1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiện trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại địa bàn xã hải chính, huyện hải hậu, tỉnh nam định

84 393 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hôi đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như tăng dòngchảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước mùa cạn, hạ thấp mực nước

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH

VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐỊA BÀN XÃ

HẢI CHÍNH, HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH

Sinh viên thực hiện : VŨ THỊ QUỲNH

Khoa : MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn : PGS.TS HOÀNG THÁI ĐẠI

Địa điểm thực tập : XÃ HẢI CHÍNH, HUYỆN HẢI HẬU

TỈNH NAM ĐỊNH

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá hiện

trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại địa bàn xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ” là công trình nghiên cứu của bản

thân Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõtrong phần tài liệu tham khảo Các số liệu và kết quả trình bày trong khóaluận hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Vũ Thị Quỳnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,

em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong KhoaMôi trường và các cán bộ cũng như người dân của xã Hải Chính, huyện HảiHậu, tỉnh Nam Định

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệutrường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Môi trường, Bộ môn Côngnghệ môi trường; cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho em nhữngkiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu trên giảng đường đại học vừa qua

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy PGS.TS Hoàng TháiĐại - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn em tận tình

về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ và người dân xã Hải Chính đãnhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấp thông tin, số liệu cầnthiết phục vụ cho quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K57MTB, gia đình vàbạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gianhọc tập và rèn luyện tại trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, tài chính vàtrình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tàikhó tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâmđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp nàyđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng năm 2015

Vũ Thị Quỳnh

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC VIẾT TẮT viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2.Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 3

1.2.1.Mục đích nghiên cứu 3

1.2.2.Yêu cầu nghiên cứu 3

Chương I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Nước tự nhiên 4

2.1.1 Thành phần hóa học của nước tự nhiên 4

2.1.2 Thành phần sinh học trong nước tự nhiên 7

2.2 Ô nhiễm nguồn nước 8

2.2.1.Nguồn gốc gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt 9

2.2.2.Các chất gây ô nhiễm nước 15

2.3.Tiêu chí đánh giá chất lương nước sinh hoạt 20

2.4.Hiện trạng chất lượng nước vùng cửa sông và ven bờ ở Việt Nam 26

2.5.Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt ở nông thôn 27

2.5.1.Các nguồn nước phục vụ sinh hoạt ở nông thôn 27

2.5.2.Các hình thức cấp nước sinh hoạt nông thôn 28

2.5.3.Sự cần thiết của vấn đề nước sạch đối với nông thôn Việt Nam 31

Chương II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1.Đối tượng nghiên cứu 34

3.2 Phạm vi nghiên cứu 34

3.3.Nội dung nghiên cứu 34

3.3.1 Sơ lược về đặc điểm vị trí tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 34

3.3.2 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Hải Chính 34

Trang 5

3.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa bàn xã Hải Chính 34

3.3.4 Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho người dân xã Hải Chính 34

3.4.Phương pháp nghiên cứu 35

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 35

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 35

3.4.3.Phương pháp phân tích mẫu 35

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 37

3.4.5.Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 37

Chương III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.1.Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Hải Chính 38

4.1.1.Điều kiện tự nhiên 38

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41

4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng nước của người dân tại xã Hải Chính 43

4.3 Kết quả phân tích 48

4.3.1.Đánh giá chất lượng nước cảm quan 48

4.3.2.Kết quả nước phân tích 49

4.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa bàn xã Hải Chính 52

4.4.1 Ảnh hưởng của các hoạt động sống của con người 53

4.4.2 Ảnh hưởng do nuôi trồng thủy sản 54

4.4.3 Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác 55

4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân tại địa bàn xã Hải Chính 55

4.5.1 Biệp pháp quản lý 55

4.5.2 Giải pháp kỹ thuật 56

4.6 Các giải pháp hỗ trợ 59

4.6.1 Văn bản luật và chính sách 59

4.6.2.Tham gia của cộng đồng 60

4.6.3.Thông tin - giáo dục - Truyền thông và tham gia của cộng đồng 61

1 Kết luận 65

2 Kiến nghị 66

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 : Thành phần hóa học trung bình của nước sông hồ 7

Bảng 2.2 : Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT 25

Bảng 3.1 : Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước sinh hoạt 36

Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình qua các năm của tỉnh Nam Định 39

Bảng 4.2 : Lượng mưa trung bình qua các năm tỉnh Nam Định 39

Bảng 4.3: Số giờ nắng trung bình qua các năm của tỉnh Nam Định 40

Bảng 4.4 : Độ ẩm trung bình qua các năm của tỉnh Nam Định 40

Bảng 4.5 : Tình hình nguồn nước được người dân sử dụng trong 45

sinh hoạt và ăn uống theo các xóm 45

Bảng 4.6 : Tình hình sử dụng nước nước sinh hoạt tại xã Hải Chính 46

Bảng 4.7 : Độ sâu trung bình của giếng khoan theo phiếu điều tra tại các xóm xã Hải Chính 47

Bảng 4.8 : Chất lượng nước đánh giá theo cảm quan tại xã Hải Chính 48

Bảng 4.9 : Kết quả phân tích mẫu nước tại xã Hải Chính 49

Bảng 4.10 : Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh của xã Hải Chính 54

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 : Ô nhiễm nước do lũ lụt 10

Hình 2.2 : Ô nhiễm nước do nước thải và rác thải sinh hoạt 12

Hình 2.3 : Thu hứng nước mưa qua máng xối và bể trữ 29

Hình 2.4 : Cấu tạo giếng khoan 30

Hình 2.5 : Ống lọc loại quấn dây và ống lọc loại bọc lưới 31

Hình 4.1 : Bể thu hứng nước mưa 44

Hình 4.2: Nước bơm trực tiếp 45

Hình 4.3 : Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sử dụng các nguồn nước theo từng xóm xã Hải Chính 46

Hình 4.4 : Nước giếng khoan trực tiếp tại nhà ông Vũ Văn Việt 49

xóm Tây Sơn , Xã Hải Chính 49

Hình 4.5 : Biểu đồ thể hiện giá trị pH của các mẫu nước tại địa bàn xã Hải Chính theo QCVN 02:2009/BYT 50

Hình 4.6 : Biểu đồ thể hiện giá trị amoni của các mẫu nước tại địa bàn xã Hải Chính theo QCVN02:2009/BYT 50

Hình 4.7 : Biểu đồ thể hiện tổng Fe của các mẫu nước tại địa bàn xã 51

Hải Chính theo QCVN02:2009/BYT 51

Hình 4.8: Hệ thống xử lý sắt trong giếng nước ngầm 58

Trang 9

QCVN Quy chẩn Việt Nam

TCXD Tiêu chuẩn xây dựng

UBND Uỷ ban nhân dân

VHTT Văn hóa thể thao

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài.

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của sự sống trên Trái Đất Đặc điểm của tài nguyên nước là được táitạo theo quy luật thời gian và không gian Nhưng ngoài quy luật tự nhiên,hoạt động của con người đã tác động không nhỏ đến vòng tuần hoàn nước.Nước ta có nguồn tài nguyên nước phong phú nhưng 2/3 lại bắt nguồn từngoài lãnh thổ quốc gia Mùa khô lại kéo dài 6 – 7 tháng làm cho nhiều vùngthiếu nước trầm trọng Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2016 khu vựcmiền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đã xảy ra nạn hạn hán

kỷ lục trong 100 năm qua Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hôi đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như tăng dòngchảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm, suythoái chất lượng nước…

Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đãthực sự trở thành vấn đề toàn cầu đặc biệt cấp thiết đối với các nước đangphát triển trong đó có nước ta Vấn đề này liên quan đến mọi người, mọingành, mọi vùng miền, nhất là sự phát triển bền vững của đất nước và đòi hỏi

sự nỗ lực của bộ ngành, chính quyền địa phương và nhận thức của người dân

về vấn đề sử dụng nước sạch, đặc biệt là vùng nông thôn Việt Nam

Cung cấp nước sạch cho nông thôn là vấn đề bức xúc và được sự quantâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo, của người dân cũng như các cán bộ khoahọc trong lĩnh vực môi trường Từ lâu, Đảng và Nhà nước đã dành sự quantâm thích đáng đến vấn đề cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, điều này minhchứng qua nhiều văn bản : Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về nước sạch và vệsinh nông thôn đến năm 2020 Và gần đây nhất là ngày 31/3/2012, Thủ tướngChính phủ đã ký Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình

Trang 11

mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012

- 2015

Nam Định là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có bờ biển dài 72 km,

hệ thống sông ngòi phong phú, nguồn nước ngầm tốt, tập trung ở các huyệnphía Nam tỉnh gồm Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, một số xã thuộc 2huyện Ý Yên và Xuân Trường Từ năm 2009 đến nay toàn tỉnh đã đầu tư xâydựng và đưa vào sử dụng hàng chục nghìn công tình cấp nước các loại, trong

đó có 42 công trình cấp nươc tập trung với tổng công suất theo thiết kế 41.500

m3/ngày, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước sạch cho 430.000 người Kết quả đógóp phần quan trọng tăng tỷ lệ số dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng

nước sạch và hợp vệ sinh đến năm 2015 là 93% ( Báo cáo tình hình kinh tế

-xã hội tỉnh Nam Định năm 2015 )

Tại huyện Hải Hậu, nơi được đánh giá là có nguồn nước ngầm tốt, tỷ lệngười sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn đạt 92%, tỷ lệ hộ dân sử dụng

nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 76% ( Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu năm 2015 ) Các xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thành xây dựng

bãi chứa chất thải rắn và lập hội thu gom rác thải Tuy nhiên, trong nhữngnăm gần đây hiện tượng xâm nhập mặn, hàm lượng sắt gia tăng cao làm ảnhhưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước dùng cho mục đích sinh hoạtcủa người dân Bên cạnh đó hệ thống cấp nước cho người dân tại các xã vùngven biển huyện Hải Hậu chưa có, Hải Chính là xã ven biển nằm trong số đó

Chính vì lý do trên em tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng nước

sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại địa bàn xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”.

Trang 12

1.2.Mục đích và yêu cầu nghiên cứu.

1.2.2.Yêu cầu nghiên cứu.

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn

xã Hải Chính và vùng nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng chất lượng các nguồn nước cấp cho sinh hoạt và

so sánh với các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

- Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt

Trang 13

Chương I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Nước tự nhiên

Nước tự nhiên chiếm khoảng 1% tổng lượng nước trên Trái đất, gồmnước sông hồ, nước bề mặt và nước ngầm Đặc điểm của loại nước này phụthuộc vào đặc điểm khí hậu, địa chất, địa mạo và vị trí thủy vực Các nguồnnước tự nhiên không nối liền nhau nên thành phần của nó có thể không giốngnhau giữa các lưu vực và giữa các vị trí trong từng lưu vực

2.1.1 Thành phần hóa học của nước tự nhiên

Các ion hòa tan

Hầu hết các axit, bazơ và muối vô cơ đều tan trong nước tự nhiên.Trong nước sông hồ nồng độ HCO3 - là cao nhất (58 mg/l), tiếp sau đó là Ca2+

(15mg/l), Silic (13,1 mg/l), SO42- (11 mg/l), Cl- (8 mg/l) Sự hòa tan các iontrong nước chính là yếu tố quyết định độ mặn của nước Nồng độ các ion hòatan tỷ lệ thuận với độ dẫn điện (Ec)

Các khí hòa tan

Hầu hết các chất khí có trong khí quyển đều có thể hòa tan hoặc phảnứng với nước, trừ khí metan (CH4)

- Oxy hòa tan (DO) :

Oxy là khí hòa tan trong nước Oxy cần cho quá trình trao đổi chất, có

ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của dòng sông Độ hòa tan của oxytrong nước phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và áp suất của môi trường Trongnước ngọt oxy hòa tan DO ở điều kiện 00C và 1 atm bằng 14,6 mg/l và DO ở

350C bằng 7 mg/l, người ta thường lấy DO ở 250C và 1atm bằng 8 mg/l

Trong điều kiện nguồn nước không bị ô nhiễm các chất hữu cơ khôngbền, giá trị oxy hòa tan (DO) thường gần bằng giá trị oxy hòa tan ở mức bãohòa Theo Đặng Kim Chi (2006), nếu nguồn nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ

có khả năng oxy hóa bằng sinh học (chỉ số BOD cao), khi đó do hoạt độngtiêu thụ oxy của các vi khuẩn hàm lượng oxy trong nước sẽ giảm Khi lượng

Trang 14

oxy trong nước thấp (< 2ppm), các vi khuẩn sẽ lấy oxy của các hợp chất chứaoxy để oxy hóa SO42-→ H2S→S , nước sẽ không có oxy và vùng đó sẽ trởthành vùng yếm khí

Trong nước, oxy tham gia chủ yếu vào các quá trình sau:

+ Oxy hóa các chất hữu cơ bằng các vi sinh vật:

( CH2O ) + O2 CO2 + H2O+ Oxy hóa các hợp chất nitơ bằng các vi sinh vật :

- Khí Cacbonic (CO 2 ) trong nước

Khí CO2 đóng vai trò rất quan trọng trong nước, CO2phản ứng với nướctạo ra các ion bicacbonat (HCO3 - ) và cacbonat (CO32-) và tham gia vào quátrình cân bằng hóa học trong nước do khống chế ổn định pH trong nước, đồngthời ảnh hưởng tới sự tạo phức trong nước Ngoài ra, CO2 còn tham gia vàohoạt động quang hợp của thực vật và quá trình lắng đọng của các trầm tíchcacbonat trong nước CO2 dễ hòa tan trong nước, độ hòa tan của CO2 trongnước tăng theo chiều tăng của nhiệt độ

Khi CO2 tan vào nước ta có phản ứng sau:

