Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất màcòn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề choxã hội.. Chính vì nhưng lí do trên
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lỏng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Khúc Thị Hiền cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo khoa Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Tây Bắc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu cùng toàn thể các cô giáo và các cháu trường mầm non Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập số liệu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Sơn La, tháng 5 năm 2014 Người thực hiện
Phạm Thị Phương Thảo
Trang 5PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang 7Giáo dục mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mụcđích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thànhnhững cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ em có nhiều cơmay thắng lợi trên con đường học hành cũng như trên cuộc sống.
Trẻ em lứa tuổi mầm non là một đối tượng đặc biệt, cơ thể đang sinh trưởng vàphát triển nhanh chóng nhưng các hệ cơ quan lại chưa hoàn thiện Đây là giai đoạnphát triển nền tảng, có ý nghĩa quan trọng cho các giai đoạn tiếp theo Cùng với sựthay đổi trong chính gia đình cũng như những hoạt động đặc biệt trong trường mầmnon đã tác động không nhỏ đến tình trạng dinh dưỡng cũng như trạng thái tâm sinh lýcủa trẻ Do đó, khuynh hướng mắc các bệnh về dinh dưỡng và chuyển hoá (suy dinhdưỡng protein và năng lượng, thiếu vitamin A, còi xương, thừa cân - béo phì ) ởnhóm tuổi này ngày càng gia tăng và rất khó kiểm soát
Sự phát triển cơ thể của trẻ em là một quá trình sinh học rất phức tạp trong đótầm vóc, trọng lượng và kích thước cơ thể phát triển nhanh và các loại cơ quan có sựhoàn thiện về chức năng Vì vậy mọi lứa tuổi trẻ em có đặc điểm sinh học riêng
Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia từ khi lọt lòng đến tuổi đi học trẻphát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần So với người lớn đã trưởng thành nhu cầu
về dinh dưỡng của trẻ là rất lớn trẻ càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng càng lớn nhằmđáp ứng nhu cầu cung cấp đầy đủ năng lượng cho quá trình phát triển nhanh chóng của
cơ thể
7
Trang 8Hàng năm trên thế giới có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nướcđang phát triển và một cách trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến nguyên nhân dosuy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất màcòn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho
xã hội Đặc biệt, ở lứa tuổi từ lúc sơ sinh cho tới 5 tuổi là thời kỳ phát triển quan trọngcủa cuộc đời, đây là thời kỳ tăng trọng lượng nhanh nhất trong cuộc đời trẻ, nhiều hệthống cơ quan trong cơ thể được hoàn chỉnh đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương
và hệ vận động của trẻ Do vậy việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻtrong giai đoạn này là vấn đề hết sức quan trọng và nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạnnày cũng là cao nhất
Mặc dù đã bước sang thế kỉ 21, không chỉ riêng nước ta mà còn nhiều nước trênthế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng đói nghèo vàsuy dinh dưỡng Đây là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các chất dinhdưỡng khác Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở các mức độkhác nhau và để lại những hậu quả khôn lường đối với sự phát triển thể chất, trí tuệcủa trẻ em, ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của dân tộc và ảnh hưởng cả đến sự pháttriển của xã hội
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và cácvấn đề liên quan Các nghiên cứu này đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng vàgiảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nước ta Tuy nhi ên, cho đến nay, Việt Nam vẫn
là một trong số 36 nước có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất thế giới
Sơn La là một tỉnh nghèo nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam Mặc dù, chương trìnhphòng chống suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi đã và đang được thực hiện tại đây,song hiệu quả còn chưa cao
Chính vì nhưng lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh
- Chiềng Sinh - Sơn La dựa trên các chỉ số thể lực (chiều cao và cân nặng)
8
Trang 9- Ứng dụng phần mềm WHO Anthro và WHO Anthroplus để đánh giá tình trạngdinh dưỡng của trẻ mầm non.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định tình trạng thể lực (chiều cao và cân nặng) của trẻ em trường mầm nonChiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh
- Chiềng Sinh - Sơn La dựa trên 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, cânnặng/chiều cao
- Khả năng và cách sử dụng phần mềm WHO Anthro và WHO Anthroplus để đánhgiá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 229 trẻ em có độ tuổi từ 2 - 5 tại trường mầm nonChiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La
