1) TCMN là một nghề được hình thành, tồn tại, và phát triển lâu đời ở nước ta Theo các nhà sử học, đó là những mặt hàng phi nông nghiệp, ra đời từ trước
thời Pháp thuộc và còn tồn tại cho đến ngày nay. Quá trình phát triển của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống này luôn gắn với những thăng trầm trong lịch sử của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, những kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được đúc rút và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành một nghề tồn tại độc lập, thậm chí thay thế cho nghề nông ở những làng nghề này.
Cần chú ý rằng, mặt hàng TCMN truyền thống còn bao hàm cả những mặt hàng đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, thể hiện được những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc
2) Hàng TCMN được sản xuất tập trung tạo thành các làng nghề, phố nghề
Sự ra đời của mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống lúc đầu là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình, đồng thời giải quyết lao động dư thừa, nhàn rỗi giữa các mùa vụ. Sau xuất hiện những gia đình chuyên làm nghề thủ công và sản phẩm của họ phục vụ trực tiếp cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của dân trong làng. Song đa phần những gia đình này vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nào đó. Do điều kiện giao thông trước kia nên các làng nghề truyền thống thường gắn với các con sông để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có những làng nghề nổi tiếng như làng lụa Vạn Phúc, Hà Tây; đồ gỗ Đồng Kỵ, đồ đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, Bắc Ninh, gốm sứ Bát Tràng...
3) Hàng TCMN có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề
Việc sản xuất mỗi mặt hàng thủ công truyền thống đều có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, có kỹ thuật tinh xảo làm hạt nhân để phát triển. Mỗi làng nghề thường có một ông Tổ nghề là người truyền dạy bí quyết, kỹ thuật nghề. Phương thức dạy nghề chủ yếu là truyền nghề, kèm cặp của người thợ cả đối với thợ học việc.
Việc sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Cho tới nay vẫn chỉ có một số mặt hàng có khả năng cơ giới hóa được một số công đoạn sản xuất. Nhưng có thể nói, chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống chính là xuất phát từ lao động thủ công của người thợ. Chính sự sáng tạo, lòng tâm huyết của người thợ đã mang lại cho mỗi sản phẩm thủ công truyền thống một giá trị khác biệt so với các sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt bằng máy móc khác.
5) Sử dụng hoàn toàn hoặc chủ yếu nguyên liệu tại chỗ hoặc trong nước
Các mặt hàng thủ công truyền thống trong thời gian đầu đều dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Một số mặt hàng thủ công cũng có thể tận dụng khai thác được các nguồn nguyên liệu trong nước ở các địa phương lân cận