Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng
Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường GVHD: ThS Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel Lê Phương Dung CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở hình thành đề tài: Trong thời kỳ đất nước ngày càng tiến bộ, xã hội phát triển, nhu cầu về phương tiện liên lạc ngày càng phổ biến đối với mỗi người. Thị trường viễn thông đang trên đà phát triển mạnh, sinh viên là khách hàng tiềm năng và lâu dài đối với các nhà mạng di động. Hàng năm, các mạng di động đã dành riêng cho sinh viên rất nhiều ưu đãi như không giới hạn thời gian sử dụng, giảm cước ưu đãi, tặng tiền và lên mạng online bằng điện thoại di động miễn phí…trong các mạng điện thoại đi đầu với khuyến mãi dành cho sinh viên là sim điện thoại sinh viên Student sim Viettel hay còn gọi là sim điện thoại sinh viên ( ĐT – SV) Viettel với các ưu đãi hàng năm là: tặng trên 1 triệu sim cho tân sinh viên, khoảng 500 tỷ đồng cho chương trình ưu đãi dành riêng cho sinh viên, giảm giá cước điện thoại và tin nhắn, tặng 25.000 đồng một tháng… Trường đại học An Giang là một trường đại học được thành lập không lâu nhưng số lượng sinh viên gia tăng rất nhanh. Sinh viên ở đây năng động, thích khám phá, ít cố định một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và rất quan tâm đến những chương trình ưu đãi dành tặng sinh viên. Đây sẽ là một thị trường rất hấp dẫn cho các công ty viễn thông Việt Nam tại An Giang đặc biệt là Công ty viễn thông quân đội Viettel. Qua những chương trình ưu đãi dành tặng cho sinh viên thì sinh viên khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh (QTKD) trường Đại học An Giang nói riêng và các trường đại học nói chung sẽ có thái độ như thế nào đối với những chương trình ưu đãi của sim điện thoại sinh viên Viettel và từ đây Công ty viễn thông quân đội Viettel sẽ có cái nhìn phù hợp với những ưu đãi tốt nhất dành cho sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho khách hàng tiềm năng là sinh viên. Để làm rõ thái độ của sinh viên đối với sim điện thoại sinh viên Viettel vì vậy em chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ của Sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Qua phân tích và trình bày cho thấy việc nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel rất cần thiết. Do đó, vấn đề nghiên cứu nhằm hướng đến hai mục tiêu: • Đo lường về thái độ, nhận thức, tình cảm và xu hướng hành vi của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel. • Phân tích các yếu tố tác động đến thái độ của sinh viên thoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: • Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đã và đang sử dụng sim điện thoại sinh viên Viettel. • Thời gian thực hiện đề tài: Từ 01/03/2010 đến 24/05/2010. • Không gian nghiên cứu: Sinh viên 5 ngành khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang. • Nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel. SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT Trang 1 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường GVHD: ThS Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel Lê Phương Dung 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. • Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua phương pháp định tính bằng quan sát, thảo luận với các sinh viên cùng bảng câu hỏi được phát thảo trước xoay quanh vấn đề nghiên cứu nhằm điều chỉnh bảng câu hỏi phát thảo để đưa ra bảng câu hỏi chính thức. • Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng, căn cứ vào kết quả nghiên cứu sơ bộ đưa ra bảng câu hỏi chính thức cho việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang. • Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: trong năm ngành của khoa Kinh Tế - QTKD, mỗi ngành chọn 15 sinh viên để phỏng vấn. Như vậy cỡ mẫu là 75. Sau khi làm sạch và mã hóa sẽ tiến hành phân tích dữ liệu. Các dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu và sau đó sử dụng phần mềm Excel để vẽ đồ thị. 1.5. Ý nghĩa của đề tài: Kết quả nghiên cứu có thể góp phần tạo nguồn thông tin cho Công ty viễn thông quân đội Vietel có cái nhìn tổng quát về thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang nói riêng và các sinh viên các trường đại học của cả nước nói chung về những chương trình ưu đãi đối với sinh viên. Từ đó, Công ty viễn thông quân đội Viettel sẽ điều chỉnh thích hợp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng nâng cao của khách hàng là sinh viên, thúc đẩy mở rộng thị trường. Kết quả nghiên cứu này cũng có thể đóng góp cho các mạng di động khác trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là sinh viên ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng có thể giúp sinh viên hiểu rõ các ưu đãi của Công ty viễn thông quân đội Viettel để có cách lựa chọn mạng di động cho riêng mình phù hợp nhất. 1.6. Kết cấu chuyên đề. Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan đây là chương giới thiệu sơ lược về đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, chương này trình bày tóm tắt các khái niệm về thái độ, các thành phần của thái độ, các yếu tố tác động đến thái độ. Từ đó, thiết kế mô hình nghiên cứu riêng cho đề tài nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, chương này sẽ trình bày về những phương pháp được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài như: tổng thể nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, thang đo được sử dụng để tiến hành nghiên cứu và các phương pháp tổng hợp, xử lý kết quả nghiên cứu. Chương 4: Giới thiệu sơ lược về Công ty Viễn thông Viettel, chương này trình bày tóm tắt và lịch sử phát triển của công ty viễn thông Viettel. Nên cạnh đó, cũng giới thiệu chi tiết gói cước sim sinh viên Viettel. SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT Trang 2 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường GVHD: ThS Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel Lê Phương Dung Chương 5: Kết quả nghiên cứu, chương này trình bày về kết quả nghiên cứu chính thức sau khi thu thập thông tin, xử lý, phân tích các kết quả đạt được. Nội dung của kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm. Chương 6: Ý nghĩa và kết luận, chương này trình bày tóm tắt lại các kết quả chính của quá trình nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao sự nhận biết của học sinh phổ thông đối với Trung tâm, có cảm tình với Trung tâm nhiều hơn, ngày càng có nhiều học sinh mong muốn được học tại Trung tâm. SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT Trang 3 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường GVHD: ThS Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel Lê Phương Dung CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu Qua chương 1: Tổng quan đã giới thiệu sơ lược các ý chính của đề tài nghiên cứu đến chương 2: Cơ sở lý thuyết - mô hình nhiên cứu đây là phần quan trọng trong việc xác định mô hình nghiên cứu của đề tài. Trong chương 2 sẽ trình bày về những lý thuyết đã được chọn lọc phù hợp với đề tài để nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương này bao gồm các phần chính: khái niệm về thái độ và các thành phần cấu thành thái độ, các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ, sau đó xây dựng mô hình nghiên cứu riêng của vấn đề nghiên cứu từ khái niệm về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Thái độ và các thành phần thái độ Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên cơ sở tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hoặc một ý tưởng nào đó. Thái độ làm cho người ta thích hay không thích một đối tượng nào đó, cảm thấy gần gũi hay xa cách. Thái độ cho phép xử sự tương đối ổn định đối với những vật gần giống nhau. Những thái độ khác nhau của cá thể tạo nên một cấu trúc liên kết logic, trong đó sự thay đổi một yếu tố có thể đòi hỏi phải xây dựng một loạt các yếu tố khác rất phức tạp. Ngoài ra. thái độ dẫn dắt con người xử sự theo một thói quen bền vững trước những kích thích tương đồng mà không cần phải giải thích bằng một phương pháp mới. Vì vậy, thái độ rất khó thay đổi, để thay đổi được thái độ người tiêu dùng đòi hỏi tốn nhiều thời gian và chi phí, các doanh nghiệp tốt nhất nên làm cho sản phẩm của mình phù hợp với thái độ của khách hàng mục tiêu hơn là cố gắng thay đổi chúng. Thái độ gồm 3 thành phần cơ bản: Nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi. • Nhận thức: Là nói lên sự nhận biết, kiến thức của người tiêu dùng về một sản phẩm. Nhận biết thể hiện ở dạng niềm tin, hay nói cách khác người tiêu dùng tin rằng sản phẩm đó có những đặc trưng nào đó. • Cảm xúc: Thể hiện ở dạng đánh giá, người tiêu dùng đánh giá sản phẩm ở dạng tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm. • Xu hướng hành vi: Nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể với đối tượng theo hướng đã nhận thức. Các thành phần của thái độ có mối quan hệ bổ sung cho nhau. Trong đó thành phần xu hướng hành vi thường có sự tương quan chặt chẽ với hai thành phần nhận biết và cảm xúc. SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT Trang 4 . - QTKD trường Đại Học An Giang. • Nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với. tài Nghiên cứu thái độ của Sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: