Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với Trung tâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang (Trang 55 - 59)

Ta sử dụng phương pháp phân tích khác biệt thành phần xu hướng với các nhóm phân loại theo hai tiêu chí: trường học và các nhóm chi tiêu hàng tháng của đáp viên để biết được những hành vi khác nhau giữa các đáp viên thuộc những nhóm này. Tiêu chí phân loại theo “trường học” là tiêu chí phân loại cơ bản đối với học sinh phổ thông để thấy được sự khác biệt giữa các trường có: chất lượng khác nhau, hình thức sở hữu khác nhau. Tiêu chí phân loại theo “chi tiêu hàng tháng của đáp viên” là tiêu chí khá quan trọng đối với Trung tâm vì khách hàng trọng tâm của Trung tâm là người có thu nhập cao nên Trung tâm cần tìm hiểu đến xu hướng hành vi của các nhóm chi tiêu khác nhau.

Sau khi tuyển chọn các biến trong thành phần xu hướng hành vi thì có hai biến thể hiện sự khác biệt giữa các nhóm phân loại là: tìm hiểu sự khác biệt đối với xu hướng “tìm kiếm thông tin về Trung tâm” giữa các trường học có Chi- Square Tests, sig(2- sided)= 0.049 < 0.05, và tìm hiểu sự khác biệt đối với xu hướng “giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm” giữa các nhóm chi tiêu hàng tháng khác nhau có Chi-Square Tests thì sig(2- sided)= 0.042 < 0.05. Qua hai kết quả trên ta có thể kết luận: bác bỏ giả thuyết H0: không có sự khác biệt và chấp nhận H1: có sự khác biệt giữa hai biến, với mức ý nghĩa 5%.

Kết quả phân tích được trình bày như sau: Tìm hiểu thông tin về Trung tâm.

Biểu đồ 5.19: Sự khác biệt về xu hướng tiếp tục tìm hiểu Trung tâm giữa các trường.

SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 5% 5% 40% 33% 18% 5% 3%13% 40% 40% 5% 3% 48% 30% 15% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Long Xuyên Khuyến Học Thoại Ngọc Hầu Trường

Hoàn toàn phản đối Nhìn chung là phản đối Trung hòa Nhìn chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Theo biểu đồ trên giúp ta thấy được sự chênh lệch về ý kiến “sẽ tiếp tục tìm hiểu Trung tâm” giữa 3 trường: THPT Long Xuyên, THPT Khuyến Học, THPT Thoại Ngọc Hầu.

Trường Khuyến Học là trường thể hiện sự quan tâm của mình đối với Trung tâm trong thời gian tới nhiều nhất có đến 80% đáp viên đồng ý sẽ tiếp tục tìm hiểu Trung tâm học sinh có sự khác biệt rất nhiều so với hai trường còn lại.

Trường Thoại Ngọc Hầu lựa chọn nhiều nhất là mức độ trung hòa đối với ý kiến này chiếm đến 48% đáp viên, trong khi trường Khuyến Học chỉ có 13%

đáp viên. Nguyên nhân của kết quả này là do trường Thoại Ngọc Hầu là trường chuyên hiện nay đã có những lớp học chuyên tin, họ có nhiều kiến thức về tin học hơn những học sinh trường khác nên có tâm lý sau khi tốt nghiệp sẽ chọn những trường đại học chuyên về công nghệ thông tin ở TP. Hồ Chí Minh để học, nên không quan tâm nhiều đến những thông tin của Trung tâm và ngoài những lớp chuyên tin, chuyên toán thì những lớp chuyên khác trong trường Thoại Ngọc Hầu sẽ quan tâm nhiều đến lĩnh vực yêu thích của họ: sinh học, hóa học… hơn là quan tâm đến công nghệ thông tin.

Qua kết quả trên chứng tỏ trường Khuyến Học quan tâm đến các thông tin về Trung tâm nhiều nhất. Khi Trung tâm có dịp tổ chức các chương trình hướng nghiệp trong các trường phổ thông nên quan tâm đến tổ chức ở trường này. Tuy nhiên, số lượng học sinh trong trường Khuyến Học ít hơn so với hai trường Long Xuyên và Thoại Ngọc Hầu, vì trường Khuyến Học là trường nhỏ và bị tách thành hai cơ sở khác nhau nếu Trung tâm có tổ chức các chương trình mới tại Trường này nên liên hệ với Ban giám hiệu trường để tập trung học sinh ở hai cơ sở lại thì hiệu quả có thể sẽ cao hơn.

Xu hướng tác động đến người khác.

Biểu đồ 5.20: Sự khác biệt về xu hướng giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm giữa các mức chi tiêu hàng tháng khác nhau.

Qua biến hành vi này giúp ta thấy đối tượng có chi tiêu thấp lại là đối tượng có xu hướng hành vi khá tốt đối với Trung tâm trong việc giới thiệu bạn bè học tại Trung tâm. Sự khác biệt giữa các nhóm như sau:

Đối với nhóm có chi tiêu dưới 500 ngàn đồng có ý kiến đồng ý “sẽ giới thiệu bạn bè đăng ký học ở Trung tâm” nhiều nhất với 71% đáp viên thuộc nhóm này, không có ý kiến nào không đồng ý giới thiệu. Với mức học phí của Trung tâm hiện nay khá cao so với những trường đào tạo nghề khác trong Tỉnh nên khả năng họ sẽ học tại Trung tâm khá ít nhưng đây là đối tượng có quan tâm đến Trung tâm. Trung tâm nên tạo cho họ cơ hội học tại Trung tâm bằng chính sách cho vay vốn và chương trình học bổng.

Nhóm chi tiêu trên 1 triệu đồng không có ai chọn “sẽ không giới thiệu bạn bè” nhưng mức độ đồng ý giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm có thấp hơn so với những nhóm có mức chi tiêu dưới 1 triệu đồng. Thông tin này chứng tỏ những học sinh có mức chi tiêu trên 1 triệu đồng/ tháng ít quan tâm đến thông tin về Trung tâm nên mức độ giới thiệu bạn bè cũng thấp hơn nhóm chi SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 29% 47% 24% 3.3% 3.3% 40% 43% 10% 6.9% 28% 28% 38% 44% 44% 13% 18% 36% 36% 9% 0% 20% 40% 60% 80% 100% < 0,5 triệu 0,5 - 0,7 triệu 0,7- 1 triệu > 1 triệu Từ chối trả lời Mức chi/ tháng

Hoàn toàn phản đối Nhìn chung là phản đối Trung hòa Nhìn chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý

tiêu thấp hơn 1 triệu đồng.Lý do của kết quả này có thể là: đáp viên có chi tiêu cao thường quan tâm đến việc học tập tại những trường ở các TP lớn hơn TP. Long Xuyên hoặc là khả năng tài chính gia đình khá tốt nên họ không quan tâm đến việc học và tìm hiểu thông tin về các Trường đào tạo. Nhưng đối với Trung tâm, đối tượng có thu nhập cao lại là đối tượng mà Trung tâm quan tâm nhiều nhất vì đối tượng này mới đủ khả năng tự chi trả học phí tại Trung tâm.

Như vậy, Trung tâm nên có những hoạt động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu học tập của đối tượng thuộc nhóm chi tiêu cao, có xu hướng học tập và giới thiệu bạn bè học tập tại các TP lớn để lôi cuốn đối tượng này sẽ đăng ký học và cùng giới thiệu thêm nhiều bạn bè đến học tại Trung tâm. Để tiến xa hơn nữa, Trung tâm nên có những chương trình quan tâm nhiều hơn đến đối tượng có chi tiêu thấp vì họ thấy được những điểm thu hút của Trung tâm nhưng lại ít có khả năng về tài chính do đó có xu hướng giới thiệu bạn bè nhiều hơn.

5.4 Tóm tắt.

Qua phần phân tích kết quả nghiên cứu trên, giúp ta hiểu được thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm. Các kết quả của quá trình thu mẫu, tổng hợp xử lý được tóm lược lại như sau:

Thông tin mẫu: sau khi kết thúc phỏng vấn, số mẫu được chọn phân tích là 120 mẫu như dự kiến ban đầu. Trong đó, mẫu được phân nhóm theo 7 biến phân loại: giới tính, lớp, trường, khối thi đại học yêu thích, bằng cấp tin học đã có, xếp loại học tập trong học kỳ I, chi tiêu hàng tháng. Trong các nhóm đó thì tiêu chí phân loại theo trường, lớp có số lượng bằng nhau giữa các nhóm, các nhóm khác đều có sự chênh lệch giữa các nhóm. Kết quả nghiên cứu được phân tích theo 2 khía cạnh: thống kê và phân tích khác biệt.

Thống kê mô tả: Trong thành phần nhận biết thì phần lớn đáp viên đều có nhận biết khá tốt về những thông tin cơ bản của Trung tâm, biến nhận biết nhiều nhất là “Hằng năm, Trung tâm đều có những chương trình học bổng chiêu sinh”, biến nhận biết ít nhất “Thông tin do Trung tâm cung cấp giúp bạn hiểu rõ về Trung tâm”. Thành phần tình cảm và xu hướng hành vi cho thấy học sinh đã có quan tâm đến Trung tâm khá nhiều, có tình cảm tốt và trong tương lai sẽ có thêm nhiều học sinh quan tâm đến các hoạt động của Trung tâm.

Tìm sự khác biệt: Qua những biến có sự khác biệt giữa các nhóm phân loại, ta thấy được học sinh tại các trường khác nhau thì có những tình cảm và xu hướng hành động liên quan đến Trung tâm khác nhau. Đồng thời mức chi tiêu hàng tháng của học sinh cũng có tác động đến hành vi giới thiệu bạn bè học tại Trung tâm và học sinh trong những nhóm xếp loại học tập khác nhau thì có niềm hãnh diện khác nhau khi được học tại Trung tâm.

Qua những kết quả phân tích trên giúp ta hiểu được thái độ của học sinh. Nhằm để thực hiện mục tiêu cuối cùng của đề tài là đưa ra các biện pháp tác động đến thái độ của đối tượng này để lôi cuốn họ quan tâm đến Trung tâm nhiều hơn, có tình cảm đối với Trung tâm, thu hút thêm nhiều học sinh có ý định học tại Trung tâm trong thời gian tới.

Chương 6

Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN

6.1 Giới thiệu.

Sau khi phân tích các kết quả của nghiên cứu chính thức, chương 6: Ý nghĩa và kết luận sẽ tóm tắt lại các kết quả chính của nghiên cứu, ý nghĩa của những kết quả đó đối với Trung tâm, những hạn chế của nghiên cứu bên cạnh đó đề xuất một số biện pháp để học sinh có thái độ tích cực hơn đối với Trung tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang (Trang 55 - 59)