Các trẻ được chọn để nghiên cứu có sức khoẻ bình thường, không có dị tật bẩm sinhhoặc bệnh truyền nhiễm, trạng thái tâm - sinh lý bình thường
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu sách tài liệu có liên quan đến đề tài,đọc và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận của vấn đề nghiêncứu và các tài liệu có liên quan đến dinh dưỡng của trẻ mầm non
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phỏng vấn sử dụng phiếu điều tra kết hợp vớiphỏng vấn sâu giáo viên ở trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La
và các phụ huynh của trẻ ở trường này về cách chăm sóc trẻ tại trường, tại giađình và điều kiện kinh tế của phụ huynh
- Phương pháp nhân trắc: Đo chiều cao và cân nặng của trẻ mầm non
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Các số liệu thu thập được sẽđược nhập vào máy tính và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel, phần mềmWHO Anthro và WHO AnthroPlus
6 Đóng góp của đề tài
Thống kê số liệu về chiều cao, cân nặng để qua đó đánh giá tình trạng dinhdưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La bằng phần
9
Trang 10mềm WHO Anthro và phần mềm WHO AnthroPlus Đây sẽ là tư liệu để tham khảo,thông qua đó, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên mầm non, các sinh viên ngànhGiáo dục mầm non có cơ sở thực tế để từ đó xây dựng được các biện pháp phù hợpnhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em.
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận
10
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Đặc diểm sinh lý và nhu cầu năng lượng của trẻ em
Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển Quá trình sinh trưởng và phát triển củatrẻ em là quá trình liên tục, từ lúc trứng mới được thụ tinh cho đến khi trưởng thành.Quá trình lớn và phát triển của trẻ em cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hoásinh vật: đi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp Quá trình tiến hoá này khôngphải chỉ là một quá trình tuần tiến mà có những bước nhảy vọt; có sự khác nhau vềchất chứ không đơn thuần về mặt số lượng
Đặc điểm chung về sinh lý đối với nhóm trẻ dưới 6 tuổi là [25]:
Tốc độ tăng trưởng rất nhanh, do đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng rất cao.Chức năng của các bộ phận trong cơ thể phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn chưa hoànthiện Cơ lực tăng mạnh, chức năng vận động phối hợp động tác tăng dần Vì vậy, trẻngày càng thực hiện được những động tác khéo léo, gọn gàng hơn
Các hệ cơ quan phát triển rất nhanh về hình thái và hoàn thiện dần về chứcnăng, đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với các yếu tố thuận lợi cũng như bất lợi tácđộng đến cơ thể
Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đãbiến hoá, chức năng phân tích, tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lượng các phản
xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện tốt, trí tuệphát triển nhanh
Tình trạng miễn dịch thụ động (IgG từ mẹ truyền sang) giảm nhanh, trong khikhả năng tạo miễn dịch chủ động kém
Về đặc điểm bệnh lý thời kì này hay gặp là các bệnh về dinh dưỡng và chuyểnhoá (suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương, tiêu chảy cấp ) và các bệnh nhiễm khuẩn(viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm màng não mủ )
Trang 121.1.2 Nhu cầu năng lượng
Dinh dưỡng có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống và phát triển củatrẻ em Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ phát triển khoẻ mạnh, có sức chống đỡ đối vớicác bệnh tật và phát triển trí thông minh Ngược lại, nếu trẻ không được nuôi dưỡngtốt sẽ dễ mắc các loại bệnh tật, giảm sức đề kháng, có thể để lại những di chứng ảnhhưởng tới cả thể chất và tinh thần về sau
Từ khi lọt lòng đến tuổi đi học, trẻ phát triển rất nhanh, cả về thể chất và tinhthần So với người lớn trưởng thành, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ là rất lớn, đặc biệt,trẻ càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng càng cao
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia (2006) (theo [4]), nhu cầu nănglượng và protein của trẻ em mầm non là:
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hoásinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như: tìnhtrạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều kiện vệ sinh môi trường, công tácchăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em
Tình trạng dinh dưỡng phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạngsức khoẻ Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng)
là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vichất dinh dưỡng Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác
Bảng 1.1 Nhu cầu năng lượng và protein của trẻ mầm non
rr K •
1.2- Tình trạng dinh dưỡng
Trang 13nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vậnđộng của trẻ [24].
