1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu THÁI độ của SINH VIÊN KHÓA 8,KHOA KINH tế QTKD TRƯỜNG đại học AN GIANG đối với sản PHẨM sữu tươi 100% của VINAMILK

26 593 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 705,5 KB

Nội dung

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Đi cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội là nhu cầu của con người ngày một cao hơn, phong phú và đa dạng hơn. Chính vì thế đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm của mình để đáp ứng kịp thời cho những nhu cầu thay đổi đó. Như đã biết, ngày nay sữa không phải là mặt hàng hiếm hay xa xỉ. Sữa cũng ngày càng đa dạng về chủng loại, mùi vị chứ không chỉ tồn tại một loại sữa đặc có đường như thời gian trước. Trên thị trường hiện đang tràn ngập nhiều loại sữa mang những thương hiệu khác nhau. Trong đó, thương hiệu Vinamilk đã được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm và lựa chọn. Nhằm đáp ứng những nhu cầu thay đổi nói trên, thương hiệu này đã tung ra thị trường sản phẩm sữa tươi 100% đầu tiên được khá nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, trong thời gian qua có nhiều thông tin cho rằng nhiều loại sữa tươi đóng hộp trên thị trường thực chất được chế biến từ sữa bột và người trong ngành gọi là “sữa hoàn nguyên”. Một số nhà sản xuất đã bổ sung thêm vitamin, khoáng chất vào đó để nó có thành phẩm giống sữa tươi nhưng chất lượng, mùi vị thì không thể như sữa tươi 100% 1 . Vậy, thái độ của người tiêu dùng nói chung, thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang nói riêng đối với sữa tươi 100% của Vinamilk như thế nào? Sự nhận thức của họ và mức độ nhận biết đối với sản phẩm này ra sao? Họ tiêu dùng vì thương hiệu, vì sức khỏe, hay vì chất lượng, giá cả, mẫu mã của sản phẩm? . Để trả lời cho những câu hỏi này thì một trong những việc phải làm là nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng. Chính vì lý do này mà tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhằm nhận dạng các yếu tố tác động đến cảm nhận của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk. - Đo lường nhận thức, tình cảm và xu hướng hành vi của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sữa tươi 100% của Vinamilk. 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đã từng sử dụng sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk. - Về thời gian: đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 24/02/2010 đến 24/05/2010. - Về không gian: đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đã sử dụng sản phẩm. 1 K.V. 03.11.2009. Sản xuất sữa tươi 100%: Chỉ ít doanh nghiệp làm được. Vietnamnet.vn. Đọc từ http://www.tinmoi.vn/San-xuat-sua-tuoi-100-Chi-co-it-doanh-nghiep-lam-duoc-1177065.html. (đọc ngày 04.03.2010). SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 1 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk - Nội dung nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng là sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi với 3…5 sinh viên với một dàn bài soạn sẵn để khai thác những vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu. Kết quả của lần nghiên cứu này sẽ là một bản câu hỏi phỏng vấn về thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk. - Nghiên cứu chính thức bắt đầu bằng phỏng vấn trực tiếp từ 8…10 sinh viên, nhằm kiểm định lại ngôn ngữ, cấu trúc trình bày bản câu hỏi phỏng vấn. Sau đó, với bản câu hỏi hoàn chỉnh, tiến hành phỏng vấn chính thức với cỡ mẫu 80. - Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để luận giải cho vấn đề nghiên cứu. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk trong cuộc điều tra, thu thập ý kiến của người tiêu dùng. Từ đó, Công ty có những biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 2 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 1 đã giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cũng như ý nghĩa của việc nghiên cứu. Chương 2 này sẽ tập trung trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu . 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Thái độ Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có. Thái độ làm cho con người sẵn sàng thích hoặc không thích một đối tượng nào đó, cảm thấy gần gũi nó hay xa cách nó. Thái độ cho phép cá thể xử sự tương đối ổn định đối với những vật giống nhau. Con người không phải giải thích lại từ đầu một điều gì đó và mỗi lần lại phản ứng theo một cách. Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc. Chính vì thế mà rất khó thay đổi được chúng. Những thái độ khác nhau của cá thể tạo nên một cấu trúc logic, trong đó sự thay đổi một yếu tố có thể đòi hỏi phải xây dựng lại một loạt các yếu tố khác rất phức tạp 2 . Có nhiều mô hình về thái độ. Tuy nhiên ba thành phần của thái độ được đông đảo nhà nghiên cứu chấp nhận là thành phần nhận biết, thành phần cảm xúc và thành phần xu hướng hành vi. - Nhận biết: nói lên sự nhận biết kiến thức của con người về một đối tượng nào đó. Nhận biết thể hiện ở dạng niềm tin. - Cảm xúc: thể hiện ở dạng đánh giá, thể hiện cảm nghĩ về một đối tượng ở dạng tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm. - Xu hướng hành vi: nói lên xu hướng của chủ thể thực hiện một hành động đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức trước đó 3 . 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 4 Quá trình hình thành thái độ của một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố cơ bản: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý. Sự tác động của các yếu tố này đến thái độ thể hiện qua hình 2.1 2 Kotler, Philip. 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê. 3 Dương Anh Tú. 2007. “Thái độ doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động là người khuyết tật”. Khóa luận tốt nghiệp. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang. 4 Th.S Quách Thị Bửu Châu, Th.S Đinh Tiên Minh, Th.S Nguyễn Công Dũng, Th.S Đào Hoài Nam, GV Nguyễn Văn Trưng. 2007. Marketing căn bản. TP. HCM: NXB Lao động. SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 3 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk Hình 2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ Yếu tố tâm lý - Động cơ Là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để thỏa mãn nó. Hay nói cách khác động cơ là sức mạnh gây ra hành vi làm thỏa mãn nhu cầu. Một trong những lý thuyết tâm lý học đó là lý thuyết về động cơ của Abraham Maslow. Lý thuyết này cố gắng giải thích tại sao trong những thời gian khác nhau con người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Theo Abraham Maslow, có nhiều nhu cầu cùng tồn tại trong cùng một cá thể. Chúng cạnh tranh với nhau trong việc được thoả mãn và tạo ra những xung đột làm phức tạp thêm cho quá trình ra quyết định mua. A.Maslow cho rằng trước tiên con người cố gắng thoả mãn nhu cầu cấp thiết nhất. Nhu cầu đã được thỏa mãn sẽ không còn là động lực thúc đẩy trong tương lai nữa, khi ấy nhu cầu kế tiếp trở nên cấp thiết và trở thành động lực của hành động. + Nhu cầu sinh lý + Nhu cầu an toàn + Nhu cầu xã hội + Nhu cầu đựơc tôn trọng + Nhu cầu tự khẳng định SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 4 Yếu tố văn hoá - Văn hoá - Nhánh văn hoá - Giai tầng xã hội Yếu tố xã hội - Nhóm ảnh hưởng - Gia đình - Vai trò địa vị Yếu tố tâm lý - Động cơ - Nhận thức - Sự tiếp thu - Niềm tin Yếu tố cá nhân - Tuổi tác - Nghề nghiệp - Cá tính, nhân cách - Hoàn cảnh kinh tế THÁ I ĐỘ Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk - Nhận thức Động cơ thúc đẩy con người hành động, tuy nhiên con người hành động như thế nào lại bị ảnh hưởng bởi những nhận thức của họ về tình huống của nhu cầu. Hai người có động cơ giống nhau trong một tình huống nhu cầu cụ thể có thể sẽ có những hành vi rất khác biệt tuỳ theo sự nhận thức của họ về tình huống đó. Nhận thức là một tiến trình mà từ đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và lý giải những thông tin đựơc tiếp nhận. - Sự tiếp thu Con người tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết về sản phẩm cộng với cảm nhận khi tiêu dùng - thoả mãn hay không thoả mãn- mà họ sẽ có những hành vi rất khác biệt trong việc tiêu dùng sản phẩm đó. Quá trình tiếp nhận thông tin, tiêu dùng và ghi nhận, đánh giá từ nhiều sản phẩm làm cho người tiêu dùng có những kiến thức và kinh nghiệm về sản phẩm, đó là sự tiếp thu. - Niềm tin Niềm tin thể hiện ý nghĩa cụ thể mà người ta có đựơc về một sự vật nào đó. Niềm tin có thể xuất phát từ những kiến thức, những hành động đã trãi qua. Một người tiêu dùng không có niềm tin vào những đặc tính của sản phẩm, vào hình ảnh của thương hiệu thì họ sẽ dễ dàng từ chối lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu đó trong quyết định tiêu dùng. Yếu tố cá nhân - Tuổi tác - Nghề nghiệp Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến sự lựa chọn sản phẩm. Do tính chất công việc khác nhau, con người sẽ có những nhu cầu khác biệt về quần áo, phương tiện vận chuyển, lựa chọn nơi giải trí, ăn uống,… Sự khác biệt về ngành nghề cũng tạo ra các nhu cầu rất khác nhau về sản phẩm, chất lượng, giá cả và tính cấp thiết của sản phẩm. - Cá tính Là những đặc tính tâm lý nổi bậc của mỗi người tạo ra thế ứng xử có tính ổn định và nhất quán với môi trường xung quanh. - Hoàn cảnh kinh tế Tình trạng kinh tế của một các nhân thể hiện mức thu nhập và chi tiêu của người đó. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của cá nhân đó. Yếu tố văn hoá - Văn hoá Là hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và chuẩn mực được hình thành và gắn liền với một xã hội, một chế độ, một tôn giáo hay một dân tộc nhất định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Nhánh văn hóa SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 5 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk Văn hoá là nhân tố cơ bản quyết định ước muốn và hành vi của con người. Những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, ưa thích, tác phong và hành vi ứng xử mà ta quan sát được qua việc mua sắm đều chứa đựng bản sắc văn hoá riêng biệt. - Giai tầng xã hội Trong một xã hội bao giờ cũng có sự phân tầng xã hội. Sự phân tầng này căn cứ vào hệ thống đẳng cấp (tri thức, nông dân, công nhân, thương gia, quân đội) và mỗi tầng lớp này là một bộ phận tương đối đồng nhất, bền vững được sắp xếp theo thứ tự và có chung những giá trị, mối quan tâm và hành vi. Yếu tố xã hội - Gia đình - Các nhóm ảnh hưởng - Vai trò và địa vị xã hội 2.2. Mô hình nghiên cứu Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu Tóm lại Dựa vào cơ sở lý thuyết thì mô hình nghiên cứu được xây dựng như trên. Dựa vào mô hình để đo lường được thái độ phải xem xét đến 3 thành phần: nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi. Bên cạnh đó, thái độ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: yếu tố văn hoá, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk. SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 6 Yếu tố văn hóa Yếu tố xã hội Yếu tố cá nhân Yếu tố tâm lý Thái độ Nhận thức Cảm xúc Xu hướng hành vi - Sản phẩm - Sự khác biệt của sản phẩm - Công dụng của sản phẩm - Chất lượng sản phẩm - Hình thức quảng cáo - Bao bì kiểu dáng - Chọn mua sản phẩm - Tiếp tục mua - Mức độ truyền bá Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK 5 Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu thái độ. Chương 3 sẽ giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk. 3.1. Thông tin về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk • Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK • Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần • Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát • Địa chỉ : 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh • Điện thoại : 84-8-39304860 • Fax : 84-8-39304880 • Địa chỉ trên MaroStores : http://vinamilk.marofin.com/ • Website : http://www.vinamilk.com.vn/ 3.2. Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. 1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. 1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. 1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam. 1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. 1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. 2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 5 http://www.vinamilk.com.vn/ ( đọc ngày 04.04.2010 ). SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 7 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk 2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. * Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. 2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. 2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. 3.3. Một số danh hiệu tiêu biểu Thời gian Danh hiệu Cơ quan trao tặng 1985 Huân chương Lao động Hạng III Chủ tịch nước 1991 Huân chương Lao động Hạng II Chủ tịch nước 1996 Huân chương Lao động Hạng I Chủ tịch nước 2000 Anh Hùng Lao động Chủ tịch nước 2001 Huân chương Lao động Hạng III cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ Chủ tịch nước 2005 Huân chương Độc lập Hạng III cho Công ty Chủ tịch nước 2005 Huân chương Lao động Hạng III cho nhà máy Sữa Hà Nội Chủ tịch nước SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 8 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk 2006 Huân chương Lao động Hạng II cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ Chủ tịch nước 2006 Được tôn vinh và đoạt giải thưởng của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO WIPO 2006 “Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín Hiệp hội sở hữu trí tuệ & Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 1991 - 2005 Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Ngành Công Nghiệp VN" Chính Phủ Các năm từ 1995 - 2007 Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Báo Sài Gòn tiếp thị Tóm tắt Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á 6 . Người tiêu dùng là những người đã sử dụng sản phẩm của Công ty, việc hiểu rõ thái độ người tiêu dùng có thể giúp Công ty có những kế hoạch điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm sữu tươi 100% của Vinamilk: 6 http://vinamilk.marofin.com/ ( đọc ngày 04.04.2010 ). SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 9 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3 đã giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk. Chương 4 sẽ trình bày cách thức tiến hành nghiên cứu. Nội dung chương này gồm 4 phần chính: thiết kế nghiên cứu (tiến độ các bước nghiên cứu, quy trình nghiên cứu); thang đo; mẫu: tiến độ thực hiện. 4.1. Thiết kế nghiên cứu 4.1.1. Tiến độ các bước nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu bao gồm 2 bước chính: Bước 1: thực hiện nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính). Nghiên cứu định tính này được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi khoảng 3 đến 5 sinh viên với một dàn bài soạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng của cơ sở lý thuyết. Kết quả của quá trình nghiên cứu sơ bộ này sẽ đưa ra bản câu hỏi về thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk. Bước 2: nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) gồm 2 giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức. Giai đoạn thử nghiệm: sau khi có bản câu hỏi thì tiến hành phỏng vấn thử từ 8…10 sinh viên để xem phản ứng của đáp viên đối với bản câu hỏi, khả năng trả lời của đáp viên, nhằm xác lập tính logic của bản câu hỏi hay để loại bỏ những biến bị xem là thứ yếu và không đáng quan tâm. Giai đoạn chính thức: sau khi bản câu hỏi hoàn chỉnh, tiến hành triển khai đại trà việc phỏng vấn để thu thập số liệu với cỡ mẫu là 80. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành mã hóa và được làm sạch. Sau đó dùng phần mềm Excel để xử lý thông tin, tổng hợp và minh họa bằng biểu đồ. Bảng 4.1. Tiến độ các bước nghiên cứu Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi N=3…5 1 tuần 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn qua bản câu hỏi N= 80 3 tuần 4.1.2. Quy trình nghiên cứu Việc nghiên cứu được tiến hành cụ thể thông qua quy trình sau: SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 10 . Hoàn cảnh kinh tế THÁ I ĐỘ Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk. Thị Thùy Trang Trang 2 Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sản phẩm sữa tươi 100% của Vinamilk

Ngày đăng: 05/08/2013, 07:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ - NGHIÊN cứu THÁI độ của SINH VIÊN KHÓA 8,KHOA KINH tế   QTKD TRƯỜNG đại học AN GIANG đối với sản PHẨM sữu tươi 100% của VINAMILK
Hình 2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ (Trang 4)
2.2. Mô hình nghiên cứu - NGHIÊN cứu THÁI độ của SINH VIÊN KHÓA 8,KHOA KINH tế   QTKD TRƯỜNG đại học AN GIANG đối với sản PHẨM sữu tươi 100% của VINAMILK
2.2. Mô hình nghiên cứu (Trang 6)
thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. - NGHIÊN cứu THÁI độ của SINH VIÊN KHÓA 8,KHOA KINH tế   QTKD TRƯỜNG đại học AN GIANG đối với sản PHẨM sữu tươi 100% của VINAMILK
th ành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty (Trang 8)
Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm sữu tươi 100% của Vinamilk: - NGHIÊN cứu THÁI độ của SINH VIÊN KHÓA 8,KHOA KINH tế   QTKD TRƯỜNG đại học AN GIANG đối với sản PHẨM sữu tươi 100% của VINAMILK
i đây là một số hình ảnh về sản phẩm sữu tươi 100% của Vinamilk: (Trang 9)
Bảng 4.1. Tiến độ các bước nghiên cứu - NGHIÊN cứu THÁI độ của SINH VIÊN KHÓA 8,KHOA KINH tế   QTKD TRƯỜNG đại học AN GIANG đối với sản PHẨM sữu tươi 100% của VINAMILK
Bảng 4.1. Tiến độ các bước nghiên cứu (Trang 10)
Hình 4.1. Quy trình nghiên cứuCƠ SỞ LÝ THUYẾT  - NGHIÊN cứu THÁI độ của SINH VIÊN KHÓA 8,KHOA KINH tế   QTKD TRƯỜNG đại học AN GIANG đối với sản PHẨM sữu tươi 100% của VINAMILK
Hình 4.1. Quy trình nghiên cứuCƠ SỞ LÝ THUYẾT (Trang 11)
Bảng 5.1. Tiến độ nghiên cứu                 Công việc         Tuần thứ - NGHIÊN cứu THÁI độ của SINH VIÊN KHÓA 8,KHOA KINH tế   QTKD TRƯỜNG đại học AN GIANG đối với sản PHẨM sữu tươi 100% của VINAMILK
Bảng 5.1. Tiến độ nghiên cứu Công việc Tuần thứ (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w