Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố long xuyên đối với chương trình “người việt dùng hàng việt”

31 874 0
Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố long xuyên đối với chương trình  “người việt dùng hàng việt”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU 1.1.Cơ sở hình thành đề tài : Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, Việt Nam ngày càng mở rộng mối quan hệ về mọi mặt với tất cả các nước trên thế giới, trở thành viên của tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), mở rộng cánh cửa thị trường, giao thương với tất cả các nước. Điều này dẫn đến, hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều với giá cả cạnh tranh, chất lượng lại tốt hơn, lại được hưởng ưu thế từ việc hàng rào thuế quan dỡ bỏ dần. Nhà nước do bị ràng buộc vào những cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã không thể tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ các doanh nghiệp trong nước như trước. Trong khi đó, hàng nội địa vẫn chưa tạo được lòng tin trong người tiêu dùng, thương hiệu để lại trong lòng người tiêu dùng quá ít. Điều này là do một số nhà sản xuất sau khi có được một số mặt hàng bán chạy, được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm đã vội vàng qua mặt người tiêu dùng để sản xuất nhiều mặt hàng: cẩu thả, không chất lượng, có hại cho sức khoẻ đã khiến người tiêu dùng quay lưng với hàng Việt. “Theo kết quả điều tra tiến hành tại 16 nước châu Á của Tập đoàn Grey Group (Mỹ), có đến 77% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài và là nước có tỷ lệ chọn hàng ngoại thuộc hàng cao nhất thế giới. Đây là con số đáng báo động cho doanh nghiệp Việt”. (Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/doisong/8049/) Sau một thời gian xác định được vị trí của mình ở thị trường nước ngoài mà bỏ ngỏ thị truờng trong nước giờ đây các doanh nghiệp Việt Nam đã quay lại dành lấy thị phần của mình. Bằng cách xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm đối với người tiêu dùng qua các sản phẩm mang thương hiệu “Made in Vietnam”. Quyết tâm thay đổi tâm lý từ “ sùng thương hiệu ngoại” sang “người Việt dùng hàng Việt”. Cuộc vận động “người Việt dùng hàng Việt”được Bộ Chính trị kết luận trong Văn bản số 264 ban hành ngày 31/7/2009. Chương trình đang diễn ra sôi nổi trong cả nước, thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Vậy thái độ của người tiêu dùng đối với chương trình này như thế nào? Đây là cơ sở để hình thành đề tài: “Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình người Việt dùng hàng Việt”. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu : Vấn đề nghiên cứu nhằm hướng đến những mục tiêu sau : + Nhận biết thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình”người Việt dùng hàng Việt “. + Nhận biết mức độ hài lòng người người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với hàng Việt GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 1 Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” 1.3.Phạm vi và phương pháp nghiên cứu : Chương trình “người Việt dùng hàng Việt” diễn ra trên toàn quốc nhưng đề tài chỉ giới hạn tiến hành khảo sát thái độ của người tiêu dùng đang sinh sống tại Thành phố Long Xuyên. Hiện nay, thành phố Long Xuyên chia ra nhiều phường, nhưng chỉ tập trung 4 phường gần trung tâm thành phố nhất đó là : Mỹ Xuyên, Mỹ Long, Mỹ Bình và Bình Khánh, cỡ mẫu được chọn cho nghiên cứu này là 80 mẫu, tức là mỗi phường sẽ là 20 mẫu. Đề tài được thực hiện thông qua 2 bước – nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính, để khai thác xung quanh những vấn đề nghiên cứu. Kết quả của lần nghiên cứu này, sẽ là bảng câu hỏi phỏng vấn về thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”. Nghiên cứu chính thức bắt đầu phỏng vấn 10 người, nhằm kiểm định lại. Sau đó với bảng câu hỏi hoàn chỉnh, tiến hành phỏng vấn 80 người, phương pháp lấy mẫu là phương pháp lấy mẫu cụm. Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý, làm sạch, phân tích bằng Excel. 1.4.Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần tạo nguồn thông tin cho các doanh nghiệp Việt có cái nhìn tổng quát về thái độ của người tiêu dùng về chương trìnhngười Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Từ đó, thấy được hiệu quả của chương trình về mặt nhận thức, tình cảm và hành vi đã và sẽ đáp lại đối với chương trình. Từ việc biết rõ thái độ của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc cải tiến chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ, cải tiến chất lượng kinh doanh, để người Việt sẽ đón nhận hàng do doanh nghiệp của Việt sản xuất ra một cách tự nguyện, đầy cảm hứng, hướng về hàng hóa mang thương hiệu Việt . GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 2 Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.Giới thiệu: Như chương I đã giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cũng như những ý nghĩa thực tiễn của của đề tài nghiên cứu này. Đến chương II đây là phần quan trọng trong việc xác định huớng nghiên cứu của đề tài. Phần tiếp theo của chương II sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương này gồm các phần chính là: các khái niệm có liên quan. Mô hình 3 thành phần của thái độ và mô hình nghiên cứu. 2.2.Các khái niệm và định nghĩa: 2.2.1.Khái niệm người tiêu dùng: Khái niệm người tiêu dùng hiểu theo nghĩa hẹp là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức; Hiểu theo nghĩa rộng, người tiêu dùng ngoài mục đích mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt có thể còn phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất kinh doanh. Nguồn ( http://www.haiphong.gov.vn/sotuphap/vn/i… ) 2.2.2.Thái độ là gì ? Thái độ là một lượng cảm xúc của một người đối với một đối tượng, là một trạng thái trí tuệ về sự sẵn sàng hồi đáp, được định hình qua kinh nghiệm, và có tác động một cách trực tiếp đến hành vi. Thái độ được xem có 3 thành phần: nhận thức gồm có kiến thức về đối tượng, cảm xúc là những đánh giá tích cực hay tiêu cực về đối tượng và hành vi là những hành động thực hiện đối với đối tượng.  Mô hình 3 thành phần thái độ: Hình 2.1 : Mô hình 3 thành phần của thái độ. (Nguồn: Schiffman & Kanuk (2000)) GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 3 Xu hướng hành vi Nhận thức Cảm xúc Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” Thái độ gồm 3 thành phần chính có quan hệ với nhau, đó là: nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi . 2.2.3.Nhận thức là gì? Gồm có kiến thức về đối tượng. Nhận thức tồn tại trong tâm trí họ thường diễn giải như chân lý phổ quát. Nhận thức là một quá trình phức tạp, nó được bắt đầu từ việc xem xét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn. Nó là sự phản ánh ý thức những hoạt động thực tiễn của con người, dưới dạng ý niệm và biểu tượng. 2.2.4.Định nghĩa về cảm xúc: Là những đánh giá tích cực hay tiêu cực về đối tượng. Cảm xúc liên quan đến những việc mà khách hàng tiêu dùng cảm thấy. Như vậy, có thể định nghĩa, cảm xúc biểu thị những cảm xúc của khách hàng tiêu dùng về một kích tác hay một sự kiện, chẳng hạn như họ thích hay ghét một sản phẩm. Cảm xúc của khách hàng tiêu dùng bao gồm những thuộc tính như ưa chuộng, thỏa mãn không thõa mãn, thích hay không thích. 2.2.5.Định nghĩa xu hướng hành vi: Là ý định hoặc hành vi dự định thực hiện đối với đối tượng. Các phản hồi cảm xúc được tạo ra bởi hệ thống cảm xúc. Hệ thống cảm xúc có tác động đến hành vi. Khái niệm hành vi được xem là những hành động có thể quan sát được hoặc đo lường được. Do vậy hành vi ở đây được hiểu là một thành phần khác với thành phần nhận thức và cảm xúc, bởi vì nó thể hiện bên ngoài (mua và sử dụng sản phẩm) và có thể nhận thấy và đo lường được trực tiếp. Hành vi khách hàng tiêu dùng được định nghĩa là: “quá trình tương tác động giữa cảm xúc, nhận thức, hành vi và môi trường mà con người thực hiện trao đổi phục vụ cho cuộc sống của mình. 2.2.6.Mối quan hệ giữa nhận thức và cảm xúc: Trong mô hình của Peter-Olson, 2 thành phần nhận thức và cảm xúc được gộp lại thành một thành phần. Nhận thức và cảm xúc được xếp thành hai thành phần con trong một thành phần. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhận thức và cảm xúc là hai thành phần độc lập. Một số khác lại cho rằng cảm xúc bị ảnh hưởng mạnh bởi nhận thức. Lại có người cho rằng cảm xúc là thành phần thống trị ( Peter& Olson, 2002). Theo Peter và Olson, nhận thức và cảm xúc là hai thành phần có sự phụ thuộc nội tại lẫn nhau và có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi thành phần lại có thể phản ứng một cách độc lập đối với môi trường. 2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ: +Độ tuổi :Thái độ của cá nhân sẽ thay đổi theo tuổi tác. Ở độ tuổi khác nhau thì hình thức quan tâm một vấn đề cũng khác nhau. Vì thế, nhận thức vấn đề, tình cảm và xu hướng hành vi cũng khác nhau. GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 4 Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” + Giới tính: giới tính khác nhau thì sự quan tâm vấn đề cũng khác nhau , có thể giới tính nam sẽ nhanh nhẹn hơn, năng động hơn đối với một vấn đề. Còn giới tính nữ có thể tỉ mỉ hơn trong việc quan sát một vấn đề nào đó. + Thu nhập: thu nhập khác nhau thì sự quan tâm đến vấn đề cũng khác nhau, những người có thu nhập cao thường có nhiều thời gian hơn và họ quan tâm hơn những tin tức trên báo chí, internet, truyền hình,…Những người có thu nhập thấp thì cũng quan tâm nhưng mức độ quan tâm ít hơn, vì có thể họ làm việc cực lực hơn và thường không có thời gian. +Nơi ở hiện tại 2.4.Mô hình nghiên cứu: Các khái niệm về thái độ và các thành phần của thái độ là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” như sau: Hình 2.2 : Mô hình nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với chương trình “Người Việt dùng hàng Việt “ GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 5 Thái độ Nhận thức -Thông tin trên: báo, đài truyền thanh, truyền hình, bạn bè, gia đình, internet, … Cảm xúc -Băng rol: thể hiện lòng yêu nước, làm giàu cho nước nhà,… -Những chương trình kết nối cộng đồng. _Nội dung của chương trình Xu hướng hành vi _Tìm hiểu thông tin về chương trình. _Xu hướng hành động: ủng hộ chương trình bằng việc mua hay không mua hàng trong nước. Giới tính Thu Nhập Độ Tuổi Nơi ở hiện tại Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” Theo mô hình trên thì thái độ là kết quả tác động của nhiều yếu tố: giới tính, tuổi tác, thu nhập,nơi ở hiện tại. Những biến nhân khẩu này có tác động nhiều đến thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”. + Đối với thành phần nhận thức/ nhận biết : thì các vấn đề quan tâm là : Thông tin của chương trình trên các phương tiện: truyền hình, truyền thanh, sách, báo, internet,… Bên cạnh đó là nội dung của chương trình. + Đối với thành phần cảm xúc / cảm tình : Để biết mức độ tình cảm của người tiêu dùng đối với chương trìnhNgười Việt dùng hàng Việt” là ủng hộ hay không ủng hộ, đồng tình hay không đồng tình. + Đối với thành phần xu hướng hành vi : Các yếu tố cần xem xét là mức độ tìm kiếm thông tin, cũng như xu hướng hành động và cuối cùng là mức độ ủng hộ chương trình bằng việc mua hàng trong nước, tác động đến người thân, bạn bè cùng ủng hộ chương trình . GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 6 Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” CHƯƠNG III : KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH “Người Việt dùng hàng Việt” 3.1 Sơ lược: Là quốc gia muộn màng sau nhiều thế kỷ chiến tranh, Việt Nam với dân số trẻ đông vào hàng thứ 15/240 của thế giới, là một thị trường to lớn đầy tiềm năng. Tâm lý tiêu dùng của người dân không phải là một trạng thái bất biến và cũng không hề bảo thủ. Dân số của nước ta cũng đang là một dân số trẻ và năng động, sẵn sàng thích ứng với cái mới, nếu thuyết phục được họ từ các khía cạnh hợp lý và thực tiễn. Từ đó, chúng ta hoàn toàn tự tin có thể xây dựng một chiến lược về tiêu dùng trên bình diện quốc gia và hướng tới những mục tiêu kích thích mạnh mẽ được sản xuất trong nước. Nhiều năm trở lại đây, một số chủng loại hàng nội đã tìm được chỗ đứng nhưng cũng chỉ là vật liệu xây dựng, thực phẩm, hàng may mặc, giày da. Gần đây, những cố gắng đưa hàng Việt Nam về các thị trường xa cũng gây được một sự quan tâm đáng kể; tuy nhiên, suy cho cùng vẫn còn mang tính đối phó và chừng ấy vẫn chưa đủ cho một cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Vẫn còn không ít doanh nghiệp Việt cố ý lừa gạt người tiêu dùng từ cách đặt tên sản phẩm, lập lờ trong công bố xuất xứ hàng hóa…Chính điều đó đang gặm nhấm dần uy tín của doanh nghiệp Việt và cũng khiến cho người tiêu dùng đánh mất lòng tin với sản phẩm nội. Doanh nghiệp nào cũng nhận thức rất rõ những yêu cầu tối thiểu của sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường, đó là giá