Tuỳ theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà SDD biểu hiện ở các thể khácnhau:
Thể phù (Kwashiorkor) do trong khẩu phần ăn của trẻ ăn quá nhiều chất bột,nhưng lại thiếu chất đạm và chất béo
Thể teo đét (Marasmus) thường gặp nhất Đó là hậu quả của chế ăn thiếu cảnăng lượng và protein trong một thời gian dài làm cho cơ thể trẻ gầy đét, cân nặng còndưới 60% so với cân nặng chuẩn
Ngoài ra, còn gặp trẻ SDD thể hỗn hợp (Marasmus - Kwashiorkor): cân nặngcủa trẻ dưới 60%, cơ thể trẻ gầy nhưng lại bị phù
Béo phì là tình trạng tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể do dư thừa năng lượngtrong khẩu phần ăn hàng ngày so với nhu cầu tiêu hao của cơ thể trong thời gian dài
Sự tích lũy năng lượng sẽ xảy ra khi cơ thể ăn vào một lượng thức ăn quá nhiều
so với nhu cầu, lâu ngày những chất dinh dưỡng dư thừa như chất đạm, chất béo, chấtđường đều chuyển hóa thành mỡ để dự trữ, gây nên tình trạng béo phì Trong nhữngnăm gần đây, tỷ lệ béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở nhữngthành phố lớn
1.3 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em
Bốn nhóm chỉ tiêu thường được các nhà khoa học dùng để đánh giá tình trạngdinh dưỡng của trẻ em [24] là:
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống
- Thăm khám thực thể để phát hiện các triệu chứng của bệnh tật có liên quan đến ănuống
- Các chỉ tiêu nhân trắc
- Các xét nghiệm hoá sinh
Trong số các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu nhân trắc được sử dụng nhiều nhất để đánhgiá tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ và đặc biệt phổ biến tại các trường mầm non
Trang 141.3.2 Chỉ tiêu nhân trắc
Những chỉ số nhân trắc thường được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
là chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay Tuy nhiên, đối với trẻ
em dưới 5 tuổi, chỉ số quan trọng nhất là chiều cao và cân nặng Các chỉ số này nói lên
sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng của cơ thể từ khi mới sinh ra cho đến lúc chết,chúng thường mang tính di truyền
1.3.2.1 Chiều cao
Chiều cao của cơ thể con người là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng tronghầu hết các điều tra cơ bản về nhân trắc học, nhân chủng học và y học Chiều cao cònđược xem như một trong những chỉ tiêu quyết định để phân biệt các chủng tộc trên thếgiới Chiều cao biểu hiện tầm vóc của một người Do đó, các nhà y học thường dựavào chiều cao để đánh giá sức lớn của trẻ em và tầm vóc của một người [26] Chiềucao thường thay đổi theo chủng tộc, theo giới tính và chịu một phần ảnh hưởng củamôi trường, hoàn cảnh sống Ngoài ra, chiều cao còn giúp đánh giá thể trạng liên quanđến chất lượng cuộc sống của con người
Trong năm đầu tiên, chiều cao trẻ phát triển rất nhanh (tăng khoảng 25cm), sau
đó (từ 1 - 10 tuổi) tăng chậm lại Khi đến tuổi dậy thì (11 - 13 đối với nữ và 13 - 15 đốivới nam), chiều cao lại tăng lên nhanh chóng với tốc độ từ 6 -10cm mỗi năm [15] Sau
đó, sức lớn chậm lại, mỗi năm chỉ tăng khoảng 2cm
Để theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao ở trẻ, có thể áp dụng công thức tínhchiều cao trung bình cho trẻ trên 1 tuổi như sau ( theo [15], [25],)
H = 75cm + 5cm (N - 1)Trong đó: H - chiều cao trung bình của trẻ trên 1 tuổi (cm);
N - số tuổi của trẻ;
75cm - chiều cao trung bình của trẻ lúc 1 tuổi;
5cm - Chiều cao tăng trung bình mỗi năm
I.3.2.2 Cân nặng
Cân nặng là một số đo quan trọng thường được sử dụng trong các công trìnhđiều tra về hình thái người Khối lượng cơ thể liên quan đến nhiều kích thước khácnhau nên thường được dùng để đánh giá sự phát triển của cơ thể Đối với cơ thể bình
Trang 15thường trong giai đoạn tăng trưởng, khối lượng cơ thể thường xuyên tăng lên nhưngkhông đồng đều [24] Cân nặng có quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế - xã hội vàchịu tác động tức thời của chế độ ăn uống cũng như liên hệ mật thiết với tình hình sứckhoẻ và bệnh tật của mỗi người Cân nặng của một người nói lên mức độ và tỉ lệ giữahấp thu và tiêu hao năng lượng.
Cân nặng tăng dần theo tuổi nhưng không đồng đều trong các giai đoạn khácnhau của cơ thể Có thể tính cân nặng trung bình của trẻ theo các công thức sau (theo[15], [24], [25])
* Trẻ dưới 1 tuổi, cân nặng tăng rất nhanh, tăng trung bình 500 - 600g/tháng
P = Pss + 500 (600)g x nTrong đó: P - Cân nặng trung bình của trẻ (kg)
Pss - khối lượng sơ sinh n - tháng tuổi
500 (600)g - trung bình cân nặng tăng lên mỗi tháng
* Trẻ trên 1 tuổi trung bình mỗi năm tăng 1,5 kg
P = 9kg + 1,5kg ( N - 1 )Trong đó: P - Cân nặng trung bình của trẻ (kg)
N - Số tuổi tính theo năm9kg - Cân nặng trung bình của trẻ 1 tuổi1,5kg - Cân nặng trung bình mỗi năm
Dựa vào chỉ số nhân trắc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo, nên sửdụng 3 chỉ số phối hợp là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A) và cânnặng theo chiều cao (W/H) (theo [9]) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Cân nặng theo tuổi là chỉ số được dùng phổ biến nhất vì dễ đo đạc, chophép nhận định tình trạng thiếu dinh dưỡng nói chung, là chỉ số tổng hợp cho biết ảnhhưởng ngắn hạn và dài hạn đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Nhưng chỉ số nàykhông phản ánh được tình trạng thiếu dinh dưỡng xảy ra gần đây hay đã kéo dài baolâu Tuy vậy, đây lại là chỉ số rất có ích cho việc theo dõi thường kì hàng tháng nhằmđưa ra can thiệp kịp thời
Trang 16Chiều cao theo tuổi phản ánh tình trạng thấp còi của cơ thể và được coi là biểuhiện của suy dinh dưỡng lâu ngày dẫn đến sự kém phát triển về chiều cao Thấp còi(chiều cao dưới -2SD so với quần thể tham khảo NCSH) được coi là hậu quả của tìnhtrạng thiếu ăn hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhiều lần kéo dài Vì vậy, tỉ lệ trẻ emthấp còi được coi là chỉ số đánh giá tình trạng đói nghèo Theo WHO, suy dinh dưỡngchiều cao theo tuổi là chỉ số đáng tin cậy để đo lường thiệt hại chung của xã hội vì nóđánh giá các điều kiện xã hội dài hạn.
