PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG TCMN VIỆT NAM TRÊN THỊ

Một phần của tài liệu “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ” (Trang 71 - 74)

VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

Hiện nay, nhóm hàng TCMN được đánh giá là nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu cao. Theo định hướng đến năm 2010 thì kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam sẽ đạt hơn 1,5 tỷ USD.

Bảng 3.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam 2008 -2010

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giai đoạn 2006-2010

KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%)

997 21,5 1.214 21,7 1511 24,5 5.024 21,6

(Nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010, Bộ Thương Mại)

Để đạt được mục tiêu này, mặt hàng TCMN cần phải tạo được cho mình một khả năng cạnh tranh cao.

Nhìn chung, việc nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ đang là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong nước. Muốn nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường tiềm năng này thì các doanh nghiệp cần phải chú ý hơn đến sản phẩm của mình và cách tiếp thị sản phẩm đó với người tiêu dùng Mỹ.

Như ở trên đã viết, người tiêu dùng Mỹ là những vị khách rất quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Do vậy khi xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ các doanh nghiệp cần phải đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, tương đồng nhau, không hư hỏng…bên cạnh đó còn phải đặc biệt chú ý đến vấn đề nhãn hiệu của sản phẩm. Nhãn hiệu là yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm, cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết như nơi sản xuất, ngày sản xuất, điều kiện bảo quản, thành phần cấu tạo lên sản phẩm…

Để lôi kéo được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình thì phải hiểu khách hàng, có như vậy kinh doanh mới thành công được. Thiếu xót rất lớn của các doanh nghiệp TCMN Việt Nam là cung ứng cái mình có mà không cung ứng cái khách cần. Điều này không phải là các doanh nghiệp của ta không thấy rõ, mà nguyên nhân phần lớn là do không đủ nguồn lực để nghiên cứu thị trường. Nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm và thiết lập mối quan hệ kinh doanh chiến lược với các đối tác Mỹ, những người có khả năng thiết kế, tiêu thụ sản phẩm và cũng đang có ý định tìm đối tác sản xuất ở nước ngoài. Các doanh nghiệp sản xuất TCMN của ta cũng có thể liên kết với các nhà tạo mẫu là Việt

Kiều sinh sống ở Mỹ lâu năm, đây là hướng đi phù hợp với tình hình hiện tại của các doanh nghiệp trong nước.

Dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức xúc tiến trong và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hội trợ, triển lãm mang tính quốc tế nên có một mục đích hợp lý để quảng bá sản phẩm của mình với khách hàng tương lai. Các doanh nghiệp nên hướng vào mục đích là tìm kiếm đối tác, giới thiệu khả năng sản xuất hơn là giới thiệu mẫu mã để khách hàng chọn mua và ký hợp đồng. Vì mẫu mã sản phẩm TCMN Việt Nam ít có sự thay đổi nền cần phải tìm các đối tác liên minh chiến lược có khả năng tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm TCMN không chỉ thông qua kênh phân phối mà còn qua mẫu mã tạo sản phẩm độc đáo.

Trên đây là phương hướng chung nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng TCMN nói chung. Ngoài ra

Đối với các mặt hàng gốm sứ: Với bản tính mới, lạ nên mặt hàng gốm sứ Việt Nam rất được ưa chuộng trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên giá cả các sản phẩm gốm sứ đang là một bất lợi đối với mặt hàng nay. Nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm chủ yếu là có sẵn trong nước, chi phí nhân công thấp cũng không giải quyết được vấn đề giá cả mặt hàng gốm sứ của Việt Nam vẫn cao hơn một

số đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân chính là do khâu đóng gói chưa hợp lý làm

chi phí vận chuyển cao. Ngoài ra các sản phẩm cũng cần phải cải tiến mẫu mã, thay đổi màu sắc cho phù hợp với thị hiếu người Mỹ.

Đối với mặt hàng làm từ mây, tre, cói, lá: Trung Quốc hiện đang là quốc gia đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ. Hàng Việt Nam có mẫu mã tương tự so với hàng Trung Quốc và các nước châu Á khác nhưng lại không có khả năng cạnh tranh bằng giá cả. Vì vậy, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng làm từ mây, tre, cói, lá hiện đang chiếm trên 30% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng TCMN thì phải giúp cho các sản phẩm này sức cạnh tranh thông qua việc tạo mẫu mã độc đáo, tinh xảo và có kênh phân phối riêng.

Đối với mặt hàng sơn mài: Nhu cầu mặt hàng sơn mài trên thị trường Mỹ còn yếu nhưng luôn có xu hướng tăng. Có lẽ vì vậy mà nhiều quốc gia ít xuất khẩu các sản phẩm sơn mài sang thị trường Mỹ, tiêu biểu là Trung Quốc. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sơn mài cần phải có các chiến lược hợp lý, khẩn trương tạo vị thế vững chắc trên thị trường tiền năng này.

Đối với mặt hàng thêu: Trung Quốc và các nước khác nắm giữ một thị phần lớn về mặt hàng thêu máy với giá cả phải chăng trên thị trường Mỹ. Về mặt hàng này, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Theo kinh nghiệm của Thái Lan, để tránh cạnh tranh trực tiếp bằng giá với Trung Quốc, Thái Lan đã chuyển sang sản xuất các mặt hàng tinh xải hơn. Vậy phải chăng khi đang khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc về hàng thêu máy thì Việt Nam có thể cạnh tranh ở mặt hàng thêu tay chất lượng cao.

Một phần của tài liệu “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ” (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w