Trang 15

HCO3 - H+ + CO3 2-

Như vậy, khi pH = 8,3 trong nước chủ yếu là CO3 2-, khi pH = 5 trongnước chủ yếu là H2CO3(CO2)

Ở lớp trầm tích, CO2 tham gia phản ứng:

CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 Ca2+ + 2HCO3

Quá trình này dẫn đến làm thay đổi pH của môi trường

- Chất rắn không qua được giấy lọc: là chất rắn có đường kính lớn hơn

10-6m Ngoài ra, dựa theo độ bay hơi của nhiệt độ sấy 103 – 1050C có thểphân chất rắn thành chất rắn bay hơi và chất rắn không bay hơi

Các chất hữu cơ

Các chất hữu cơ là các chất có nguyên tử cacbon (C) tạo liên kết C – Htrong phân tử Trong nguồn nước tự nhiên không ô nhiễm, hàm lượng chấthữu cơ rất thấp Tuy nhiên, nếu nước bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chấtthải công nghiệp, chất thải nông nghiệp thì nồng độ chất hữu cơ trong nước

sẽ tăng cao Dựa vào khả năng bị phân hủy do vi sinh vật trong nước, có thểphân chất hữu cơ thành hai nhóm:

- Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: đường (cacbohydrat), chấtbéo, protein, dầu mỡ thực, động vật Trong môi trường nước các chất này dễ

bị vi sinh vật phân hủy tạo ra khí cacbonic và nước

- Các chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học: các hợp chất clo hữu cơ

pH ≥ 8

Trang 16

như: DDT, Lindane, Aldrine, polyclorobiphenyl – PCB, dioxin , các hợp chất

đa vòng ngưng tụ như: pren, naphtalen, anthraxen Hầu hết các chất này cóđộc tính cao, khó bị vi sinh vật phân hủy, bền vững trong môi trường nên cókhả năng gây tác hại lâu dài cho đời sống sinh vật và sức khỏe con người

Bảng 2.1 : Thành phần hóa học trung bình của nước sông hồ

2.1.2 Thành phần sinh học trong nước tự nhiên

Theo Lê Quốc Hùng (2006) trong nước tự nhiên các loài sinh vật chủyếu là vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tảo, cây cỏ, động vật nguyên sinh, độngvật đa bào, các loài nhuyễn thể và các loài động vật có xương sống

Thành phần và mật độ các cá thể sống trong môi trường nước phụthuộc chặt chẽ vào đặc điểm, thành phần hóa học của nguồn nước

Vi khuẩn ( bacteria )

Vi khuẩn đôi khi còn được gọi là vi trùng, nó thuộc loại ký sinh trùng Vikhuẩn là nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi ) vàthường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và cácbào quan như ty thể và lục lạp Vi khuẩn có dạng hình que, hình cầu hoặc hìnhxoắn… Chúng có thể tồn tại đơn lẻ, dạng cặp hoặc liên kết thành mạch dài

Vi khuẩn có thể có ích hoặc có hại cho môi trường Vi khuẩn có khảnăng phân giải các hợp chất hữu cơ đáng kinh ngạc Một số nhóm vi sinh

“chuyên hóa” đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các khoáng chất

từ một số nhóm hợp chất hữu cơ Ví dụ như sự phân giải cenlulo, một trongnhững thành phần chiếm đa số trong mô thực vật, được thực hiện chủ yếu bởicác vi khuẩn hiếu khí thuộc chi Cytophaga Các vi khuẩn có khả năng phân

Trang 17

hủy hydrcarbon trong dầu mỏ để xử lý các vết dầu loang.

Siêu vi trùng

Trong nguồn nước tự nhiên thường tồn tại các loại siêu vi trùng (virut ).Chúng có kích thước cực nhỏ ( 20 – 100 nm ) nên chỉ phát hiện được bằngkính hiển vi điện tử Siêu vi trùng là tác nhân gây bệnh cho con người và độngvật

Tảo

Là loại thực vật đơn giản nhất có khả năng quang hợp, Tảo phát triểnmạnh trong nguồn nước ấm, chứa nhiều chất dinh dưỡng ( N, P ) từ nước thảisinh hoạt, nước thải công nghiệp…Vì vậy mà nhiều loài tảo được sử dụng làmchỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước tự nhiên

Các loài sinh vật khác

- Thực vật lớn : bèo, lau sậy, lục bình…phát triển mạnh ở vùng nước tùhãm chứa nhiếu chất dinh dưỡng Do vậy, cùng với tảo các loài thực vật nàyđược làm sinh vật chỉ thị cho môi trường nước phú dưỡng hóa

- Động vật đơn bào : là các loài động vật trong nước chỉ có một tế bào vàsinh sản theo cơ chế phân bào Chúng sử dụng chất hữu cơ dạng rắn làm thức

ăn Protozoa đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền thực vật

2.2 Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nướcgây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật

Theo hiến chương Châu Âu thì: “Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi - giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại ”

Có nhiều tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, có thể có nguồn gốc tựnhiên như: núi lửa, lũ lụt, xói mòn, xâm nhập mặn, phong hóa hay nguồngốc nhân tạo do các hoạt động của con người trong sinh hoạt, sản xuất công

Trang 18

nghiệp, nông nghiệp, xây dựng công trình thủy lợi, giao thông vận tải, dịch vụ

du lịch đã sản sinh ra các chất gây ô nhiễm nguồn nước

2.2.1.Nguồn gốc gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt

Nguồn gốc tự nhiên

Các nguồn gốc tự nhiên gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nướcsinh hoạt là mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạtđộng sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng Các chất hữu cơ đượchình thành trong quá trình phân hủy xác sinh vật sẽ ngấm một phần vàotrong đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm hoặc theo dòng nướcngầm hòa vào dòng lớn

Nguồn nước có thể bị ô nhiễm trên diện rộng do các trận bão lụt sẽkhuấy động các chất bẩn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thảiđộc hại từ các bãi rác, khu phế thải và các loại hoá chất trước dùng trong nôngnghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc do các tác nhân độc hại ở các khuphế thải Tuy nhiên, ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn,bão, lụt ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và khôngphải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu

Trang 19

Hình 2.1 : Ô nhiễm nước do lũ lụt.