Cân nặng theo chiều cao phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kì hiện tạilàm cho trẻ gầy còm, bị sụt cân hoặc không tăng cân Nguyên nhân của tình trạng này
là do thiếu ăn hoặc do mắc các bệnh cấp tính Đây là chỉ số phản ánh tình trạng thiếudinh dưỡng cấp, hiện tại cần được ưu tiên can thiệp
Theo mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng của UNICEF được xây dựng vàonăm 1990 cho thấy, nguyên nhân của SDD là đa ngành, có mối liên quan chặt chẽ vớicác vấn đề thực phẩm, y tế và thực hành chăm sóc hộ gia đình Mô hình này cũng chỉ
ra nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân sâu xa và các yếu tố ảnhhưởng
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng là thiếu ăn và bệnh
tật:
Bảng 1.2 Phân loại mức độ dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi
Phân loại Cân nặng/tuổi
< -4SD
< -2SD-3SD đến -2SD
< -3SD
< -2SD
1.4 Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
em dưới 6 tuổi
Trang 17- Khẩu phần ăn: Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡngcao nhưng vì các lí do khác nhau chúng không được ăn đầy đủ các chất dinhdưỡng Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những vùng ăn chủ yếu là ngũ cốc thiếuthường dẫn đến thiếu protein Số lượng bữa ăn trong ngày ít (trung bình là 3bữa/ngày), tần xuất xuất hiện các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá,trứng, sữa trong bữa ăn của trẻ thấp sẽ có nguy cơ cao về SDD Tuy nhiên, nhiềunghiên cứu lại cho thấy, khẩu phần ăn của trẻ Việt Nam thiếu năng lượng trầmtrọng (chỉ đáp ứng trên 80% nhu cầu hàng ngày của cơ thể) nên tỉ lệ SDD vẫn cònrất cao.
- Bệnh tật: Nhiễm khuẩn dễ đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hoá
và ngược lại, SDD dễ dẫn đến nhiễm khuẩn do làm giảm sức đề kháng Chính vìvậy, tỉ lệ SDD có thể dao động theo mùa và thường cao trong các mùa mà bệnhnhiễm khuẩn lưu hành ở mức độ cao Bên cạnh đó, những năm tháng đầu tiên saukhi ra đời trẻ đã bị kém phát triển thì nguy cơ bị SDD sớm là rất cao
Nguyên nhân sâu xa của SDD là do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ bà mẹ - trẻ em, các vấn đề về nước sạch và vệ sinh môi trường, thành phần dântộc, tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ sinh
Nguyên nhân gốc rễ của SDD trẻ em là nghèo đói và thiếu kiến thức Đói
nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội tiếpxúc với thông tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Mặt khác, phần lớn các hộ giađình nghèo, nhất là vùng nông thôn và miền núi lại thường sinh nhiều con nên chế độdinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm bảo Chính điều này lại tạo nênvòng luẩn quẩn của đói nghèo, khó giải quyết
1.5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ khi sinh ra để tồn tại thì con người đã phải tìm kiếm thức ăn cho mình.Ban đầu chỉ nhằm chống lại cái đói thì sau này xã hội phát triển người ta ăn cần phảingon và đủ chất
Trang 18Ngay từ thời kì trước công nguyên, danh y học phương tây Hipocrat đã chorằng ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị (Thức ăn cho bệnh nhân phải là mộtphương tiện điều trị trong phương tiện điều trị của chúng ta có các chất dinh dưỡng).
