Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang (Trang 26 - 30)

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng được chia thành hai giai đoạn chọn mẫu nghiên cứu: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức.

Giai đoạn thử nghiệm.

Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi,thì tiến hành phỏng vấn thử để xem phản ứng của đáp viên với bảng câu hỏi, khả năng trả lời của đáp viên, biến nào chưa hoàn chỉnh sẽ được chỉnh sửa lại, bổ sung hoặc bỏ bớt các biến.

Cùng với phương pháp chọn mẫu thuận tiện như trên tác giả đã chọn được khoảng 5 học sinh để phỏng vấn thử. Kết quả phỏng vấn bằng bảng câu hỏi và thăm dò ý kiến về cách thiết kế bảng câu hỏi thì phần lớn đáp viên có thể trả lời được nội dung SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 16

trong bảng câu hỏi và cho là không có khó khăn lắm. Tuy nhiên, bảng câu hỏi cần điều chỉnh ở một số biến gây khó hiểu, khó trả lời cho đáp viên.

Bảng 3.2: Biến chưa điều chỉnh.

Tên Biến ban đầu Biến đã điều chỉnh

Q1.1 NIIT An Giang là Trung tâm đào tạo về lĩnh vực tin học ứng dụng.

NIIT ANGIMEX là Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế.

Q1.3 NIIT An Giang là Trung tâm đào tạo

có chất lượng cao NIIT ANGIMEX là Trung tâm đào tạo có chất lượng cao. Q1.4 Học phí tại Trung tâm khá cao so với

thu nhập của người dân An Giang. Học phí tại Trung tâm khá cao so với thu nhập của người dân An Giang. (trung bình 1 triệu/tháng)

Q3 Nguyên nhân nào khiến bạn chưa có dự định học tại Trung tâm?

1.Chưa tốt nghiệp PTTH. 2. Giáo trình bằng ngoại ngữ. 3. Học phí cao.

4. Khác (nêu rõ):……….

Nguyên nhân nào khiến bạn chưa có dự định học tại Trung tâm? (có thể có nhiều trả lời ) 1.Chưa tốt nghiệp PTTH. 2. Giáo trình bằng ngoại ngữ. 3. Học phí cao. 4. Khác (nêu rõ):………. D6 Xếp loại học tập của bạn ở học kỳ I vừa qua: 1.Xuất sắc 2. Giỏi 3. Khá 4.Trung bình 5.Yếu.

Xếp loại học tập của bạn ở học kỳ I vừa qua:

1. Giỏi 2. Khá 3.Trung bình 4.Yếu. D7 Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình

bạn là bao nhiêu? Chi tiêu hàng tháng của bạn khoảng bao nhiêu trong các mức sau:

Biến loại bỏ: BiếnQ1.13 Bạn thích phương pháp đào tạo tại Trung tâm.

Biến bổ sung: Biến Q1.13 Bạn thích bằng cấp quốc tế mà Trung tâm đang đào tạo.  Giai đoạn chính thức.

Thông tin mẫu cần thu.

Bên cạnh các thông tin liên quan đến thái độ như các lần nghiên cứu trên, nghiên cứu này còn tìm hiểu các thông tin cá nhân của đáp viên để phân loại đối tượng nghiên cứu. Nội dung bảng câu hỏi chính thức được trình bày ở phần phụ lục.

Cỡ mẫu.

Mặc dù, học sinh phổ thông tại TP. Long Xuyên khá đông khoảng 7500 học sinh nhưng sau những lần tìm đối tượng phỏng vấn thử tác giả nhận thấy: do Trung tâm mới thành lập, chưa tạo nhiều ấn tượng với học sinh nên số lượng học sinh biết đến Trung tâm SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 17

hiện nay còn rất ít. Đồng thời đối tượng nghiên cứu là học sinh phổ thông thường thì có độ tuổi tương đối đồng đều nhau, cùng sinh sống tại một địa bàn, cùng được giáo dục trong một môi trường giáo dục của TP. Long Xuyên nên tâm lý của những học sinh tại TP. Long Xuyên sẽ gần giống nhau do đó khả năng trả lời bảng câu hỏi này sẽ ít có sự biến động (ít có sự khác biệt về tâm lý, thái độ của học sinh đối với Trung tâm).

Theo phương pháp xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu Marketing (Lưu Thanh Đức Hải, 2003) ta có công thức tính cỡ mẫu tương quan với tổng thể (nc)như sau:

( 1) 1 1 0 0 −       + = n N n nc Trong đó:

n0 là cỡ mẫu gốc chưa điều chỉnh

với n0 = 100 (cỡ mẫu lớn đã đảm bảo cho tính suy rộng, giả sử cho độ biến động của tổng thể cao nhất p= 0.5)

N = 7500 học sinh: tổng thể học sinh tại TP. Long Xuyên. Thay N, n0 vào công thức ta tính được kết quả nc = 97 học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì thế để nghiên cứu này có thể đại diện cho tổng thể, tác giả chọn nghiên cứu cỡ mẫu 120 mẫu. Trong đó sẽ nghiên cứu ba trường, mỗi trường được xem là một đơn vị lấy mẫu, số lượng mẫu của mỗi đơn vị lấy mẫu là ngang nhau với 40 mẫu/ trường.

Phương pháp chọn mẫu.

Để thu thập thông tin tác giả sử dụng bảng câu hỏi chính thức để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng cần nghiên cứu. Việc chọn mẫu phỏng vấn được phối hợp 4 phương pháp chọn mẫu: phân tầng, kiểm tra tỷ lệ, hạn mức, thuận tiện.

Phương pháp chọn mẫu phân tầng: để đảm bảo tính đại diện cho mẫu, tác giả dùng phương pháp chọn mẫu đầu tiên là phân tầng. Qua quan sát và tham khảo ý kiến một số chuyên gia giáo dục, tác giả nhận thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều đến trình độ của học sinh đó là: tính chất đô thị, hình thức sở hữu và chất lượng đào tạo. Đề tài này không sử dụng tính chất đô thị để chọn mẫu vì đối tượng học sinh phổ thông ở ngoại thành chưa phải là kháchhàng mục tiêu của Trung tâm. Vì thế, tác giả chọn 2 trong số 3 yếu tố đó làm tiêu chí phân tầng.

Theo hình thức sở hữu:

- Trường công lập: Long Xuyên, Thoại Ngọc Hầu. - Trường bán công, dân lập: Khuyến Học.

Theo chất lượng đào tạo:

- Trường chất lượng tốt: Long Xuyên, Thoại Ngọc Hầu. - Trường chất lượng trung bình: Khuyến Học.

Kiểm tra tỷ lệ: Tỷ lệ của các cấp lớp 10, 11, 12 trong cùng một trường nhìn chung là không có sự khác biệt lắm (mỗi khối lớp thường chiếm khoảng 1/3, tức là 33%, trong tổng số học sinh trung học). Tuy nhiên, qua phỏng vấn định SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 18

tính và phỏng vấn thử, tác giả nhận thấy lớp 11 và 12 biết đến Trung tâm nhiều hơn nên chọn cơ cấu mẫu theo hướng ưu tiên cho lớp 12, ít chọn lớp 10 nhất, ở mỗi trường cơ cấu mẫu được phân theo khối lớp như sau:

- Lớp 12 là 24 mẫu chiếm 60% tổng thể. - Lớp 11 là 12 mẫu chiếm 30% tổng thể. - Lớp 10 là 4 mẫu chiếm 10% tổng thể.

Chọn mẫu thuận tiện và hạn mức: Tác giả xin giấy giới thiệu của Trung tâm để được phép vào trường phỏng vấn. Tùy vào sự cho phép của ban giám hiệu mà giờ phỏng vấn ở các trường khác nhau. Tác giả có thể xin được danh sách học sinh của 3 trường đó và dùng danh sách đó làm khung chọn mẫu để chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều thời gian trong khi thời gian được phép phỏng vấn chỉ trong giờ ra chơi hoặc 15 phút đầu giờ. Vì thế, tác giả quyết định chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện kết hợp với hạn mức. Vào 15 phút đầu giờ và giờ ra chơi tác giả vào các lớp để hỏi xem có ai biết đến Trung tâm sẽ phát mẫu phỏng vấn và hướng dẫn cách trả lời, hẹn địa điểm thu mẫu đến giờ ra về thì thu lại mẫu, đến khi nào thu đủ số lượng từng khối lớp đã định (lớp 12: 24 mẫu, lớp11: 12 mẫu, lớp 10: 4 mẫu) thì thôi không phỏng vấn khối lớp đó nữa.

Thời gian phỏng vấn: 10 ngày

Tóm lại, cơ cấu mẫu được mô tả bằng bảng sau:

Bảng 3.3 Cơ cấu mẫu nghiên cứu.

Học Trường Tổng

Long

Xuyên Khuyến Học Thoại Ngọc Hầu

Lớp

Lớp 10 4 4 4 12

Lớp 11 12 12 12 36

Lớp 12 24 24 24 72

Tổng 40 40 40 120

Phương pháp làm sạch và phân tích thông tin:

Kết quả phỏng vấn chính thức được mã hóa, làm sạch trước khi nhập liệu. Sử dụng phần mền SPSS để xử lý các thông tin bằng hai kỹ thuật chính: thống kê mô tả và phân tích khác biệt. Các kết quả được tổng hợp và minh họa lại bằng cách vẽ các biểu đồ kết quả bằng phần mềm Excel. Các phương pháp được thực hiện như sau:

- Thống kê mô tả thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm: Thống kê 20 biến trong câu Q1 của bảng câu hỏi chính thức, chia các biến này thành từng nhóm thành phần theo mô hình nghiên cứu để tiến hành phân tích mô tả.

- Phân tích sự khác biệt giữa các thành phần của thái độ: sử dụng kỹ thuật phân tích Crosstab để phân tích sự khác nhau của từng thành phần thái độ với các biến nhân khẩu học: giới tính, lớp, trường, xếp loại học tập, chi tiêu hàng tháng (của học sinh). Kỹ thuật phân tích này giúp ta thấy sự đánh giá khác nhau giữa các nhóm học sinh trong từng SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 19

nhóm phân loại, từ kết quả này ta có thể giúp ta đưa ra biện pháp tác động lên thái độ của từng nhóm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang (Trang 26 - 30)