1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang

79 656 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

MỤC LỤC TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Trang Chương 1: TỔNG QUAN 1 1.1 Cơ sở hình thành 1

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HỒNG THẢO

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNGĐỐI VỚI TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh nông nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 06 năm 2007

Trang 2

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNGĐỐI VỚI TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh nông nghiệp

Người hướng dẫn: ThS HUỲNH PHÚ THỊNH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒNG THẢO

Lớp: DH4KN2 Mã số Sv: DKN030206

Long Xuyên, tháng 06 năm 2007

Trang 3

ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn:……….………

(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Trang 4

  

Hôm nay, bài khóa luận của em được hoàn thành, thànhquả này không chỉ của bản thân em mà còn có sự giúp đỡ củarất nhiều người xung quanh Vì thế, em xin chân thành cámơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em trong thời gian qua.

Trước tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầycô trường Đại học An Giang đã chỉ dạy em trong suốt 4 nămqua Đặc biệt là thầy Huỳnh Phú Thịnh là Người thầy trực tiếphướng dẫn em hoàn thành đề tài này, em xin cảm ơn thầy thờigian qua nhiệt tình hướng dẫn em cách giải quyết những khó khăn, bổ sung thêm choem những kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà em còn thiếu sót.

Em xin kính gửi lời cảm ơn đến công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang đã tạo chochúng em môi trường thực tập thuận lợi Đặc biệt là chú Hy và các anh chị trong Trungtâm NIIT ANGIMEX đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực tập, giúp em làm quenvới môi trường làm việc, tư vấn cho em những thông tin liên quan đến Trung tâm Emxin cảm ơn:

Anh Lê Văn Tân - Giám đốc Trung tâm NIIT ANGIMEX.Chị Huỳnh Mỹ Loan – Nhân viên kế toán hành chánh.Anh Lâm Hồ Hải - Giảng viên.

Anh Lâm Trường Huy - Giảng viên.…

Vì đây là lần đầu tiên thực tập tại doanh nghiệp, em tự nhận thấy mình còn rấtnhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm làm việc Vì thế đề tài này không thể tránhkhỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ: thầy cô, cơ quanthực tập và các bạn.

Sau cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến các bạn trong lớp tôi đã nhiệt tình giúp đỡ,động viên tôi trong quá trình tôi làm đề tài

Chúc mọi người luôn vui khỏe, thành công trong công việc Chúc Trung tâm ngàycàng gặt hái thêm nhiều thành công mới.

Long Xuyên, ngày 11 tháng 06 năm 2007.Người thực hiện

Nguyễn Hồng Thảo

Trang 5

  

Trung tâm NIIT ANGIMEX là trung tâm công nghệ thông tin trực thuộc công tyXuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) được thành lập và đi vào hoạt động năm 2004,chức năng hoạt động chính của Trung tâm là liên kết với tập đoàn NIIT Ấn Độ đào tạolập trình viên quốc tế.

Học viên chính của Trung tâm hiện nay là: nhân viên trong các công ty, doanhnghiệp, những người học tự do để nâng cao trình độ, sinh viên…Phần lớn trong số họhiện đang học tập, làm việc tại TP Long Xuyên và có thu nhập khá Tuy nhiên, tác giảnhận thấy học sinh phổ thông tại TP Long Xuyên là một đối tượng khá quan trọng màTrung tâm cần phải tìm hiểu đến vì họ là những người đang bắt đầu tìm hiểu về cáctrung tâm đào tạo để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong tương lai và với nguồn lực hiệnnay Trung tâm có thể thiết kế các chương trình đào tạo ngắn hạn thích hợp với học sinh

phổ thông để thu hút họ học tại Trung tâm Vì thế, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu thái

độ học sinh phổ thông đối với Trung tâm”để tìm hiểu về: sự hiểu biết của học sinh vềTrung tâm, tình cảm và xu hướng hành động có liên quan đến Trung tâm.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh phổ thông tại 3 trường: THPT chuyênThoại Ngọc Hầu, THPT Long Xuyên, THPT Khuyến Học Cỡ mẫu nghiên cứu 120mẫu, trong đó mỗi trường có số lượng mẫu ngang nhau là 40 mẫu/ trường.

Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp thảo luận tay đôi với dàn bài thảo luận để thu nhậncác ý kiến làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi Nghiên cứu chính thức chia thành hai giaiđoạn lấy mẫu: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức Kết quả của giai đoạnchính thức được tổng hợp, xử lý với công cụ hỗ trợ bằng phần mềm Excel và SPSS 13.0Kết quả nghiên cứu được phân tích theo từng thành phần của thái độ: hiểu biết, cảmxúc, xu hướng hành vi Nội dung phân tích chủ yếu: mô tả các thành phần của thái độ vàsự khác biệt tình cảm, xu hướng giữa các học sinh thuộc nhóm đối tượng khác nhau.

Từ các kết quả của nghiên cứu chính thức ta thấy: Học sinh phổ thông tại các trườnglấy mẫu nhận biết khá tốt về các hoạt động, dịch vụ của Trung tâm, nhất là các chươngtrình học bổng, chiêu sinh được nhiều học sinh biết đến nhất Tuy nhiên, về học phí thìnhận được sự đánh giá là học phí khá cao so với thu nhập của người dân An Giang vàcác thông tin do Trung tâm cung cấp còn khá ít nên học sinh không hiểu rõ hết về cácdịch vụ Trung tâm có thể thực hiện cho học viên Hai xu hướng hành vi được nhiều họcsinh đồng tình nhất là: sẽ đăng ký học tại Trung tâm khi có điều kiện và sẽ tiếp tục tìmhiểu về Trung tâm Đối với phân tích sự khác biệt: nhóm học sinh thuộc Trường THPTLong Xuyên có thái độ tốt nhất đối với Trung tâm kế đến là trường THPT Khuyến Học,đối với xếp loại học lực thì học sinh loại khá là có tình cảm nhiều nhất với Trung tâm,theo phân nhóm chi tiêu hàng tháng thì nhóm có chi tiêu thấp (dưới 500 ngàn đồng) lạilà nhóm có xu hướng giới thiệu bạn bè đến học tại Trung tâm nhiều nhất.

Sau cùng, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp Trung tâm thu hút sự quantâm của học sinh đến Trung tâm: mở các lớp học ngắn hạn phù hợp với học sinh phổthông, tạo niềm tin vào chất lượng của Trung tâm, tăng cường cung cấp thông tin vềTrung tâm, tổ chức các chương trình học bổng hoặc hỗ trợ việc đóng học phí cho họcviên, tạo sân chơi cho học viên và tìm cách quảng bá các sân chơi đó ra bên ngoài

Trang 6

TÓM TẮTMỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chương 1: TỔNG QUAN 1

1.1 Cơ sở hình thành 1

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 5

2.3.1 Yếu tố văn hóa 5

3.3 Thiết kế nghiên cứu 14

3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 16

3.3.2 Nghiên cứu chính thức 16

3.4 Thang đo 20

3.5 Tóm tắt 21

Trang 7

4.2 Lịch sử hình thành 22

4.3 Quá trình phát triển 24

4.4 Kết quả hoạt động qua các năm 25

Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

5.1 Giới thiệu 26

5.2 Kết quả thu thập, xử lý số liệu 26

5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 29

5.3.3.1 Phân tích mô tả thành phần xu hướngnhành vi 41

5.3.3.2 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với Trung tâm 44

5.4 Tóm tắt 47

Chương 6: Ý NGHĨA VÀ KẾT KUẬN 48

6.1 Giới thiệu 48

6.2 Các kết quả chính của nghiên cứu 48

6.2.1 Kết quả phân tích mô tả các thành phần của thái độ 48

6.2.2 Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các thành phần của thái độ 49

6.3 Các biện pháp có thể tác động đến thái độ của học sinh 49

6.4 Hạn chế của đề tài 51

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Bảng Trang

Bảng 3.1: Học sinh bắt đầu suy nghĩ đến ngành thi đại học 13

Bảng 3.2: Biến chưa điều chỉnh 17

Bảng 3.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu 19

Biểu đồBiểu đồ 3.1: Tiêu chí chọn trường 13

Biểu đồ 4.1: Kết qủa hoạt động của trung tâm qua các năm 25

Biểu đồ 5.1: Thông tin về giới tín của đáp viên 26

Biểu đồ 5.2: Thông tin về trường lớp của đáp viên 27

Biểu đồ 5.3: Thông tin về khối thi đại học yêu thích nhất của đáp viên 27

Biểu đồ 5.4: Thông tin về chứng chỉ tin học đã học của đáp viên 28

Biểu đồ 5.5: Thông tin về xếp loại học tập học kỳ 1 của đáp viên 28

Biểu đồ 5.6: Thông tin về chi tiêu hàng tháng của đáp viên 29

Biểu đồ 5.7: Mức độ nhận biết tên Trung tâm của đáp viên 30

Biểu đồ 5.8: Mức độ nhận biết các hoạt động của Trung tâm 31

Biểu đồ 5.9: Mức độ nhận biết các dịch vụ của Trung tâm 32

Biểu đồ 5.10: Mức độ tình cảm của học sinh đối với trung tâm 34

Biểu đồ 5.11: Sự yêu thích Trung tâm của học sinh 35

Biểu đồ 5.12: Lý do đáp viên thích Trung tâm 36

Biểu đồ 5.13: Lý do đáp viên không thích Trung tâm 36

Biểu đồ 5.14: Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh giữa các trường 38

Biểu đồ 5.15: Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh giữa các nhóm học lực 39

Biểu đồ 5.16: Xu hướng hành động của học sinh đối với Trung tâm 41

Biểu đồ 5.17: Lý do học sinh chưa có dự định học tại Trung tâm 42

Biểu đồ 5.18: Ý kiến của cá nhân chưa có dự định học tại Trung tâm 43

Biểu đồ 5.19: Sự khác biệt về xu hướng tiếp tục tìm hiểu Trung tâm giữa các trường .44Biểu đồ 5.20: Sự khác biệt về xu hướng giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm giữa các mức chi tiêu hàng tháng khác nhau 46

Trang 9

Hình 2.1: Mô hình ba thành phần thái độ 4

Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 5

Hình 2.3: Thang nhu cầu Maslow 8

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu 10

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 15

Sơ đồSơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm 23

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - -

PTTH Phổ thông trung học.THPT Trung học phổ thông.

Trang 10

Song song với hội nhập kinh tế là hội nhập về văn hóa giữa Việt Nam với các nướcphát triển đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách sống của người dân Việt Nam nóichung và nguời dân An Giang nói riêng, họ ngày càng thích học hỏi và làm việc trongnhững ngành nghề mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước tanhư hiện nay: ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kinh tế,… cho thấy nhu cầu học côngnghệ thông tin trong Tỉnh sẽ ngày càng tăng cao Đồng thời, tiềm năng phát triển củacác tỉnh Đồng bằng sông cửu long nói chung và An Giang nói riêng đang được khaithác, phát triển nhằm thu hút vốn đầu tư của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoàinước Do đó, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương sẽ tăng theo tốc độ đầu tưcủa các công ty Đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ về công nghệ thông tin hiện naychưa đáp ứng được nhu cầu của các công ty lớn trong Tỉnh Đó chính là, cơ hội thuậnlợi cho các trường, trung tâm đào tạo việc làm trong và ngoài nước mở rộng đầu tư vàoAn Giang

Trong ngành giáo dục và đào tạo, khách hàng hiện nay rất quan tâm đến chất lượngđào tạo giữa các trường với nhau Xu hướng so sánh lựa chọn nơi đào tạo phù hợp vớimức đầu tư vào học tập của họ sẽ ngày càng cao Bên cạnh đó, có rất nhiều tổ chức đàotạo nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam ngày càng gia tăng:NIIT, Aptech, Đại học Troy (Hoa Kỳ)… vì thế môi trường giáo dục ở Việt Nam sẽ mangtính cạnh tranh ngày càng cao Hiện nay, Trung tâm NIIT ANGIMEX không chỉ cạnhtranh với đối thủ chính là Aptech An Giang mà còn cạnh tranh với nhiều đối thủ khác ởthành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh Vì thế đòi hỏi Trung tâm phải khôngngừng nâng cao chất lượng, đa dạng các chuyên ngành đào tạo của mình để thu hút họcviên, hạn chế các trường hợp học viên đổ xô đăng ký học ở các thành phố lớn.

Trong nhóm khách hàng của Trung tâm, học sinh phổ thông chính là những kháchhàng tiềm ẩn rất quan trọng vì quyết định lựa chọn Trung tâm đào tạo nghề của học sinhsẽ ảnh hưởng đến lượng học viên của Trung tâm trong tương lai Vì thế, trong số cácyếu tố tác động đến hành vi quyết định lựa chọn nơi đào tạo của học sinh thì thái độ củahọc sinh đối với trường, trung tâm đào tạo sẽ có ảnh hưởng rất lớn Để giúp Trung tâmhiểu được thái độ của học sinh phổ thông tại TP Long Xuyên đối với các hoạt động,dịch vụ của NIIT ANGIMEX trong thời gian qua và để xác định hướng phát triển phùSVTH: Nguyễn Hồng Thảo 1

Trang 11

hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng này, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thái

độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX” làm khóa luận tốt

nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Tìm hiểu, phân tích thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm trongthời gian qua nhằm đánh giá mức độ quan tâm của học sinh đối với Trung tâm hiện nay.Dự kiến các hành vi của học sinh có liên quan đến Trung tâm trong tương lai.

Nghiên cứu mô hình tác động đến thái độ của học sinh phổ thông đối với Trungtâm bằng cách phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu để thấy đượcsự đánh giá khác nhau giữa các nhóm học sinh trong từng nhóm phân loại, từ kết quảnày ta có thể đưa ra biện pháp tác động lên thái độ của học sinh thuộc nhóm phân loạiđó.

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu.

Không gian nghiên cứu được lựa chọn là TP Long Xuyên vì TP Long Xuyênlà thị trường có nhiều tiềm năng nhất đối với Trung tâm: trong số các địa bàn có ngườiđến Trung Tâm xin thông tin tư vấn về ngành học công nghệ thông tin của Trung tâm thì

TP Long Xuyên có số lượng người đến Trung tâm nhiều nhất (Thông tin học viên của

Trung tâm từ năm 2005 đến 3 tháng đầu năm 2007), mức sống của người dân TP Long

Xuyên khá cao so với các Huyện, Thị khác trong Tỉnh nên khả năng chọn học tại Trungtâm sẽ cao hơn những địa phương khác Do đó, TP Long Xuyên là thị trường mà Trungtâm cần nghiên cứu trước tiên.

Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng của Trung tâm bao gồm nhiều đối tượngkhác nhau: nhân viên trong các công ty, doanh nghiệp, học sinh đã tốt nghiệp phổ thôngtrung học, sinh viên trường Đại học An Giang,… Nhưng đề tài chỉ tập trung tìm hiểuđối tượng là học sinh tại các trường trung học phổ thông vì đối tượng này là nhữngkhách hàng tiềm ẩn khá quan trọng của Trung tâm.

Thời gian tiến hành đề tài nghiên cứu sẽ giới hạn trong khoảng: từ tháng3/2007 đến tháng 6/2007.

1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

Nghiên cứu về thái độ sẽ là vấn đề thiết thực đối với Trung tâm Sau khi đề tài hoànthành sẽ giúp Trung tâm nhận biết được những suy nghĩ và xu hướng hành động của họcsinh phổ thông về Trung tâm như thế nào, những tình cảm của học sinh đối với Trungtâm từ khi Trung tâm thành lập đến nay, học sinh có quan tâm đến những hoạt động củaTrung tâm hay không, sau khi tốt nghiệp phổ thông, học sinh có mong muốn được học ởTrung tâm hay không, họ có đặt những niềm tin vào Trung tâm hay không,…

Tôi mong muốn kết quả nghiên cứu này sẽ có thể trở thành tài liệu tham khảo hữuích cho những nghiên cứu sau, đồng thời đề xuất một số biện pháp tác động lên thái độhọc sinh phổ thông để họ quan tâm đến Trung tâm nhiều hơn, góp phần phát triển TrungSVTH: Nguyễn Hồng Thảo 2

Trang 12

tâm cũng chính là đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của các công ty trongvà ngoài Tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tin học hóa quản lý sản xuất kinhdoanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh.

1.4 Kết cấu đề tài.

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các nội dung chính sau:

Chương 1: Tổng quan đây là chương giới thiệu sơ lược về đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, chương này trình bày tóm tắt

các khái niệm về thái độ, các thành phần của thái độ, các yếu tố tác động đến tháiđộ Từ đó, thiết kế mô hình nghiên cứu riêng cho đề tài nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, chương này sẽ trình bày về những phương

pháp được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài như: tổng thể nghiên cứu, thiết kếnghiên cứu, thang đo được sử dụng để tiến hành nghiên cứu và các phương pháptổng hợp, xử lý kết quả nghiên cứu

Chương 4: Giới thiệu Trung tâm NIIT ANGIMEX, chương này sẽ giới thiệu về

Trung tâm qua 3 năm hoạt động để cung cấp thêm thông tin về lịch sử hình thành,quá trình phát triển và kết quả hoạt động của Trung tâm.

Chương 5: Kết quả nghiên cứu, chương này trình bày về kết quả nghiên cứu

chính thức sau khi thu thập thông tin, xử lý, phân tích các kết quả đạt được Nộidung của kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ thái độ của học sinh phổ thông đối vớiTrung tâm.

Chương 6: Ý nghĩa và kết luận, chương này trình bày tóm tắt lại các kết quả chính

của quá trình nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra các biện pháp nhằm nângcao sự nhận biết của học sinh phổ thông đối với Trung tâm, có cảm tình với Trungtâm nhiều hơn, ngày càng có nhiều học sinh mong muốn được học tại Trung tâm

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 3

Trang 13

đã được chọn lọc phù hợp với đề tài để nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu.Chương này bao gồm các phần chính: khái niệm về thái độ và các thành phần cấu thànhthái độ, các yếu tố gây ảnh hưởng đến thái độ, sau đó tác giả xây dựng mô hình nghiêncứu riêng của vấn đề nghiên cứu từ khái niệm về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đếnthái độ.

2.2 Thái độ

Thái độ là sự đánh giá có ý thức của một cá nhân có những tình cảm tốt xấu vànhững xu hướng hành động có tính chất thuận lợi hay bất lợi về một sự vật hay vấn đềnào đó.

Thái độ dẫn dắt con người xử sự theo một thói quen bền vững trước những kíchthích tương đồng mà không cần phải giải thích bằng một phương pháp mới Vì vậy, tháiđộ rất khó thay đổi, để thay đổi được thái độ người tiêu dùng đòi hỏi tốn nhiều thời gianvà chi phí, các doanh nghiệp tốt nhất nên làm cho sản phẩm của mình phù hợp với tháiđộ của khách hàng mục tiêu hơn là cố gắng thay đổi chúng.

Theo Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (Nguyên lý marketing, 2003) các

yếu tố: sự hiểu biết, cảm xúc, xu hướng hành vi hình thành nên thái độ của cá nhân Môhình về thành phần của thái độ thường được sử dụng trong nghiên cứu phân tích ngườitiêu dùng bao gồm 3 thành phần sau:

Hình 2.1: Mô hình ba thành phần thái độ.1

1 Nguồn: Schifan &Kanuk (2000), trang 203.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 4Cảm

xúcXu hướng

hành viSự hiểu

biết

Trang 14

Hiểu biết/nhận biết (điều tôi biết): thành phần này nói lên sự nhận biết, kiến thức

của người tiêu dùng về một sản phẩm, thương hiệu Nhận biết còn được thể hiện ở dạngniềm tin Hay nói cách khác, khách hàng tin tưởng rằng thương hiệu, sản phẩm đó cónhững đặc trưng nào đó

Cảm xúc/cảm tình (điều tôi cảm thấy được): thành phần này được thể hiện dưới

dạng đánh giá sản phẩm - dịch vụ, thương hiệu ở dạng tốt, xấu, thân thiện hay ác cảmđối với một đối tượng nào đó.

Xu hướng hành vi (điều tôi muốn làm): thành phần này nói lên xu hướng người

tiêu dùng sẽ thực hiện một hành động nào đó đối với một đối tượng cụ thể.

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ.

Quá trình hình thành thái độ của một cá nhân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tốvà phải trải qua một khoảng thời gian nhất định Các yếu tố gây ảnh hưởng đến thái độbao gồm: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý Ta có thể hìnhdung sự tác động của các yếu tố như hình sau:

Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ.2

2.3.1 Yếu tố văn hóa.

 Văn hóa

“Văn hóa là một hệ thống những giá trị, đức tin, truyền thống, chuẩn mực,hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, được tiếp nối và phát triển từthế hệ này sang thế hệ khác”.3

2 Dựa theo ThS Vũ Thế Dũng – ThS Trương Tôn Hiền Đức 2004 “Hành vi người tiêu dùng” trongQuản trị tiếp thị lý thuyết và tình huống.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 5

Thái độYếu tố văn hoá

Văn hóaNhánh văn hóaGiai tầng xã hội

Yếu tố xã hội

Các nhóm chuẩn mựcGia đình

Vai trò và địa vị xã hội

Yếu tố tâm lý

Động cơNhận thứcSự hiểu biết Niềm tin Niề

Yếu tố cá nhân

Tuổi tác giai đoạn cuộc đời.

Cá tính, nhân cách

Trang 15

Văn hóa là yếu tố căn bản nhất trong việc xác định nhu cầu và xu hướng hànhvi của cá nhân Văn hóa bao gồm những giá trị: quan điểm, niềm tin, thái độ, hành vichung của một cộng đồng xây dựng nên và cùng nhau chia sẻ Trong cộng đồng đó cánhân sẽ tiếp thu bản sắc văn hóa từ cộng đồng dần dần hình thành ý thức văn hóa của cánhân từ đó cá nhân sẽ có những thái độ, hành vi phù hợp với nét văn hóa chung củacộng đồng

 Nhánh văn hóa

Nhánh văn hóa là một bộ phận cấu thành văn hóa chung Nhánh văn hóa cóảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm, cách đánh giá, sở thích, của cá nhân trong cùng mộtnhánh văn hóa.

Nhánh văn hóa bao gồm: nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng,khu vực địa lý.

 Giai tầng xã hội.

Giai tầng xã hội là một bộ phận đồng nhất trong xã hội được phân chia theocấp bậc Mỗi giai tầng xã hội có những ý thích khác nhau về thương hiệu, dịch vụ,…Mỗi thành viên trong cùng một giai tầng có thể có chung niềm tin, đánh giá, thái độ.Trong marketing có thể xem giai tầng xã hội là một tiêu thức để phân khúc thị trường.

Tuy nhiên, khi ta biết được thành phần giai tầng của một người, ta có thể cóđược những kết luận về thái độ dự kiến của người đó nhưng ta chưa thể hình dungngười đó như một cá thể.

2.3.2 Yếu tố xã hội.

Con người là một cá thể trong xã hội do vậy thái độ của cá nhân chịu ảnhhưởng của những nhân tố chung quanh mình, của những người gần gũi, cũng nhưnhững người trong giai cấp xã hội của mình

 Các nhóm chuẩn mực.

Các nhóm chuẩn mực là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đếnthái độ hay hành vi của con người Khi cá nhân càng đề cao nhóm chuẩn mực thì mứcđộ ảnh hưởng của tập thể trong nhóm đến sự hình thành ý niệm của cá nhân về ưu điểmcủa hàng hóa và nhãn hiệu càng lớn.

Những nhóm ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, hành vi của thành viên trongnhóm là những nhóm mà cá nhân nằm trong đó và có sự tác động qua lại khá thườngxuyên với các thành viên trong nhóm như: gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp,…

Những nhóm chuẩn mực ảnh hưởng gián tiếp đến cá nhân là những nhóm màcá nhân không tham gia nhưng chúng có tác động đến thái độ của cá nhân: nhà khoahọc, chính khách, ca sĩ, cầu thủ, doanh nhân nổi tiếng,…

Mỗi nhóm chuẩn mực sẽ đặt ra những niềm tin, “luật lệ” của nhóm Những quytắc này sẽ tạo sức ép thúc đẩy thành viên tuân theo và không mang tính bắt buộc Tuynhiên, cá nhân có nhu cầu được hội nhập, được tập thể động viên, ủng hộ, nhìn nhận sự

3 (Nguyễn Đông Phương - Nguyễn Văn Trưng - Nguyễn Tân Mỹ - Quách Thi Bửu Châu – Ngô Thị XuânPhương - Nguyễn Văn Chu 1999 “Môi trường marketing, nghiên cứu marketing” trong Marketing cănbản, trang 44).

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 6

Trang 16

hiện diện của cá nhân Khi cá nhân được nhóm chấp nhận, cá nhân dễ dàng tuân theonhững nguyên tắc chung của nhóm chuẩn mực

 Gia đình.

Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức của mỗi cá nhân Trongmột gia đình, hành vi của thành viên này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ củathành viên khác Nhất là các gia đình nhỏ thì tác động giữa các thành viên lên thái độcủa cá nhân càng lớn.

 Vai trò và địa vị xã hội.

Cá nhân có thể là thành viên của rất nhiều nhóm trong xã hội Vai trò cũng nhưvị trí xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhận thức và xu hướng hành vi của cá nhân đối vớicác đối tượng cụ thể Trong mỗi nhóm thì cá nhân có một vai trò riêng vì thế cá nhânphải có thái độ, hành vi phù hợp với vai trò và địa vị xã hội đó.

Vai trò và địa vị sẽ thay đổi theo các giai đoạn của cuộc đời vì thế thái độ củacá nhân cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời đó.

2.3.3 Yếu tố cá nhân.

Thái độ còn chịu sự ảnh hưởng của các đặc tính cá nhân: tuổi tác, giai đoạncuộc đời, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, lối sống, cá tính và nhân cách.

 Tuổi tác, giai đoạn cuộc đời.

Thái độ của cá nhân sẽ có sự thay đổi theo tuổi tác Ở mỗi độ tuổi khác nhauthì vấn đề quan tâm khác nhau, sở thích khác nhau Vì thế, sự hiểu biết, cảm xúc hay cónhững xu huớng hành vi sẽ có sự khác nhau

 Cá tính, nhân cách.

Cá tính, nhân cách là những yếu tố gây ra những ảnh hưởng rõ nét lên thái độcủa cá nhân.

Nhân cách: là tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người đảm bảo sự phản

ứng đáp lại môi trường xung quanh của anh ta, có những trình tự tương đối ổn định.

Cá tính: theo Philip Kotler cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi

con người tạo ra thế ứng xử (những phản ứng đáp lại) Cá tính của cá nhân tương đối ổnđịnh và nhất quán đối với môi trường xung quanh.

Cá tính của cá nhân sẽ góp phần giải thích thành phần cảm xúc trong thái độcủa cá nhân, phản ánh sự ưa thích hay không thích đối với một đối tượng cụ thể.

Cá tính và nhân cách có mối quan hệ với nhau Nhân cách được mô tả bằngnhững đặc tính vốn có của cá thể hay nói cách khác nhân cách được mô tả qua cá tínhcủa cá nhân: tính tự tin, tính độc lập, tính thất thường, tính tham quyền, tính thận trọng,tính năng động, tính tự chủ, tính hiếu thắng, tính ngăn nắp, tính cởi mở, tính dễ dãi, tínhkhiêm tốn…

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 7

Trang 17

2.3.4 Yếu tố tâm lý.

 Động cơ

Theo Philip Kotler động cơ là nhu cầu đã trở thành bức thiết đến mức độ buộccon người phải tìm cách thoả mãn nó Qua định nghĩa trên ta có thể hiểu động cơ nhưđộng lực thúc đẩy hành vi nhằm thoả mãn nhu cầu cấp thiết Khi cá nhân được thoả mãnnhu cầu sẽ tự làm giảm tâm lý căng thẳng mà cá nhân đó phải chịu đựng.

Như vậy, nhu cầu chính là nhân tố gây ra động cơ Khi doanh nghiệp nắm bắtđược nhu cầu khách hàng, khám phá được những nhu cầu tiềm ẩn và gây tác động đúngthị hiếu của khách hàng thì kế hoạch marketing mới có thể mang lại hiệu quả.

Hai lý thuyết về nhu cầu được ứng dụng trong nghiên cứu người tiêu dùngnhiều nhất là luận thuyết của Zigmund Freud và Abraham Maslow.

Zigmund Freud: phần lớn con người không có ý thức được đầy đủ về nguồn

gốc động cơ của chính mình Ham muốn của con người là không có giới hạn trong khisự thoả mãn ham muốn là có giới hạn, ham muốn không bao giờ biến mất hoàn toàn.Con người hành động mua theo lý trí mà còn nhiều nhu cầu mới nảy sinh trong quátrình lựa chọn Do đó, người thiết kế sản phẩm, người bán hàng có thể nắm bắt gợi thêmnhững nhu cầu mới mà sản phẩm có thể thoả mãn, tạo thêm những động cơ mới thúcđẩy hành vi, thái độ của khách hàng.

Abraham Maslow: lý thuyết nhu cầu của Maslow nhằm giải thích tại sao

trong những giai đoạn khác nhau con người bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau Maslow đã sắp xếp nhu cầu của con người theo năm cấp bậc Theo ông, conngười sẽ cố gắng thoả mãn nhu cầu quan trọng nhất trước tiên, sau khi thoả mãn nhucầu đó, thì nhu cầu quan trọng tiếp theo sẽ trở thành động lực hành động Thang nhu cầuđược Maslow mô tả trong học thuyết như sau:

Hình 2.3: Thang nhu cầu Maslow.

 Nhận thức

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 8Tự

thể hiệnNhu cầu được

tôn trọngNhu cầu tình cảm

Nhu cầu an toànNhu cầu sinh lý

Trang 18

Nhận thức (tri giác) là khả năng tư duy của con người Nhận thức là kết quảcủa quá trình mà mỗi cá nhân chọn lọc, sắp xếp và diễn giải các thông tin nhận được đểtạo ra cái nhìn của riêng họ về thế giới xung quanh

Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng do ba tiến trìnhcảm nhận: (1) nhận thức có chọn lọc, (2) sự bóp méo có chọn lọc, (3) sự ghi nhớ cóchọn lọc.

(1) Nhận thức có chọn lọc: hằng ngày con người thường va chạm đến nhiều

tác nhân kích thích đến tư duy Dĩ nhiên, người đó không có khả năng phản ứng với tấtcả những tác nhân đã ảnh hưởng mà người đó chỉ sàng lọc một vài tác nhân.

(2) Sự bóp méo có chọn lọc: nghĩa là con người có khuynh hướng biến đổi

thông tin, gán cho nó những ý nghĩ của cá nhân và có khuynh hướng giải thích thông tin

mà họ biến đổi theo hướng ủng hộ những ý tưởng và phán đoán được hình thành ở họ.

(3) Sự ghi nhớ có chọn lọc: con người có khuynh hướng chỉ ghi nhớ lại những

thông tin ủng hộ thái độ và niềm tin của họ.

nhãn hiệu đó  Niềm tin

Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người đó có đượcvề một cái gì đó.

Khách hàng nói chung có khuynh hướng xây dựng niềm tin của mình gắn vớicác nhãn hiệu và niềm tin đó có thể thay đổi qua nhận thức và kinh nghiệm từ việc tiêudùng thực sự của họ.

Qua các khái niệm trên, chúng ta đã tiếp cận một cách tương đối về các yếu tốtác động đến thái độ người tiêu dùng nói chung Qua đó, ta có thể thấy quyết định thựchiện một hành vi nào đó của mỗi cá nhân là kết quả của sự tác động qua lại phức tạp củanhiều yếu tố lên thái độ.

2.4 Mô hình nghiên cứu.

Các khái niệm về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ ở trên là cơ sở để taxây dựng được mô hình nghiên cứu về thái độ của học sinh phổ thông đối với Trungtâm như sau:

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 9

Trang 19

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu.

Thái độ là kết quả của quá trình tác động của nhiều yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhânnên trong mô hình nghiên cứu các yếu tố này sẽ được phân tích bằng một số biến nhânkhẩu điển hình có tác động nhiều đến thái độ của học sinh đối với Trung tâm, để phânloại học sinh thành những nhóm khác nhau, theo tiêu thức: giới tính, lớp, trường học,khối thi đại học yêu thích nhất, xếp loại học tập của học sinh ở học kỳ I vừa qua mụcđích là để thấy sự khác biệt giữa các đối tượng trong nhóm phân loại.

Đối với thành phần nhận biết, các khái niệm được đưa ra để tìm hiểu thành phầnnày là: nhận biết tên Trung tâm, nhận biết các hoạt động và các dịch vụ của Trung tâmđể đo lường mức độ nhận biết của học sinh về Trung tâm.

Đối với thành phần cảm xúc, để biết được mức độ tình cảm đối với Trung tâm đượcbiểu hiện qua sự ưa thích hay ghét của học sinh phổ thông trong thành phố Long Xuyênđối với Trung tâm, tác giả đưa ra các vấn đề cần quan tâm về tình cảm đối với: sảnphẩm của Trung tâm mà cụ thể là các chuyên ngành mà Trung tâm đang đào tạo, tênTrung tâm, niềm hãnh diện khi được học tại Trung tâm và một số biến khác để phân tíchthành phần này như: thích các chương trình tư vấn, học bổng, thích bằng cấp mà Trungtâm đang đào tạo, thích đồng phục cho học viên.

Đối với thành phần xu hướng hành vi, tác giả đưa ra một số hành vi để đo lườngmức độ đồng ý của học sinh: tìm kiếm thông tin, hành động bản thân, tác động đếnngười khác, nhằm tìm hiểu hành động của học sinh trong tương lai.

Thông tin liên quan đến các thành phần trên được thu thập bằng cách thiết lập bảngcâu hỏi sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ đồng ý của đáp viên Sau đó, xử lýthông tin bằng kỹ thuật thống kê mô tả

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 10Yếu tố

văn hoáYếu tố

xã hộiYếu tốcá nhân

Yếu tốtâm lý

- Tên của trung tâm- Sản phẩm của trung tâm.

- Hãnh diện khi học tại trung tâm

- Tìm kiếm thông tin- Hành động bản

- Tác động đến người khác.

ANGIMEX

Trang 20

2.5 Tóm tắt

Thái độ là sự đánh giá có ý thức của một cá nhân có những tình cảm tốt xấu vànhững xu hướng hành động có tính chất thuận lợi hay bất lợi về một sự vật hay vấn đềnào đó.

Thái độ của cá nhân được biểu hiện qua ba yếu tố: sự hiểu biết, tình cảm, xu hướnghành vi Trong đó: sự hiểu biết nói lên sự nhận biết của cá nhân đối với một sản phẩmhay thương hiệu, tình cảm được thể hiện qua cách đánh giá thích hay không thích đốivới một đối tượng nào đó, xu hướng hành vi nói lên xu hướng sẽ thực hiện những hànhđộng cụ thể nào đó của cá nhân đối với một đối tượng.

Thái độ là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội,yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý Trong các yếu tố được phân tích trên thì tâm lý là yếu tốcó ảnh hưởng rõ nét nhất đến thái độ

Yếu tố tâm lý bao gồm các yếu tố: động lực, nhận thức, sự hiểu biết, niềm tin Cácyếu tố này hiện diện trong các thành phần của thái độ như: động lực sẽ dẫn đến hànhđộng cụ thể để thỏa mãn nhu cầu nó sẽ tác động rất lớn đến xu hướng hành vi của cánhân còn nhận thức, sự hiểu biết, niềm tin được thể hiện trong thành phần hiểu biết củathái độ, cá nhân có xu hướng sẽ tích lũy những thông tin mà họ quan tâm, từ sự hiểubiết và niềm tin mà cá nhân tích lũy được sẽ dần dần hình thành nên tình cảm của cánhân đối với đối tượng.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 11

Trang 21

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu.

Sau khi đề cập đến cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đến chương 3 là chương:

phương pháp nghiên cứu Nội dung chương này đề cập đến phương pháp, cách thức

tiến hành nghiên cứu bao gồm các nội dung: 3.2 Tổng thể nghiên cứu, 3.3 Thiết kếnghiên cứu, 3.4 Thang đo.

3.2 Tổng thể nghiên cứu.

Học sinh trung học phổ thông có độ tuổi phổ biến từ 16 đến 18 tuổi, là đối tượng đãbắt đầu quan tâm đến nghề nghiệp cho tương lai, đa phần họ biết tự tìm hiểu thông tinvề những ngành nghề yêu thích và lựa chọn trường đào tạo phù hợp với điều kiện củamình.

Từ những thông tin trên sách báo, những nghiên cứu trước liên quan đến học sinhphổ thông, từ quan sát và hỏi ý kiến của một nhóm học sinh phổ thông trường THPTThủ Khoa Nghĩa TX Châu Đốc, tác giả nhận định: So với những năm 90, học sinh phổthông hiện nay phát triển nhanh chóng về thể chất lẫn tinh thần Họ năng động hơn,thích thể hiện cá tính riêng, suy nghĩ phong phú và sáng tạo Đặc biệt họ biết suy nghĩđến nghề nghiệp cho tương lai, những giờ học hướng nghiệp trên lớp giúp họ có kiếnthức trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực học tập, sở thích, nhu cầu xãhội, kinh tế gia đình Tuy nhiên, theo họ thì chương trình hướng nghiệp ở trường chưathỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp trong tương lai Vì thế họthích tìm thêm thông tin từ thực tế qua: sách báo, ý kiến của người thân Do đó, thái độcủa học sinh đối với một trường, một ngành nào đó sẽ chịu ảnh hưởng từ thái độ củanhững người cung cấp thông tin cho họ như: thầy cô, người thân, nhà báo… Hiện nay,có không ít học sinh đã mạnh dạn vào các trường đại học để học dự thính xem ngành đócó phù hợp với mình hay không, tự mở cửa hàng kinh doanh để thách thức mình, đi làmbán thời gian… để có thêm kinh nghiệm trong lựa chọn nghề nghiệp.

Theo nghiên cứu “Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12” của tác

giả Nguyễn Phi Yến (2006) có tìm hiểu về giai đoạn bắt đầu suy nghĩ đến ngành thi đạihọc của học sinh phổ thông ở An Giang Đây là một dẫn chứng thực tế cho thấy họcsinh rất quan tâm đến lựa chọn ngành học trong tương lai.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 12

Trang 22

Bảng 3.1: Học sinh bắt đầu suy nghĩ đến ngành thi đại học.

Học sinh bắt đầu suy nghĩ ngành thi đại họcNăm học 2005-2006 tại An Giang.

Kết quả nghiên cứu

Nguồn: Nguyễn Phi Yến (2006).

Kết quả này cho thấy, học sinh đã bắt đầu suy nghĩ đến ngành thi đại học từ trướclớp 10 Giai đoạn học phổ thông trung học là giai đoạn mà học sinh quan tâm đến cácngành thi nhiều nhất chiếm 82% Trong đó, học sinh lớp 12 là suy nghĩ nhiều nhấtchiếm 30% là do năm học này cũng là năm tốt nghiệp phổ thông trung học

Ngoài ra, các yếu tố về tâm lý cũng tác động đến học sinh rất nhiều trong việc quyếtđịnh trường và ngành học sau tốt nghiệp Các thông tin về danh tiếng, chất lượng đàotạo, chi phí học tập của các trường… từ thầy cô, người thân, bạn bè, thông tin ngoài xãhội giúp cho họ nâng cao sự hiểu biết, ước vọng được vào học những trường mà họ đặtnhiều tình cảm, thỏa mãn nguyện vọng nghề nghiệp cho tương lai của họ Cũng trongcùng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phi Yến, ta biết được thông tin về những tiêu chíchọn trường của học sinh phổ thông năm học 2005-2006.

Biểu đồ 3.1: Tiêu chí chọn trường.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 13

020406080100 120 140 160 180Trường có danh tiếng

Có nhiều ngành nghềTrường gần nhàTỷ lệ chọi thấpKhả năng tài chính của gia đình

Quan trọngTương đối quan trọngTương đối không quan trọngKhông quan trọng

Trang 23

Nguồn: Nguyễn Phi Yến (2006).

Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra các tiêu chí ảnh hưởng nhiều nhất đến hành

vi chọn trường của học sinh Trong số các tiêu chí trên thì tiêu chí về “khả năng tài

chính của gia đình” là có số học sinh đồng ý là quan trọng nhiều nhất (92 học sinh)

trong số 170 học sinh được phỏng vấn, cho thấy điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởngkhá nhiều đến hành vi của học sinh.

Sau khi tìm hiểu về các đặc điểm của tổng thể, ta nhận thấy các yếu tố từ gia đình,xã hội, tâm lý, cá nhân có tác động đến thái độ của học sinh phổ thông đối với mộttrường, một ngành học cụ thể Do đó, khi tìm hiểu về thái độ của học sinh phổ thông đốivới Trung tâm cần phải quan tâm đến các yếu tố trên bằng cách phân nhóm học sinhtheo các tiêu chí: giới tính, khả năng tài chính, trường học…

Năm học 2005-2006, TP Long Xuyên có 7 trường THPT và khoảng hơn 7.200 học

sinh (nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2005, trang 211) Đối với đề tài

này, phạm vi của tổng thể nghiên cứu là những học sinh phổ thông tại ba trường lấymẫu điển hình: Trường THPT Thoại Ngọc Hầu, Trường THPT Long Xuyên, Trường

THPT Khuyến Học, ước lượng tổng thể khoảng 4.000 học sinh

3.3 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng nên thiết kế nghiên cứu vàquy trình nghiên cứu cơ bản là ứng dụng từ các nghiên cứu marketing trước Tiến trìnhnghiên cứu được chia thành 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.Trong thiết kế nghiên cứu còn được chia ra nhiều bước nhỏ thành quy trình nghiên cứunhằm giúp cho người nghiên cứu thuận tiện theo dõi tiến độ và tăng độ tin cậy của bàinghiên cứu

Các bước trong quy trình nghiên cứu được mô tả theo trình tự sau: xác định vấn đềnghiên cứu, cơ sở lý thuyết về nghiên cứu thái độ, dàn bài thảo luận, phỏng vấn thử,hiệu chỉnh, bảng câu hỏi chính thức, phỏng vấn chính thức (thu thập thông tin), xử lý,cuối cùng là báo cáo nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 14

Trang 24

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Quy trình trên được bắt đầu từ xác định vấn đề nghiên cứu Đây là bước quan trọngđể xác định vấn đề được đưa ra có thực sự cần thiết cho Trung tâm và phù hợp với khảnăng của người nghiên cứu hay không Để thực hiện bước này, tác giả đã đặt ra các câuhỏi và tự trả lời để xác định vấn đề nào là thích hợp nhất: Trung tâm thường quan tâmđến những đối tượng nào? Đối tượng nào sẽ ảnh hưởng lớn đến Trung tâm? Đối tượngđó ở đâu? Tác giả có thể tiếp xúc với đối tượng nào để quan sát?

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 15Xác định vấn đề

nghiên cứu.

Cơ sở lý thuyếtMô hình nghiên

Dàn bài thảo luận Thảo luận (n=12)

Phỏng vấn thử (n=5)

Hiệu chỉnh.Bảng câu hỏi chính

Trang 25

Kế đến tác giả tìm hiểu các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến vấnđề nghiên cứu, xác định phương pháp sẽ tiến hành sau đó xây dựng mô hình nghiên cứuphù hợp với vấn đề nghiên cứu

3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ.

Kỹ thuật để thu thập thông tin trong nghiên cứu này là phỏng vấn chuyên sâu.Để thực hiện được, tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn, sau đó phỏng vấn theo dàn bàichi tiết được phác thảo sẵn, người phỏng vấn sẽ gặp trực tiếp một số học sinh phổ thôngđể thảo luận, ghi nhận ý kiến đóng góp của đáp viên.

Thông tin cần thu.

Dàn bài phỏngvấn sâu sẽ xoay quanh các vấn đề có liên quan đến:- Sự nhận biết về Trung tâm.

- Cảm tình của đáp viên đối với Trung tâm.

- Những hành động mà đáp viên có thể thực hiện trong tương lai có liênquan đến Trung tâm.

- Theo đáp viên thì những yếu tố nào sẽ có ảnh hưởng đến thái độ của họcsinh

Nội dung của dàn bài thảo luận được trình bày ở phần phụ lục.

Phương pháp chọn mẫu:

Tác giả lấy ý kiến trả lời các câu hỏi trong dàn bài thảo luận bằng cách chọnmẫu thuận tiện được 7 học sinh phổ thông có biết đến Trung tâm để trao đổi Địa điểmchọn đối tượng là thư viện tỉnh An Giang và nhà sinh hoạt ký túc xá Đại học An Gianglà những nơi có học sinh phổ thông đến học và có đủ thời gian cho tác giả trò chuyện.Ngoài ra tác giả còn hỏi ý kiến của một số người khác: nhân viên trong Trung tâm, sinhviên trong trường Đại học An Giang có biết đến Trung tâm Tổng số người mà tác giả đãcùng thảo luận là: 12 người

Phương pháp xử lý thông tin:

Sau khi ghi nhận các ý kiến thảo luận sẽ lựa chọn ý kiến nào thuộc các thànhphần của thái độ chuyển thành biến định lượng, lựa chọn thang đo thích hợp để xâydựng bảng câu hỏi sao cho phù hợp với những học sinh có biết đến Trung tâm nhưngchưa từng đến Trung tâm xin thông tin từ tư tấn viên vẫn có thể trả lời được các câu hỏi.

3.3.2 Nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng được chia thành hai giai đoạnchọn mẫu nghiên cứu: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức.

 Giai đoạn thử nghiệm.

Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi, thì tiến hành phỏng vấn thử để xem phản ứng

của đáp viên với bảng câu hỏi, khả năng trả lời của đáp viên, biến nào chưa hoàn chỉnhsẽ được chỉnh sửa lại, bổ sung hoặc bỏ bớt các biến.

Cùng với phương pháp chọn mẫu thuận tiện như trên tác giả đã chọn đượckhoảng 5 học sinh để phỏng vấn thử Kết quả phỏng vấn bằng bảng câu hỏi và thăm dòý kiến về cách thiết kế bảng câu hỏi thì phần lớn đáp viên có thể trả lời được nội dungSVTH: Nguyễn Hồng Thảo 16

Trang 26

trong bảng câu hỏi và cho là không có khó khăn lắm Tuy nhiên, bảng câu hỏi cần điềuchỉnh ở một số biến gây khó hiểu, khó trả lời cho đáp viên.

Bảng 3.2: Biến chưa điều chỉnh.

Tên Biến ban đầuBiến đã điều chỉnh

Q1.1 NIIT An Giang là Trung tâm đào tạo

về lĩnh vực tin học ứng dụng NIIT ANGIMEX là Trung tâm đào tạolập trình viên quốc tế.Q1.3 NIIT An Giang là Trung tâm đào tạo

có chất lượng cao NIIT ANGIMEX là Trung tâm đào tạocó chất lượng cao.Q1.4 Học phí tại Trung tâm khá cao so với

thu nhập của người dân An Giang Học phí tại Trung tâm khá cao so vớithu nhập của người dân An Giang.(trung bình 1 triệu/tháng)

Q3 Nguyên nhân nào khiến bạn chưa códự định học tại Trung tâm?

1.Chưa tốt nghiệp PTTH.2 Giáo trình bằng ngoại ngữ.3 Học phí cao.

4 Khác (nêu rõ):……….

Nguyên nhân nào khiến bạn chưa có dựđịnh học tại Trung tâm? (có thể cónhiều trả lời )

1.Chưa tốt nghiệp PTTH.2 Giáo trình bằng ngoại ngữ.3 Học phí cao.

4 Khác (nêu rõ):……….D6 Xếp loại học tập của bạn ở học kỳ I

vừa qua:

1.Xuất sắc 2 Giỏi 3 Khá4.Trung bình 5.Yếu.

Xếp loại học tập của bạn ở học kỳ I vừaqua:

1 Giỏi 2 Khá 3.Trung bình 4.Yếu.D7 Tổng thu nhập hàng tháng của gia

đình bạn là bao nhiêu? Chi tiêu hàng tháng của bạn khoảngbao nhiêu trong các mức sau:

Biến loại bỏ: Biến Q1.13 Bạn thích phương pháp đào tạo tại Trung tâm

Biến bổ sung: Biến Q1.13 Bạn thích bằng cấp quốc tế mà Trung tâm đang đào

 Giai đoạn chính thức.

Thông tin mẫu cần thu.

Bên cạnh các thông tin liên quan đến thái độ như các lần nghiên cứu trên,nghiên cứu này còn tìm hiểu các thông tin cá nhân của đáp viên để phân loại đối tượngnghiên cứu Nội dung bảng câu hỏi chính thức được trình bày ở phần phụ lục.

Cỡ mẫu.

Mặc dù, học sinh phổ thông tại TP Long Xuyên khá đông khoảng 7500 họcsinh nhưng sau những lần tìm đối tượng phỏng vấn thử tác giả nhận thấy: do Trung tâmSVTH: Nguyễn Hồng Thảo 17

Trang 27

mới thành lập, chưa tạo nhiều ấn tượng với học sinh nên số lượng học sinh biết đếnTrung tâm hiện nay còn rất ít Đồng thời đối tượng nghiên cứu là học sinh phổ thôngthường thì có độ tuổi tương đối đồng đều nhau, cùng sinh sống tại một địa bàn, cùngđược giáo dục trong một môi trường giáo dục của TP Long Xuyên nên tâm lý củanhững học sinh tại TP Long Xuyên sẽ gần giống nhau do đó khả năng trả lời bảng câuhỏi này sẽ ít có sự biến động (ít có sự khác biệt về tâm lý, thái độ của học sinh đối vớiTrung tâm)

Theo phương pháp xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu Marketing (Lưu ThanhĐức Hải, 2003) ta có công thức tính cỡ mẫu tương quan với tổng thể (nc)như sau:

Trong đó:

n0 là cỡ mẫu gốc chưa điều chỉnh

với n0 = 100 (cỡ mẫu lớn đã đảm bảo cho tính suy rộng, giả sử cho độ biếnđộng của tổng thể cao nhất p= 0.5)

N = 7500 học sinh: tổng thể học sinh tại TP Long Xuyên.Thay N, n0 vào công thức ta tính được kết quả nc = 97 học sinh.

Vì thế để nghiên cứu này có thể đại diện cho tổng thể, tác giả chọn nghiên cứucỡ mẫu 120 mẫu Trong đó sẽ nghiên cứu ba trường, mỗi trường được xem là một đơnvị lấy mẫu, số lượng mẫu của mỗi đơn vị lấy mẫu là ngang nhau với 40 mẫu/ trường

Phương pháp chọn mẫu.

Để thu thập thông tin tác giả sử dụng bảng câu hỏi chính thức để phỏng vấntrực tiếp các đối tượng cần nghiên cứu Việc chọn mẫu phỏng vấn được phối hợp 4phương pháp chọn mẫu: phân tầng, kiểm tra tỷ lệ, hạn mức, thuận tiện.

 Phương pháp chọn mẫu phân tầng: để đảm bảo tính đại diện cho mẫu, tác

giả dùng phương pháp chọn mẫu đầu tiên là phân tầng Qua quan sát và tham khảo ýkiến một số chuyên gia giáo dục, tác giả nhận thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều đếntrình độ của học sinh đó là: tính chất đô thị, hình thức sở hữu và chất lượng đào tạo Đềtài này không sử dụng tính chất đô thị để chọn mẫu vì đối tượng học sinh phổ thông ởngoại thành chưa phải là kháchhàng mục tiêu của Trung tâm Vì thế, tác giả chọn 2trong số 3 yếu tố đó làm tiêu chí phân tầng.

Theo hình thức sở hữu:

- Trường công lập: Long Xuyên, Thoại Ngọc Hầu.- Trường bán công, dân lập: Khuyến Học.

Theo chất lượng đào tạo:

- Trường chất lượng tốt: Long Xuyên, Thoại Ngọc Hầu - Trường chất lượng trung bình: Khuyến Học.

 Kiểm tra tỷ lệ: Tỷ lệ của các cấp lớp 10, 11, 12 trong cùng một trường nhìn

chung là không có sự khác biệt lắm (mỗi khối lớp thường chiếm khoảng 1/3, tức là33%, trong tổng số học sinh trung học) Tuy nhiên, qua phỏng vấn định tính và phỏngSVTH: Nguyễn Hồng Thảo 18

Trang 28

vấn thử, tác giả nhận thấy lớp 11 và 12 biết đến Trung tâm nhiều hơn nên chọn cơ cấumẫu theo hướng ưu tiên cho lớp 12, ít chọn lớp 10 nhất, ở mỗi trường cơ cấu mẫu đượcphân theo khối lớp như sau:

- Lớp 12 là 24 mẫu chiếm 60% tổng thể.- Lớp 11 là 12 mẫu chiếm 30% tổng thể.- Lớp 10 là 4 mẫu chiếm 10% tổng thể.

 Chọn mẫu thuận tiện và hạn mức: Tác giả xin giấy giới thiệu của Trung

tâm để được phép vào trường phỏng vấn Tùy vào sự cho phép của ban giám hiệu màgiờ phỏng vấn ở các trường khác nhau Tác giả có thể xin được danh sách học sinh của3 trường đó và dùng danh sách đó làm khung chọn mẫu để chọn mẫu theo phương phápngẫu nhiên Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều thời gian trong khi thời gianđược phép phỏng vấn chỉ trong giờ ra chơi hoặc 15 phút đầu giờ Vì thế, tác giả quyếtđịnh chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện kết hợp với hạn mức Vào 15 phút đầu giờvà giờ ra chơi tác giả vào các lớp để hỏi xem có ai biết đến Trung tâm sẽ phát mẫuphỏng vấn và hướng dẫn cách trả lời, hẹn địa điểm thu mẫu đến giờ ra về thì thu lạimẫu, đến khi nào thu đủ số lượng từng khối lớp đã định (lớp 12: 24 mẫu, lớp11: 12mẫu, lớp 10: 4 mẫu) thì thôi không phỏng vấn khối lớp đó nữa

Thời gian phỏng vấn: 10 ngày

Tóm lại, cơ cấu mẫu được mô tả bằng bảng sau:

Bảng 3.3 Cơ cấu mẫu nghiên cứu.

Phương pháp làm sạch và phân tích thông tin:

Kết quả phỏng vấn chính thức được mã hóa, làm sạch trước khi nhập liệu Sửdụng phần mền SPSS để xử lý các thông tin bằng hai kỹ thuật chính: thống kê mô tả vàphân tích khác biệt Các kết quả được tổng hợp và minh họa lại bằng cách vẽ các biểuđồ kết quả bằng phần mềm Excel Các phương pháp được thực hiện như sau:

- Thống kê mô tả thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm: Thống kê20 biến trong câu Q1 của bảng câu hỏi chính thức, chia các biến này thành từng nhómthành phần theo mô hình nghiên cứu để tiến hành phân tích mô tả.

- Phân tích sự khác biệt giữa các thành phần của thái độ: sử dụng kỹ thuật phântích Crosstab để phân tích sự khác nhau của từng thành phần thái độ với các biến nhânkhẩu học: giới tính, lớp, trường, xếp loại học tập, chi tiêu hàng tháng (của học sinh) Kỹthuật phân tích này giúp ta thấy sự đánh giá khác nhau giữa các nhóm học sinh trongSVTH: Nguyễn Hồng Thảo 19

Trang 29

từng nhóm phân loại, từ kết quả này ta có thể giúp ta đưa ra biện pháp tác động lên tháiđộ của từng nhóm

3.4 Thang đo

Trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi tác giả sử dụng 2 loại thang đo chủ yếu là

thang đo Danh nghĩa và thang đo Likert.

Thang đo danh nghĩa: hay còn gọi là thang đo biểu danh, theo Bài giảng nghiên

cứu marketing (Tiến sĩ Lưu Thanh Đức Hải, 2003), đây là loại thang đo định tính sửdụng các con số đánh dấu để phân loại đối tượng Trong bảng câu hỏi chính thức, tácgiả sử dụng loại thang đo này nhằm hai mục đích là sàng lọc đối tượng được phépphỏng vấn và phân loại đối tượng đã phỏng vấn Điển hình trong phần sàng lọc tác giảsử dụng hai câu hỏi để sàng lọc:

S1 Bạn có biết Trung tâm NIIT hay không?

1 Có → tiếp câu 2 2 Không → Ngưng

S2 Bạn có người thân đang làm việc tại Trung tâm hay không?

1 Có → Ngưng 2 Không → tiếp tục phần B

Nếu học sinh có người thân làm việc tại Trung tâm vẫn tiếp tục thu mẫu thì thôngtin thu được sẽ không khách quan, tất nhiên học sinh đó sẽ có thái độ tích cực đối vớiTrung tâm

Trong phần phân loại đáp viên có các biến để phân loại: giới tính, lớp, trường, xếploại học tập trong học kỳ I vừa qua, khối thi đại học yêu thích nhất, bằng cấp tin học đãcó, chi tiêu cá nhân hàng tháng mục đích chủ yếu là sử dụng cho phân tích sự khác biệtvề thái độ giữa các nhóm nghiên cứu

Xin vui lòng cho biết một số thông tin liên quan đến cá nhân bạn.D1 Giới tính 1 Nam 2 Nữ

D2 Lớp 1 Lớp 10 2 Lớp 11 3 Lớp 12

Thang đo Likert: theo cùng tác giả trên thang đo Likert thuộc nhóm thang đo theo

tỷ lệ phân cấp, được biểu hiện bằng các con số để phân cấp theo mức độ tăng dần haygiảm dần từ “không đồng ý” đến “đồng ý” hay ngược lại Dựa vào các cấp trong thangđo, người trả lời sẽ cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu các phân cấpthích hợp Trong bài nghiên cứu này thì thang đo Likert được sử dụng nhiều nhất nhằmđánh giá mức độ nhận biết, mức độ tình cảm và mức độ xu hướng hành động của đápviên đối với Trung tâm.

Q1 Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý đối với các ý kiến sau đây, bằng cách

khoanh tròn vào một trong năm mức độ được quy ước như sau:

Hoàn toàn phản

đối Nhìn chung làphản đối Trung hoà Nhìn chung làđồng ý Hoàn toànđồng ý

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 20

Trang 30

Các ý kiếnMức độ đồng ýPhần nhận biết các hoạt động của Trung tâm

1 NIIT ANGIMEX là Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc

2 Bằng cấp của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế và đáng tin cậy.…

5…Tuy nhiên thang đo này có nhược điểm là đáp viên sẽ trả lời theo 5 mức độ địnhsẵn, không thể hiện được ý kiến riêng của cá nhân đáp viên Do đó, tác giả sẽ không thuđược thêm những ý kiến mới và khó khăn khi đưa ra biện pháp có thể tác động đến họcsinh giúp học sinh có những thái độ tích cực đối với Trung tâm Tác giả khắc phụcnhược điểm này bằng cách đặt thêm câu hỏi mở để thu thêm ý kiến

Q2 Bạn có thích Trung tâm NIIT không? Vì sao?

Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước nghiên cứu chính: nghiên cứu sơ bộ vànghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ: thảo luận với học sinh có quan tâm đến Trung tâm để lấy các ýkiến cho các nghiên cứu tiếp theo, từ thông tin của các cuộc thảo luận thiết kế bảng câuhỏi phỏng vấn thử.

Nghiên cứu chính thức: được chia thành hai giai đoạn chọn mẫu: thử nghiệm vàchính thức Tiến hành phỏng vấn chính thức tại 3 đơn vị lấy mẫu nêu trên, phương phápchọn mẫu được kết hợp từ các phương pháp: phân tầng, kiểm tra tỷ lệ, hạn mức, thuậntiện.

Kết quả nghiên cứu chính thức được xử lý bằng SPSS để thống kê mức độ đánh giácủa đáp viên đối với các biến định lượng đo lường mức độ hiểu biết, cảm xúc, xu hướnghành vi của đáp viên đối với Trung tâm và phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đốitượng theo các biến nhân khẩu để phân loại đối tượng: giới tính, lớp, trường,….

Đến chương 5 sẽ trình bày cụ thể thông tin về mẫu quan sát, kết quả tổng hợp đượctừ nghiên cứu chính thức.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 21

Trang 31

4.2 Lịch sử hình thành.

Trung tâm phát triển Công nghệ thông tin NIIT ANGIMEX được thành lập theoQuyết định 01/01/2004 của Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang và chính thức đi vàohoạt động vào ngày 24/07/2004.

Địa chỉ Trung tâm: 02 Ngô Gia Tự - Phường Mỹ Long - TP Long Xuyên Điện thoại:(076) 842 522

Chức năng của Trung tâm: tổ chức các hoạt động và dịch vụ nhằm xúc tiến sự pháttriển của ngành công nghệ thông tin như: đào tạo nhân lực, các dịch vụ nhằm phổ cập vànâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho mọi đối tượng, nghiên cứu phát triển ứngdụng công nghệ thông tin, xây dựng và cung cấp các giải pháp tin học hóa, phần mềmứng dụng trong quản lý và sản xuất kinh doanh…

Hiện tại, lĩnh vực hoạt động chính của Trung tâm: đào tạo chuyên viên công nghệthông tin bằng cấp DNIIT (2 năm) với các chuyên ngành đào tạo: công nghệ Phần mềm(Software Engineering) và công nghệ Mạng (Network Engineering) Sau khi hoàn tấtchương trình học tại trung tâm, học viên sẽ được Trung tâm giới thiệu du học tại cáctrường quốc tế Anh, Úc để học tiếp các chương trình cao hơn hoặc học viên sẽ có cơhội được Trung tâm giới thiệu việc làm phù hợp với chương trình đã học

Trong tương lai, NIIT ANGIMEX sẽ mở rộng dịch vụ sang thiết kế các phần mềmtheo yêu cầu các doanh nghiệp trong Tỉnh, kinh doanh thiết bị phần cứng Đồng thờiđẩy mạnh lợi thế thiết kế và quản trị mạng, Trung tâm đang tiến hành mở website đểquảng bá các sản phẩm mới của Công ty và Trung tâm thu hút thêm nhiều khách hàng

Trung tâm thiết kế forum nội bộ để quản lý nhân viên, học viên bằng cách quản lýnày vừa gọn nhẹ, triển khai nhanh chóng và công khai Tuy nhiên, nhân lực của Trungtâm còn khá ít, một người có thể kiêm nhiều chức vụ khác nhau nhưng tinh thần làmviệc của nhân viên vẫn rất nhiệt tình.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 22

Trang 32

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 23

Trang 33

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 24

Trang 34

Hằng năm, Trung tâm có tổ chức các chương tình học bổng lớn nhằm hỗ trợ học phícho học viên mới học tại Trung tâm trị giá mỗi suất học bổng từ 10% đến 100% mứchọc phí, đặc biệt là chương trình giảm học phí cho 3 học viên nào có kết quả học tậptrong học kỳ (6 tháng) cao nhất hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn trị giá mỗi suất giảmtừ 30 USD đến 800 USD Ngoài ra Trung tâm còn thu hút học viên bằng các chươngtrình lễ hội sinh viên, chiêu sinh

Trung tâm tổ chức nhiều khóa học khác nhau để thu hút được nhiều đối tượng theohọc: khóa ngắn hạn (quý) dành cho những người đã biết về công nghệ thông tin vàkhông có nhiều thời gian học, khóa dài hạn (2 năm) dành cho những ai muốn làm việcchuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin Sau khi tốt nghiệp với bằng cấp DNIIT, họcviên có cơ hội được Trung tâm giới thiệu việc làm hoặc có thể học tiếp chương trìnhnâng cao khác tại các trường quốc tế liên thông: RMIT, University of South Australia,Universety of Sunderland, Northumbria University, University of BoHon, OpenUniversity, Dundalk Institute of Technology

Để đảm bảo uy tín với phụ huynh của học viên trẻ, tổ quản lý học viên cùng vớigiảng viên đứng lớp theo dõi số buổi học của học viên để kịp thời thông báo với phụhuynh Trung tâm cũng luôn cố gắng tạo môi trường học tập thật tốt cho học viên, nhằmgiúp cho học viên hứng thú học tập:

- Số lượng học viên tối đa trong mỗi lớp học là 20 học viên, phòng học có máylạnh, mỗi học viên sẽ được trang bị một máy vi tính nối mạng ADSL, số lượng họcviên trong mỗi lớp ít giúp giảng viên quản lý tốt học viên, có thời gian để hướngdẫn từng học viên.

- Ứng dụng phương pháp đào tạo LACC với phương pháp dạy này sẽ giúp học viênchủ động trong học tập, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và tính tự học.

Trung tâm còn tạo diễn đàn riêng của Trung tâm, câu lạc bộ ngoại ngữ và IT coffee là nơi các học viên làm quen, trao đổi kiến thức

Trung tâm còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho giảng viên và học viênnhiều cơ hội vui chơi: du lịch Hà Tiên, liên hoan tất niên

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 25

Trang 35

4.4 Kết quả hoạt động qua các năm.

Biểu đồ 4.1: Kết quả hoạt động của Trung tâm qua các năm.

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2006.

Qua kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong 3 năm qua, ta thấy doanhthu của Trung tâm tăng nhanh qua các năm: năm 2005 tăng 105% so với năm 2004, năm2006 tăng 89% so với năm 2005 Năm 2004, là năm thành lập, Trung tâm chỉ mới hoạtđộng 4 tháng chưa có nhiều người biết đến Trung tâm, năm 2005 Trung tâm bắt đầuthực hiện các chương trình marketing: học bổng, quà tặng cho học viên mới… nên thuhút được nhiều học viên Năm 2006, các hoạt động đã dần ổn định và nhiều học viênbiết đến Trung tâm nên doanh thu tăng mạnh 91% so với năm 2005.

Tuy nhiên, nhìn vào kết quả lợi nhuận của Trung tâm ta thấy lợi nhuận mang kếtquả âm trong cả 3 năm Là do, năm 2004 mới thành lập Trung tâm tốn nhiều chi phí đầutư ban đầu Năm 2006, Trung tâm tăng cường hoạt động khuyến mãi giảm chi phí quảnlý so với năm 2005, chi phí cho các chương trình khuyến mãi năm 2006 chiếm tỷ lệ caonhất trong tổng chi phí Mặc dù, Trung tâm hoạt động dưới hình thức tự thu tự chinhưng thời gian qua Trung tâm được sự hỗ trợ vốn từ công ty ANGIMEX để thực hiệncác chương trình quảng cáo và trả các chi phí cho Trung tâm.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 1089574

Triệu đồng

Doanh thu Tổng thi phí Lợi nhuận trước thuế

26

Trang 36

Chương 5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1 Giới thiệu.

Kết quả của quá trình nghiên cứu chính thức sẽ được trình bày trong chương 5: Kết

quả nghiên cứu Chương này là chương quan trọng của đề tài nghiên cứu: trình bày về

kết quả thu thập xử lý số liệu của quá trình phỏng vấn chính thức, phân tích số liệu saukhi đã sử dụng các phần mềm Excel và SPSS để phân tích.

5.2 Kết quả thu thập, xử lý mẫu.

Kết thúc phỏng vấn chính thức, tổng số mẫu phát ra là 200 mẫu, số mẫu thu về 132mẫu, sau khi loại bỏ những mẫu không chất lượng thì số mẫu chấp nhận được 120 mẫubằng với số mẫu dự kiến phân tích nên có thể tiến hành nhập liệu để xử lý mẫu Cácmẫu không đạt chất lượng thường là đáp viên không cho biết lý do thích hay khôngthích Trung tâm ở câu Q.2 Trong tổng số 120 mẫu thì tỷ lệ học sinh giữa các trường,các lớp đủ số lượng dự kiến như ban đầu.

Giới tính: trong tổng số mẫu hồi đáp, tỷ lệ giữa nam sinh và nữ sinh tương đối

ngang nhau, nam sinh chiếm 54 % tổng thể, nữ sinh 46% tổng thể

Biểu đồ 5.1: Thông tin về giới tính của đáp viên.

Trường lớp: Trong 120 mẫu phỏng vấn thì số lượng đáp viên mỗi trường 40 học

sinh, trong đó cơ cấu mẫu ở mỗi khối lớp như sau: lớp 10 là 4 học sinh, lớp 11 là 12 họcsinh, lớp 12 là 24 học sinh Cơ cấu này đạt yêu cầu so với cơ cấu dự kiến trong phầnphương pháp nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo

Nam 54%

27

Trang 37

Biểu đồ 5.2: Thông tin về Trường - Lớp của đáp viên.

Khối thi đại học yêu thích nhất: Tỷ lệ phản hồi của học sinh dự định thi khối A là

nhiều nhất chiếm 55%, kế đến là khối D chiếm 20%, các khối còn lại chiếm tỷ lệ thấp:

khối B chiếm 8%, khối C 10%, khối khác chiếm 7% Kết quả này tương đối giống vớinhận xét của tác giả vì thông thường học sinh khối A, D có cá tính năng động và quantâm đến công nghệ thông tin nhiều hơn các khối khác Đáp viên lựa chọn “khối khác”chiếm tỷ lệ nhỏ so với các khối còn lại nên sẽ không dùng đối tượng này để phân tíchcho tổng thể học sinh thích “khối khác” vì tính đại diện của mẫu phỏng vấn không cao.

Biểu đồ 5.3: Thông tin về khối thi đại học yêu thích nhất của đáp viên.

Bằng cấp tin học đã có: có 72% học sinh được phỏng vấn đã học qua chứng chỉ A

và chứng chỉ B tin học quốc gia trong đó đã học chứng chỉ A chiếm tỷ lệ cao nhất là

57% và chứng chỉ B chiếm 15%, trong số học sinh không có chứng chỉ A, B thì đa số

họ cũng đã học tin học nghề phổ thông trong trường về các phần cơ bản: Word, Excel,Windows Kết quả này cho thấy, khá nhiều học sinh đã biết tự trang bị thêm kiến thứctin học Như vậy, mặt bằng kiến thức tin học trong các trường phổ thông đang phát triểnkhá tốt đa phần học sinh đều có những kiến thức cơ bản về tin học.

Trường LongXuyên

Trường ThoạiNgọc Hầu

TrườngKhuyến HọcHọc sinh

Lớp 10 Lớp 11Lớp 12

Khối A55%

Khối D20%Khối B

8% Khối C10%

28

Trang 38

Biểu đồ 5.4: Thông tin về chứng chỉ tin học đã học của đáp viên.

Xếp loại học tập học kỳ I vừa qua: kết quả thu mẫu có đủ 4 loại học lực trong

tổng số quan sát Tuy nhiên, học sinh loại yếu sẽ không được dùng để phân tích vì sốlượng đáp viên thuộc nhóm này quá ít so với những nhóm khác nên sẽ không đủ độ tincậy để phân tích.

Biểu đồ 5.5: Thông tin về xếp loại học tập học kỳ I vừa qua của đáp viên.

Chi tiêu hàng tháng của cá nhân: trong tổng số mẫu quan sát, học sinh có chi tiêu

hàng tháng dưới 500 ngàn đồng chiếm tỷ lệ cao nhất 29%, mức chi tiêu chiếm tỷ lệ thấpnhất là trên 1 triệu đồng có 13% Qua kết quả thu thập được ta nhận thấy mức chi tiêucủa học sinh tại TP Long Xuyên chủ yếu là dưới 1 triệu đồng.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo

Khác28%Chứng

chỉ B15%Chứng

chỉ A57%

Giỏi 27%

Trung bình24%

29

Trang 39

Biều đồ 5.6: Thông tin về chi tiêu cá nhân hàng tháng của đáp viên.

0,7-1 triệu đồng24%0,5-0,7

triệu đồng25%

> 1 triệu13%

Từ chối trả lời

9%< 0.5

triệu đồng29%

5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu.

5.3.1 Thành phần hiểu biết.

Để đo lường sự nhận biết của học sinh về Trung tâm, thành phần hiểu biết đượcchia thành: nhận biết tên Trung tâm, nhận biết các hoạt động đào tạo của Trung tâm,nhận biết các dịch vụ của Trung tâm Các đáp viên sẽ đánh giá mức độ đồng ý đối vớicác phát biểu của tác giả như:

Nhận biết tên Trung tâm:

 Q1.1 NIIT ANGIMEX là trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế  Q1.2 Bằng cấp của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế và đáng tin cậy.

Nhận biết các hoạt động đào tạo của Trung tâm.

 Q1.3 NIIT ANGIMEX là trung tâm đào tạo có chất lượng cao.

 Q1.4 Học phí tại Trung tâm khá cao so với thu nhập của người dân AnGiang.

 Q1.5 Để vào học tại Trung tâm, học viên phải qua kiểm tra về khả năngtư duy và ngoại ngữ.

Nhận biết các dịch vụ của Trung tâm.

 Q1.6 Hằng năm, Trung tâm đều có những chương trình học bổng, chiêusinh.

 Q1.7 Tốt nghiệp tại Trung tâm bạn sẽ có cơ hội được giới thiệu việc làm. Q1.8 Học xong chương trình DNIIT tại Trung tâm bạn sẽ có cơ hội học tiếp

tại các trường quốc tế.

 Q1.9 Thông tin do Trung tâm cung cấp giúp bạn hiểu rõ về Trung tâm.SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 30

Ngày đăng: 26/11/2012, 16:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT &amp; MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
amp ; MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu (Trang 14)
Hình 2.1: Mô hình ba thành phần thái độ. 1 - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Hình 2.1 Mô hình ba thành phần thái độ. 1 (Trang 14)
Quá trình hình thành thái độ của một cá nhân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và phải trải qua một khoảng thời gian nhất định - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
u á trình hình thành thái độ của một cá nhân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và phải trải qua một khoảng thời gian nhất định (Trang 15)
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. 2 2.3.1 Yếu tố văn hóa. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. 2 2.3.1 Yếu tố văn hóa (Trang 15)
Hình 2.3: Thang nhu cầu Maslow. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Hình 2.3 Thang nhu cầu Maslow (Trang 18)
Hình 2.3: Thang nhu cầu Maslow. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Hình 2.3 Thang nhu cầu Maslow (Trang 18)
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu (Trang 20)
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu (Trang 20)
Bảng 3.1: Học sinh bắt đầu suy nghĩ đến ngành thi đại học. Học sinh bắt đầu suy nghĩ ngành thi đại học - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Bảng 3.1 Học sinh bắt đầu suy nghĩ đến ngành thi đại học. Học sinh bắt đầu suy nghĩ ngành thi đại học (Trang 23)
Bảng 3.1: Học sinh bắt đầu suy nghĩ đến ngành thi đại học. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Bảng 3.1 Học sinh bắt đầu suy nghĩ đến ngành thi đại học (Trang 23)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 25)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 25)
trong bảng câu hỏi và cho là không có khó khăn lắm. Tuy nhiên, bảng câu hỏi cần điều chỉnh ở một số biến gây khó hiểu, khó trả lời cho đáp viên. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
trong bảng câu hỏi và cho là không có khó khăn lắm. Tuy nhiên, bảng câu hỏi cần điều chỉnh ở một số biến gây khó hiểu, khó trả lời cho đáp viên (Trang 27)
Bảng 3.2: Biến chưa điều chỉnh. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Bảng 3.2 Biến chưa điều chỉnh (Trang 27)
Tóm lại, cơ cấu mẫu được mô tả bằng bảng sau: - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
m lại, cơ cấu mẫu được mô tả bằng bảng sau: (Trang 29)
Trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi tác giả sử dụng 2 loại thang đo chủ yếu là thang đo Danh nghĩa và thang đo Likert. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
rong quá trình thiết kế bảng câu hỏi tác giả sử dụng 2 loại thang đo chủ yếu là thang đo Danh nghĩa và thang đo Likert (Trang 30)
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm. - Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w