Tóm Lược Đề tài “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” nhằm khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình hợp tác xã ki
Trang 1Phan Trung Nghĩa
NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC
CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI
Chuyên ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp Khóa Luận Tốt Nghiệp
Long Xuyên 06/2007
Trang 2Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC
CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện: Phan trung nghĩaLớp: DH4KN2 Mã số Sv: DKN030195
Người hướng dẫn: Đoàn Hoài Nhân
Long Xuyên 06/2007
Trang 3KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG
Trang 4Giang, các thầy chủ nhiệm khoa và Hội đồng khoa học khoa KT- QTKD, Thư viện Trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành luận văn này.
Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sự nhiệt tình nâng đỡ của thầy chủ nhiệm: Nguyễn Minh Châu Thầy đã dìu dắt, nâng đỡ, hỗ trợ chúng em suốt những thời gian thầy chủ nhiệm lớp DH4KN2, giúp em có thể hoàn thành tốt chương trình đào tạo của ngành học.
Đồng thời, em chân thành biết ơn: Sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên Minh hợp tác xã An Giang, Chi Cục hợp tác xã An Giang, Phòng Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn Những thông tin, ý kiến đóng góp chân tình, quý báu của cán bộ các quý cơ quan Những ý kiến ấy đã giúp cho em có thêm nhiều kiến thức, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy Đoàn Hoài Nhân Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Trang 5
Đề tài “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tạihuyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” nhằm khảo sát nhận thức của người nông dân về môhình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn Trên cơ sởkết quả thu được kết hợp với tình hình thực tế để đưa ra các biện pháp nhằm nâng caonhận thức của nông dân huyện Thoại Sơn về mô hình hợp tác xã kiểu mới
Nghiên cứu gồm 5 phần chính:- Chương 1 TỔNG QUAN
- Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Chương 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢPTÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN THOẠI SƠN
- Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU- Chương 5: KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho Liên Minh Hợp Tác Xã và các cơ quan banngành có liên quan những thông tin cụ thể hơn về nhận thức của nông dân về vấn đề hợptác xã Những thông tin này sẽ làm căn cứ để Liên Minh và các cơ quan đề ra những chủtrương, chính sách tuyên truyền, vận động sát với tình hình thực tế của địa phương hơn.Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiến nghị một số giải pháp để Liên Minh tham khảo trongquá trình đề ra chủ trương, chính sách Tất cả những mục tiêu trên nhằm hướng đến mộtmục tiêu cụ thể đó là phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở huyện Thoại Sơn và rộng hơnlà của An Giang Vì nến kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã là xu hướng phát triển tấtyếu của nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, là nền tảng tạo thế và lựcđể nông sản An Giang cạnh tranh với các nông sản trong nước và thế giới.
Trang 61.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2
1.3 Ý nghĩa thực tế 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý thuyết 3
2.1.1 Nhận thức 3
2.1.2 Mô hình hợp tác xã kiểu mới 3
2.1.3 Nhu cầu 5
2.2 Phương pháp nghiên cứu 5
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 5
2.2.2 Các dạng thang đo sử dụng trong mô hình 7
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu và thông tin mẫu 7
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN 8
3.1. Tổng quan về Thoại Sơn 8
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2001 –2005 93.2.1 Tăng trưởng kinh tế 9
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9
3.2.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển 11
3.2.4 Tài chính ngân hàng 123.2.5 Vần đề xã hội 12
Trang 73.3.1 Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang 12
3.3.2 Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp hợp tác xã nôngnghiệp của huyện Thoại Sơn
133.3.3 Thực trạng công tác tuyên truyền về hợp tác xã giai đoạn2001- 2005 14Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
4.1 Nhận thức của người nông dân 15
4.1.1 Về nhu cầu hợp tác154.1.2 Về mô hình tổ chức 17
4.1.3 Về quan hệ sở hữu 20
4.1.4 Về tính tự nguyện khi tham gia 21
4.1.5 Về quyền và nghĩa vụ của xã viên 22
4.1.5.1 Các quyền cơ bản của xã viên 22
4.1.5.2 Nghĩa vụ của các xã viên 25
4.1.6 Về hiệu quả hoạt động 26
4.1.7 Về biểu hiện của nhận thức 27
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức 28
4.2.1 Các yếu tố môi trường 28
4.2.2 Các yếu tố nhân khẩu học 30
Trang 84.4 Giải pháp nâng cao nhận thức 364.4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các của hợp tác xã hiện tại
4.4.1.1 Tiếp tục đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong hoạt động của hợptác xã 364.4.1.2 Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả 374.4.1.3 Củng cố hoạt động của các hợp tác xã 384.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
4.4.2.5 Tách biệt hoạt động của hợp tác xã với hệ thống chính quyền địaphương 454.4.2.6 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cần ban hành qui định hướng dẫn thi hànhquyết định 272 1 của Thủ tướng chính phủ 454.4.3 Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc tăng cường công giáo dục trongthời gian: 464.4.4 Từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong huyệnThoại Sơn 474.5 Tổ chức thực hiện 474.5.1 Liên Minh Hợp Tác Xã
Trang 9truyền thanh của các xã trong huyện 49
4.5.5 Chính quyền địa phương các xã 49
4.5.6 Các hợp tác xã ở địa phương 49
Chương 5: KẾT LUẬN 50
5.1 Kết Luận 50
5.1.1 Nhận thức của nông dân505.1.2 Giải pháp nâng cao nhận thức505.1.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền 50
5.1.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã 51
5.2 Đề xuất 51
Danh mục các từ viết tắt, biểu bảng và hìnhDanh mục các từ viết tắt:HTX: Hợp Tác Xã.NC: Nghiên cứu.ND: Nông dân.KV: Khu vực.ĐVT: Đơn vị tính Danh mục các biểu bảng và hình: Trang
Bảng 2.1: Các thang đo sử dụng trong mô hình 7
Bảng 3.1: Tình hình phát triển của khu vực I và khu vực II của Thoại Sơn trong giaiđoạn từ năm 2000 đến năm 2005 10
Trang 10Bảng 4.3: Mối liên hệ giữa quyết định có tham gia hợp tác xã hay không với các tiêu chí
của nhận thức 33
Hình 2 1: Tiến độ thực hiện 5
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 6
Hình 3.1: Bản đồ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang 8
Danh mục các biểu đồ:Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn qua các năm từ 2001 đến 2005 9
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế bình quân của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001-2005 10
Biểu đồ 3.3: Nguồn vốn đầu tư phát triển qua đầu tư vào Thoại Sơn qua các năm (2001–2005) 11
Biểu đồ 4.1: Sự cần thiết phải hợp tác trong sản xuất nông nghiệp 15
Biểu đồ 4.2: Những khân cần có sự liên kết, hợp tác 16
Biểu đồ 4.3: Khâu cần có sự liên kết, hợp tác nhất 16
Biểu đồ 4.4: Nhận thức của người nông dân về loại hình của hợp tác xã 18
Biểu đồ 4.5: Nhận thức của người nông dân về mục tiêu của hợp tác xã 18
Biểu đồ 4.6: Nhận thức của người nông dân về nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã 19
Biểu đồ 4.7: Nhận thức của người nông dân về tính tự nguyện khi tham gia hợp tác xã
Biểu đồ 4.8: Nhận thức của người nông dân về các quyền cơ bản của xã viên 22
Biểu đồ 4.9: Nhận thức của người nông dân về quyền biểu quyết của xã viên 23
Biểu đồ 4.10: Nhận thức của người nông dân về quyền giữa các xã viên 23
Biểu đồ 4.11: Nhận thức của người nông dân về phạm vi hoạt động của hợp tác xã 24
Biểu đồ 4.12: Nhận thức về quyền lợi của xã viên so với nông dân 24
Biểu đồ 4.13: Nhận thức của người nông dân về các nghĩa vụ của xã viên 25
Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ nông dân đồng ý tham gia hợp tác xã 27
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành:
Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển theo xu thế hội nhập vào nềnkinh tế thế giới, hội nhập vào nền kinh tế thị trường Đặc biệt, sau khi Việt Nam chínhthức là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), thì những tácđộng của nền kinh tế thị trường đến Việt Nam càng thể hiện rõ nét hơn Và theo ý kiếnđánh giá của các chuyên gia, ngành chịu tác động nhiều nhất đó là ngành nông nghiệp,cụ thể là những người nông dân Người nông dân phải đối mặt với việc có nhiều tháchthức hơn, có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, người mua có nhiều sự lựa chọn hơn và sựcạnh tranh sẽ ngày càng khóc liệt hơn
An Giang, tỉnh đi đầu cả nước về sản lượng lúa hàng năm, với cơ cấu kinh tế cácngành nông, lâm và ngư nghiệp chiếm gần 80% tổng giá trị của nền kinh tế Trong tìnhhình Việt Nam gia nhập vào WTO, nền kinh tế hội vào nền kinh tế thị trường thì nhữngtác động của việc hội nhập đến nông dân sẽ được thể hiện rõ nét hơn Người nông dânngày càng quan tâm họ phải trồng cây gì? Nuôi con gì? Chăm sóc thế nào? Và bán chonhững ai? Những câu hỏi đó được đặt ra nhắm đến một mục tiêu, đó là sản xuất cái thịtrường cần Thế nhưng, tất cả những điều đó chỉ là điều kiện cần trong sản xuất nôngnghiệp hiện tại Điều kiện đủ đó là cây trồng, vật nuôi phải được nuôi trồng với chi phíthấp, chỉ có như vậy thì nông sản mới đủ sức cạnh tranh với các nông sản cùng loại củacác địa phương khác và xa hơn nữa là các nước khác trên thế giới Chỉ khi nào làm đượccả hai việc này, nông sản Việt Nam nói chung và nông sản An Giang nói riêng mới cóthể tồn tại cũng như mới phát triển được trên thị trường.
Muốn sản xuất cái thị trường cần thì phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu, khuynhhướng tiêu dùng …, thông qua nghiên cứu người tiêu dùng Đồng thời, phải biết tạo sựđột phá, có những động thái kích cầu, khai phá thị trường tiềm ẩn Những việc trên mộtvài người nông dân không thể làm được, cần phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữanhiều người nông dân, thực hiện liên kết bốn nhà: Nông Dân; Nhà Nước; Doanh nghiệp;Ngân hàng Có như thế mới đủ sức tiến hành nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thịtrường, người tiêu dùng với mục tiêu cuối cùng sản xuất cái thị trường cần.
Mặc khác, muốn giảm thiểu chi phí nuôi trồng, tăng khả năng cạnh tranh cho nôngsản không có cách nào khác là các nông dân phải liên kết, hợp tác trong quá trình sảnxuất Và ngày nay, nông dân ngày càng nhận thức rõ hơn sự cần thiết cũng như nhữnglợi ích mang lại từ sự hợp tác trong quá trình sản xuất Thông qua sự hợp tác, ngườinông dân mới có thể giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất của mình Có như thế thì nông sản mới có thể cạnh tranh, tồn tại,phát triển trên thị trường trong nước và thế giới
Thực hiện đề án hợp tác hóa năm 2001- 2005 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh AnGiang, đến 31/12/2006 toàn tỉnh có 165 hợp tác xã Trong đó, có 99 hợp tác xã nôngnghiệp và 4 hợp tác xã thủy sản được xây dựng và củng cố, với 8.614 xã viên và cungcấp dịch vụ cho 15% diên tích nông nghiệp của tỉnh 2 Trong quá trình hoạt động, xuất
2 Kế hoạch phát triển kinh tế tập thề năm 2007 của Ủy Ban Nhân DânAn Giang.
Trang 12hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả như: Hợp tác xã nông nghiệp Tân Mỹ Hưng, huyệnPhú Tân (lãi cổ phần hàng năm là 26- 38%), hợp tác xã nông nghiệp Hưng Phát huyệnChâu Phú (lợi nhuận hàng năm từ 50- 100 triệu đồng),…
Huyện Thoại Sơn, huyện có diện tích lúa lớn nhất nhì An Giang, chiếm 12,17% đấtnông nghiệp của tỉnh, là một trong những huyện dẫn đầu về sản lượng lúa hàng năm đạtkhoảng 600.000 tấn Tuy nhiên, Thoại Sơn hiện chỉ có 3 hợp tác xã nông nghiệp (trongđó có 1 hợp tác xã thủy sản) phục vụ cho 515 hecta, chiếm 1,5% diện tích 3 Tình hìnhhoạt động của các hợp tác xã hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn: Xã viên không tintưởng vào hợp tác xã; Nông dân không thấy được sự hiệu quả hoạt động của hợp tác xã;Người dân chưa có những hiểu biết thấu đáo về mô hình hợp tác Những yếu tố trênkhiến cho hợp tác xã và mô hình hợp tác của huyện đang gặp rất nhiều vướng mắc nhấtlà về phía nông dân Thực tế đòi hỏi phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, cốt lỗikhiến cho người nông dân trên địa bàn không tham gia, không tin tưởng vào hợp tác xã.Việc tìm ra các nguyên nhân chủ yếu giúp kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nângcao nhận thức của nông dân về hợp tác xã
Tuy nhiên, muốn nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã, cần biết đượcnông dân đang nhận thức như thế nào về hợp tác xã Hợp tác xã được người dân hìnhdung là một tổ chức như thế nào? Có mục tiêu gì? Hoạt động ra sao? Những thông tinnày sẽ giúp tìm ra những hướng giải quyết trước mắt và lâu dài để nâng cao hiệu quảcông tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân Việc nắm rõ mức độ nhận thứccủa người nông dân hiện tại, giúp cho công tác vận động, tuyên truyền hiệu quả hơn,biết rõ các vấn đề cần giải thích, tuyên truyền cho người nông dân, tránh trùng lấp gâyphiền hà, kém hiệu quả trong công tác tuyên truyền Đó chính là lý do tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang”.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Do trình độ, khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ tập trungnghiên cứu vào một số nội dung sau:
Khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tronglĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn.
Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân huyện Thoại Sơnvề mô hình hợp tác xã kiểu mới.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu tại đại bàn huyện Thoại Sơn; đốitượng phỏng vấn, nghiên cứu là nông dân; thời gian nghiên cứu tháng 4 năm 2007.
1.3 Ý nghĩa thực tế:
Nghiên cứu sẽ giúp cho Liên Minh Hợp Tác Xã, các cơ quan ban ngành có liênquan có thông tin cụ thể hơn về nhận thức của nông dân về vấn đề hợp tác xã Nhữngthông tin này sẽ là căn cứ cho việc đề ra những chủ trương, chính sách nâng cao nhậnthức của nông dân phù hợp tình hình thực tế hơn Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra mộtsố phương pháp để Liên Minh tham khảo trong quá trình đề ra chủ trương, chính sách.
3 Danh sách HTX – QTDNB Huyện Thoại Sơn tính đến ngày 31/12/2006 của Liên Minh HTX An Giang.
Trang 13Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ tập trung trình bày hai vấn đề chính đó là cơ sở lý thuyết vàphương pháp nghiên cứu được áp dụng khi thực hiện đề tài Bất kỳ một nghiên cứu khoahọc nào cũng phải dựa trên một số căn cứ, lý luyết cơ bản nào đó Chương hai sẽ trìnhbày khái lược những lý thuyết được vận dụng làm căn cứ để tiến hành nghiên cứu Cáccăn cứ lý thuyết đó là về nhận thức, về hợp tác xã và về nhu cầu Ngoài ra, chương nàysẽ trình bày về tiến trình, cách thức tiến hành nghiên cứu, tập trung chủ yếu vào quitrình nghiên cứu, cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức và cácdạng thang đo đã sử dụng, cách thức chọn mẫu và một số thông tin về mẫu.
2.1.Cơ sở lý thuyết:2.1.1 Nhận thức:Khái niệm về nhận thức:
Theo Tự Điển Bách Khoa Việt Nam do Hội Đồng Chỉ Đạo Biên Soạn tự điển báchkhoa Việt Nam, nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội xuất bản năm 2003, thì nhậnthức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức conngười, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể Sự nhận thức đitừ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiển Conđường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ thấp đến cao như: Nhận thứccảm tính: vận dụng cảm giác, tri giác, biểu tượng; Nhận thức lý tính: Vận dụng kháiniệm, phán đoán, suy lý; Nhận thức trở về thực tiển ở đây tri thức được kiểm nghiệm làđúng hay sai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức:Yếu tố con người:
Trình độ. Độ tuổi. Giới tính. Nghề nghiệp. Thu nhập
Yếu tố môi trường:
Điều kiện kinh tế - xã hội địaphương.
Công tác tuyên truyền, vận động. Công tác giáo dục.
2.1.2 Mô hình hợp tác xã kiểu mới:Khái niệm hợp tác xã 4:
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân cónhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của Luật này đểphát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực
4Theo Luật Hợp Tác Xã năm 2004 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trang 14hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinhthần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tựchịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và cácnguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của pháp luật
Các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã:
Tự nguyện: Các xã viên tham gia hợp tác xã trên tinh thần tự nguyện.
Dân chủ, bình đẳng: Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch Tất cả các xã viên đều bình đẳng với nhau.
Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Xã viên chịu trách nhiệm theo mức vốn gópcủa mình và chịu trách nhiệm trước nếu có những hành vi vi phạm pháp luật, điều lệ hợptác xã Hợp tác xã hoạt động vì quyền lợi của tất cả các xã viên.
Được chia lãi theo qui định: Nếu hợp tác xã làm ăn có lãi thì tất cả các xã viênđược chia lãi theo mức vốn góp vào hợp tác xã.
Phát triển cộng đồng: Ngoài lợi ích kinh tế, hợp tác xã còn hoạt động vì cộng đồng,vì phát triển của kinh tế - xã hội của địa phương.
Đặc điểm cơ bản của hợp tác xã:
Ruộng đất vẫn là tài sản của nông hộ, vẫn thuộc quyền sở hữu của nông dân.Không đưa nhân viên nhà nước vào Ban Quản Trị hợp tác xã, tách biệt hợp tác xãvới hệ thống chính quyền hiện tại, hợp tác xã trở thành một tổ chức kinh tế độc lập.
Chỉ hợp tác trong khâu mà từng nông hộ không thực hiện được hoặc thực hiệnđược nhưng không hiệu quả
Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã:
Lợi ích kinh tế.Lợi ích cộng đồng.
Các điểm khác biệt cơ bản giữa hợp tác xã kiểu mới và hợp tác xã kiểu củ 5:HỢP TÁC XÃ KIỂU CŨ
Tập thể hóa về ruộng đất và tư liệusản xuất
Nông dân lãnh đạo.
Không xóa bỏ quyền tự chủ kinhdoanh của từng nông hộ.
Tham gia trên nguyên tắc tự nguyện.
5 Trần Minh Hải, Tài liệu môn Quản Trị HTX , Trường ĐHAG.
Trang 152.1.3 Nhu cầu:
Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở 6 thì nhu cầu có thể hiểu như sau:
Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinhthần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặcđiểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nhu cầu càng cấp bách thì khảnăng chi phối con người càng cao Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩavới việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phốinhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thỏa mãn nhu cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận Về mặt quản lý, người quản lý chỉkiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân Việc thoả mãnnhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhàquản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các cá nhân.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phần này sẽ trình bày về tiến trình, cách thức tiến hành nghiên cứu Tập trung chủyếu vào qui trình nghiên cứu, cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chínhthức và các dạng thang đo đã sử dụng, cách thức chọn mẫu và một số thông tin về mẫu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:Qui trình nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn chủ yếu: Nghiên cứu sơ bộ và nghiêncứu chính thức Tiến độ cụ thể như sau:
Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6Thiết kế nghiên cứu
Phát thảo phiếu phỏng vấnThảoluận
Hiệu chỉnh bản câu hỏiPhỏng vấn
Xử lý số liệu sơ cấpThu thập số liệu thứ cấpViết bài
Báo cáo
Hình 2.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu.
6Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở:http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu_c%E1%BA%A7u
Trang 16Thiết kế nghiên cứu:
- Lý thuyết về nhận thức
- So sánh mô hình hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới
Phát thảo bảng câu hỏi
Thảo luận Hiệu chỉnh
Thành lập bảng câu hỏi chính thức
Thu thập số liệu thông qua:
Phỏng vấn trực tiếp
Thu số liệu thứ cấp trên báo, internet, …
Xử lý số liệu/ Viết đề tài
Nghiên cứu chính thức:
Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng việc thu thập số liệu sơ cấp thông quaquá trình phỏng vấn trực tiếp nông dân Sau khi phỏng vấn nông dân, tiến hành mã hóa,làm sạch số liệu và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 10.0 Trong quá trình phân tíchbằng phần mềm SPSS 10.0, các công cụ sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả (tần số) vàCrosstab (bảng chéo).
Song song với việc phân tích nhận thức của người nông dân, trong quá trìnhnghiên cứu còn tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ việc lấy ý kiến của các cán bộ
Trang 17chuyên ngành (cán bộ phòng Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn,Cán bộ Liên Minh Hợp Tác Xã An Giang), thu thập thông tin từ các báo cáo, báo chí,internet về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tuyên truyền, vận động thànhlập, tồn tại và phát triển của các hợp tác xã
Trên cơ sở những phân tích về nhận thức của người nông dân về hợp tác xã vànhững thuận lợi, khó khăn mà hợp tác xã cũng như công tác tuyên truyền đang mắc phải,nghiên cứu sẽ đưa ra các biện pháp để nâng cao nhận thức của người nông dân về môhình hợp tác xã.
2.2.2 Các dạng thang đo sử dụng trong mô hình:
Bảng câu hỏi sử dụng hai dạng thang đo chủ yếu là: thang đo danh nghĩa, thang đo khoảng.
Bảng 2.1: Các thang đo sử dụng trong mô hình:Các câu sử dụng
Thang đo danh nghĩa Các câu: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12a, 12b, 13, 14, 15a, 15b, 16, 17, 18
Thang đo khoảng Các câu: 3
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu và thông tin mẫu:
Căn cứ để chọn mẫu là diện tích xuống giống vụ Đông Xuân của huyện Thoại Sơn năm 2006-2007.
Địa bàn phỏng vấn là 4 xã: Phú Thuận, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú và Tây Phú Bốn xãnày là 4 xã có diện tích lúa xuống giống lớn trong tổng số 13 xã và 3 thị trấn của huyện7,chiếm 33% tổng diện tích xuống giống của huyện Mặc khác, bốn xã này có 67% số hợptác xã nông nghiệp đang hoạt động của huyện.
Chọn mẫu theo cách thuận tiện (các nông dân gặp được trên địa bàn phỏng vấn).Đối tượng phỏng vấn là các nông dân từ 20 - 60 tuổi và trả lời đúng hai câu hỏi sàn lọcdọc tuyến đường đi phỏng vấn Các tuyến đường chọn đi phỏng vấn là các con đườnglớn của xã, tập trung nhiều nông dân sinh sống và trải dài khắp xã phỏng vấn.
Cở mẫu là 100, trong đó đối tượng tập trung phỏng vấn là nam có tham gia sảnxuất nông nghiệp tại nông hộ Cơ cấu mẫu bao gồm 35% nông dân đang tham gia hợptác xã hoặc đã từng là xã viên và 75% còn lại là nông dân chưa từng tham gia hợp tác xã.
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN
7Trang web Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn An Giang:
http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/webpage_1/web%203g3t/ds3g3%20thoaison.htm
Trang 18Châu Thành
Vĩnh Thạnh
Tân H
VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN
3.1 Tổng quan về Thoại Sơn:
Huyện Thoại Sơn được thành lập trên cơ sở tách huyện Châu Thành cũ thành haihuyện Châu Thành và Thoại Sơn Huyện Thoại Sơn nằm tiếp giáp Thành Phố LongXuyên, với tổng diện tích tự nhiên 46.872 hecta, trong đó diện tích đất sản xuất nôngnghiệp là 41.687 hecta, dân số 190.052 người (2005) 8, diện tích đất nông nghiệp trên đấungười là 0.22 hecta/người Dân cư trong huyện gồm các dân tộc: Khơ Me, Hoa, Kinh
Hình 3.1: Bản đồ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang 9.
Huyện Thoại Sơn có 14 xã, 3 thị trấn; tiếp giáp với 4 huyện và thành phố, đó làhuyện Vĩnh Thạnh, Tân Hiệp, Châu Thành, Tri Tôn và thành phố Long Xuyên, tỉnh AnGiang.
Phía Bắc Giáp huyện Châu Thành. Phía Đông giáp thành phố Long Xuyên.
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Phía Tây giáp huyện Tri Tôn
Phía Tây Nam giáp huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Địa hình: đồng bằng phù sa với hai loại đất chính: đất phèn tiềm tàng, đất phèn ít.Hệ thống sông ngòi chính của huyện là kênh Thoại Hà nối với rạch Long Xuyêntại xã Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua chân núi Sập, tiếp với sôngKiên Giang, đổ nước ra biển Tây tại cửa Rạch Giá Kênh dài 37,23km, rộng 60m, và sâu8m, có lưu lượng mùa lũ trên 300 m3/s ghe xuồng qua lại thuận lợi Ngoài ra còn có hệthống kênh đào thủy lợi hoàn chỉnh thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
8 Niên giám thống kê 2005 của Phòng Thống Kê Thoại Sơn.
9Trang web Sở Nông Nghiệp- PTNT An Giang: http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/webpage_1/web%203g3t/map/3g3t-thoaison.htm
Trang 19Thời tiết khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùaTây Nam và gió mùa Đông Bắc Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vàotháng 11 với độ ẩm ở mức cao từ 70 - 90%.
3.2.Tình hình kinh tế- xã hội của huyện trong giai đoạn 2001 – 2005: 10
3.2.1 Tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2001 – 2005 (theo giá so sánh) như sau:Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005Tốc độ tăng GDP (%) 4,22 2,64 11,01 15,50 13,65 7,50
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn).
Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP giai đoạn 2001 – 2005 tương đốicao và ổn định đạt 9,96% (theo giá so sánh) Trong đó, giai đoạn tăng mạnh nhất là cácnăm từ 2002 đến 2004 với tốc độ tăng 3 năm này đều trên 11% Sau giai đoạn phát triểnnóng từ 2002 đến 2004, đến năm 2005 nền kinh tế đã bắt đầu đi vào ổn định, tốc độ tăngtrưởng của GDP đạt 7,5% Nhìn chung, tốc độ phát triển của GDP huyện Thoại Sơntrong giai đoạn 2001 – 2005 tương đối cao, tăng đều và tương đối ổn định.
GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2005 là 6,5 triệu đồng tăng 2,5triệu đồng so với năm 2000.
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tình hình cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005 đượctổng kết thể hiện qua biểu đồ 3.1 sau:
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn qua các năm từ 2000 đến 2005:
Xét về tổng thể, Thoại Sơn là một huyện nông nghiệp thể hiện qua việc các ngànhnông, lâm ngư nghiệp đóng góp trên 50% giá trị của nền kinh tế Trong giai đoạn 2001 –2005 cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển biến theo chiều hướng giảm tỷ trọng ở khu vực I
10 Tham khảo báo cáo số 52/BC.UB-TCKH của Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn.
Tỷ lệ
Trang 20và tăng ở khu vực II và khu vực III Tuy nhiên, những chuyển biến này hiện đang nhỏ vàkhông đáng kể
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế bình quân của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001-2005:
Khu vực I58%
Khu vực II6%
Khu vực III36%
Cơ cấu kinh tế bình quân giai đoạn 2001 – 2005: Khu vực I chiếm tỷ trọng 57,4%,khu vực II chiếm tỷ trọng 6,43%, khu vực III chiếm tỷ trọng 36,16% Tình hình cụ thểcác khu vực được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tình hình phát triển của khu vực I và khu vực II của Thoại Sơntrong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 (tính theo giá năm 1994)
II Tổng giá trị Tr đồng 28.213 35.104 42.660 48.230 56.740 59.070Tăng trưởng % 24,42 21,52 13,06 17,64 4,11
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn).
Khu vực I: Khu vực nông lâm ngư nghiệp: Sự phát triển của khu vực I qua cácnăm thể hiện cụ thể ở bảng 3.1 như sau: Trong năm 2001 do thiên tai lũ lụt, mấtmùa, giá cả biến động theo chiều hướng không có lợi cho người nông dân, nên tốcđộ tăng trưởng là -1,32% Tuy nhiên, sang các năm từ 2002 đến 2005 tốc độ pháttriển của khu vực đạt tương đối cao và ổn định Đạt được điều này, nhờ vào sự nổlực phấn đấu và chỉ đạo của các ban ngành, đoàn thể đã khắc phục được những khókhăn mắc phải
Tốc độ phát triển trung bình của khu vực I trong giai đoạn 2001 – 2005 là9,15% và có xu hướng tăng trong giai đoạn sắp tới.
Tỷ trọng trung bình giai đoạn này là 57,4%
Năm 2005 tổng diện tích lúa xuống giống là 105.017 hecta, sản lượng đạt591 triệu tấn Ngoài ra còn phát triển 1.025 hecta nuôi thủy sản với 623 hectanuôi tôm càng xanh vào năm 2005.
Khu vực II: Khu vực công nghiệp – xây dựng: (Tình hình cụ thể thể hiện quabản 3.1).
Trang 21+ Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng giảm dần qua các năm từ 24,4% ởnăm 2001 xuống còn 4,11% ở năm 2005 So sánh với tốc độ tăng trưởng côngnghiệp của tỉnh năm 2005 là 18,5% cho thấy, hiện ngành công nghiệp ThoạiSơn còn nhiều hạn chế, đang gặp rất nhiều khó khăn cần thiết có sự điều chỉnhtrong chính sách về quản lý, khuyến công của Ủy Ban Nhân Dân huyện Đặcbiệt là trong vấn đề thu hút nhà đầu tư và xây dựng các cụm công nghiệp Nhấtlà phải nhanh chóng hoàn thiện, bổ sung cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệpPhú Hòa để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư.
+ Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng nămkhá cao 16,84%, chiếm tỷ trọng khoảng 6,43% Nhưng tốc độ tăng trưởng đangcó xu hướng giảm xúc, cần có những chính sách phù hợp để khắc phục tìnhtrạng trên Nhất là việc xây dựng các cụm công nghiệp cần phải tập trung, cóchiều sâu, quy hoạch rõ ràng, tránh hiện tượng lãng phí, đầu tư bỏ không + Cụm công nghiệp chủ yếu là: Cụm công nghiệp Phú Hòa Tuy nhiên, tỉnhđã có kế hoạch tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp Vĩnh Trạch,cụm công nghiệp Tây Sơn (Núi Sập) và cụm công nghiệp Tân Thành (VọngThê)
Khu vực III: Khu vực thương mại dịch vụ: Mức tăng trưởng bình quân hàngnăm khoảng 14,14%, chiếm tỷ trọng khoảng 36,16% trong cơ cấu kinh tế Cáchoạt động chủ yếu trong khu vực này là vận tải (chủ yếu là vận tải hành khách),bưu chính viễn thông và du lịch (Khu du lịch Núi Sập và di chỉ Óc Eo)
3.2.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển:
Thoại sơn hàng năm thu hút một lượng vốn đầu tư phát triền khá lớn chủ yếu từngân sách trung ương và địa phương Tình hình cụ thể như sau:
Biểu đồ 3.3: Nguồn vốn đầu tư phát triển qua đầu tư vào Thoại Sơn qua cácnăm (2001 – 2005):
236.009 257.826285.540
390.775 432.180
Trong giai đoạn 2001 – 2005 đầu tư phát triển toàn xã hội không ngừng gia tăng từ236 tỷ đồng vào năm 2001 tăng lên 432 tỷ đồng vào năm 2005 Kinh phí chủ yếu đượcđầu tư cho các lĩnh vực sau:
Các cụm dân cư vượt lũ gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị
Nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống trường học, đảm bảo không còn bịngập lũ, xóa phòng học tạm, phòng học ba ca.
2001 2002 2003 2004 2005 Năm
Vốn đầu tư
(triệu đồng)
Trang 22 Xây dựng hệ thống cầu, đường giao thông thủy bộ liên xã.
Xây dựng hệ thống đê bao tương đối hoàn chỉnh, bảo đảm kiểm soát tưới tiêu,kiểm soát lũ.
Trong giai đoạn này, Huyện đã mạnh dạn sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển đầutư vào khu vực nông thôn, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt của nông thôn, từng bướchoàn thiện kết cấu hạ tầng của các xã trong huyện
3.2.4 Tài chính ngân hàng:
Tình hình thu ngân sách trên địa bàn trong giai đoạn 2001 – 2005:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005Tổng thu ngân sách (tr đồng) 71.289 85.928 87.766 123.297 129.836 117.187
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn).
Nguồn thu ngân sách nhìn chung tăng đều qua các năm, từ gần 86 tỷ đồng năm2001 tăng lên 117 tỷ vào năm 2005 Trong đó, nguồn thu ngân sách chủ yếu từ khu vựckinh tế quốc doanh, chiếm khoảng 90% tổng nguồn thu ngân sách Do đó, bắt năm 2005thu ngân sách có xu hướng giảm xuống do thực hiện chính sách cổ phần hóa các doanhnghiệp quốc doanh, và xu hướng sắp tới nguồn thu ngân sách sẽ có xu hướng tăng chậmtrong giai đoạn 2006 – 2010 Hoạt động ngân hàng tiếp tục đảm bảo hiệu quả đồng vốncho vay, doanh số cho vay năm 2001 là 120 tỷ đồng, và năm 2005 đạt 270 tỷ đồng.
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quânhàng năm là 1,5% Ngoài ra, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 1.025 người/năm.
3.3 Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang và huyện Thoại Sơn
giai đoạn 2001 – 2005:
3.3.1 Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang:
Từ khi có Luật hợp tác xã đến 12/2005, An Giang có 97 hợp tác xã nông nghiệp và6 hợp tác xã Thủy Sản đang hoạt động thu hút khoảng 8.643 xã viên, gồm nhiều đối
tượng: hộ gia đình, cán bộ, công chức, pháp nhân, người lao động và đối tượng khác.
Diện tích đất hợp tác xã cung cấp dịch vụ là 34.698 hecta chiếm khoảng 12,3% diện tích
đất nông nghiệp của toàn tỉnh, diện tích đất của xã viên là 9.440 hecta Tổng vốn gópthực tế huy động đạt 34,5 tỷ đồng đạt 89,5% tổng vốn điều lệ.
Trang 23Một số hợp tác xã phát triển mạnh như hợp tác xã nông nghiệp Hòa Thuận, Định
Thuận, Long Bình (Chợ Mới), Hòa Phú (Châu Thành), hợp tác xã nông nghiệp số 1phường Châu Phú A (Châu Đốc), Tân Mỹ Hưng, Thọ Mỹ Hưng, Trường Thạnh, HiệpPhú (Phú Tân)
Tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều hợp tác xã đang dần đi vào nề nếp và đạthiệu quả cao Tuy nhiên, tình trạng tồn đọng nợ của hợp tác xã kéo dài là một hạn chề
lớn, cần có những biện pháp tích cực để cải thiện tình hình này Muốn vậy, các hợp tác
xã cần có kế hoạch sản xuất cụ thể, phân định rạch ròi quyền hạn trách nhiệm của từng
bộ để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã Ngoài ra, hợp tác xã cần cókế hoạch thu thủy lợi phí cụ thể, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địaphương trong công tác thu thủy lợi phí.
3.3.2 Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp hợp tác xã nông nghiệp của huyệnThoại Sơn:
Tính đến 31/12/2006 huyện Thoại Sơn có 3 hợp tác xã hoạt động trong nôngnghiệp, trong đó có 2 hợp tác xã nông nghiệp là hợp tác xã Tây Sơn (TT Núi Sập) vàhợp tác xã Vĩnh Thắng (xã Vĩnh Khánh), và 1 hợp tác xã Thủy Sản Phú Thuận (xã PhúThuận) Ba hợp tác xã này quản lý 515 hecta đất nông nghiệp với 237 xã viên tham gia,với tổng vốn điều lệ là 1.201 tỷ đồng Theo báo cáo của Liên Minh Hợp Tác Xã thì hiệntại có 67% hợp tác xã (2 hợp tác xã) của Thoại Sơn là thành viên của Liên Minh Hợptác xã chưa là thành viên của Liên Minh đó là hợp tác xã Thủy Sản Phú Thuận Trongthời gian sắp tới Liên Minh sẽ tiếp tục vận động để hợp tác xã này tham gia Liên Minh
Hợp Tác Xã.
Tổng số lao động tham gia làm việc cho các hợp tác xã nông nghiệp của Thoại Sơnlà 19 người với trình độ chủ yếu là phổ thông trung học, với mức lương từ 300.000-600.000 đồng/tháng.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
Hợp tác xã nông nghiệp: bơm tưới là chủ yếu, ngoài ra còn có thu mua và sơchế nấm ở hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thắng (Vĩnh Khánh).
Hợp tác xã Thủy Sản: Nhân tôm giống là chủ yếu.
Cơ sở hạ tầng của các hợp tác xã: 3 trạm bơm điện với 3 motor điện, hệ thống đê
bao khép kín các khu đất hợp tác xã quản lý
Cơ sở văn phòng, tư liệu sản xuất: Có 2 hợp tác xã có trụ sở riêng là hợp tác xãnông nghiệp Vĩnh Thắng và hợp tác xã Thủy Sản Phú Thuận Hợp tác xã nông nghiệpTây Sơn có trụ sở chung với văn phòng ấp Tây Sơn Các hợp tác xã đã mua được 1 máy
gặt đập liên hợp, (hợp tác xã Vĩnh Thắng), 6 máy D12 của hợp tác xã Tây Sơn.
Lợi nhuận trung bình hàng năm của các hợp tác xã:
Hợp tác xã nông nghiệp Tây Sơn: khoảng 20 triệu đồng/ năm, tỷ suất lợi nhuậnhàng năm khoảng 25%.
Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thắng: khoảng 60 triệu đồng/năm, tỷ suất lợinhuận hàng năm đạt khoảng 18%.
Trang 24 Hợp tác xã Thủy Sản Phú Thuận: khoảng 80 triệu đồng/năm.
Tình hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp của Thoại Sơn còn nhiều hạnchế cả về số lượng lẫn chất lượng: Về số lượng, Thoại Sơn chiếm 15% diện tích đất
nông nghiệp của tỉnh nhưng số hợp tác xã chỉ chiếm 3% tổng số hợp tác xã của tỉnh Vềchất lượng hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã Thoại Sơn còn khiêm tốn, hạn chế sovới các hợp tác xã khác trong tỉnh.
3.4 Thực trạng công tác tuyên truyền về hợp tác xã giai đoạn 2001- 2005:
Những hoạt động, chính sách của Liên Minh Hợp Tác Xã An Giang:
Tổ chức các khóa đào tạo sáng lập viên ngắn hạn: Các lớp này sẽ được mở tại cáchuyện khi một nhóm nông dân tại địa phương có nhu cầu thành lập hợp tác xã Điều kiệnmở lớp là số học viên phải hơn 30 học viên Trong các lớp này, cán bộ chuyên trách củaLiên Minh Hợp Tác Xã sẽ tiến hành giảng giải về Luật, mô hình tổ chức và cơ chế hoạtđộng của hợp tác xã Đồng thời, tiến hành tuyên truyền, vận động nông dân tham gia
hợp tác xã thông qua phân tích những lợi ích khi tham gia hợp tác xã Ngoài ra, còn trìnhbày quy trình vận động nông dân tham gia hợp tác xã, cách thức thành lập phương án
sản xuất, kinh doanh, cách viết điều lệ hợp tác xã
Các tổ đại diện Liên Minh Hợp Tác Xã tại các huyện để thu thập, phản ánh tìnhhình thực tế về kinh tế hợp tác, cũng như công tác tuyên truyền vận động Đồng thời,tiến hành hỗ trợ các hội nông dân tại các địa phương có nhu cầu về thủ tục cũng nhưcách thức tiến hành vận động, thành lập hợp tác xã Tuy nhiên do Tỉnh ủy, Uỷ Ban NhânDân tỉnh chưa có biên chế, qui định rạch ròi quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ cấphuyện chuyên trách mảng kinh tế hợp tác Cho nên, hiện các tổ này thường do phòngnông nghiệp các huyện kim nhiệm Điều này, khiến cho hoạt động tuyên truyền thờigian qua còn nhiều hạn chế và vấp phải nhiều khó khăn.
Những hoạt động, chính sách của Chi Cục Hợp Tác Xã An Giang:
Mở 1 lớp thực hành kế toán trên Excel cho cán bộ của hợp tác xã.
Những chính sách, hoạt động của địa phương:
Hỗ trợ Liên Minh Hợp Tác Xã trong hoạt động vận động tuyên truyền Luật hợp tác
xã và cách thức thành lập, hoạt động của hợp tác xã cho nông dân của địa phương Điều
này thực hiện bằng việc tập hợp nông dân, kịp thời báo cáo cho Liên Minh Hợp Tác Xãkhi nông dân có nhu cầu có học, tổ chức địa điểm học ….
Triển khai các chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện về kinh tế hợp tác.Thường xuyên kiểm tra củng cố hoạt động của các hợp tác xã.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 này tập trung vào việc phân tích nhận thức của người nông dân và đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã Việc phân tích
nhận thức của người nông dân được tiến hành thông qua kết quả thu được từ phỏng vấn
Trang 25trực tiếp Việc nghiên cứu nhằm có cái nhìn khái quát về những hiểu biết, cách nhìnnhận của nông dân về hợp tác xã Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ tìm ra các yếu tố ảnhhưởng đến quá trình nhận thức Thông qua hai việc này cùng với những thuận lợi, khókhăn hiện tại sẽ tạo cơ sở cho việc đề ra những giải pháp cụ thể để góp phần nâng caonhận thức của người nông dân về hợp tác xã.
4.1 Nhận thức của người nông dân:4.1.1 Về nhu cầu hợp tác:Về sự cần thiết:
Qua quá trình khảo sát cho thấy, hiện tại người nông dân đã nhận thức rõ ràng vàđầy đủ hơn về sự cần thiết có sự hợp tác, liên kết giữa các nông dân trong quá trình sảnxuất nông nghiệp Hiện tại, có đến 70% nông dân cho rằng sự hợp tác, liên kết trong sảnxuất nông nghiệp là cần thiết hoặc rất cần thiết Trong số 30% nông dân còn lại, có 14%nông dân cho rằng việc hợp tác hay không hợp tác đều như nhau, những nông dân nàychưa thấy được những lợi ích do quá trình hợp tác, liên kết mang lại.
Đặc biệt, có đến 16% nông dân theo quan điểm làm ăn cá thể Theo những nôngdân này, việc hợp tác không làm cho quá trình sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn Tráilại, làm cho có quá trình sản xuất chiều hướng xấu đi Nhận thức của những nông dân
này một phần là do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, và những hợp tác xã kiểumới tại địa phương nhưng không theo đúng tin thần hợp tác xã hoặc không hiệu quả.
Những điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của những người nông dân về vấnđề hợp tác trong nông nghiệp.
Ở tiêu chí này, phần lớn người nông dân đã nhận thấy sự cần thiết của sự hợp tác,liên kết trong nông nghiệp Và với 70% nông dân thấy rõ sự cần thiết và 14% đang quanniệm hợp tác hay không hợp tác đều như nhau sẽ tham gia vào mô hình hợp tác, liên kếttrong nông nghiệp khi thấy rõ lợi ích do kinh tế hợp tác mang lại, làm cho mô hình làmăn hợp tác trong nông nghiệp sẽ rất phát triển.
Các khâu cần sự hợp tác giữa các nông dân:
Biểu đồ 4.1: Sự cần thiết phải hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.
Không cần thiết16%Bình thường
14%Cần thiết
Rất cần thiết9%
Trang 26Vấn đề cần quan tâm tiếp theo là người nông dân có nhu cầu hợp tác trong nhữngkhâu, những công đoạn nào và kết quả thu được thông qua phỏng vấn được thể hiện ởbiểu đồ 4.2 dưới đây.
Biểu đồ 4.2 cho thấy, hiện tại nhu cầu hợp tác của người nông dân xuất hiện ở tấtcả các khâu, từ bơm tưới (bơm tiêu - bơm tưới) đến khâu tiêu thụ, thu hoạch và cả tíndụng Tuy nhiên, nhu cầu tập trung ở khâu bơm tưới với 54% nông dân có nhu cầu, còncác khâu còn lại thì nhu cầu hiện tại đang tương đối nhỏ Nhu cầu của nông dân về sựhợp tác, liên kết trong nông nghiệp được thể hiện rõ ràng và cụ thể ở tiêu chí tiếp theo -tiêu chí khâu cần thiết phải hợp tác nhất.
Khâu cần sự hợp tác giữa các nông dân nhất:
Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 4.3 thể hiện rõ ràng hơn nhu cầu hợp tác của ngườinông dân Hiện tại, nhu cầu hợp tác của nông dân tập trung ở bốn khâu chính là bơmtưới, tiêu thụ, chăm sóc và gieo sạ Điều này thể hiện qua việc có 52% nông dân chọnkhâu bơm tưới là khâu quan trọng nhất Theo mô hình hợp tác trong bơm tưới, nhữngngười nông dân trong một tiểu vùng sẽ liên kết lại với nhau tạo nên một vùng đê baokhép kín Thông qua quá trình hợp tác này, giúp cho nông dân giảm chi phí bơm tiêu -bơm tưới trong quá trình sản xuất nông nghiệp xuống Việc này làm giảm giá thànhnông sản, tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập của bà con nôngdân Những lợi ích này đã gắn kết những nông dân lại với nhau trong những hợp tác xã,những tập đoàn, tổ bơm tưới hiện có ở các địa phương.
Biểu đồ 4.2: Những khân cần có sự liên kết, hợp tác.
Biểu đồ 4.3: Khâu cần có sự liên kết, hợp tác nhất.
Bơm tưới52%
Gieo sạ14%
Chăm sóc16%
Tiêu thụ18%
Trang 27Tổ chức kinh tế độc lậpKhông biết
Tuy nhiên, hiện tại người nông dân lại xuất hiện thêm một nhu cầu mới và ngàycàng trở nên cấn thiết, đó chính là vấn đề tiêu thụ nông sản thông qua thực hiện các hợpđồng bao tiêu Do người nông dân gieo sạ tập trung nên đến thời điểm thu hoạch thườngbị tiểu thương ép giá, gây khó khăn rất nhiều trong việc tiêu thụ Mặc khác, cùng với sựphát triển của nến kinh tế, thì sự cạnh tranh trong nông nghiệp là không thể tránh khỏi vàngày càng gay gắt hơn Sự liên kết hợp tác của những người nông dân góp phần tạo nênsức mạnh, tạo vị thế xứng đáng cho nông dân trên thương trường Góp phần nâng caogiá bán của nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân, làm cơ sở cho sự tồn tại vàphát triển bền vững nền nông nghiệp Hiện tại đã có 18% nông dân trong huyện cho rằngkhâu tiêu thụ là khâu cần có sự hợp tác nhất.
Bên cạnh đó, người nông dân cũng bắt đầu nhận thấy sự cần thiết có sự hợp tác,liên kết trong quá trình gieo sạ và chăm sóc Nhận thức của người nông dân có nhữngchuyển biến như vậy, một phần là trình độ dân trí của nông dân ngày càng được nângcao Một nguyên nhân quan trọng nữa đó là yếu tố khách quan, thời gian qua quá trìnhsản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, cây trồng vật nuôi liên tục phải hứng chịunhững đợt dịch hại lớn Những thời điểm đó buộc người nông dân phải liên kết cùngnhau phòng chống dịch hại Chính việc này làm cho người nông dân thấy rõ việc cầnphải hợp tác, liên kết cùng nhau gieo sạ, chăm sóc và quản lý dịch hại trong nông nghiệp(thể hiện qua việc có 16% nông dân cho rằng khâu chăm sóc là khâu cần có sự hợp tácnhất).
Sau cùng là khâu thu hoạch với 14% nông dân lựa chọn đây là khâu cần có sự hợptác nhất Nguyên nhân chính do một phần lao động trong nông nghiệp chuyển sang làmtrong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, làm cho số lao động trong nông nghiệpgiảm đáng kể Ngoài ra, thời gian gần đây nông dân gieo sạ rất đồng loạt (để né rầy vàtrong cùng vùng bao đê), làm cho công tác thu hoạch lúa của nông dân gặp nhiều khókhăn do thiếu lao động Chính những điều trên làm cho người nông dân thấy rõ sự cầnthiết phải hợp tác trong khâu thu hoạch.
Qua quá trình phân tích nhu cầu hợp tác cho thấy, hiện tại người nông dân đã nhậnthức rõ ràng và đầy đủ hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của sự hợp tác, liên kếttrong nông nghiệp Nhu cầu hợp tác xuất hiện hầu hết các khâu trong quá trình sản xuấttừ bơm tiêu đến thu hoạch và tiêu thụ nông sản Trong những nhu cầu đó, theo nông dânsự hợp tác trong khâu bơm tưới là quan trọng và cần thiết nhất
4.1.2 Về mô hình tổ chức:
Thông qua quá trình phân tích nhu cầu hợp tác cho thấy, hiện tại người nông dânngày càng thấy rõ sự cần thiết phải hợp tác trong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, hiệntại huyện Thoại Sơn chỉ có 3 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động với 237 xã viên Nguyênnhân của việc này được phần nào lý giải do nhận thức, nhìn nhận, đánh giá nông dân vềmô hình hợp tác xã Và việc tìm ra nguyên nhân là một trong những mục tiêu của nghiêncứu này Tiêu chí quan tâm đầu tiên nghiên quan tâm là nhận thức của nông dân về môhình tổ chức của hợp tác xã
Về loại hình tổ chức:
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Biểu đồ 4.4: Nhận thức của người nông dân về loại hình tổ chức của hợp tác xã.
Trang 28Yếu tố đầu tiên của mô hình tổ chức là loại hình của hợp tác xã, biểu đồ 4.4 cho
thấy có đến 62% nông dân được phỏng vấn cho rằng hợp tác xã là một tổ chức nhànước Nguyên nhân chính của việc này là do các hợp tác xã (thành lập theo tinh thần hợptác xã kiểu mới của Luật hợp tác xã năm 1997) vẫn có liên hệ nhất định với chính quyềnđịa phương Các hợp tác xã hình thành, hoạt động gắn liền với các hoạt động của chính
quyền địa phương, chịu sự chi phối của chính quyền địa phương Những điều trên khiến
người nông dân chưa thực sự thấy được sự tách biệt giữa hợp tác xã và chính quyền địaphương Gợi cho người nông dân về mô hình hợp tác xã ở những năm 80, hợp tác xã
trong thời bao cấp, mọi hoạt động đều do nhà nước điều phối Chính những việc này làmcho nông dân hiểu sai lệch về loại hình tổ chức của hợp tác xã.
Tuy nhiên, nhận thức của người nông dân cũng đã có những cải thiện đáng kể.
Hiện tại, có 26% nông dân trên địa bàn nghiên cứu nhận biết hợp tác xã là một tổ chức
kinh tế độc lập, là một trong sáu loại hình tổ chức kinh tế ở nước ta Hiện có 11% nôngdân đang nhận thức không rõ về loại hình của hợp tác xã Những nông dân này nhận biết
được hợp tác xã do các cá nhân thành lập Tuy nhiên, họ lại thấy có sự liên quan nhấtđịnh giữa hợp tác xã và chính quyền địa phương Cho nên, những người nông dân nàycho rằng hợp tác xã là tổ chức liên doanh của nhà nước và nông dân
Về mục tiêu hoạt động:
Vấn đề quan tâm tiếp theo đó là người nông dân nhận thức như thế nào về mụctiêu hoạt động của hợp tác xã? Và kết quả thu được từ cuộc phỏng vấn nông dân thể hiệnở biểu đồ 4.5 như sau:
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở biểu đồ 4.5 cho thấy, chỉ có 23% nông dân đượcphỏng vấn hiểu đúng về mục tiêu của hợp tác xã - hoạt động vì lợi ích kinh tế và lợi íchcộng đồng Và có đến 60% nông dân chưa hiểu chính xác về mục tiêu hoạt động của hợp
Biểu đồ 4.5: Nhận thức của người nông dân về mục tiêu của hợp tác xã
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%Quản lý nông dân
Lợi ích kinh tếLợi ích cộng đồngLợi ích kinh tế và cộng đồngKhông biết
Trang 29tác xã, trong đó 39% nông dân cho rằng hợp tác xã hoạt động vì lợi ích kinh tế và 21%
cho rằng hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Trong số 17% nông dân còn lại, có 9% nông dân không nắm rõ mục tiêu hoạt động
của hợp tác xã và 8% cho rằng hợp tác xã hoạt động vì mục tiêu quản lý nông dân Đối
với 9% nông dân không nắm rõ mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, đây là những ngườinông dân ít có điều kiện tiếp cận với những thông tin, tin tức do phải thường xuyên lao
động cả ngày Đối với 8% nông dân cho rằng hợp tác xã quản lý nông dân thì nguyênnhân chủ yếu do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, quan niệm hợp tác xã kiểumới giống như hợp tác xã kiểu cũ
Qua việc phân tích nhận thức của nông dân về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã
cho thấy, người nông dân hiểu khá ít về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã - một trongnhững yếu tố then chốt của một tổ chức kinh tế Và đối với hợp tác xã thì việc nắm rõmục tiêu hoạt động của hợp tác xã càng quan trọng hơn Khi nắm rõ vấn đề này, giúpngười nông dân phân biệt được hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác ở nông thôn.
Hợp tác xã hoạt động vì lợi ích kinh tế và vì lợi ích của cộng đồng, của nông dân, vì sựtiến bộ, phát triển của nông dân và địa phương
Về nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã:
Phải nộp thuế49%
Không biết25%
Không phải nộp thuế
Tùy địa phương
Một tiêu chí khác để khảo sát nhận thức của nông dân về hợp tác xã, đó là xem xétnhận thức của người nông dân về nghĩa vụ của hợp tác xã đối với nhà nước với tư cáchlà một tổ chức kinh tế Kết quả có 49% nông dân được hỏi cho rằng hợp tác xã phải nộp
thuế cho nhà nước nếu làm ăn có lãi Nhưng vấn đề chính nằm ở 51% nông dân còn lại,
những nông dân này chưa quan niệm đúng về hợp tác xã ở tiêu chí này Có đến 21%nông dân hiểu hợp tác xã như một tổ chức hành chính sự nghiệp, hay những tổ chức nhànước phục vụ cộng đồng Nên theo những nông dân này, hợp tác xã không phải nộp thuế
thu nhập cho nhà nước Và có 25% nông dân không nắm rõ vấn đề này, theo các nông
dân này thì hợp tác xã hoạt động vì lợi ích kinh tế nhưng lại có mối liên hệ nhất định đốivới nhà nước nên những nông dân này không biết là hợp tác xã có nộp thuế không Và
5% nông dân còn lại cho rằng việc có nộp thuế hay không tùy thuộc vào từng địaphương có những qui định cụ thể.
Khi khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình tổ chức của hợp tác xã, kết
quả thu được là phần lớn người nông dân hiểu hợp tác xã là một tổ chức của nhà nước
Biểu đồ 4.6: Nhận thức của người nông dân về nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã
Trang 30hoạt động vì lợi ích kinh tế và phải nộp thuế cho nhà nước Việc hiểu sai lệch về loại
hình cũng như là mục tiêu hoạt động của hợp tác xã đã làm cho hình ảnh hợp tác xãtrong nhận thức của người nông dân bị lệch đi, gợi lên mô hình hợp tác xã kiểu cũ do
chính quyền quản lý, điều hành và hoạt động kém hiệu quả.
4.1.3 Về quan hệ sở hữu:
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định người nông dân có tham gia vào
hợp tác xã hay không đó là vấn đề quan hệ sở hữu bao gồm: quan hệ sở hữu ruộng đất và
quan hệ sở hữu tài sản của hợp tác xã Đây cũng chính là một trong những điểm khác
biệt cơ bản giữa mô hình hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới Muốn người dântham gia vào hợp tác xã thì phải giải thích cho người nông dân hiểu rõ về vấn đề này Ở
tiêu chí quan hệ sở hữu, kết quả thu được từ phỏng vấn trực tiếp nông dân thể hiện ởbảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Nhận thức của nông dân về quan hệ sở hữu trong hợp tác xã.
Quyền sở hữu
Về ruộng đất Về tài sản của hợp tác xã
Tần số(người)
Phần trăm (%)
Tần số(người)
Phần trăm (%)
(Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông dân huyện Thoại Sơn tháng 3/2007).
Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của nông dân khi tham gia hợp tác xãlà ruộng đất sẽ thuộc quyền sở hữu của ai? Và có đến 87% nông dân được hỏi trả lời là
khi vào hợp tác xã ruộng đất thuộc quyền sở hữu của xã viên Đây là một chuyển biến
đáng kể về nhận thức của nông dân so với những năm 80 của thế kỷ trước Người nôngdân đã an tâm hơn khi nghĩ đến vấn đề tham gia hợp tác xã, vì nông dân biết khi vào hợp
tác xã thì ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nông dân Chỉ có một phần nhỏ, 13% nông
dân chưa hiểu đúng về vấn đề này, trong đó 8% nông dân cho rằng khi vào hợp tác xãruộng đất sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, 4% cho rằng sẽ thuộc quyền sở hữu của
hợp tác xã (Ban Quản Trị) và 1% không nắm rõ vấn đề này Kết quả này thể hiện công
tác tuyên truyền vận động của Tỉnh, Huyện trong thời gian qua đã có tác động tích cực,đã góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân về hợp tác xã Phần lớn nông dân
đã hiểu được rằng khi tham gia hợp tác xã thì ruộng đất thuộc quyền sở hữu của những
người nông dân.
Một câu hỏi không kém phần quan trọng khi tham gia vào hợp tác xã là những tàisản mà hợp tác xã mua trong quá trình hoạt động thuộc quyền sở hữu của ai? Và ở tiêu
Trang 31chí này thì có 43% nông dân nhận thức đúng vấn đề - những tài sản của hợp tác xã thuộc
quyền sở hữu của tất cả xã viên Tuy nhiên, có đến 30% nông dân được hỏi cho rằng tàisản của hợp tác xã thuộc về hợp tác xã, cụ thể là Ban Quản Trị hợp tác xã, 19% nôngdân cho rằng tài sản này thuộc về nhà nước Và có 8% nông dân không nắm rõ vấn đề -tài sản hợp tác xã thuộc quyền sở hữu của xã viên Đây là một trở ngại rất lớn cho ngườinông dân trong việc tham gia hợp tác xã, khi có đến 57% nông dân không biết tài sản
của hợp tác xã thuộc quyền sở hữu của tất cả xã viên Việc này sẽ làm cho người nôngdân cho rằng, hợp tác xã hoạt động vì lợi ích của một số ích cá nhân đại diện hợp tác xã,vào hợp tác xã thì tài sản sẽ bị mất dần qua thời gian (do sẽ dùng vào việc mua tài sản
hợp tác xã)
Qua phân tích tiêu chí quan hệ sở hữu cho thấy, nhận thức của người nông dân về
hợp tác xã đã có những chuyển biến tích cực Đa phần nông dân đã biết được, khi thamgia hợp tác xã thì ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của nông dân Điều này đã tạo điều
kiện thuận lợi, làm người nông dân an tâm hơn khi tham gia hợp tác xã Tuy nhiên vấn
đề cần được quan tâm là người nông dân chưa nắm rõ việc tài sản hợp tác xã thuộc
quyền sở hữu của nông dân Điều này thể hiện quyền và nghĩa vụ của nông dân đối với
hợp tác xã cũng như tài sản của hợp tác xã
4.1.4 Về tính tự nguyện khi tham gia:
Phần trên vừa tiến hành khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình tổ chứccủa hợp tác xã, về quan hệ sở hữu trong hợp tác xã Vấn đề cần được xem xét tiếp theo
khi tiến hành nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới đó là
tính tự nguyện khi tham gia vào hợp tác xã
Bắt buộc17%
Tự nguyện82%
Tùy địa phương
Đối với tiêu này, người nông dân nhận thức khá đầy đủ và chuẩn xác Hiện có đến
82% nông dân được phỏng vấn biết được việc tham gia hợp tác xã có tình chất tựnguyện, trên cơ sở thấy những thuận lợi, lợi ích do hợp tác xã mang lại cho xã viên Chỉcó 17% nông dân cho rằng việc tham gia hợp tác xã là việc có tính chất bắt buộc Theo
các nông dân này thì nếu có ruộng đất nằm trong vùng đê bao của hợp tác xã, thì buộc
phải tham gia vào hợp tác xã
4.1.5 Về quyền và nghĩa vụ của xã viên:
Biểu đồ 4.7: Nhận thức của nông dân về tính tự nguyện khi tham gia hợp tác xã
Trang 32Tiêu chí được xem xét nghiên cứu tiếp theo là người nông dân hiểu như thế nào vềquyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã Khi người nông dân hiểu rõ việc tham gia hợp
tác xã sẽ được nhận những gì và sẽ phải làm những gì, thì người nông dân sẽ có cơ sở
để cân nhắc giữa quyền lợi và nghĩa vụ để đưa ra quyết định đúng đắn về việc có nên
tham gia vào hợp tác xã hay không?
4.1.5.1 Các quyền cơ bản của xã viên:
Nhận thức của người nông dân về các quyền cơ bản của xã viên:
Quyền quyết định vốn gópQuyền rời khỏi HTXQuyền kiểm tra, kiểm soátQuyền được chia lãiQuyền tự do kinh doanh hộ
Có quyền Không có quyền Không biết
Qua kết quả nghiên cứu thể hiện qua biểu đồ 4.8 cho thấy nông dân hiện tại hiểukhá rõ về các quyền của xã viên hợp tác xã Trong các quyền thì quyền tự do kinh doanhhộ có đến 83% nông dân nhận biết được Quyền được nhiều nông dân nhận biết thứ hailà quyền được chia lãi với 77% nông dân được hỏi nhận biết Điều này có thể giải thích
một phần do đa số nông dân quan niệm hợp tác xã là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận Các
quyền được nhận biết tiếp theo là quyền kiểm tra, giám soát các hoạt động của hợp tác
xã (58%), quyền rời khỏi hợp tác xã (55%), quyền quyết định vốn góp của của xã viên(50%) và cuối cùng là quyền quản lý hợp tác xã với 49% nông dân nhận biết.
Nhìn chung, nhận thức của người nông dân về hợp tác xã đã có những cải thiện
đáng kể nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm Vấn đề đầu tiên đó là việc
quyền quản lý hợp tác xã của xã viên - một trong những quyền cơ bản của xã viên được
ít nông dân nhận biết nhất Theo quyền này thì xã viên có quyền tham gia quản lý, điều
hành các hoạt động của hợp tác xã phục vụ lợi ích chính đáng cho tất cả các xã viên
Vấn đề thứ hai là việc có đến 50% số nông dân không biết rằng xã viên có quyềnquyết định phần vốn góp của mình trong hợp tác xã Người nông dân quan niệm khi vào
hợp tác xã là không thể rời khỏi, hoặc nếu có rời khỏi được thì cũng không thể nào rút
phần vốn đã góp vào hợp tác xã Và nhận thức của người nông dân ở tiêu chí này rất bấtlợi cho mô hình hợp tác của Huyện
Về quyền biểu quyết của xã viên:
Biểu đồ 4.8: Nhận thức của người nông dân về các quyền cơ bản của xã viên
Trang 33Một trong những vấn đề quan trọng thể hiện mục tiêu hoạt động vì lợi ích cộng
đồng của hợp tác xã là quyền biểu quyết của các xã viên trong hợp tác xã Ở tiêu chí này
kết quả thể hiện ở biểu đồ 4.9 cho thấy, có 39% nông dân được hỏi nhận thức đúng, theonhững nông dân này cho dù góp vốn nhiều hay ít thì khi biểu quyết mỗi xã viên chỉ cómột phiếu biểu quyết Phần lớn nông dân (61%) không nắm rõ vấn đề cơ bản này, trong
đó có 26% nông dân cho rằng trong hợp tác xã xã viên góp vốn nhiều sẽ có nhiều phiếu
biểu quyết hơn xã viên góp vốn ít và 35% nông dân không nắm rõ quyền biểu quyết củaxã viên như thế nào.
Bằng nhau Không bằng nhau
Không biết
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tiêu chí quyền biểu quyết của xã viên - tiêu chí thể
hiện tính cộng đồng, một điểm phân biệt cơ bản hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác
ở nông thôn không được nông dân nhận thức rõ Việc hiểu không đúng tiêu chí này, làm
cho người nông dân quan niệm hợp tác xã là tổ chức hợp tác của các nông dân giàu,nhiều ruộng đất Hợp tác xã chỉ phục vụ và mang lợi ích chủ yếu cho các nông dân giàu,có nhiều ruộng đất Còn các nông dân nghèo, ít đất thì khi vào hợp tác xã lợi ích nhận
được rất ít, nhưng lại phải lệ thuộc vào ý kiến của các nông dân khác do góp ít vốn
Về quyền lợi giữa các xã viên:
Khi khảo sát về quyền lợi giữa các xã viên, kết quả có 57% nông dân cho rằngquyền lợi giữa các xã viên là công bằng Tuy nhiên, lượng nông dân chưa nắm được tiêuchí này cũng chiếm một lượng đáng kể (43%) Trong đó, có 23% cho rằng quyền lợigiữa các xã viên là không công bằng, những xã viên tham gia trong Ban Quản Trị hợp
tác xã, có quen biết với Ban Quản Trị hợp tác xã sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn
người xã viên khác Số nông dân còn lại (20%) chưa rõ về vấn đề này.
Biểu đồ 4.10: Nhận thức của người nông dân về quyền giữa các xã viên
Ngang bằng nhauKhông ngang bằng nhauKhông biết
Biểu đồ 4.9: Nhận thức của người nông dân về quyền biểu quyết của xã viên
Trang 34Quyền lợi giữa xã viên so với các nông dân không tham gia hợp tác xã:
Một tiêu chí khác ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tham gia hợp tác xã của nôngdân, là những lợi ích mà hợp tác xã mang lại cho xã viên so với những nông dân không
tham gia hợp tác xã Kết quả khảo sát về nhận thức của nông dân về quyền lợi giữa xã
viên và nông dân không tham gia hợp tác xã được thể hiện lần lượt ở hai biểu đồ 4.11 và
4.12 như sau:
Qua biểu đồ 4.11 và 4.12 cho thấy, có 66% nông dân nhận thức đúng về phạm vi
hoạt động của hợp tác xã, theo những nông dân này thì hợp tác xã cung cấp dịch vụ cho
cả xã viên và nông dân không phải là xã viên Ngoài ra, có đến 20% nông dân cho rằng
hợp tác xã chỉ có cung cấp dịch vụ cho xã viên hợp tác xã Chính việc hiểu sai lệch nàylàm cho một số nông dân chưa thực sự muốn vào hợp tác xã, do có ruộng trong vùng đêbao của hợp tác xã cũng tham gia vào hợp tác xã Những nông dân này sẽ không tích cực
trong hoạt động của hợp tác xã, chỉ làm những gì buộc phải làm, không thực sự muốn
đóng góp công sức vào xây dựng hợp tác xã, làm cho hoạt động của hợp tác xã gặp
nhiều khó khăn, bế tắt.
Trong số nông dân hiểu đúng về phạm vi hoạt động của hợp tác xã, có 64% nôngdân cho rằng những xã viên sẽ có lợi hơn các nông dân không tham gia hợp tác xã khi
mua các dịch vụ mà hợp tác xã cung cấp Và 27% nông dân cho rằng không có sự chênh
lệch về giá mua dịch vụ giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã Và 9%nông dân còn lại không nắm rõ tiêu chí này Như vậy, phần lớn nông dân đã thấy được
lợi ích khi tham gia hợp tác xã là được mua dịch vụ của hợp tác xã với giá thấp hơn các
nông dân không tham gia hợp tác xã
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nông dân có những cải thiện trong nhận thức vềquyền cơ bản của xã viên - nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn Theo người nông dânquyền lợi giữa các xã viên là công bằng, và so với các nông dân không tham gia hợp tác
xã thì xã viên có lợi hơn khi mua các dịch vụ do hợp tác xã cung cấp.
Biểu đồ 4.11: Nhận thức của ngườinông dân về phạm vi hoạt động của
hợp tác xã.
Biểu đồ 4.12: Nhận thức về quyền lợicủa xã viên so với nông dân.
Có lợi hơnKhông có lợihơn
Không biết64%
Có lợi hơnKhông có lợihơn
Không biết
Trang 354.1.5.2 Nghĩa vụ của các xã viên:
Phần mục trên vừa khảo sát nhận thức của nông dân về các quyền lợi cơ bản củaxã viên Tiếp theo, nghiên cứu sẽ xem xét người nông dân hiểu như thế nào về yếu tố điđôi với quyền lợi - trách nhiệm, nghĩa vụ của xã viên Qua khảo sát cho thấy, chỉ có 76%
nông dân được hỏi nhận biết được là vào hợp tác xã sẽ có nghĩa vụ, trách nhiệm Hiện có
24% nông dân quan niệm xã viên không có nghĩa vụ gì đối với hợp tác xã Nguyên nhânchính do sự trì trệ trong hoạt động của các hợp tác xã, không tổ chức các cuộc họp địnhkỳ lấy ý kiến xã viên, không đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động Chính những điều
này làm xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã cho rằng xã viên không có bất
kỳ nghĩa vụ gì đối với hợp tác xã, tất cả công việc do ban chủ nhiệm quyết định và thựchiện.
Phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích nhận thức của nông dân về từngnghĩa vụ cụ thể, xem xét người nông dân hiểu như thế nào về các nghĩa vụ của xã viên.
Góp đủ phần vốn gópChịu trách nhiệm trên vốn gópBồi thường thiệt hạiBảo quản tài sảnĐóng góp ý kiến và dự họp
Là nghĩa vụKhông là nghĩa vụKhông biết
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai nghĩa vụ được nhiều người nông dân nhận biết
nhất là góp đủ phần vốn góp đã đăng ký với hợp tác xã (97%) và chấp hành điều lệ củahợp tác xã (88%) Đối với hai nghĩa vụ này, phần lớn người nông dân xem việc góp đủ
phần vốn góp và chấp hành điều là vấn đề tất yếu, thực hiện ngay từ đầu khi tham giahợp tác xã Đối với các nghĩa vụ khác, có ít người nông dân nhận thức được các nghĩavụ khác của xã viên đối với hợp tác xã Đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ tài sản hợp tác xã(17%) và tham gia đóng góp ý kiến và dự họp (11%)
Vấn đề cần quan tâm ở tiêu chí này là, có đến 49% nông dân biết xã viên có quyền
quản lý hợp tác xã (phân tích ở mục 4.1.5.1), lại chỉ có 11% xem việc đóng góp ý kiến
và dự họp là nghĩa vụ Phần lớn nông dân cho rằng nông dân có quyền quản lý, nhưngthường những người quản lý là những người có nhiều ruộng đất hoặc cán bộ chính
quyền Theo các nông dân, quyền quản lý hợp tác xã của xã viên thường không thể thực
hiện và quyền bình đẳng trong biểu quyết thường bị vi phạm trong hoạt động của hợptác xã Chính việc này làm cho các xã viên tách rời hợp tác xã, không tham gia các hoạtđộng của hợp tác xã Điều này làm cho ban chủ nhiệm ngày càng xa rời xã viên, dẫn đếnsự khập khiểng trong các hoạt động của hợp tác xã và hoạt động kém hiệu quả Những
Biểu đồ 4.13: Nhận thức của người nông dân về các nghĩa vụ của xã viên
Trang 36điều trên cũng làm cho nông dân giảm lòng tin vào hợp tác xã, không muốn tham giahợp tác xã
Hiện tại, có 24% nông dân cho rằng vào hợp tác xã xã viên không có nghĩa vụ gì
đối với hợp tác xã Đối với các nông dân còn lại thì các nghĩa vụ của xã viên đối với hợp
tác xã đang được nông dân nắm không rõ và không đủ Chủ yếu nông dân nhận biếtnghĩa vụ chấp hành theo điều lệ hợp tác xã và góp đủ phần vốn góp đã đăng ký.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thực của người nông dân về quyền và nghĩa vụthì có hai vấn đề cần được quan tâm Thứ nhất, người nông dân đã nhận thức khá đầy đủcác quyền của xã viên và đa phần nông dân biết được quyền lợi của các xã viên là ngangbằng nhau Tuy nhiên, đối với vấn đề bình đẳng khi biểu quyết của các xã viên còn khánhiều nông dân chưa nhận thức được điều này Thứ hai về vấn đề nghĩa vụ của các xã
viên, ta thấy còn đến 24% nông dân cho rằng vào hợp tác xã không có nghĩa vụ gì.
Ngoài ra người nông dân hiện tại chưa nhận thức đầy đủ các nghĩa vụ của xã viên đốivới hợp tác xã Đặc biệt là nghĩa vụ đóng góp ý kiến và dự họp; nghĩa vụ bảo vệ tài sản
hợp tác xã đang đựơc nông dân nhận thức rất thấp.
4.1.6 Về hiệu quả hoạt động:
Một tiêu chí không kém phần quan trọng quyết định nông dân có vào hợp tác xã
hay không đó là vào hợp tác xã có lợi cho người nông dân không? Phần mục này sẽ tiếnhành khảo sát ý kiến của người nông dân xem việc vào hợp tác xã có hiệu quả hơn cho
phần vốn góp cũng như có làm quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình thuận lợihơn không? Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Nhận thức của người nông dân về tính hiệu quả khi tham gia hợp tác xã.
Tiêu chí lựa chọn
Vốn góp Quá trình sản xuấtnông nghiệp của nông hộTần số
Phần trăm(%)
Tần số(người)
Phần trăm(%)
Không có hiệu quả hơn 18 18 27 27
(Nguồn: khảo sát trực tiếp nông dân huyện Thoại Sơn tháng 3/2007).
Yếu tố xem xét đầu tiên là yếu tố hiệu quả của vốn góp Ở tiêu chí này, chỉ có 32%nông dân đưa ra nhận định Trong đó, có 14% nông dân cho rằng khi góp vốn vào hợp
tác xã thì vốn góp được sử dụng hiệu quả hơn việc đầu tư vào các hoạt động khác Và có
18% cho rằng hiệu quả sử dụng của vốn góp thấp hơn khi đầu tư vốn vào các lĩnh vựckhác Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là, có đến 68% nông dân không đưa ra nhậnđịnh ở tiêu chí này Những nông dân khó có thể so sánh hiệu quả của vốn góp do ít ghichép lại Một lý chính nữa là, do phần lớn người nông dân tham gia vào hợp tác xã
không phải vì lợi nhuận Lý do chính khiến người nông dân tham gia vào hợp tác xã là