Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng
Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự hội nhập và phát triển của đất nước thì đời sống của con người cũng ngày càng được cải thiện hơn, đặc biệt trên địa bàng TP LX thì mọi người đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về: sức khỏe, giải trí, làm đẹp… Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề rất đáng quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống con nguời. Đã có nhiều người bị ngộ độc do ăn phải thức ăn không đủ vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo kết quả báo cáo của Chi cục Thú y An Giang về thực trạng giết mổ, kinh doanh thịt gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh An Giang vào tháng 4 năm 2003. Tại Tp.Long Xuyên (Bình Đức) về quy cách cũng chưa thật sự đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Việc thực hiện khâu mổ xẻ ngay tại bệ xi măng và khi xịt rửa nước bẩn dưới nền sàn bấn lên thân thịt và đây có thể chính là nguồn vấy nhiễm vi sinh vật giết mổ. http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wp_ctg_ud/giasucgiacam/antoanthucpham.htm Và hiện nay tại các chợ nhỏ hay các khu thương mại trên địa bàng TP LX mặc dù công tác kiểm dịch về chất lượng an toàn thực phẩm vẫn được tiến hành thường xuyên nhưng vẫn không thể nào đảm bảo an toàn một cách chắc chắn cho người tiêu dùng, chính vì lý do đó mà đôi khi người tiêu dùng vẫn có tâm lý hoang mang khi lựa chọn những loại thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân họ cũng như cho cả gia đình. Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, hệ thống siêu thị Co.opMart đã mở một chi nhánh siêu thị tại TP LX nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng nói chung và của người dân TP LX nói riêng. Nhìn chung thì tất cả hàng hóa được bày bán tại siêu thị đều đã được kiểm định chất lượng trước khi đến tay của người tiêu dùng, điều đó cũng phần nào tạo cho khách hàng lòng tin khi mua hàng tại siêu thị. Bên cạnh đó siêu thị còn có các chương trình giải trí dành cho các khách hàng là trẻ em, thanh niên…, và đặc biệt là khi khách hàng đến với siêu thị sẽ có cảm giác thoải mái hơn khi mua hàng tại các chợ hay các khu trung tâm. Do vậy việc nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart nhằm giúp siêu thị có thêm thông tin về thái độ cũng như nhu cầu của khách hàng đối với siêu thị, để từ đó có những chiến lược kinh doanh tốt hơn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Nhận biết được thái độ của người tiêu dùng TP LX đối với các sản phẩm, dịch vụ của Co.opMart LX AG theo giới tính, thu nhập, độ tuổi, nghề nghiệp. Từ đó giúp cho nhà quản trị định hướng được những chiến lược đúng đắn trong quá trình quảng bá, chiêu thị, khuyến mại . để mở rộng thị trường, tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn nữa. SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 1 Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. 1.3 Phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khách hàng của hệ thống siêu thị Co.opMart Lx đang sinh sống trên địa bàng Tp Lx, AG. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu đề tài này được giới hạn trong khoản thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 4/2010. 1.3.3 Không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu bao gồm các hộ gia đình đang sinh sống tại trung tâm TP LX. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu: + Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp thảo luận tay đôi với mẫu được chọn là n = 5…10 người, với dàn bài soạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu dựa trên những nền tảng của cơ sở lý thuyết. và đối tượng là khách hàng của Co.opMart LX. + Nghiên cứu chính thức, phỏng vấn trực tiếp từ 25…30 người, nhằm kiểm định lại cấu trúc trình bày bảng câu hỏi, sau đó thiết kế và hiệu chỉnh lại nhằm loại bỏ bớt những biến bị xem là thứ yếu, ko đáng quan tâm và bổ sung thêm những yếu tố còn thiếu sót. Rồi tiến hành điều tra với cở mẩu khoảng 100 người. 1.