Nguồn gốc nhân tạo

Nguồn gôc nhân tạo làm ô nhiễm nguồn nước chính là do những hoạtđộng của con người gây ra Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhânchính gây áp lực lên nguồn nước

Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao,con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môitrường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Đặc biệt đối với các nước đang pháttriển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càngtrầm trọng hơn

Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lênnguồn nước Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lươngthực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêmnhiều hình thức dịch vụ…

Trang 20

Từ sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từcác hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thảitrong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người

Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bịphân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho,nitơ), chất rắn và vi trùng Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thảicũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngàytại các khu vực có điều kiện kinh tế khác nhau là khác nhau Nhìn chung mứcsống càng cao thì bình quân lượng nước thải và tải lượng thải càng cao

Nước thải đô thị (municipal wastewater): là loại nước thải tạo thành do

sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ

sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị Nước thải đô thị thườngđược thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung Thôngthường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượngnước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đườngcống Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tựnước thải sinh hoạt

Ở nhiều nơi kém phát triển, phân người và nước thải sinh hoạt khôngđược xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước Do đó bệnh tật có điềukiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường Nước thải không được xử lý chảyvào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây

cỏ không thể tồn tại

Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thudọn, xử lý triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồgần khu dân cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm

Trang 21

Hình 2.2 : Ô nhiễm nước do nước thải và rác thải sinh hoạt

Từ các hoạt động công nghiệp

Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải Khác với nước thải sinh hoạt haynước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giốngnhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể Ví dụ: nước thảicủa các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ;nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kimloại nặng, sunphua

Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đóchủ yếu là:

- Do các hoạt động sản xuất:

Hiện nay trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạtđộng ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nướcthải Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000

m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý Chất lượng nước thải công nghiệp đều

Trang 22

vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép Đặc biệt là nước thải các ngành côngnghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây

ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm chonguồn nước bị ô nhiễm nặng

- Do khai thác khoáng sản:

Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn lớn nhất là xử lý chấtthải dưới dạng đất đá và bùn Trong chất thải này có thể có các hóa chất độchại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá Trong chất thải ở các mỏthường có các hợp chất sunphit-kim loại, chúng có thể tạo thành axit, với khốilượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xungquanh Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ

đó gây lũ lụt Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải vàbùn thải hang năm, không được quản lý và xử lý, gây ô nhiễm môi trường

- Từ các lò nung và chế biến hợp kim:

Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như đồng, niken,kẽm, bạc, vàng môi trường bị ảnh hưởng nặng nề Hydroflo, Sunfua-dioxit,Nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, Asen, Crom, Niken,đồng và kẽm bị thải ra môi trường Một lượng lớn axit-sunfuric được sử dụng

để chế biến Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường Thông thườngcon người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thựcphẩm Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước Hàm lượngnước thải của các ngành công nghiệp này có chứa xyanua (CN -) vượt đến 84lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đãgây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư

Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm côngnghiệp tập trung là rất lớn Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuấtcông nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải

và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường

Trang 23

Từ y tế

Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòngxét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm,bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạtcủa bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong BV.Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất làđối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyềnnhiễm, lây nhiễm

Ngoài ra, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng hữu

cơ cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh

mà còn gây mùi hôi thối nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân

cư Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu

du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rauthủy canh và trở lại với con người Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm cònlàm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân

Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp

- Trong sản xuất nông nghiệp

Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừakhông qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệpkhác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa cácchất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt

Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hềtrang bị bảo hộ lao động Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quảnthuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà

ăn, giếng sinh hoạt Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra

bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu

- Trong sản xuất ngư nghiệp

Nước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi cho

Trang 24

ngành nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồnnước do các hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ.

Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phânhủy không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước.Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phânhủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và cácloại khoáng chất Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45%Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môitrường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước

Bên cạnh đó, các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hảisản, tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượngnước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản Ngoài ra, nhiều loại thủy hảisản chỉ lấy một phần, phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm,bốc mùi hôi khó chịu

2.2.2.Các chất gây ô nhiễm nước

Các chất hữu cơ

- Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học

Theo Lê Quốc Hùng (2006) trong nước thải từ khu dân cư, khu côngnghiệp chế biến thực phẩm có chứa các chất gây ô nhiễm cacbohydrat,protein, chất béo Các hợp chất này có phân tử lớn không thể thấm qua màng

vi sinh nên quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ do vi sinh gồm: thủy phâncacbohydrat thành đường hòa tan, phân tử protein thành các axit amin, chấtbéo thành axit béo mạch ngắn, và phân hủy sinh học hiếu khí chuyển các chấthữu cơ này thành khí cacbonic và nước Nếu phân hủy kỵ khí thì sản phẩmcuối cùng là các axit hữu cơ, rượu và các khí cacbonic, metan, hydro sunphua

Sơ đồ phân hủy sinh học các chất hữu cơ

Trang 25

Phân hủy hiếu khí:

Chất hữu cơ H2O + CO2 + năng lượng

Phân hủy kỵ khí :

Chất hữu cơ CH4 + axit hữu cơ

Trong nước thải sinh hoạt, có đến 60 - 80% tổng các chất hữu cơ kémbền, dễ bị phân hủy sinh học Trong đó có 40 - 60% là protêin, 25 - 50%cacbohydrat và khoảng 10% là chất béo Trong chất rắn từ nước thải sinhhoạt, chất hữu cơ chiếm 55% trong tổng chất rắn, 75% trong chất rắn lơ lững

và 45% trong chất rắn hòa tan

- Các chất hữu cơ bền vững

Đây là các chất hữu cơ bền vững, khó bị vi sinh vật phân hủy, có độctính cao đối với sinh vật và con người Chúng có khả năng tồn lưu trong môitrường và trong cơ thể sinh vật nên có tính tích lũy qua chuỗi thức ăn, gây táchại lâu dài đến đời sống sinh vật và từ sinh vật chuyển vào con người Cácchất này thường có trong nước thải công nghiệp lọc hóa dầu, sản xuất bộtgiấy, nhuộm và nước chảy tràn từ các vùng nông nghiệp sử dụng thuốc trừsâu, thuốc diệt cỏ

Các chất vô cơ

- Các loại phân bón, hóa chất vô cơ

Đây là các hóa chất có thành phần chủ yếu là cacbon, hydro, oxy, cácnguyên tố N, P, K dưới dạng các hợp chất vô cơ, hữu cơ và các nguyên tố vilượng khác Chúng được bổ sung vào đất dưới dạng phân bón phức tạp, domột phần đưa vào bị rửa trôi theo nước, bốc hơi vào khí quyển hoặc chuyểnhóa thành các dạng khác và tồn lưu trong môi trường Việc dư thừa các chất

O 2 hòa tan trong nước

Vi sinh hiếu khí

Vi sinh kỵ khí

Trang 26

dinh dưỡng vô cơ sẽ gây nên hiện tượng “phú dưỡng” trong nước bề mặt lànguyên nhân của sự phát triển nhanh ở một số loài thực vật bậc thấp như tảo,rong, rêu và các thực vật thân mềm trong nước, trên lớp bề mặt của nguồnnước, ảnh hưởng tới sự cân bằng sinh học của nước Các thực vật phát triển

do hiện tượng phú dưỡng sau khi chết đi sẽ phân hủy trong nước tạo ra mộtlượng lớn các hợp chất hữu cơ Những chất hữu cơ này trong quá trình oxyhóa sẽ tiêu thụ một lượng lớn oxy hòa tan trong nước, gây nên hiện tượngthiếu oxy làm xuất hiện các quá trình khử khiến cho nồng độ các chất có tínhkhử như H2S, NH3 tăng lên Kết quả là các loại photphat sắt (Fe3+) khó hòa tan

sẽ chuyển thành photphat sắt (Fe2+ ) dễ hòa tan Các ion kim loại và HPO42- sẽhòa tan trong nước do chuyển hóa từ các chất lắng cặn trong nước và như vậynguồn nước bề mặt sẽ bị nhiễm độc Thêm vào đó, xác các thực vật, động vậtchết do thiếu oxy sẽ phân hủy, các sinh vật sống dưới nước sẽ chết Trongđiều kiện đó, chỉ có một số loài cá dữ có thể sống được Các hợp chất phânbón nitơ dưới dạng NO3 - tiêu thụ nhanh trong đất hoặc các hợp chất nitơdạng urê hay amôn tiêu thụ dần dần đều có đặc tính cơ bản là độ hòa tan củachúng trong nước khá lớn, điều này dễ ảnh hưởng tới sự ô nhiễm nước ngầm

và nước mặt Do kết quả của quá trình oxy hóa các hợp chất nitơ mà hàmlượng nitrat trong nước sinh hoạt tăng lên rất nhiều Điều này không có lợicho sức khỏe con người Khi hàm lượng nitrat (NO3 -) trong nước uống tăngcao sẽ ảnh hưởng tới thành ruột và khi nó tạo thành nitrit (NO2 - ) sẽ gây nênphản ứng khử vi sinh ở dạ dày và đường ruột Nitrit ( NO2 - ) sinh ra sẽ kết hợpvới hồng cầu (hêmôglôbin) trong máu chuyển hóa thành mêthêmôglôbin, cuốicùng chuyển thành mêthêmôglôbinamin là chất ngăn cản việc liên kết và vậnchuyển oxy, gây bệnh thiếu oxy trong máu và sinh ra bệnh máu trắng

4HbFe22+O2 + 4NO2 - + 2H2O 4 HbFe2 3+OH + 4 NO3 - + O2

Hêmôglôbin mêthêmôglôbin

Ngoài ra nitrit có thể nitrô hóa các amin và amit ở môi trường acid yếu

Trang 27

thành các nitrôsamin là nguyên nhân gây ung thư, sinh quái thai

R2NH + HNO2 2H2O + R2N-NO

- Các khoáng axit

Ở các mỏ than, khi không còn khai thác, sẽ có một khối lượng lớn cácchất thải đi vào nguồn nước FeS2 là chất bền trong môi trường thiếu oxykhông khí, nhưng khi bị khai thác, tiếp xúc với không khí và có sự tham giacủa vi sinh vật sẽ sinh ra phản ứng:

2 FeS2 + 2 H2O + 7O2 2Fe2+ + 4H+ + 4SO4

2-4 Fe2+ + O2 + 4H+ 4 Fe3+ + 2 H2O

Phản ứng sau xảy ra chậm khi pH < 3,5 nhưng khi có mặt vi khuẩn sắttriobacillius ferroxidants và pH = 3,5 - 4,5 thì phản ứng xảy ra nhanh hơn vớixúc tác là nhiều loại vi khuẩn có khả năng hòa tan pyrit:

- Chất lắng

Quá trình khai thác mỏ, xây dựng và phát triển nông nghiệp một cáchbừa bãi gây nên hiện tượng xói mòn đất tự nhiên làm tăng lượng cặn lắngtrong nước, gây ô nhiễm nguồn nước mặt Các chất lắng là nguồn sinh ra cácchất vô cơ, hữu cơ trong suối, trong nước bề mặt, ở cửa sông và biển Chúng

pH < 4

nitrosamin

Vi khuẩn

Trang 28

có khả năng trao đổi cation với các chất trong môi trường nước

- Các nguyên tố vết trong nước

Đó là những nguyên tố có rất ít trong nước, nhỏ hơn vài ppm, chúngthường là các kim loại (Pb, Cd, Hg, As, Se ) hoặc các á kim (Se, Sb ) Ởnồng độ thấp, một số là chất dinh dưỡng cho cơ thể sống của động thực vật,còn khi ở nồng độ cao chúng là những chất gây nhiễm độc rất mạnh Tuynhiên, một số kim loai nặng như: Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật kể cả ởnồng độ thấp

Phóng xạ

Gồm các hạt alpha, beta, các tia gamma và bức xạ nơtron, chúng có khảnăng xuyên và cơ thể sống qua đường hô hấp, tiêu hóa gây tác hại cho cơ thể.Đặc biệt bức xạ hạt nhân có khả năng gây tác động mãn tính đến nhiễm sắcthể gây ung thư, hại phôi thai và ảnh hưởng đến di truyền

Các sinh vật gây bệnh

Nguồn nước bị ô nhiểm do nhận nước thải sinh hoạt, nước bị nhiễm phân

và đặc biệt là nước thải bệnh viện Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vậtgây bệnh sẽ theo nguồn nước bị ô nhiễm lan truyền bệnh cho người và độngvật Trong nước bị nhiễm phân có 3 nhóm vi sinh chỉ thị:

- Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli (E coli)

- Nhóm Streptococci đặc trưng là Streptococcus faecalis

- Nhóm Clostridia khử sulphit đặc trưng là Clostridium perfringents

Sự có mặt của các vi sinh vật này chỉ ra rằng nước bị nhiễm phân, có thể

có vi trùng gây bệnh và ngược lại, nếu không có vi sinh vật chỉ thị phân cónghĩa là có thể không có vi trùng gây bệnh do phân Trong 3 nhóm vi sinh chỉthị ô nhiễm phân thì nhóm Coliform là nhóm quan trọng nhất trong việc đánhgiá vệ sinh nguồn

Trang 29

2.3.Tiêu chí đánh giá chất lương nước sinh hoạt

Nước sạch không màu, không mùi, không vị nên hai chỉ tiêu màu sắc

và mùi vị cho ta nhận biết cảm quan về nước bị ô nhiễm

pH được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễmcủa nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ,khả năng ăn mòn Vì thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nướccho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơnnữa là đảm bảo được chất lượng cho người sử dụng

Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hóachất axit hoặc kiềm, sự phân hủy chất hữu cơ, sự hòa tan của một số anion

SO42-, NO3-

Độ đục

Độ đục là đặc tính vật lý của nước Độ đục có thể do các chất lơ lửngchẳng hạn như bùn, đất sét, chất hữu cơ, vô cơ và các vi sinh vật gây nên.Trong nước mặt và nước ngầm luôn tồn tại độ đục nhưng ở các mức độ khácnhau Với nước mặt thường có độ đục cao còn nước ngầm có độ đục thấp

Trang 30

Độ đục có thể bị gây ra bởi :

- Đất, đá từ vùng núi cao đổ xuống đồng bằng

- Ảnh hưởng của nước lũ, làm xáo động và lôi quấn lớp đất Phân rãxác động, thực vật

- Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp

- Sự phát triển của vi khuẩn và một số vi sinh vật

Độ đục làm giảm mỹ quan gây khó khăn cho quá trình lọc và khửkhuẩn

Chỉ số Pecmanganat

Về bản chất chỉ số Pecmanganat và COD là một : lượng oxy cần thiếtcho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong một đơn vị mẫu nước (mg/l)thành CO2 và H2O Chúng chỉ khác biệt về cách phân tích Chỉ sốPecmanganat xác định bằng KMnO4, còn COD xác định bằng cách oxi hóamẫu nước với K2Cr2O7

Chỉ số Pecmanganat vượt ngưỡng 2 theo QCQG 01:2009/BYT là dấuhiệu cho thấy nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ ở mức độ nguy hiểm Các chấtnày khi tương tác với Clo sẽ tạo ra chất gây ung thư, khi tương tác với oxy sẽtạo ra chất độc là Nitrit Chất này khi vào cơ thể người sẽ gây ra hiện tượngthiếu oxy trong máu (methemoglobin), trẻ em mắc chứng bệnh này thườngxanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.Nitrit khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chấtnitrosamine gây ung thư, hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịpđào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thưgan Nước sạch có chỉ số Pecmanganat cao sẽ nhanh chóng tạo rêu, tảo trong

bể chứa, là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật độc hại phát triển trongnước.Trong nước ngầm khai thác từ các giếng khoan bị ô nhiễm acmoni caocũng thường có chỉ số pecmanganat cao, các chất hữu cơ này khó xử lý hơn

do chúng trơ với vi khuẩn hiếm khí

Hàm lượng Amoni

Trang 31

Amoni tồn tại trong nước dưới dạng ion NH4+ Nước mặt thường chỉchứa một lượng nhỏ ( dưới 0,05 mg/l ) ion amoni ( trong nước có môi trườngaxit ) hoặc amoniac ( trong nước có môi trường kiềm )

Amoni không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người Nhưng trongquá trình khai thác, lưu trữ…Amoni được chuyển hóa thành nitrit (NO2-) vànitrat ( NO3-) là những chất có tính độc hại với con người.Trong nước có thểxảy ra các quá trình biến đổi oxy hóa:

Protein NH3 NO2- NO3- N2

Trong nước ngầm amoni không thể chuyển hóa được vì thiếu oxy Khikhai thác lên vi sinh vật nhờ oxy trong không khí chuyển amoni thành nitrit

và nitrat tích tụ trong thức ăn Khi ăn uống nước có chưa nitrit thì cơ thể sẽhấp thu nitrit vào máu, tranh oxy của hồng cầu làm hemoglobin mất khả nănglấy oxy, dẫn đến tình trạng thiếu máu, xanh da Vì vậy, nitrit đặc biệt nguyhiểm đối với trẻ mới sinh dưới 6 tháng tuổi, nó có thể gây bệnh hoặc làmchậm phát triển đường hô hấp Đối với người lớn, nitrit kết hợp với axit aminlàm thành một họ chất nitrosamin Chất này có thể gây tổn thương tế bào,nguyên nhân gây ung thư

Bên cạnh đó hàm lượng NH4+ trong nước cao có thể gây một số hậu quảnhư sau :

- Kết hợp với clo tạo ra cloramin là một chất làm cho hiệu quả khửtrùng giảm đi rất nhiều so với clo gốc

- Là nguồn dinh dưỡng để rêu, tảo phát triển, vi sinh vật trong đườngống gây ăn mòn, rò rỉ và mất mỹ quan

Clorua ( Cl - )

Clorua có mặt trong nước là do các chất thải sinh hoạt, nước thải công

Vi khuẩn Nitromonas

Vi khuẩn Nitrobacte Khử nitrat

Oxy hóa

Oxy hóa khử nitrat

Trang 32

nghiệp mà chủ yếu là công nghiệp chế biến thực phẩm Ngoài ra còn do sựxâm nhập của nước biển vào các cửa sông, vào các mạch nước ngầm.

Clorua kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước.Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại chocây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông Nhìn chung, cloruakhông gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn củanước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt

Florua ( F - )

Florua là một hợp chất độc hại, ảnh hưởng đến xương nếu tiếp xúc và

sử dụng nguồn nước nhiễm Flo trong một thời gian dài có thể gây gia tăngđau xương, gẫy xương và tăng khả năng ung thư

Đối với trẻ nhỏ khi flo ở nồng độ quá mức có thể làm tăng nguy cơnhiễm Flo trong men răng , biểu hiện bởi các vết lốm đốm của men răng.Nồng độ Flo cao có thể dẫn đến nôn mửa, tổn thương và tử vong

Tiếp xúc florua cũng có thể gây hại trên não đang phát triển của trẻ,nồng độ florua cao trong nước uống có khả năng làm giảm IQ Trẻ sơ sinhcũng dễ bị hại nếu bị tiếp xúc với chất độc này

Độ cứng ( CaCO 3 )

Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước, nhiềunhất là ion canxi và magiê, đối với nước sinh hoạt thì độ cứng tính theoCaCO3 Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm Tùy theo độcứng của nước người ta chia thành các loại sau:

Trang 33

đường ống và thiết bị.

Hàm lượng sắt tổng số ( Fe 2+ , Fe 3+ )

Sắt thường tồn tại trong nước ngầm dưới dạng ion, sắt có hoá trị II

(Fe2+) là thành phần của các muối hoà tan như: Fe(HCO3)2; FeSO4, Fe(OH)2,v.v Hàm lượng sắt có trong các nguồn nước ngầm thường cao và phân bốkhông đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu Nước có hàm lượng sắtcao, thường có mùi tanh và có màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chấtlượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất Do đó, khi nước có hàm lượng sắtcao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn thì chúng ta phải tiến hành khử sắt.Sắt là một yếu tố thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của con người Mỗingười có khả năng hấp thụ sắt khác nhau thông qua chế độ ăn uống Hiện tạichưa có bằng chứng của ngộ độc sắt do chế độ ăn uống Nhưng khi hàmlượng sắt trong nước ăn uống, sinh hoạt cao sẽ làm cho nước có vị tanh, màuvàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng Đồng thời khi hàm lượng sắtcao cũng thúc đẩy sự phát triển của "vi khuẩn sắt" (là các vi sinh vật sống nhờlấy năng lượng từ quá trình oxy hóa Fe (II) thành Fe (III) trong quá trình khửsắt) và tạo thành một lớp nhầy nhụa trong các đường ống phân phối nước vàcác thiết bị trữ nước Những vấn đề trên thường xuất hiện khi hàm lượng sắttrong nước vượt quá 0,3 mg/l

Asen

Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm

tự nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khaikhoáng ) Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO33-), asenat(AsO43-) hoặc asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường

do các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ) Asen và các hợp chất của

nó là các chất độc mạnh (cho người, các động vật khác và vi sinh vật), nó cókhả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư Độc tính của các dạng hợp chấtasen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ

Coliform tổng số và E.coli

Coliform được coi là vi khuẩn chỉ định thích hợp để đánh giá chất

Trang 34

lượng nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản (dễ phát hiện

và định lượng), thường tồn tại trong thiên nhiên và không đặc hiệu cho sự ônhiễm phân

Tuy nhiên trong nhóm vi khuẩn Coliform có phổ biến là EscherichiaColi (E.coli ), đây là một loại vi khuẩn thường có trong hệ tiêu hóa của người.Đặc tính của khuẩn E.coli là khả năng tồn tại cao hơn các loài vi khuẩn, vitrùng gây bệnh khác nên sau khi xử lý nước nếu trong nước không có E.colithì điều đó chứng tỏ các loại vi khuẩn vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt.Chính vì thế nên E.coli được dùng làm đại diện cho nhóm chỉ tiêu vi sinh

Bảng 2.2 : Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn cho phép Giám

Trang 35

2.4.Hiện trạng chất lượng nước vùng cửa sông và ven bờ ở Việt Nam

Nhu cầu nước sinh hoạt ngày càng gia tăng nhưng nguồn nước ngọtvùng ven biển Việt Nam ngày càng khan hiếm do ô nhiễm môi trường, thiêntai hạn hán làm tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng Do đó tìnhtrạng thiếu nước ngọt đã và đang xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt là khu vực venbiển miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long

Sự phát triển kinh tế xã hội yêu cầu lượng nước dùng tăng lên và tìnhtrạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng Năm 2000, lượng nước dùngkhoảng 92 tỷ m3 và đến năm 2013 đã tăng lên 130 tỷ m3, gần tương đương vớinguồn nước vào mùa khô trên các lưu vực sông của cả nước (BTNMT 2013)

Biến đổi khí hậu được xem như một nguyên nhân quan trọng ảnhhưởng đến lượng nước sinh hoạt vùng ven biển Theo thống kê 70% dân cưsinh sống gần khu vực ven biển hiện nay đang đối mặt với các đe dọa không

dự báo trước được của hạn hán, mực nước biển dâng cao và xâm nhập mặn.Các nguyên nhân này làm cản trở hệ thống tiêu thoát nước, tăng cường độ xói

lở tại các vùng ven biển và nhiễm mặn, gây khó khăn cho hoạt động nôngnghiệp và cung cấp nước sinh hoạt Theo báo cáo của ngân hàng thế giới và

ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu ( IPCC), mực nước biển dâng cao1m sẽ có khả năng gây ra “khủng hoảng sinh thái” , ảnh hưởng tới 12% diệntích và 11% dân số Việt Nam và nước ta là một trong mười quốc gia trên thếgiới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng Như vậyviệc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, các hoạt động thương mại, du lịchcũng bị ảnh hưởng

Nhu cầu nước ngọt, nước sạch cho nhân dân vùng ven biển mới chỉđược đáp ứng 60% Tỷ lệ dùng nước sạch là một trong những tiêu chí đánhgiá chất lượng sống của dân cư nông thôn Tuy nhiêm trong những năm gầnđây đặc biệt là những tháng mùa khô năm nay tình trạng hạn hán lịch sử trong

100 năm qua đã khiến tình trạng người dân khan hiếm nước sinh hoạt cũng

Trang 36

như các mục đích sử dụng khác ở các vùng ven biển miền Trung và Đồngbằng sông Cửu Long.

Thành phần chủ yếu của nước biển là các anion như Cl - , SO42-, CO32-,SiO2…và các cation như Na+, Ca2+…Độ mặn nước biển ven bờ nước ta nằm ởmức từ 12% đến 35% Tại khu vực Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), nước biển có độmặn cao nhất, xấp xỉ 35% Ở gần bờ, hàm lượng muối có thể cao tuỳ thuộcvào sự xáo trộn mạnh do gió, thuỷ triều và độ sâu của nước Khi sự pha trộnvới nước ngọt đổ ra từ các con sông thì nước biển nhạt hơn một cách đáng kể.Nước lợ với độ mặn có thể từ 1% đến 10% là kết quả pha trộn nước biển vớinước ngọt Nước lợ thường xuất hiện ở các vùng cửa sông hoặc xuất hiệntrong các tầng ngậm nước hóa thạch

Các sông lớn ở Việt Nam trước khi đổ ra biển đều chảy qua các khudân cư tập trung, các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp phát triển Vì vậy,nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biểnven bờ Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường biển Việt Nam năm 2003 của BộTài nguyên và Môi trường , hàng năm trên 100 con sông tải ra biển khoảng

880 km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ônhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độchại khác

Nước vùng cửa sông chủ yếu là nước lợ với thành phần không ổn định,dao động rõ rệt theo các chế độ thủy văn và chế độ thủy triều và bị ảnh hưởng

rõ rệt do các yếu tố ô nhiễm môi trường từ đất liền Ngoài độ mặn cao vượtmức quy định của TCXD 233:1999 từ 2 đến hàng chục lần, trong nước vùngcửa sông còn có hàm lượng chất lơ lửng (TSS) lớn, COD cao Nước lợ vùngcửa sông cần phải có các biện pháp xử lý vừa khử mặn kết hợp với làm trongnước và xử lý các chất ô nhiễm đặc trưng khác

2.5.Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt ở nông thôn

2.5.1.Các nguồn nước phục vụ sinh hoạt ở nông thôn

Nước mặt

Trang 37

Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sôngsuối Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc vớikhông khí nên các đặt trưng của nước mặt là:

- Chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy

- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao,đầm, hồ, do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại tươngđối thấp và chủ yếu ở dạng keo

- Có hàm lượng chất hữu cơ cao

- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo

- Chứa nhiều vi sinh vật

Nước ngầm

Nước dưới đất còn được gọi là nước ngầm là chỉ loại nước nằm bêndưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt củacác thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau Nướcdưới đất được bổ cấp và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống, nơi xuất lộ tựnhiên thường tại các suối, và có thể hình thành các ốc đảo hoặc các vùng đấtngập nước Nước dưới đất cũng thường được khai thác phục vụ cho nôngnghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước (giếng khoan vàgiếng khơi)

Trang 38

cấp nước sinh hoạt ăn uống chính ở các vùng nông thôn

Thu hứng nước mưa từ mái nhà: Nước mưa thường được thu hứng từ máinhà, đặc biệt là các mai lợp bằng tole tráng kẽm, mái bằng bê-tông hoặc bằngfibro xi-măng Tốt nhất là các mái nhà bằng kim loại, mái ngói Không nên:

- Dùng sơn chống thấm, chống rỉ trên mái tole kim loại vì nó có thể gâyđộc cho nước (nhiễm độc chì trong sơn, nước có mùi lạ)

- Sử dụng mái xi-măng amiăng để hứng nước mưa vì sợi amiăng bị bàomòn (nước mưa có tích acid) có thể gây độc cho phổi

- Hứng nước mưa vào đầu mùa vì trên mái nhà có nhiều bụi, phân chim,

lá khô, rác… tích tụ Các trận mưa đầu mùa chỉ dùng để rửa mái nhà

Sau khi nước mưa thu hứng sẽ được chứa trong các bể bê tông được xâydựng bằng gạch, xi măng để dùng lâu dài Nước mưa thường được dùng trongsinh hoạt ăn uống: nước uống, đun nấu và rửa mặt, đánh răng…

Hình 2.3 : Thu hứng nước mưa qua máng xối và bể trữ

Giếng khoan.

Giếng khoan là công trình thu nước ngầm mạch sâu với công suất lớn

từ 5 – 500 l/s, sâu vài chục đến vài trăm mét Hầu như nguồn nước giếngkhoan được sử dụng với mục đích sinh hoạt như các hoạt động tắm, rửa, giặtgiũ, thu dọn chuồng trại, tưới cây… Nước giếng khoan được sử dụng trực

Trang 39

tiếp, nước cũng được bơm lên bể chứa được xây dựng bằng xi măng hoặc cácbình đựng nước bằng nhựa, nhôm.

Giếng khoan thường có các bộ phận chính sau đây:

Hình 2.4 : Cấu tạo giếng khoan

- Thân giếng (còn gọi là ống vách): là các ống thép không gỉ nối vớinhau bằng mặt bích, ren hoặc hàn Ngoài ra còn dùng ống bê tông cốt thép nốivới nhau bằng ống lồng Ống vách có nhiệm vụ chống nhiễm bẩn và chốngsụt lở giếng Bên trong ống vách ở phía trên là các guồng bơm nối với động

cơ điện bằng trục đứng Có thể dùng tổ máy bơm và động cơ nhúng chìm

- Ống lọc: hay còn gọi là bộ phận lọc của giếng khoan: đặt trực tiếp trongđất chứa nước để thu nước vào giếng và ngắn không cho bùn cát chui vào

Trang 40

giếng Ống lọc được chế tạo nhiều kiểu với các kết cấu khác nhau.

Hình 2.5 : Ống lọc loại quấn dây và ống lọc loại bọc lưới

- Ống lắng: ở cuối ống lọc dài 2 – 10m để giữ lại cặn cát chui vào giếng.Khi thau rửa giếng lớp cặn, cát này sẽ được đưa lên khỏi mặt đất

Để tránh nhiễm bẩn cho giếng bởi nước mặt thấm vào, người ta thườngbọc đất sét xung quanh ống vách dày khoảng 0,5m với chiều sâu tối thiểu là3m kể từ mặt đất xuống

Giếng khơi

Giếng khơi được đào có chiều sâu từ 8 – 10 mét và đường kính thường

từ 0,8 - 1 mét Đây là hình thức khai thác nước ngầm từ xưa, đến hiện nayhình thức này ít được sử dụng Hiện nay giếng khơi được đậy kín bằng nắp bêtông, xi măng để tránh vật rơi xuống làm ảnh hưởng đến chất lượng nước vànguy hiểm cho trẻ nhỏ.Nước giếng được dùng bơm điện hút nước lên bể hoặcdùng gàu múc và được dùng trực tiếp như nước giếng khoan

2.5.3.Sự cần thiết của vấn đề nước sạch đối với nông thôn Việt Nam

Dân số Việt Nam tính đến ngày 28/02/2016 là 94,104,871 người trong

đó dân số khu vực nông thôn là 62,21 triêu người chiếm 65,9% dân số cảnước Do điều kiện phát triển còn thấp, cùng với thói quen sinh hoạt truyềnthống nên cho đến nay đa số dân cư nông thôn vẫn thường sử dụng các nguồnnước như : nước giếng, ao hồ nhỏ, nước mưa, nước sông…để sử dụng hàng

Ngày đăng: 01/08/2017, 03:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ môn Công Nghệ môi trường (2012), Bài giảng ô nhiễm môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng ô nhiễm môi trường
Tác giả: Bộ môn Công Nghệ môi trường
Năm: 2012
5. Cục thống kê tỉnh Nam Đinh, Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2012, 08/2013, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2012
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
7. Nhóm 6 – DH08DL (11/2009), Bài báo cáo khoa học môi trường: Ô nhiễm nước và hậu quả của nó, Khoa môi trường và tài nguyên, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm nước và hậu quả của nó
9. Trịnh Xuân Lai (2004), Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
Tác giả: Trịnh Xuân Lai
Nhà XB: nhà xuất bản xây dựng
Năm: 2004
10. Trần Hiếu Nhuệ, Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, Đại Học Kiến Trúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp quy mô vừa và nhỏ
11. Nguyễn Thanh Sơn (2009), Báo cáo điều tra: Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị, trường đại học Khoa học tự nhiên, đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo điều tra: Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Nguyễn Thanh Sơn
Năm: 2009
16. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương. Các tác động gây suy thoái chất lượng nguồn nước. http://stnmt.binhduong.gov.vn/3cms/cac-tac-dong-gay-suy-thoai-chat-luongnguonnuoc.htm?cat=1269233851667 Link
17. Tác hại của những chỉ tiêu nước vượt ngưỡng. http://greensol.com.vn/nuoc-cap/117-tac-hai-cua-cac-chi-tieu-nuoc-vuot-nguong Link
18. Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam:Thực trạng và giải pháp. http://www.hoinongdan.org.vn/moi-truong/11869-o-nhi-m-ngu-n-nu-c-vi-t-nam-th-c-tr-ng-va-gi-i-phap.html Link
19. Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm Bến Thành nhà máy nước Tân Hiệp, E.bookhttp://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-danh-gia-chat-luong-nguon-nuoc-cap-sinh-hoat-tai-tram-bom-ben-than-nha-may-nuoc-tan-hiep-42841/ Link
20. Trần Thị Thúy Diễm, Thành phần môi trường nướchttp://text.123doc.org/document/859021-tai-lieu-chuong-2-thanh-phan-chu-yeu-cua-moi-truong-nuoc-ppt.htm Link
21. Lương Văn Anh, Phạm Thị Minh Thúy, Nguyễn Thùy Linh. Nghiên cứu đề xuất giải pháp phù hợp cho cấp nước nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định.http://hoithaokhcn.tlu.edu.vn/Portals/7/3-05.pdf Link
22. Trần Đức Hạ, Nguyễn Quốc Hòa. Đánh giá chất lượng nước vùng cửa sông và biển ven bờ để định hướng giải pháp công nghệ xử lý phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tailieu.vnhttp://tailieu.vn/doc/bao-cao-danh-gia-chat-luong-nuoc-vung-cua-song-va- Link
1. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012 – môi trường nước mặt Khác
3. Bộ y tế (2009), QCVN 02:2009/ BYT _Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt Khác
4. Bộ y tế (2009), QCVN 01:2009/ BYT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống Khác
6. Green Eye Environmental (2008), bài giảng kỹ thuật xử lý nước ngầm Khác
12. Nguyễn Thị Thu Thủy (2000), Công nghệ xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp, NXB khoa học và kỹ thuật HN Khác
13. BTNMT/TCVN 5992 – 1995 – chất lượng nước: lấy mẫu, hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu Khác
14. Trung tâm quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn/Chiến Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w