Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng
Trang 1Chương 1: Giới thiệu
1 Cơ sở hình thành đề tài :
Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên đến học tại trường Đại Học
An Giang nói chung và sinh viên khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh nói riêng ngày càng nhiều cho đến hiện nay có khoảng , đa số sinh viên đến từ các tỉnh khác hoặc ở các huyện trong tỉnh nên hầu hết sinh viên đều cần phải tìm cho mình một nơi sinh sống và học tập trong suốt quá trình học tại trường Để tạo điều kiện hơn cho sinh viên nên ký túc xá trường Đại học An Giang đã được xây dựng, thế nhưng vì số lượng sinh viên quá đông nên số lượng sinh viên sinh sống tại ký túc xá là có giới hạn nên phần lớn sinh viên phải tìm sống ở nhà trọ sinh viên, vì vậy mà số lượng nhà trọ sinh viên ngày cành nhiều Do số lượng nhà trọ sinh viên nhiều như thế nên chủ nhà trọ cần tìm hiểu thái độ của sinh viên đã và đang sống tại nhà trọ sinh viên để có những thay đổi để số lượng sinh viên thoải mái hơn khi sống tại nhà trọ sinh
viên Đó là lý do tác giả chọn đề tài “ Khảo sát thái độ của sinh viên Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh đối với chất lượng nhà trọ sinh viên” 2/Mục tiêu nghiên cứu
Để làm sáng tỏ thái độ của sinh viên đối với chất lượng nhà trọ nên mục tiêu cần đạt tới của đề tài là:
- Khảo sát thái độ của sinh viên khoa kinh tế đối với chất lượng nhà trọ sinh viên
- Tìm hiểu sự khác biệt thái độ của nam sinh viên và nữ sinh viên khoa kinh
tế quản trị kinh doanh đối với chất lượng nhà trọ sinh viên
3/ Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian hạn hẹp và được thực hiện trong quá trình đang học nên việc nghiên cứu chỉ dừng lại trong phạm vi khóa 8, 9, 10- ngành Quản Trị Kinh Doanh- Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Do khóa 7 đã đi thực tập nên không thể gởi bảng hỏi đến khóa 7 vì thế trong mẫu của tác giả chỉ dừng lại khóa 8, 9, 10 Để dễ dàng cho việc thu thập dữ liệu nên đối tượng nghiên cứu của tác giả là sinh viên khóa 8, 9,10 ngành Quản Trị Kinh Doanh- khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh- trường Đại học
An Giang
Đề tài được thực hiện trong hai tháng, bắt đầu từ 10/3/2010 – 10/5/2010
4/ Ý nghĩa đề tài
Kết quả của đề tài “ Khảo sát thái độ của sinh viên Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh đối với chất lượng nhà trọ sinh viên” có thể giúp cho các chủ nhà trọ biết được thái độ của sinh viên đối với chất lượng nhà trọ để kịp thời
Trang 2khắc phục những khuyết điểm hiện tại của nhà trọ và ngày càng tốt hơn ở tương lai
Chương 2: Cơ sở lý luận
2.1 Giới thiệu
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2 tác giả sẽ giới thiệu những khái niệm về thái độ, những yếu tố tác động đến thái độ, chất lượng
và những thành phần của chất lượng
2.2 Lý thuyết về thái độ
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động
có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó
Qua khái niệm trên thì thái độ sẽ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích, cảm thấy gần gũi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng
cụ thể nào đó.Thái độ gồm 3 thành phần cơ bản:
Hình 2.1 Mô hình ba thành phần của thái độ
Nhận thức là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối tượng Thành phần này đôi khi được gọi là thành phần tin tưởng
Cảm xúc là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm
Xu hướng hành vi nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức
Thái độ được hình thành từ sự kết hợp giữa niềm tin và giá trị
Niềm tin là nhận thức chủ quan của con người
Giá trị là các kiểu đạ đức ưa thích hoặc trạng thái tồn tại lâu dài có tính xã hội hoặc cá nhân
Xu hướng hành vi Nhận
thức Cảmtình
Trang 3Đối với sinh viên thì thái độ là trạng thái ưa thích hay không thích vì một lý do nào đó từ sự việc tác động vào tâm lý sinh viên làm cho sinh viên có xu hướng rời bỏ hoặc tiếp tiếp tục sống tại nơi nhà trọ sinh viên
2.3 Những yếu tố tác động đến thái độ
Có rất nhiều yếu tố tác động đến thái độ Nhưng ảnh hưởng của tâm lý và xã hội được xem là hai yếu tố quan trọng nhất
2.3.1 Ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ
+ Động cơ
+ Cá tính
+ Nhận thức
+ Sự hiểu biết
2.3.2 Những ảnh hưởng của xã hội đến thái độ
+ Yếu tố tâm lý xã hội
+ Yếu tố nhân khẩu học
2.4 Lý thuyết về chất lượng 1
Chất lượng được đề cập trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN Iso 9000: 2000 như sau: “ Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”
2.5 Những thành phần của chất lượng
Chất lượng được chia thành bốn yếu tố sau:
Q- Chất lượng
C- Chi phí
D- Giao hàng
S- An tòan
1 Nguyễn Ngọc Lan 2008 Quản Trị Chất Lượng Tài liệu giảng dạy Khoa kinh tế quản trị kinh doanh-trường Đại học An Giang
Trang 42.6 Mô hình nghiên cứu
Phần trên đã trình bày cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ cũng
như khái niệm và các yếu ảnh hưởng đến chất lượng Mô hình nghiên cứu được
xây dựng như sau:
Tóm lại:
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và xu hướng hành động có tính
chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó
Thái độ gồm ba thành phần: nhận thức, cảm nhận và xu hướng tình cảm
Chất lượng là một mức độ đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng
Cảm tình + Hài lòng khi sống ở nhà trọ sinh viên
+ Ấn tượng sâu khi sống ở nhà trọ
+ Vui vẻ khi nhắc đến nhà trọ
Nhận thức của sinh viên + Môi trường nhà trọ sinh viên đang sống
+ Không gian nhà trọ
+ Mức độ giao tiếp của chủ nhà trọ
Hình 2.2
Mô hình nghiên cứu
Xu hướng tình cảm + Xu hướng chuyển sang nơi khác
+ Nói không tốt về nhà trọ
+ Giới thiệu với bạn bè
+ Nói tốt về nhà trọ và khuyên bạn bè nên chuyển sang đây
Trang 5Chương III Phương pháp nghiên cứu
Chương này tác giả sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu cũng như phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Bảng 3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.2 Nghiên cứu sơ bộ
Mục đích của nghiên cứu sơ bộ là hiệu chỉnh những khái niệm để tiến hành nghiên cứu chính thức Do đó trong quá trình nghiên cứu sơ bộ tác giả sử dụng bảng hỏi thảo luận tay đôi để tìm ra các biến phù hợp cho bảng hỏi trong nghiên cứu chính thức
3.3 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng, là bước chính thức của nghiên cứu.Sau khi thu thập dữ liệu thì trong nghiên cứu chính thức sẽ làm sạch dữ liệu, mã hóa dữ liệu và sử dụng Excel để xử lý số liệu Nghiên cứu được tiến hàng theo qui trình dưới đây:
Bước
Dạng nghiên cứu
Phương
1 Nghiên cứu sơ bộ Địnhtính Thảo luận tay đôi
2 Nghiên cứu chính thức lượngĐịnh
Phỏng vấn bằng bản hỏi
Xử lý số liệu
Trang 6Hình 3.2 Qui trình nghiên cứu
3.4 Mẫu
Tác giả chọn 30 mẫu đại diện và phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, tác giả chọn phương pháp chọn mẫu này là do trong quá trình thu thập số liệu tác giả có thể sử dụng khung chọn mẫu là danh sách ba lớp Quản Trị Kinh Doanh Tác giả chọn phương pháp thu dữ liệu là phương pháp thảo luận tay đôi cho nghiên cứu định tính và phương pháp gởi bản hỏi cho nghiên cứu định lượng
Dàn bài thảo luận Bản câu hỏi
Phỏng vấn thử N= 3
Hiệu chỉnh bản hỏi
Bản hỏi chính thức
Thu thập số liệu N= 30
Xử lý số liệu Thống kê mô tảPhân tích sự khác biệt
giữa nam và nữ Viết báo cáo
Báo cáo
Cơ sở lý thuyết
Trang 7Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Ở chương 3 trình bày về phương pháp thu thập số liệu và phương pháp xử lý số liệu Nên trong chương này sẽ trình bày kết quả của việc nghiên cứu
4.1 Mô tả thái độ sinh viên khoa kinh tế Quản Trị kinh doanh đối với chất lượng nhà trọ sinh viên:
Qua cách chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống thì cho ta được kết quả là có khoảng 50% sinh viên sống tại nhà trọ sinh viên
4.1 Mức độ nhận biết chất lượng nhà trọ của sinh viên:
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên khi được hỏi về nhận biết chất lượng nhà trọ thì học đều trả lời là “an tòan” và “vệ sinh tốt” chiếm 29.85%Mức độ nhận biết của sinh viên được biểu hiện ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ thể hiện mức độ nhận biết về chất lượng nhà trọ
29.85
20.90
29.85
19.40
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
An tòan yên tĩnh vệ sinh tốt thỏai mái
Nguồn: kết quả nghiên cứu tháng 04/2010
Qua biểu đồ ta còn thấy rằng yếu tố tiếp theo mà sinh viên chú ý đến là yên tĩnh chiếm 20.90% và cuối cùng là thỏai mái chiếm 19.40%
4.2 Cảm tính
Mức độ hài lòng của sinh viên được thể hiện trong biểu đồ sau:
Trang 80.00 20.0
0
40.0 0
60.0 0
80.0 0
100.
00
120.
00
không gian phòng trọ
thỏai mái
môi trường sống
an toàn
không gian yên tĩnh
Điện cung cấp
đầy đủ
Nước luôn
đủ dùng
vệ sinh tốt
chủ nhà trọ tốt
không hài lòng trung hòa hài lòng
Nguồn: kết quả nghiên cứu tháng 04/2010
Theo biểu đồ cho ta thấy rằng: mức độ hài lòng về không gian yên tĩnh chiếm cao nhất 43.33%, về môi trường sống thì ý kiến trung hòa chiếm tỉ lệ cao nhất 46.67% và đa số sinh viên không hài lòng về việc cung cấp nước chiếm 43.43%
4.3 Xu hướng hành vi cuả sinh viên
Từ nhận thức về chất lượnng nhà trọ sinh viên và cảm tình đối với nhà trọ sinh viên thì ta có xu hướng hành vi như sau:
biểu đồ thể hiện sinh viên sẽ giới thiệu nhà
trọ với bạn bè
có 57%
Không 43%
Nguồn: kết quả nghiên cứu tháng 04/2010
Đa số sinh viên sẽ giới thiệu cho bạn bè sống tại nhà trọ sinh viên, đều đó cũng thể hiện rằng mặc dù có những yếu tố không hài lòng như trên nhưng đa số sinh viên đều sẽ giới thiệu cho bạn bè sống ở nhà trọ sinh viên Số lượng sinh viên sẽ giới thiệu cho
Trang 9Và phòng trọ mà đa số sinh viên đều mong muốn sống ba người trong cùng một phòng chiếm 53%, và chỉ có 47% sinh viên có ý muốn sống hai người và không
có sinh viên nào muốn sống chung với nhiều người
biểu đồ thể hiện mức độ mong muốn số
người trong phòng trọ
47%
53%
0%
2 người 3người hơn 3 ngươi
Nguồn: kết quả nghiên cứu tháng 04/2010
Bên cạnh đó sinh viên còn gặp một số khó khăn khi sống tại nhà trọ như, thiếu nước, cúp điện thường xuyên, sống với nhiều người và ồn ào
biểu đồ thể hiện vấn đề khó khăn của
sinh viên
28%
22%
26%
24%
thiếu nước cúp điện thường xuyên sống với nhiều người
ồn ào
Nguồn: kết quả nghiên cứu tháng 04/2010
Qua biểu đồ ta thấy được rằng việc thiếu nước sử dụng là vấn đề khó khăn nhất trong các vấn đề mà sinh viên đang gặp phải hiện nay chiếm 28% và kế đó là phải sống với nhiều người 26%
Qua những sự khó khăn đó sinh viên mong muốn nhà trọ cần khắc phục là không gian phòng trọ và vấn đề điện nước Điều đó được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Trang 10biểu đồ thể hiện những yếu tố mong muốn
được thay đổi của nhà trọ
25%
16%
13%
23%
23%
Không gian môi trường sống cách sinh họat
vệ sinh điện nước
Số lương sinh viên được chọn làm mẫu đại diện trong đó có 52% sinh viên nữ và 48%
là sinh viên nam
biểu đồ giới tính
48%
52%
Nam Nữ
Nguồn: kết quả nghiên cứu tháng 04/2010
Tóm lại,trong chương này phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với chất lượng nhà trọ và sự khác biệt về thái độ giữa nam sinh viên và nữ sinh viên đối với chất lượng nhà trọ
Trang 11Chương 5: Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu ở chương 4 thì mức độ nhận biết của sinh viên đối với chất lượng nhà trọ là “an toàn” và “vệ sinh tốt” chiếm nhiều nhất trong số các mức độ nhận biết về chất lượng nhà trọ Bên cạnh đó thì sinh viên hài lòng về nhà trọ có không gian yên tĩnh chiếm cao nhất 43,33% Thế nhưng sinh viên cũng gặp một số khó khăn trong quá trình sống tại nhà trọ mà điều đáng quan tâm nhất đối với sinh viên là việc thiếu nước, hai vấn đề đó chiếm 28% và sinh viên cũng có mong muốn là nhà trọ sẽ thay đổi không gian phòng trọ Nhưng không vì những khó khăn như thế mà sinh viên không giới thiệu phòng trọ với bạn bè mà ngược lại số lượng sinh viên sẽ giới thiệu cho bạn bè chiếm 57% Mặc dù có một số khó khăn như phải sống chung với nhiều người,… trong việc sinh sống tại nhà trọ nhưng sinh viên vẫn sẽ giới thiệu với bạn bè vì bên cạnh những khó khăn đó cũng có một số mặt thuận lợi cho sinh viên như: không gian yên tĩnh sẽ dễ dàng cho sinh viên học tập
5.2 Kiến nghị
Từ kết quả và kết luận tác giả có những kiến nghị với các nhà kinh doanh nhà trọ sinh viên như sau:
_ Giá nhà trọ không nên quá cao mà chỉ dao động từ 300.000- 350.000đ/ tháng/ phòng
_ Phòng trọ chỉ nên có tối đa là ba người, nếu nhiều sinh viên sống chung với nhau quá có thể sẽ gây khó khăn cho nhau trong quá trình học
_ Nên cung cấp đủ nước và điện cho sinh viên tiêu dùng trong quá trình sống và học tập
5.3 Hạn chế của đề tài
Đề tài chỉ ngừng lại trong việc phân tích thái độ của sinh viên đối với chất lượng nhà trọ và chỉ lấy một số biến.Do nghiên cứu được thực hiện trong quá trình đang học nên thời gian thực hiện không cho phép đề tài tiến hành trong thời gian dài và đối tượng phỏng vấn cũng như số lượng mẫu chỉ được lấy với cỡ mẫu nhỏ để thuận tiện cho việc nghiên cứu Ngoài ra đây là nghiên cứu đầu tiên nên có một số hạn chế trong việc phân tích số liệu
Những hạn chế đó sẽ được khắc phục trong lần nghiên cứu tiếp theo
Trang 12Tài liệu tham khảo
Nguyễn Ngọc Lan- 2008 Quản trị Chất lượng Tài liệu giảng dạy
Philip Kotler- Quản Trị Học Nguyễn Đình Thọ-Nguyễn Thị Mai Trang- Nghiên cứu khoa học
Marketing –Nxb Đại Học quốc Gia TP.HCM 2007
Võ Trường Giang- Nghiên cứu thái độ của học sinh trung học phổ thông
đối với ngành Quản Trị Kinh Doanh
Trang 13Mục lục
Chương I Giới thiệu
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Ý nghĩa đề tài 1
Chương II Cơ sở lý luận 2.1 Giới thiệu 2
2.2 Lý thuyết về thái độ 2
2.3 Những yếu tố tác động đến thái độ 3
2.3.1 Ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ 3
2.3.2 Những ảnh hưởng của xã hội đến thái độ 3
2.4 Lý thuyết về chất lượng 3
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 3
Chương III Phương pháp nghiên cứu 3.1 Thiết kế nghiên cứu 5
3.2 Nghiên cứu sơ bộ 5
3.3 Nghiên cứu chính thức 5
3.4 Mẫu 6
Chương IV Kết quả nghiên cứu 4.1 Mức độ nhận biết chất lượng nhà trọ của sinh viên 7
4.2 Cảm tình 7
4.3 Xu hướng hành vi 8
Chương V Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận 11
5.2 Kiến nghị 11
Tài liệu tham khảo 12
Trang 14Danh mục hình
Mô hình thái độ 2
Mô hình nghiên cứu 4
Tiến độ thiết kế nghiên cứu 5
Qui trình nghiên cứu 6
Danh mục biểu đồ Biểu đồ nhân biết về chất lượng nhà trọ 7
Biểu đồ thể hiện cảm tính 8
Biểu đồ thể hiện sinh viên sẽ giới thiệu nhà trọ với bạn bè 8
Biểu đồ thể hiện mức độ mong muốn số người trong phòng trọ 9
Biểu đồ thể hiện vấn đề khó khăn của sinh viên 9
Biểu đồ thể hiện những yếu tố mong muốn được thay đổi của nhà trọ 10
Biểu đồ giới tính 10