Năm 1729, quyển sách đầu tiên về sự tăng trưởng chiều dài ở người J.S.Stoeller
đã xuất bản ở Đức Nhưng trong quyển sách này chưa có số liệu đo đạc cụ thể Vàcũng ở Đức trong năm này thì đã nghiên cứu về sự tăng trưởng chiều cao ở người và
sự phát triển axit amin đã đánh dấu bước ngoặt khởi đầu về nghiên cứu sự phát triểnchiều cao ở người và các phát hiện cụ thể về dinh dưỡng
Năm 1754, Chistian Friedrich Jumbpet (Đức) đã trình bày số liệu đo đạc về cânnặng, chiều cao đó là công trình nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻ
em Tuy nhiên, phải đến năm 1925, R.Martina (Đức) mới đề xuất phương pháp vàdụng cụ đo kích thước cơ thể con người Từ đó đến nay, phương pháp của R.Martinangày càng được bổ sung và hoàn thiện
Cũng trong năm 1925, J Boyd Orrda đã phát hiện ra mối liên quan trực tiếpgiữa tầng lớp xã hội và sức khoẻ của họ Tác giả Brnet và Aykroyd cho rằng, suy thoáikinh tế 1930 làm cho những người nghèo bị suy dinh dưỡng nhiều nhất Năm 1980, C.William phát hiện ra bệnh gọi là thiếu dinh dưỡng Protein - năng lượng thể phù(Kwashiokor)
Năm 1942, Daray Thompson đã đưa khái niệm tốc độ tăng trưởng cùng 2 đạilượng của tăng trưởng chiều cao và cân nặng như những chỉ tiêu về sức khỏe Nhậnthấy rõ giá trị của hai chỉ tiêu này nên năm 1979, WHO đã đưa khuyến cáo dùng haichỉ tiêu chiều cao và cân nặng để đánh giá sự phát triển thể lực và tinh trạng dinhdưỡng
Năm 1984, WHO đã tổ chức 1 chức 1 hội nghị về dinh dưỡng ở Fiji để đánh giá tình hình và kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng ở các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương Hội nghị kết thúc đã đưa ra một quyết định quan trọng: “Suy dinh dưỡng trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, cho nên việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em không thể hoạt động riêng rẽ của từng ngành, ngành nhi, ngành phòng dịch, ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, mà phải do những người cầm đầu các nước đứng ra nhận trách nhiệm phối hợp các ngành và giáo dục vận động nhân
Trang 19dân, các gia đình tự giác tham gia bằng khả năng và phương tiện hiện có của mình" [9].
Hiện nay trên thế giới, ở các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển,tình hình trẻ em mắc các bệnh do thiếu dinh dưỡng có tỷ lệ cao Các bệnh này đã ảnhhưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
Hội nghị dinh dưỡng quốc tế họp ở Roma (12 - 1992), ước tính 20% dân số cácnước đang phát triển lâm vào cảnh thiếu đói, 192 triệu trẻ em suy dinh dưỡng do thiếuprotein và năng lượng, thiếu các chất vi lượng: 40 triệu người thiếu Vitanmin A, 2000triệu người thiếu máu thiếu sắt, 1000 triệu người thiếu iot
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, khoa học dinh dưỡng mới phát triển mạnh
mẽ với sự tham gia của các giáo sư: Hà Huy Khôi, Lê Thành Uyên, Đỗ Xuân Hợp, với các nghiên cứu về thể lực và dinh dưỡng được triển khai mạnh mẽ
Sau khi thành lập, Viện dinh dưỡng đã tiến hành các cuộc tổng điều tra dinhdưỡng, dịch tễ học các bệnh về dinh dưỡng, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo nuôicon bằng sữa mẹ, hội thảo hội nghị phòng chống SDD và phòng chống các bệnh dothiếu vi chất dinh dưỡng
Hàng năm, Viện dinh dưỡng vẫn đưa ra số liệu thống kê về tỉ lệ suy dinh dưỡngcủa trẻ em Việt Nam và có những số liệu cụ thể về tỉ lệ SDD ở các vùng miền vớinhững tiêu chí khác nhau như: cân nặng theo độ tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặngtheo chiều cao Các thống kê đã chỉ ra rằng: tỷ lệ SDD trẻ em miền núi ở cả 3 thể luôncao nhất so với các vùng trong cả nước và tỷ lệ trẻ em
SDD ở các dân tộc thiểu số thường cao hơn rất nhiều so với trẻ em người Kinh ở cùngmột khu vực
Rất nhiều tác giả như: Đinh Bá Tuấn, Nguyễn Tự Lập, Lê Thị Ngọc Anh, LêDoanh Tuyên đã có các công trình nghiên cứu về SDD, dịch tễ học, phòng chốngSDD ở đối tượng trẻ em 0 - 60 tháng tại Hà Nội và một số thành phố lớn Các côngtrình nghiên cứu đã phân tích trên các kích thước tổng thể, một số kích thước vòng vàmột số chỉ số phát triển cơ thể Từ đó, các tác giả đưa ra những nhận xét về quy luật
Trang 20phát triển cơ thể tốc độ tăng trưởng và kích thước hình thái đồng thời so sánh các tàiliệu trước đây ở Việt Nam và nước ngoài.
Từ trước đến nay vấn đề ăn uống, dinh dưỡng đã được chú ý đáng kể Nước ta
đã cải thiện và giảm được tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng xuống đáng kể với những giảipháp, những chương trình phòng chống quốc gia Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡngtrẻ em vẫn là một trong những nước có tỷ lệ cao nhất thế giới nên vẫn cần có những sựquan tâm của các cấp, các ngành cũng như sự phối kết hợp của toàn xã hội vẫn cần cónhững công trình nghiên cứu về vấn đề này để có những giải pháp giúp giảm tỷ lệ trẻ
em bị suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất
Trang 21CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Sơn La là một tỉnh miền núi ở khu vực Tây Bắc Đây là một tỉnh nghèo, có rấtnhiều dân tộc cư trú Có đến 12 dân tộc cư trú trong tỉnh: dân tộc Thái, dân tộc H’Mông, dân tộc Kháng, dân tộc Tày, Đặc điểm này tạo nên một vùng văn hóa đadạng, đậm đà bản sắc dân tộc Chiềng Sinh là một phường của Thành phố Sơn La Ởđây có cả dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số.Trường mầm non Chiềng Sinh nằm ở trung tâm phường Chiềng Sinh, thành phốSơn La Người dân có trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế chưa ổn định, chủ yếuhoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Chính vì vậy, bố mẹ trẻ còn thiếu kiến thức vềdinh dưỡng và chăm sóc trẻ Do đó, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở nơi đây cònchưa được cải thiện Mặc dù, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng của trẻ em đã
và đang được thực hiện song hiệu quả còn chưa cao Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏđến việc chăm sóc và giáo dục trẻ
Đối tượng nghiên cứu gồm 229 trẻ em có độ tuổi từ 2 - 6 Các trẻ được chọn đểnghiên cứu có sức khoẻ bình thường, không có dị tật bẩm sinh hoặc bệnh truyềnnhiễm, trạng thái tâm - sinh lý bình thường
Bảng 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới tính và dân tộc
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 22+ Đo chiều cao đứng đối với trẻ từ 36 đến 60 tháng: Đặt thước đo trên mặtphẳng cứng (tựa vào tường, bàn ) Thước đứng vững, vuông góc với mặt đất nằmngang Trẻ đi chân không, dựa lưng vào thước, bàn chân ở giữa thước Gót chân, bắpchân, mông, vài và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước, mắt nhìn thẳng về phíatrước theo đường nằm ngang, hai tay bỏ xuôi theo thân mình Khi vị trí của trẻ đãchính xác, ép thanh trượt vào sát đầu, đọc số đo chính xác đến 0,1cm.
- Cân nặng: Đơn vị tính là kilogam (kg) Sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hoà có độchính xác tới 0,1kg, trọng lượng tối đa là 25kg Cân đã được kiểm tra, chuẩn hoá,hiệu chỉnh về 0 trước khi tiến hành nghiên cứu và luôn điều chỉnh lại sau mỗi lầncân Khi cân, trẻ chỉ mặc bộ quần áo mỏng, không mang giày dép, đứng yên ở vịtrí giữa bàn cân, hai bàn chân áp sát vào nhau Đọc kết quả với 1 số lẻ
2.3.2.I Thu thập số liệu
- Tính tuổi: Theo qui ước của Tổ chức Y tế Thế giới, 1983:
+ Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 6 tuổi):
Kể từ khi mới sinh đến tròn một tháng (từ 1 đến 29 ngày là tháng thứ nhất)được gọi tròn một tháng
Trang 23Kể từ ngày tròn một tháng đến trước tròn 2 tháng (từ 30 ngày đến 59 ngày tức
là tháng thứ hai) được gọi là 2 tháng
Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy
+ Tính tuổi theo năm:
Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay dướimột tuổi
Các năm tiếp theo tính tương tự
Như vậy, theo qui ước:
1 tuổi tức là năm thứ nhất, gồm các tháng tuổi từ 1 đến 12 tháng tuổi
2 tuổi tức là năm thứ 2, gồm các tháng tuổi từ 13 đến 24 tháng tuổi
3 tuổi tức là năm thứ 3, gồm các tháng tuổi từ 25 đến 36 tháng tuổi
4 tuổi tức là năm thứ 4, gồm các tháng tuổi từ 37 đến 48 tháng tuổi
5 tuổi tức là năm thứ năm, gồm các tháng tuổi từ 49 đến 60 tháng tuổi
Ta nói trẻ dưới 5 tuổi tức trẻ từ 0 đến 4 tuổi hay từ 1 đến 60 tháng tuổi
2.3.2.2 Phân tích và xử lý số liệu.
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất dùng cho y, sinh học: Đểcông việc tính toán được nhanh chónh và chính xác, kết quả thu được sau khi cân và
đo của trẻ được nhập vào máy tính Sau đó được xử lý bằng toán thống kê xác suất
Các số liệu được nhập đầy đủ sẽ được máy tính xử lý để tính: giá trị trung bình,
tỉ lệ %, độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan pearson (r)
Trang 24X i - Giá trị thứ i của đại lượng X -
Tính độ l ệch chuẩn then&ônâ thức: mẫu nghiên cứu
(i
=iSi=i ( X ÌX 'ĩ Trong đó SD là độ lệch chuẩn
nn
Trang 25- Hệ số tương quan pearson (r) được tính bằng chương trình Tools Data Analysis - Regression theo công thức:
n Z ^ ,X,Y - z ; ,X, i ; ,Y,
|Ã;Ã-fcx ĩ2 }[; I ”IY - f e ” Y i ĩ2
Trong đó: X i - Giá trị thứ i của đại lượng X
Y i - Giá trị thứ i của đại lượng Y
n - Số mẫu có trong công thức
r - Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y
Sự sai khác của hai giá trị trung bình giữa hai mẫu nghiên cứu khác nhau
được kiểm định bằng hàm “T - test” theo phương pháp Student - Fisher
Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các kết quả nghiên cứu trong
những năm gần đây của các tác giả khác
r =
Trang 26CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Chỉ số thể lực của trẻ mầm non
3.11.1 Chiều cao trung bình của trẻ mầm non
Kết quả nghiên cứu về chiều cao trung bình của trẻ em trường mầm non Sao
Mai - Chiềng Ngần - Sơn La được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1
Bảng 3.1 Chiều cao trung bình của trẻ mầm non theo tuổi
Từ số liệu ở bảng 3.1 cho thây, chiêu cao trung bình của trẻ mầm non nghiêncứu tăng dần theo tuổi Chiêu cao trung bình của trẻ 2 tuổi là 85.30 cm, của trẻ 3 tuổi là89.77 cm, của trẻ 4 tuổi là 97.71 cm và của trẻ 5 tuổi là 104.46 cm Kết quả nghiên cứucho thây, có sự cải thiện đáng kể vê chiêu cao của trẻ em so với “Hằng số sinh học củangười Việt Nam” và “Giá trị sinh học người Việt Nam thập kỉ 90 của thế kỉ 20” Tuynhiên, khi so sánh với số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới công bố vê chuẩn tăng trưởngcủa trẻ em [] thì chiêu cao của trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn thây thâphơn