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Đề tài nghiên cứu được phân tích và xử lý với sự hổ trợ của phần mềm Excel sau khi đã thu thập được những thông của khách hàng từ bảng câu hỏi chính thức và phân tích theo phương pháp thống kê mô tả. nhằm mô tả lại thái độ của người dân Tp Lx đối với siêu thị Co.opMart Lx AG. 1.5 Ý nghĩa của đề tài: Đề tài nghiên cứu này có thể phản ánh được thái độ của người dân TP LX đối với hệ thống siêu thị Co.opMart ở LX. Đồng thời qua kết quả nghiên cứu cũng có thể cung cấp thêm một số thông tin hữu ích giúp cho Co.opMart LX xây dựng các kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing, chiêu thị… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó đối với người tiêu dùng là khách hàng của Co.opMart tại LX cũng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này làm thông tin khi có quyết định mua hàng tại Co.opMart LX. SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 2 Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Định nghĩa và các thành phần của thái độ: 2.1.1 Định nghĩa thái độ: Thái độ là sự đánh giá có ý thức của một cá nhân có những tình cảm tốt xấu và những xu hướng hành động có tính chất thuân lợi hay bất lợi về một sự vật hay một vấn đề nào đó. Thái độ dẫn dắt con người xử sự theo một thói quen bền vững trước những kích thích tương đồng mà không cần phải giải thích bằng một phương pháp mới. (nguồn: Nguyên lý Marketing của Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang) 2.1.2 Ba thành phần của thái độ: Sơ đồ 2.1: Mô hình ba thành phần của thái độ Hiểu biết/ nhận biết (điều tôi biềt): thành phần này nói lê sự nhận biết, kiến thức của người tiêu dùng về một sản phẩm, thương hiệu. Nhận biết còn được thể hiện ở dạng niềm tin. Hay nói cách khác, khách hàng tin tưởng rằng thương hiệu, sản phẩm đó có những đặc trưng nào đó. Cảm xúc/ cảm tình ( điều tôi cảm thấy được): Thành phần này được thể hiện dưới dạng đánh giá sản phẩm – dịch vụ , thương hiệu ở dạng tốt, xấu, thân thiện hay ác cảm đối với một đối tượng nào đó. Xu hướng hành vi (điều tôi muốn làm): Thành phần này nói lên xu hướng người tiêu dùng sẽ thực hiện một hành động nào đó đối với một đối tượng cụ thể. SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 3 Cảm xúc Sự hiểu biết Xu hướng hànhvi Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bao gồm: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý. Hình 2.1 các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 2.2.1 Yếu tố văn hóa: Văn hóa: Văn hóa là một hệ thống những giá trị, đức tính, truyền thống, chuẩn mực, hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, được tiếp nối từ xã hội này sang xã hội khác Văn hóa là yếu tố căn bản nhất trong việc xác định nhu cầu và xu hướng hành vi nhân. Văn hóa bao gồm những giá trị: quan điểm, niềm tin, thái độ, hành vi chung của một cộng đồng xây dựng nên và cùng nhau chia sẽ. trong cộng đồng đó cá nhân sẽ tiếp thu bản sắc văn hóa từ cộng đồng dần dần hình thành ý thức văn hóa của cá nhân từ đó cá nhân sẽ có những thái độ, hành vi phù hợp với nét văn hóa chung của cộng đồng SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 4 Yếu tố văn hóa Văn hóa Nhánh văn hóa Giai tầng xã hội Yếu tố xã hội Các nhóm chuẩn mực Gia đình Vai trò và địa vị xã hội Yếu tố tâm lý Động cơ Nhận thức Sự hiểu biết Niềm tin Yếu tố cá nhân Tuổi tác, giai đoạn cuộc đời Cá tính, nhân cách Thái Độ Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. Nhánh văn hóa Nhánh văn hóa là một bộ phận cấu thành văn hóa chung. Nhánh văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm, cách đánh giá, sở thích của cá nhân tới trong cùng một nhánh văn hóa Nhánh văn hóa bao gồm: nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, khu vực địa lý. Giai tầng xã hội Giai tầng xã hội là một bộ phận đồng nhất trong xã hội được phân chia theo cấp bậc. Mổi giai tầng xã hội có những ý thích khác nhau về thương hiệu, dịch vụ… Mổi thành viên trong cùng một giai tầng có thể có chung niềm tin, đánh giá, thái độ. Trong marketing có thể xem giai tầng xã hội là một tiêu chí để phân khúc thị trường. Tuy nhiên, khi ta biết được thành phần giai tầng của một người, ta có thể có được những kết luận về thái độ dự kiến của người đó nhưng ta chưa thể hình dung được người đó như một cá thể. 2.2.2 Yếu tố xã hội: Con người là một cá thể trong xã hội, do vậy thái độ của cá nhân chịu ảnh hưởng của những nhân tố chung quanh mình, của những người gần gũi, cũng như những người trong giai cấp xã hội của mình. Các nhóm chuẩn mực Các nhóm chuẩn mực là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người. Khi cá nhân càng đề cao nhóm chuẩn mực thì mức độ ảnh hưởng của tập thể trong nhóm đến sự hình thành ý niệm của cá nhân về ưu điểm của hàng hóa và nhãn hiệu càng lớn. Những nhóm ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, hành vi của thành viên trong nhóm là những nhóm mà cá nhân nằm trong đó và có sự tác động qua lại khá thường xuyên với các thành viên trong nhóm như: gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp… Những nhóm chuẩn mực ảnh hưởng gián tiếp đến cá nhân là những nhóm mà cá nhân không tham gia nhưng chúng có tác động đến thái độ của cá nhân: nhà khoa học, chính khách, ca sĩ, cầu thủ, doanh nhân nổi tiếng… Mổi nhóm chuẩn mực sẽ đặt ra những niềm tin, “luật lệ” của nhóm. Những quy tắt này sẽ tạo sức ép thúc đẩy thành viên tuân theo và không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, cá nhân có nhu cầu được hội nhập, được tập thể động viên, ủng hộ, nhìn nhận sự hiện diện của cá nhân. Khi cá nhân được nhóm chấp nhận, cá nhân dễ dàng tuân theo những nguyên tắt chung của nhóm chuẩn mực. Gia đình Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức của mổi cá nhân. Trong một gia đình, hành vi của thành viên này có thể ảnh hưởng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ của thành viên khác. Nhất là các gia đình nhỏ thì tác động giữa các thành viên lên thái độ của cá nhân càng lớn. Vai trò và địa vị xã hội SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 5 Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. Cá nhân có thể là thành viên của rất nhiều nhóm trong xã hội. Vai trò cũng như vị trí xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhận thức và xu hướng hành vi của cá nhân đối với các đối tượng cụ thể. Trong mổi nhóm thì cá nhân có một vai trò riêng, vì thế cá nhân phải có thái độ, hành vi phù hợp với vai trò và địa vị xã hội đó. Vai trò và địa vị sẽ thay đổi theo các giai đoạn của cuộc đời, vì thế thái độ của cá nhân cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời đó. 2.2.3 Yếu tố cá nhân: Thái độ còn chịu ảnh hưởng của các đặc tính cá nhân: tuổi tác, giai đoạn cuộc đời, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, lối sống, cá tính và nhân cách. Tuổi tác, giai đoạn cuộc đời Thái độ của mổi cá nhân có sự thay đổi theo tuổi tác, ở mổi độ tuổi khác nhau thì vấn đề quan tâm cũng khác nhau. Vì thế sự hiểu biết, cảm xúc hay có những xu hướng hành vi sẽ có sự khác nhau. Cá tính, nhân cách Cá tính, nhân cách là những yếu tố gây ra những ảnh hưởng rõ nét lên thái độ của cá nhân. Nhân cách: là tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người đảm bảo sự phản ứng đáp lại môi trường xung quanh của con người, có những trình tự tương đối ổn định. Cá tính: Theo Philip Kotler cá tính là những đặc tính tâm lý nôi bật của mổi con người tạo ra thế ứng xử (những phản ứng đáp lại). cá tính của cá nhân tương đối ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh. Cá tính của cá nhân sẽ góp phần giải thích thành phần cảm xúc trong thái độ của cá nhân, phản ánh sự thích hay không thích đối với một đối tượng cụ thể. Cá tính và nhân cách có mối quan hệ với nhau. Nhân cách được mô tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể hay nói cách khác nhân cách được mô tả qua cá tính của cá nhân: tính tự tin, tính độc lập, tính thất thường, tính tham quyền, tính thận trọng, tính năng động, tính tự chủ, tính hiếu thắng, tính ngăn nắp, tính dễ dãi… 2.2.4 Yếu tố tâm lý: Động cơ Theo Philip Kotler động cơ là nhu cầu đã trở thành bức thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách thỏa mãn nó. Qua định nghĩa trên ta có thể hiểu động cơ như động lực thúc đẩy hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu cấp thiết. khi cá nhân được thỏa mãn nhu cầu sẽ tự làm giảm tâm lý căng thẳng mà cá nhân đó phải chiu đựng. Như vậy, nhu cầu chính là nhân tố gây ra động cơ. Khi doanh nghệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, khám phá được những nhu cầu tiềm ẩn và gây ra tác động đúng thị hiếu của khách hàng thì kế hoạch marketing mới mang lại hiệu quả. Hai lý thuyết về nhu cầu được ứng dụng trong nghiên cứu người tiêu dùng nhiều nhất là luận thuyết của Zigmund Freud và Abraham Maslow. Zigmund Freud: phần lớn con người không có ý thức được đầy đủ về nguồn gốc, động cơ của chính mình. Ham muốn của con người là không có giới hạn trong khi SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 6 Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. sự thả mãn ham muốn là có giới hạn, ham muốn không bao giờ biến mất hoàn toàn. Con người hành động mua theo lý trí mà còn nhiều nhu cầu mới nảy sunh trong quá trìng lựa chọn. Do đó, người thiết kế sản phẩm, người bán hàng có thể nắm bắt gợi them những nhu cầu mới mà sản phẩm có thể thỏa mãn, tạo thêm những động cơ mới thúc đẩy hành vi, thái độ của khách hàng. Abraham Maslow: Lý thuyết nhu cầu của Maslow nhằm giải thích tại sao trong những giai đoạn khác nhau con người bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Maslow đã sắp xếp nhu cầu của con người theo năm cấp bậc. Theo ông, con người sẽ cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng trước tiên, sau khi thỏa mãn nhu cầu đó, thì nhu cầu tiếp theo sẽ là động lực hành động. Thang nhu cầu được Maslow mô tả trng học thuyết như sau: Hình 2.2 thang đo nhu cầu của Maslow Nhận thức Nhận thức (tri giác) là khả năng tư duy của con người. Nhận thức là kết quả của quá trình mà mỗi cá nhân chọn lọc, sắp xếp và diễn giải các thông tin nhận được để tạo ra cái nhìn của riêng họ về thế giới xung quanh. Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng do ba tiến trình cảm nhận: 1) nhận thức có chọn lọc: hàng ngày con người thường va chạm đến nhiều tác nhân kích thích đến tư duy. Dĩ nhiên người đó không có khả năng phản ứng với tất cả những tác nhân đã ảnh hưởng mà người đó chỉ sàn lọc một vài tác nhân. 2) sự bóp méo có chọn lọc: nghĩa là con người có khuynh hướng biến đổi thông tin, gán cho nó những ý nghĩ của cá nhân và có khuynh hướng giải thích thông tin mà họ biến đổi theo hướng ủng hộ những ý tưởng và phán đoán hình thành ở họ. SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 7 Nhu cầu tình cảm Tự thể hiện Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu sinh lý Nhu cầu an toàn Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. 3) sự ghi nhớ có chọn lọc: con người có khuynh hướng chỉ ghi nhớ lại những thông tin ủng hộ thái độ và niềm tin của họ. sự hiểu biết Sự hiểu biết là quá trình biến đổi hành vi của con người dựa vào kinh nghiệm mà bản thân đã học tập và tích lũy. Sự hiểu biết là kết quả của quá trình tác động tương hỗ giữa các hướng dẫn, kích thích, chỉ bảo, phản ứng và cũng cố. sự hiểu biết giúp con người có thể dễ phân biệt sau khi mua một nhãn hiệu hàng hóa nào đó, có thể làm thay đổi thái độ đối với nhãn hiệu đó. Niềm tin Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người đó có được về một cái gì đó. Khách hàng nói chung có khuynh hướng xây dựng niềm tin của mình gắn với các nhãn hiệu và niềm tin đó có thể thay đổi qua nhận thức và kinh nghiệm từ việc tiêu dùng thật sự của họ. Qua các khái niệm trên, chúng ta đã tiếp cận một cách tương đối về các yếu tố tác động đến thái độ người tiêu dùng nói chung. Qua đó, ta có thể thấy quyết định thực hiện một hành vi nào đó của mỗi cá nhân là kết quả của sự tác động qua lại phức tạp của nhiều yếu tố lên thái độ. 2.3 Mô hình nghiên cứu: SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 8 Yếu tố văn hóa Văn hóa Nhánh văn hóa Giai tầng xã hội Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. Về sự hiểu biết của khách hàng gồm có hiểu biết về: + Siêu thị Co.opMart Lx. + các hình thức bán hàng. + các hoạt động khác. Về cảm xúc của khách hàng là: + Thích hay không thích các loại hàng hóa của siêu thị. + Có cảm thấy an tâm về chất lượng, giá cả hay hay không? Khi khách hàng đến với Co.opMart Về xu hướng hành vi của khách hàng là: + Trong tương lai sẽ tiếp tục hay không tiếp tục trở lại mua sắm nửa. + Sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè cùng đến với Co.opMart để mua sắm, hoặc tham quan, giải trí. CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 9 Yếu tố xã hội Các nhóm chuẩn mực Gia đình Vai trò và địa vị xã hội Yếu tố cá nhân Tuổi tác, giai đoạn cuộc đời Cá tính, nhân cách Yếu tố tâm lý Động cơ Nhận thức Sự hiểu biết Niềm tin Thái độ Hiểu biết Cảm xúc Xu hướng hành vi Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co.opMart. Hệ thống siêu thị Co.opMart Lx AG được thành lập vào năm 11/02/2007 ĐC: 12 Nguyễn Huệ A, Mỹ Long, Long Xuyên, An Giang Điện thoại: (076) 3.940.002 - (076) 3.940.001 Fax : (076) 3.945.966 Siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày. Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”. CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 10 . hội Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co. opMart. Về sự hiểu biết của khách hàng gồm có hiểu biết về: + Siêu thị Co. opMart Lx. +. định mua hàng tại Co. opMart LX. SVTH: PHẠM THỊ MỸ HIỀN GVHD: Ths.CAO MINH TOÀN 2 Nghiên cứu thái độ của người dân TP LX đối với siêu thị Co. opMart. CHƯƠNG