Để biết được sự khác biệt của thành phần tình cảm theo biến nhân khẩu học: giới tính, trường học, xếp loại học tập, chi tiêu hàng tháng của cá nhân ta sử dụng công cụ phân tích bảng chéo để phân tích. Kết quả phân tích được biểu hiện qua biểu đồ 5.14 và 5.15 sẽ giúp ta đưa ra những nhận xét trong từng nhóm khác nhau từ đó đề xuất biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
Trong phân tích khác biệt về tình cảm giữa các nhóm học sinh thì biến
“bạn sẽ cảm thấy hãnh diện khi được học tại Trung tâm” có thể hiện sự khác biệt với độ tin cậy 95%, còn đối với các biến khác trong thành phần tình cảm không thể hiện sự khác biệt giữa các nhóm. Sự khác biệt này được phân tích như sau:
Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh khi được học tại trung tâm giữa các trường.
Sau khi dùng kỹ thuật Crosstab để phân tích khác biệt kết quả kiểm định Chi-Square Tests thì sig(2- sided)= 0.038. Như vậy, ta có thể: bác bỏ giả thuyết H0: không có sự khác biệt và chấp nhận H1: có sự khác biệt giữa hai biến, với mức ý nghĩa 5%. Cho thấy có sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh khi được học tại Trung tâm giữa các trường khác nhau.
Biểu đồ 5.14 Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh khi được học tại Trung tâm giữa các trường.
Nhìn chung thì đáp viên các trường đều có đồng ý là rất “hãnh diện khi được học ở Trung tâm” vì ở An Giang mới chỉ có hai Trung tâm đào tạo chương trình quốc tế: NIIT ANGIMEX và APTECH An Giang, bằng cấp quốc tế của Trung tâm sẽ thỏa mãn tâm lý hướng ngoại của học sinh và mức học phí cao của Trung tâm cũng tạo tâm lý hãnh diện về khả năng tài chính của gia đình.
Trong ba trường trên thì trường Long Xuyên có tỷ lệ đáp viên trả lời là đồng ý cao nhất chiếm 68% đáp viên trong khi trường Thoại Ngọc Hầu có 48%
đáp viên. Kết quả này có thể do trường Thoại Ngọc Hầu là trường chuyên có chất lượng tốt nhất ở An Giang, đa số các học sinh ở đây đều học giỏi và con gia đình khá giả nên thường có tâm lý thích học và quan tâm nhiều đến các trường nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh hơn ở An Giang.
Trường Long Xuyên không có ý kiến nào cho rằng Trung tâm không đem lại sự hãnh diện cho họ khi đăng ký học ở Trung tâm trong khi trường Khuyến Học và trường Thoại Ngọc Hầu thì có ý kiến không hãnh diện khi học ở Trung tâm. Ý kiến phản đối niềm hãnh diện nhiều nhất là trường Khuyến Học chiếm 13% số đáp viên của trường Khuyến Học. Tuy nhiên tỷ lệ này không cao lắm so với các ý kiến đồng ý sự hãnh diện của đáp viên thuộc trường này là 58% đáp viên của trường Khuyến Học .
Niềm hãnh diện khi được học tại trung tâm còn có sự khác biệt giữa các nhóm học lực khác nhau. Sự khác biệt này sẽ được làm rõ trong phần sau:
SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 33% 38% 30% 13% 30% 23% 35% 5% 48% 35% 13% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Long Xuyên Khuyến Học Thoại Ngọc Hầu Trường
Nhìn chung là phản đối Trung hòa
Nhìn chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh khi được học tại trung tâm giữa các nhóm học lực.
Kết quả kiểm định Chi-Square Tests thì sig(2- sided)= 0.028, kết quả này cho thấy sẽ bác bỏ giả thuyết H0: không có sự khác biệt và chấp nhận H1: có sự khác biệt giữa hai biến, với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, giữa các nhóm học lực khác nhau thì họ sẽ có tình cảm khác nhau đối với Trung tâm.
Kết quả được tổng hợp qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 5.15: Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh khi được học tại Trung tâm giữa các nhóm học lực.
Kết quả của sự phân tích khác biệt này cho thấy, học sinh có mức học lực trung bình là nhóm học sinh có sự đồng ý “hãnh diện khi được học ở Trung tâm” nhiều nhất 66% đáp viên đồng ý và đồng thời cũng là nhóm có thái độ không đồng ý tương đối nhiều với 10% ý kiến không đồng ý. Thông thường thì các học sinh trung bình ít quan tâm đến việc học tập trên lớp và tìm hiểu các thông tin về các trường đào tạo, họ tập trung sự chú ý đến những trường có bằng cấp nổi tiếng có thể tạo danh tiếng cho họ, dễ thi đầu vào và nhất là trường nào có thể giới thiệu cho họ một công việc ổn định trong tương lai. Đối với nhóm học sinh này thì Trung tâm là nơi có thể đáp ứng được các nhu cầu của họ, nên họ có nhiều ý kiến đồng ý hãnh diện khi được học tập tại Trung tâm.
Trong các nhóm trên thì nhóm học sinh khá có tỷ lệ đồng ý Trung tâm sẽ mang lại sự hãnh diện cho họ khi được học ở Trung tâm khá tốt chiếm 57% đáp SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 6% 44% 19% 31% 42% 32% 26% 10% 24% 45% 21% 33% 17% 33% 17% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Giỏi Khá Trung Bình Yếu Xếp loại
Nhìn chung là phản đối Trung hòa
Nhìn chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý
viên trong tổng số đáp viên xếp loại khá và đặc biệt là trong nhóm học sinh này không có ý kiến nào cho là không đồng ý với biến “niềm hãnh diện” trên, cho thấy học sinh khá có mức độ hãnh diện cao nhất trong các nhóm, đây là nhóm có thể là nguồn đầu vào có chất lượng tương đối tốt cho Trung tâm, kế đến là nhóm có học lực trung bình. Khi Trung tâm có những chương trình đào tạo phù hợp có thể sẽ thu hút được nhiều học sinh khá đến học tại Trung tâm nhất. Nhóm học sinh giỏi có tổng mức đồng ý chiếm 50% đáp viên được xếp loại giỏi, trong phần đồng ý thì đa số nhóm này lại chọn “hoàn toàn đồng ý” chứ không phải “nhìn chung là đồng ý” như các nhóm khác. Điều này cho thấy số học sinh giỏi có tình cảm tốt với Trung tâm tuy ít hơn những nhóm khác nhưng họ lạirất hãnh diện khi được học tại Trung tâm. Các học sinh giỏi có ý kiến “trung hòa” và “không đồng ý” cao chiếm 50% là do họ học giỏi, khả năng đậu Đại học cao nên quan tâm đến thi Đại học trước chưa nghĩ đến việc học tại Trung tâm.
Trong biểu đồ sự khác biệt trên thì nhóm học sinh yếu sẽ không được sử dụng phân tích vì đáp viên xếp loại yếu chỉ chiếm 5% mẫu phỏng vấn, tỷ lệ này rất nhỏ so với tỷ lệ các nhóm học sinh được phỏng vấn khác. Do đó, nhóm học sinh yếu không đủ độ tin cậy khi phân tích.