cả, chất lượng và phân phối. Thế nhưng, hàng hóa sản xuất trong nước đang đứng trước một thực tế là: Về giá cả: không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc "tiền nào của nấy", hiện chiếm phần lớn phân khúc người có thu nhập thấp. Về chất lượng: thì làm sao hàng Việt Nam địch nổi với hàng Nhật, Mỹ, châu Âu đã chọn phân khúc người có thu nhập cao Về phân phối: thật khó đối phó với "làn sóng Hàn Quốc" mà phim ảnh đã mở đường cho hàng hóa của họ 3.2 Những bài học kinh nghiệm:  Thành công của Nhật Bản : Trước hết, hãy nói đến Nhật Bản. Những từ “Made in Japan” khiến người ta nghĩ đến ngay những món hàng tinh tế được chăm chút tỉ mỉ đến cả gói giấy bọc ngoài. Sự tinh tế đó dường như không chỉ là chuyện kinh doanh mà còn là nghệ thuật, là niềm vui hoan hỷ của cả người bán lẫn người mua. Chúng ta thử đặt câu hỏi, tại sao hàng của Nhật Bản, Hàn Quốc được người tiêu dùng của họ chấp nhận. Vì các doanh nghiệp của họ cũng tuyên bố: hàng hóa tiêu chuẩn cao nhất sẽ dành cho thị trường nội địa. Ở Nhật Bản, những phát kiến mới nhất của hãng xe Toyota cũng đều được dành cho người tiêu dùng trong nước tối thiểu là 3 năm, sau đó mới tính chuyện xuất sang các thị trường khác. GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 7 Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt”Thành công của Hàn Quốc: Hàn Quốc cũng đã trở thành một thương hiệu quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở châu Á. Công bằng mà nói, hàng hóa Hàn Quốc không hẳn đã xuất sắc vượt trội hàng hóa các quốc gia khác. Với Hàn Quốc, là nghệ thuật quảng cáo và tuyên truyền văn hóa .  Thành công của Trung Quốc: Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập khắp nơi, đánh bại cả những đối thủ mạnh. Ấn tượng nhất là giá rẻ đến lạ lùng. Vì giá rẻ mà hàng thì cũng tạm sử dụng được, nhạy bén đáp ứng những nhu cầu nhỏ nhặt nên bất chấp vụ việc sữa melamine hay hóa chất độc, hàng Trung Quốc vẫn lôi kéo khách hàng. “Hàng Tàu” ào ạt chiếm lĩnh thị trường thế giới, đặc biệt ở những quốc gia thu nhập thấp.  Nhận xét: Đấy là văn hóa, là cách họ bảo vệ hàng hóa nội và cũng là cách họ quảng bá tốt nhất hình ảnh về đất nước, con người và đặc biệt là hàng hóa của chính nước mình. Người tiêu dùng Việt hoàn toàn có thể làm được như vậy.Không một doanh nghiệp nào thành công ở thị trường quốc tế mà lại không thành công ở thị trường nội địa, tức thị trường nội địa phải là bàn đạp cho doanh nghiệp tiến ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, để doanh nghiệp Việt “tấn công” được vào các thị trường Âu, Á, Mỹ…, trước hết phải làm tốt trên thị trường nội địa, sau đó mới tính đến chuyện kinh doanh trên thị trường quốc tế. 3.3 Thực tiễn ở Việt Nam: Thực tế trên thị trường Việt Nam, hàng ngoại đang lấn lướt, chiếm ưu thế ở nhiều chủng loại, không chỉ các mặt hàng sản xuất với công nghệ cao mà cả các loại hàng hóa bình thường như hàng tiêu dùng, thực phẩm, trái cây . Tâm lý sính hàng ngoại đôi khi đã trở thành thói quen của người tiêu dùng, cứ thấy hàng ngoại là mua, không cần suy xét, cân nhắc xem cùng một mặt hàng đó, hàng nội hay hàng ngoại tốt hơn. Tâm lý chuộng hàng ngoại còn được xem là “sành điệu”, là cách biểu hiện của giới có tiền, biết dùng hàng hóa, phô trương khả năng tài chính . Trên thực tế, năng lực sản xuất hàng hóa trong nước còn yếu, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hàm lượng chất xám trong sản phẩm còn ít, giá thành cao, mẫu mã bao bì đóng gói hàng nội không hấp dẫn bằng hàng ngoại. Điều đáng lưu tâm là các nhà sản xuất và doanh nghiệp còn xem nhẹ thị trường trong nước, quá chú trọng xuất khẩu, tự mình bỏ trống trận địa cho doanh nghiệp nước ngoài. Thậm chí cùng một nhà sản xuất, nhưng hàng chất lượng cao chỉ để xuất ra nước ngoài, hàng không đạt chất lượng xuất khẩu để lại tiêu thụ ở thị trường nội địa. Hệ thống phân phối hàng nội không có. Công tác quảng bá còn bị xem nhẹ, người tiêu dùng thiếu thông tin. Để khuyến khích người Việt dùng hàng Việt, việc khẳng định thương hiệu có vai trò tiên quyết trong việc thuyết phục người tiêu dùng đến với các sản phẩm của doanh nghiệp đó. Với các sản phẩm hàng chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã phong phú, giá cả phù hợp với mức tiêu dùng của người Việt Nam và chế độ hậu mãi tốt thì chắc chắn việc chiếm lĩnh thị trường Việt đối với các doanh nghiệp Việt Nam là điều không khó. Tuy GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 8 Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” nhiên, để làm được điều này lại là vấn đề khó đối với các doanh nghiệp bởi họ phải có kế hoạch trong việc nắm bắt và phân tích kỹ về sở thích, thói quen và văn hóa của người Việt Nam, từ đó có những sản phẩm phù hợp để đưa đến với người tiêu dùng, mà vấn đề này không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. 3.4 Phát động chương trình “người Việt dùng hàng Việt” Trước yêu cầu đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội. Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã được Bộ Chính trị kết luận trong Văn bản số 264 ban hành ngày 31/7/2009. Văn bản nêu rõ: “Mục đích cuộc vận động phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”. Chương trình này được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như: báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet, băng rol, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, giao lưu với các doanh nghiệp Việt, những chương trình: đưa hàng Việt về nông thôn, người Việt yêu hàng Việt, những phương tiện truyền thông và những chương trình kết nối cộng đồng sẽ giúp cho người Việt gần hơn với hàng Việt Đối tượng của cuộc vận động lần này là người tiêu dùng, nhưng "nhân vật trung tâm" của cuộc vận động lại là nhà sản xuất, tức doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là rất quan trọng và cấp thiết trong việc tạo ra quyết tâm chính trị cho các cơ quan ra và thực thi chính sách, các doanh nghiệp sản xuất và tổ chức tiêu thụ trong việc làm mọi cách để đưa hàng nội chiếm lĩnh thị trường, đến với người tiêu dùng. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam Do vậy đây chính là cơ hội để doanh nghiệp trong nước thay đổi cách quản lý, xây dựng chiến lược thị trường, đặc biệt là ưu tiên cho thị trường nội địa với 85 triệu "thượng đế”. 3.5 Những điều chưa làm được: - Thực tế này diễn ra một phần là do: gần hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam vẫn chưa có hàng rào chặt chẽ để bảo vệ hàng trong nước cũng như ngăn hàng kém chất lượng vào Việt Nam -Chưa “bấm trúng huyệt” : Lẽ ra, chúng ta phải bắt đầu từ doanh nghiệp, bởi đó mới chính là đối tượng tạo nên lòng tin từ người tiêu dùng. 3.6 Để chương trình đạt được hiệu quả điều cần làm là: -Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, điều tra người tiêu dùng, mạng lưới phân phối. -Tổ chức hội thảo, triển lãm, hội chợ sản phẩm hàng hóa của người Việt Nam GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 9 Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “người Việt dùng hàng Việt” -Hỗ trợ đưa hàng Việt Nam về bán ở nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất; xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa. -Tăng cường hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn. -Sản xuất hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao và xây dựng thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. -Để cuộc vận động không trở thành một sản phẩm của "duy ý chí”, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các biện pháp kích cầu, đề ra chính sách ưu đãi đối một số sản phẩm có ưu thế cạnh tranh với hàng ngoại nhập, nhằm tạo vận tốc đầu cho một chiến lược lâu dài. -Có hàng rào thuế quan chặt chẽ nhằm ngăn chặn hàng nhái, hàng kém chất lượng. 3.7 Nhiệm vụ và giải pháp cơ bản thực hiện cuộc vận động nhằm: -Vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm; Nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; Thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng -Đẩy mạnh công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận động, làm cho người tiêu dùng trong nước và ngoài nước nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. -Vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. CHƯƠNG IV : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GVHD: Lê Phương Dung SVTH: Trương Thị Cẩm Loan 10 . Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình người Việt dùng hàng Việt 5.3.1 Nhận thức của người tiêu dùng đối với. hóa Nghiên cứu sơ b Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình người Việt dùng hàng Việt

Ngày đăng: 05/08/2013, 07:59

Hình ảnh liên quan

Như chươn gI đã giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cũng như những ý nghĩa thực tiễn của của đề tài nghiên cứu  này - Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố long xuyên đối với chương trình  “người việt dùng hàng việt”

h.

ư chươn gI đã giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cũng như những ý nghĩa thực tiễn của của đề tài nghiên cứu này Xem tại trang 3 của tài liệu.
2.4.Mô hình nghiên cứu: - Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố long xuyên đối với chương trình  “người việt dùng hàng việt”

2.4..

Mô hình nghiên cứu: Xem tại trang 5 của tài liệu.
Sau khi đề cập đến cơ sở lý thuyết về thái độ, mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm biến phụ thuộc là thái độ và biến độc lập là: nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi  của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “ Người Việt dùng hàng - Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố long xuyên đối với chương trình  “người việt dùng hàng việt”

au.

khi đề cập đến cơ sở lý thuyết về thái độ, mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm biến phụ thuộc là thái độ và biến độc lập là: nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên đối với chương trình “ Người Việt dùng hàng Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 4.2. Qui trình nghiên cứu - Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố long xuyên đối với chương trình  “người việt dùng hàng việt”

Hình 4.2..

Qui trình nghiên cứu Xem tại trang 13 của tài liệu.
2 Hiệu chỉnh thang đo-Bảng câu hỏi(2) - Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng thành phố long xuyên đối với chương trình  “người việt dùng hàng việt”

2.

Hiệu chỉnh thang đo-Bảng câu hỏi(2) Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan