quản lý có hiệu quả… để đưa ra các biện pháp kinh tế, tích cực, sáng tạo nhằm tồn tại và phát triển trên thương C«ng tr×nh dù thi nghiªn cøu khoa häc sinh viªn n¨m 2008 10 . cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế. Do vậy đề tài: “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ . sức cạnh tranh nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. • Phân tích thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị