Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng
Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .2 1.1. Cơ sở hình thành .2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu .2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .2 1.5. Ý nghĩa đề tài 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .4 2.1. Khái niệm thái độ 4 2.2. Mô hình nghiên cứu 5 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 3.1. Thiết kế nghiên cứu .6 3.1.1. Các bước thực hiện 6 3.1.2. Quy trình nghiên cứu .6 3.2. Thang đo .7 3.3. Mẫu .7 3.4. Tiến độ thực hiện .8 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 4.1. Kết quả thu thập 9 4.1.1. Khóa học 9 4.1.2. Giới tính .9 4.1.3. Trợ cấp hàng tháng 10 4.2. Phân tích kết quả nghien cứu 10 4.2.1. Thành phần nhận thức 10 4.2.2. Thành phần cảm xúc 11 4.2.3 Thành phần xu hướng hành vi 13 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .16 5.1. Kết luận 16 5.2. Kiến nghị 16 PHỤ LỤC 17 BẢNG CÂU HỎI 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO .20 CHÚ THÍCH .20 SVTH: Huỳnh Thị Diễm Phúc Page 1 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN *** 1.1. Cơ sở hình thành đề tài: Cùng với xu thế phát triển chung của toàn thế giới, Việt Nam ngày càng đẩy mạnh phát triển trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, chính trị, giáo dục, giao thông vận tải, du lịch… Mỗi lĩnh vực có những bước phát triển riêng, trong đó chú trọng phát triển giao thông vận tải được xem là huyết mạch đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Vì giao thông thuận lợi thì sẽ đẩy mạnh như cầu đi lại, mua sắm, du lịch, vui chơi giải trí, … từ đó thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng, đường xá… thì việc đa dạng hoá phương tiện lưu thông cho người dân cũng được quan tâm đặc biệt. Riêng những năm gần đây, giao thông công cộng xe buýt phát triển nhanh chóng. Hầu như xe buýt có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Các tuyến đường xe buýt được thành lập nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho người dân, hạn chế số người sử dụng phương tiện cá nhân, tránh khói bụi thải ra nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người. Bên cạnh đó giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông và hạn chế rất nhiều số tai nạn giao thông xảy ra. Chính những ưu điểm trên mà xe buýt được Nhà nước hỗ trợ phát triển đến mọi nẻo đường của tổ quốc. Ngày nay, nhu cầu đi lại của con người càng gia tăng nhanh chóng và đa dạng. Đặc biệt đối với sinh viên, xe buýt được xem là phương tiện đi lại phổ biến nhất. Riêng đối với những bạn sinh viên sống xa nhà, mỗi dịp cuối tuần là khoảng thời gian quý báu để về với gia đình. Ngoài những bạn có xe riêng, đa số những bạn khác lựa chọn xe buýt là phương tiện để đi lại. Ngoài việc tiết kiệm được chi phí, các bạn còn yên tâm về sự an toàn của xe buýt. Nhưng có phải tất cả các bạn sinh viên đều hài lòng về dịch vụ xe buýt trên các tuyến đường. Ngoài nhưng ưu điểm trên thì xe buýt còn có nhũng trở ngại nào đối với các bạn sinh viên. Chính những vấn đề đó mà đề tài “ Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt” được hình thành. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu sự nhận biết, cảm xúc và những xu hướng hành vi của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt. 1.3.Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của trường Đại học An Giang. - Thời gian thực hiện từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2010. - Nội dung nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đối với dịch vụ xe buýt. 1.4.Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Nghiên cứu sơ bộ : nghiên cứu này được thực hiên thông qua thảo luận tay đôi ( n = 6) với dàn bài soạn trước để khai thác các vấn đề lên quan đến đề tài. Kết quả của thảo luận tay đôi là bảng câu hỏi chính thức để phỏng vấn. Nghiên cứu chính thức : SVTH: Huỳnh Thị Diễm Phúc Page 2 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt nghiên cứu chính thức được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp với cỡ mẫu là 60. Sau khi nhận kết quả phỏng vấn sẽ tiến hành làm sạch và mã hóa dữ liệu với sự hỗ trợ của chương trình Excel và phần mềm SPSS 15.0. 1.5. Ý nghĩa của đề tài: Kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu để công ty vận tải An Giang nắm bắt kịp thời nhu cầu và nguyện vọng của hành khách. Từ đó công ty đưa ra những giải pháp tốt hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài lòng hành khách thuojc mọi lứa tuổi và tầng lớp. SVTH: Huỳnh Thị Diễm Phúc Page 3 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU *** 2.1. Khái niệm thái độ: Có rất nhiều định nghĩa về thái độ, theo một nhà tâm lý học người Mỹ là H.C.Triandis thì “Thái độ là những tư tưởng được tạo nên bởi các cảm xúc, tình cảm. Nó gây tác động đến hành vi nhất định, ở một giai cấp nhất định, trong những tình huống xã hội nhất định. Thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách đối xử của họ đối với đối tượng đó. http://vnexpress.com.vn) Tuy nhiên để kết luận ngắn gọn hơn thì “Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó”. ( Trích: Makerting căn bản – Christian , Lê Thị Đông Mai – NXB Thanh niên). Thái độ gồm 3 thành phần chính cấu tạo nên và có liên hệ mật thiết với nhau, được thể hiện qua hình 1.1 dưới đây: Hình 1.1. Mô hình ba thành phần của thái độ Nhận thức: thể hiện mức độ hiểu biết của chủ thể về đối tượng cụ thể nào đó. Cảm xúc: là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ tuỳ thuộc vào chủ thể có khi tốt hay xấuthân thiện hay ác cảm. Xu hướng hành vi: nói lên dự tính hay hành động của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức. SVTH: Huỳnh Thị Diễm Phúc Page 4 Cảm xúc Xu hướng hành vi Nhận thức Thái độ Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt 2.2. Mô hình nghiên cứu: Để hiểu rõ hơn về thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt nên mô hình nghiên cứu được xây dựng cụ thể như sau: Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu SVTH: Huỳnh Thị Diễm Phúc Page 5 THÁI ĐỘ THÁI ĐỘ Nhận thức: Công dụng của xe buýt Chất lượng phục vụ Mức độ an toàn Lợi ích của xe buýt Nhận thức: Công dụng của xe buýt Chất lượng phục vụ Mức độ an toàn Lợi ích của xe buýt Cảm xúc: Thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt Trang thiết bị trong xe Trang phục của nhân viên Sự thuận lợi của các tuyến xe buýt Cảm xúc: Thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt Trang thiết bị trong xe Trang phục của nhân viên Sự thuận lợi của các tuyến xe buýt Xu hướng hành vi: Sẽ lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại Tiếp tục sử dụng xe buýt như phương tiện cần thiết Xu hướng hành vi: Sẽ lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại Tiếp tục sử dụng xe buýt như phương tiện cần thiết Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU *** Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thyết của đề tài nghiên cứu, khái niệm về thái độ và ba thành phần của thái độ. Qua đó thiết kế mô hình nghiên cứu và giải thích sơ về mô hình nghiên cứu. Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu của đề tài này. 3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.1.1. Tiến độ các bước thực hiện: Quá trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện thông qua 2 bước chính sau đây: Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm (n=6) 1 tuần 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn bảng câu hỏi (n= 60) 2 tuần Bảng 2.1. Bảng tiến độ các bước nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức là hai bước lớn trong thiết kế nghiên cứu. Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu này được thực thông qua cuộc thảo luận với số lượng là 6 người, dựa trên những nền tảng của cơ sở lý thuyết. Nghiên cứu sơ bộ nhằm khai thác những vấn đề xung quanh đề tài để từ đố lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. Bước 2: Nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phỏng vấn trục tiếp với bảng câu hỏi được lập sau cuộc thảo luận tay đôi. Sau đó tiến hành làm sạch và mã hóa dữ liệu. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu: Toàn bộ qui trình nghiên cứu được mô tả cụ thể qua sơ đồ dưới đây: (Hình 1.3) SVTH: Huỳnh Thị Diễm Phúc Page 6 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt Hình 1.3. Qui trình nghiên cứu 3.2. Thang đo: Loại thang đo được sử dụng trong đề tài này phần lớn là loại thang đo likert, ngoài ra còn sử dụng thang đo Nominal và thang đo thứ bậc sau: Thang đo likert 5 điểm: để đo nhận thức, cảm xúc, xu hướng hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. Thang đo Nominal gồm 2 giá trị: giới tính (nam, nữ) Thang đo thứ bậc: để xét xem yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến thái độ của sinh viên đối với dịch vụ xe buýt. 3.3. Mẫu: Cỡ mẫu dự kiến là 60. Mẫu cho nghiên cứu được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng và được chia đều giữa các khóa 7, 8, 9 và 10. SVTH: Huỳnh Thị Diễm Phúc Page 7 Lập bảng câu hỏi sơ bộ Chỉnh sửa và lập bảng câu hỏi hoàn chỉnh Mã hoá dữ liệu Phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi Phân tích dữ liệu Soạn thảo báo cáo Cơ sở lý thuyết Xác định vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT-QTKD đối với dịch vụ xe buýt 3.4. Tiến độ thực hiện: Công việc Tuần thứ A Nghiên cứu sơ bộ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 1 Thảo luận tay đôi 2 Hiệu chỉnh thang đo – Bảng câu hỏi B Nghiên cứu chính thức 1 Phát bảng câu hỏi 2 Thu thập hồi đáp 3 Xử lý và phân tích dữ liệu C Soạn thảo báo cáo 1 Đến kết quả phần A 2 Kết quả phần B 3 Kết luận 4 Hiệu chỉnh cuối cùng SVTH: Huỳnh Thị Diễm Phúc Page 8 . thái độ của sinh viên khoa KT- QTKD đối với dịch vụ xe buýt 2.2. Mô hình nghiên cứu: Để hiểu rõ hơn về thái độ của sinh viên khoa KT- QTKD đối với dịch vụ xe. định vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT- QTKD đối với dịch vụ xe buýt 3.4. Tiến độ thực hiện: Công việc Tuần thứ A Nghiên cứu sơ bộ