Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

33 985 1
Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Cơ sở hình thành đề tài: Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ khi gia nhập Tổ Chức Thương mại thế giới WTO,Việt Nam đang dần khẳng định mình trên trường quốc tế và mở rộng hợp tác, buôn bán với các nước trên thế giới. Do đó, trong nước xuất hiện nhiều mặt hàng ngoại nhập chất lượng cao và tính năng hiện đại từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… vẫn thường xuyên cạnh tranh gay gắt với hàng hóa trong nước. Trước tình hình đó, các nhà sản xuất Việt Nam đã và đang không ngừng nâng cao trình độ sản xuất để cho ra nhiều loại hàng hóa với chất lượng và tính năng không kém gì so với hàng ngoại nhập, giá cả lại hợp lý, nhằm tạo dựng lại lòng tin của người tiêu dùng trong nước đối với hàng hóa nước mình. Kết quả là những năm gần đây,Việt Nam đã có rất nhiều mặt hàng đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn, đang từng bước khẳng định thương hiệu Việt được bày bán ở khắp các chợ, các siêu thị trên cả nước, đáp ứng không ít nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Hàng năm, đều có những lần hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao được tổ chức ở nhiều tỉnh trên cả nước, nối kết người tiêu dùng với các doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hơn đưa hàng Việt tiến xa hơn biên giới Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận khá lớn người tiêu dùng có tâm lý sính hàng ngoại và đã trở thành thói quen mua sắm. Theo kết quả điều tra tiến hành tại 16 nước châu Á vào tháng 7 năm 2008 của Tập đoàn Grey Group (Mỹ), có đến 70% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài, trong khi đó ở các nước châu Á khác trung bình là 40%. Nếu dựa vào những con số này thì Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp nước ngoài nhưng nó cũng đồng nghĩa với thách thức lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt. Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện con người đã phát sinh nhu cầu cao hơn về tiêu dùng. Vấn đề là làm thế nào để hàng nội có giá rẻ mà chất lượng chấp nhận được đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tâm lý của người tiêu dùng đang nghĩ gì về hàng hóa nước mình. Đây là vấn đề đang được xã hội dư luận. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Xem xét thái độ của người tiêu dùng trong nước về mức độ hài lòng hay chưa hài lòng đối với hàng hóa Việt. - Tìm hiểu chất lượng cạnh tranh của một số mặt hàng để thấy được sự phản hồi từ phía các doanh nghiệp sản xuất trong nước đến người tiêu dùng. - Đề ra một số giải pháp để người Việt tin dùng hàng Việt. 1.3. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập thông tin thứ cấp từ báo, đài, Internet… SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 1 Chuyên đề năm 3 Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 - Thu thập thông tin sơ cấp nghiên cứu theo phương pháp định lượng bằng cách phỏng vấn trực tiếp 5-10 người nhằm kiểm định lại ngôn ngữ và cấu trúc trình bày của bản câu hỏi. Sau đó tiến hành điều tra với cỡ mẫu từ 30-50 mẫu bằng bản câu hỏi hoàn chỉnh. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình sử dụng hàng Việt của người Việt rất đa dạng, đề tài không thể tiếp cận hết tất cả các khía cạnh. Đề tài chỉ nghiên cứu một số phản ứng cơ bản về thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng Việt như về chất lượng, mẫu mã, giá cả . Từ đó, xem xét sự phản hồi từ phía các doanh nghiệp sản xuất đến người tiêu dùng. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu: Giúp các doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng trong nước hiểu rõ nhau hơn nhằm khích lệ các nhà sản xuất trong nước tạo ra những hàng hóa chất lượng tốt hơn, mẫu mã bắt mắt hơn, giá cả hợp lý hơn… đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho họ có thể sử dụng hàng hóa nội địa nhiều hơn mà không phải lo ngại gì về chất lượng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, kích thích tinh thần yêu nước cũng như ý thức dân tộc, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt. SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 2 Chuyên đề năm 3 Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT- MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết : 2.1.1. Khái niệm thái độ: Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên cơ sở tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hoặc một ý tưởng nào đó. Thái độ làm cho con người ta thích hay không thích một đối tượng nào đó, cảm thấy gần gũi hay xa cách nó. Thái độ cho phép xử sự tương đối ổn định đối với những vật giống nhau. Những thái độ khác nhau của cá thể tạo nên một cấu trúc liên kết logic, trong đó có sự thay đổi một yếu tố có thể đòi hỏi phải xây dựng một loạt các yếu tố khác rất phức tạp. 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ người tiêu dùng: Quá trình hình thành thái độ của một cá nhân chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố cơ bản: yếu tố văn hóa , yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý. Trong đó, yếu tố tâm lý là quan trọng nhất, là động cơ dẫn đến quyết định tiêu dùng của con người, bao gồm: a) Động cơ: Động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để thỏa mãn nó, là động lực gây sức ép thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn nào đó về vật chất hoặc về tinh thần hoặc cả hai. b) Nhận thức: Động cơ thúc đẩy con người hành động, nhưng con người hành động như thế nào là bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ về tình huống của nhu cầu. Hai người có động cơ giống nhau trong một tình huống nhu cầu cụ thể có thể có những hành vi rất khác biệt tùy theo sự nhận thức của họ về tình huống đó. Nhận thức là một tiến trình mà từ đó một cá nhân có thể lựa chọn, tổ chức và lý giải những thông tin được tiếp nhận. c) Sự tiếp thu (sự hiểu biết, kinh nghiệm): Con người tùy thuộc vào mức độ hiểu biết về sản phẩm cộng với cảm nhận khi tiêu dùng – thỏa mãn hay không thỏa, họ sẽ có những hành vi khác biệt trong việc tiêu dùng sản phẩm đó. Quá trình tiếp nhận thông tin, tiêu dùng và ghi nhận, đánh giá từ nhiều sản phẩm làm cho người tiêu dùng có những kiến thức và kinh nghiệm về sản phẩm, đó là sự tiếp thu. d) Niềm tin: Niềm tin thể hiện ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một sự vật nào đó. Niềm tin có thể xuất phát từ những kiến thức, những hành động đã trải qua. Một người tiêu dùng SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 3 Chuyên đề năm 3 Yếu tố tâm lý: Động cơ Nhận thức Sự tiếp thu Niềm tin Thái độ Yếu tố văn hóa: Văn hóa Nhánh văn hóa Giai tầng xã hội Yếu tố cá nhân: Tuổi tác Nghề nghiệp Cá tính Hoàn cảnh kinh tế Yếu tố xã hội: Nhóm ảnh hưởng Gia đình Vai trò và địa vị Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 không có niềm tin vào những đặc tính của sản phẩm, vào hình ảnh của thương hiệu thì họ sẽ dễ dàng từ chối lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu đó trong quyết định tiêu dùng.  Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ: Hình 2.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. 2.1.3. Thế nào là hàng Việt: Hàng Việt Nam: để được gọi là hàng Việt Nam, cần phải đạt ba tiêu chí sau: một là, phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước; hai là, phải có phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. Thí dụ đối với các ngành hàng mà vật tư trong nước không đáp ứng đủ, sẽ chấp nhận mức giá trị gia tăng thấp hơn, như hàng điện tử, máy móc. Ngược SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 4 Chuyên đề năm 3 Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 lại, các sản phẩm như thực phẩm, hàng tiêu dùng thông thường, phải có giá trị gia tăng cao hơn; ba là, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa phải là công dân Việt Nam. Từ đó, ta có thể lý giải được các trường hợp như Pepsi, ta gọi đóhàng nội địa hóa, nhưng chưa phải hàng Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp trong nước đặt mua toàn bộ công nghệ, nguyên liệu và thuê nhân công nước ngoài thì nếu người đăng ký nhãn hiệu là công dân Việt Nam và có tỷ lệ giá trị giá tăng phù hợp với quy định thì sẽ được xem là hàng Việt Nam. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì chỉ gọi là hàng nội địa hóa. Trường hợp sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam nhưng nhà máy do người nước ngoài thành lập và bán ra thị trường thế giới với tên nước ngoài thì sẽ được xem là hàng có “xuất xứ Việt Nam” và được cấp chứng nhận xuất xứ Việt Nam khi xuất khẩu. Nhưng cũng chính các hàng hóa đó, nếu đem tiêu thụ trong nước thì sẽ không được xem là hàng Việt Nam vì chủ sở hữu nhãn hiệu là công dân nước ngoài, mà chỉ được xem là hàng nội địa hóa. Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và xuất hàng về Việt Nam, dù nhãn hiệu đó là tiếng Việt Nam vẫn được xem là hàng nhập khẩu. Điều này cũng phù hợp với quy tắc xuất xứ mà Chính phủ Việt Nam đã ban hành. 2.1.4. Thế nào là thương hiệu Việt: • Thương hiệu là gì? Một thương hiệu lớn hơn một logo, nó bao gồm những kinh nghiệm, hiểu biết mà khách hàng đã có với công ty. Định nghĩa đơn giản: thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người có khi họ nghĩ về một công ty hoặc một sản phẩm nào đó. • Thương hiệu Việt là gì? “Một thương hiệu Việt Nam có sức hấp dẫn phải là một giải pháp nhằm giúp Việt Nam giải quyết thật tốt vấn đề nông thôn hài hòa với công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa của một đất nước nhiệt đới với màu xanh bất tận từ mặt đất đến bầu trời. Một đất nước thân thiện với môi trường trong kiến trúc và quy hoạch hòa mình vào thiên nhiên chứ không đối nghịch và tàn phá cảnh quan thiên nhiên!” .Thương hiệu Việt Nam phải là nơi quảng bá những sản phẩm Việt Nam được làm ra với hàm lượng trí tuệ nhiều hơn, hàm lượng công nghệ cao hơn, chất lượng tốt hơn để có giá trị gia tăng mạnh hơn. Tạo ra thương hiệu đó rất khó. 2.2. Các nghiên cứu trước đây: Ngày 24/01/2010, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức diễn đàn “Thương hiệu Việt với sinh viên ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh”. Với chủ đề “Người Việt, hàng Việt, bản sắc Việt” diễn đàn đã thu hút gần 500 sinh viên đến tham dự. Theo kết quả khảo sát của ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, hiện nay tỷ lệ hài lòng của người tiêu dùng về hàng Việt Nam còn ở mức thấp, cụ thể tỷ lệ hài lòng về chất lượng hàng Việt Nam là SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 5 Chuyên đề năm 3 Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 2,2%, về mẫu mã là 1,8%, mức độ đa dạng là 7,6%…Điều này sẽ gây khó khăn cho hàng hóa Việt Nam ngay trên thị trường trong nước. Diễn đàn “Thương hiệu Việt với sinh viên ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh” nhằm giúp sinh viên làm quen với xây dựng thương hiệu trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, đồng thời thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa và dịch vụ nội địa. 2.4 . Các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng chính là nghiên cứu sự đánh giá có ý thức tình cảm và xu hướng hành động mà mỗi người tiêu dùng sẽ thể hiện trong việc quyết định sử dụng hàng hóa hay một loại dịch vụ nào đó. Người tiêu dùng sẽ có thái độ tốt và tìm đến đối với những loại hàng hóa hay dịch vụ có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý,… thỏa mãn nhu cầu mà họ mong muốn. Theo Kretch và Crutchfield - Marketing căn bản – Christian, Lê Thị Đông Mai, NXB Thanh Niên, thái độ có 3 thành phần cơ bản: nhận thức, tình cảm và xu hướng hành vi. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thường được diễn ra trong thời gian ngắn.  Nhận thức: nói lên sự hiểu biết, kiến thức của người tiêu dùng về một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Nói cách khác, người tiêu dùng tin rằng sản phẩm đó có những đặc trưng, những công dụng mà họ có thể phân biệt được với các sản phẩm khác nó.  Tình cảm: sự đánh giá, phản ứng của con người – thích hay không thích, hài lòng hay không hài lòng về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó khi đã biết được thông tin .  Xu hướng hành vi: cách mà con người có khuynh hướng hành động hay cư xử có ý thức theo một cách nào đó đối với một đối tượng nào đó theo hướng đã nhận thức, nó thường bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của đối tượng đó. Còn về phía các doanh nghiệp sản xuất thì phải có nghĩa vụ tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã bắt mắt, giá cả phải chăng…nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, mô hình nghiên cứu dưới đây sẽ bao gồm những vấn đề trên. SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 6 Chuyên đề năm 3 Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 2.5 Mô hình nghiên cứu: Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu thái độ của người Việt đối với hàng Việt. SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 7 Chuyên đề năm 3 Hàng Việt Nam DN sản xuất Việt Nam Chất lượng tốt Mẫu mã đẹp Giá thành hợp lý Kênh phân phối rộng khắp Người tiêu dùng Việt Thái độ Nhận thức Tình cảm Xu hướng hành vi Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Giới thiệu: Chương II đã trình bày cơ sở lý thuyết về nghiên cứu thái độ và mô hình khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt. Chương III sẽ trình bày cách thức để tiến hành dự án nghiên cứu, chương này gồm: thiết kế nghiên cứu ( tiến độ và quy trình thực hiện), thang đo và cách lấy mẫu, xác định cỡ mẫu. 3.2.Thiết kế nghiên cứu: 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc thảo luận trực tiếp từ 5 đến 10 người với dàn bài thảo luận soạn sẳn để tìm hiểu những vấn đề xung quanh đề tài này một cách cụ thể hơn nhằm bổ sung những thông tin cần thiết và cũng để hoàn thiện bảng câu hỏi về thái độ của người Việt đối với hàng Việt. 3.2.2. Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức từ 30 đến 50 người. Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel 2007. Sau khi được mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ được đưa vào phân tích và mô tả thái độ của người Việt đối với hàng Việt. 3.3.Tiến độ các bước nghiên cứu: Hình 3.1: Tiến độ các bước nghiên cứu. 3.4. Phương pháp xử lý thông tin: Dữ liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành làm sạch và mã hóa trước khi nhập liệu, sau đó sẽ được xữ lý bằng phần mềm Excel 2007 để cho ra kết quả nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 8 Chuyên đề năm 3 Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Thảo luận trực tiếp N = 6 2 tuần 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi N = 30 2 tuần Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 3.5.Quy trình nghiên cứu: Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 9 Chuyên đề năm 3 Xử lý dữ liệu: Phân tích Mô tả CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÁI ĐỘ Làm sạch, mã hóa Phỏng vấn trực tiếp ( N = 30) Bảng câu hỏi chính thức ( Bảng câu hỏi 2) Thảo luận trực tiếp ( N = 6) Dàn bài thảo luận ( Bảng câu hỏi 1) Soạn thảo báo cáo kết quả Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu chính thức Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009-2010 3.6. Thu thập thông tin: 3.6.1. Dữ liệu sơ cấp: Là kết quả của việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. 3.6.2. Dữ liệu thứ cấp: Là những thông tin được tham khảo từ báo, đài, Internet và những nghiên cứu của những năm trước. Những thông tin như: - Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009, những thuận lợi, thách thức năm 2010. - Những thông tin về chất lượng hàng Việt Nam, ý kiến người tiêu dùng Việt đối với hàng Việt Nam… từ báo Sài Gòn Tiếp Thị (trang web: http://www.saigontiepthi.com). - Cơ sở lý thuyết về thái độ, các thành phần của thái độ, các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ từ giáo trình Marketing căn bản… - Tham khảo mô hình nghiên cứu của các sinh viên khóa trước. 3.7. Thang đo và kỹ thuật thang đo: Đề tài sử dụng các thang đo như: thang đo mức độ, thang đo định danh mức độ, thang đo Likert vào bảng câu hỏi để thăm thái độ của người tiêu dùng Việt đối với hàng Việt. - Thang đo mức độ giúp ta biết được người tiêu dùng có sử dụng những sản phẩm hàng Việt hay không. - Thang đo định danh mức độ đo lường mức độ quan tâm của người tiêu dùng trong nước đối với hàng nội địa. - Thang đo Likert đo lường mức độ hài lòng hay không hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm. 3.8. Mẫu: Việc chọn mẫu phỏng vấn nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu kết hợp giữa hạng mức và thuận tiện mà đối tượng là người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên. Cỡ mẫu được chọn nghiên cứu là 30 người. SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 10 Chuyên đề năm 3 . quả của việc “ Khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt năm 2009- 2010 , bao gồm các nội dung: Thái độ của người Việt đối hàng Việt năm 2009- 2010, . sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt 2009- 2010 2.5 Mô hình nghiên cứu: Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu thái độ của người Việt đối với hàng Việt. SVTH:

Ngày đăng: 05/08/2013, 07:39

Hình ảnh liên quan

không có niềm tin vào những đặc tính của sản phẩm, vào hình ảnh của thương hiệu thì họ sẽ dễ dàng từ chối lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu đó trong quyết định tiêu dùng. - Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

kh.

ông có niềm tin vào những đặc tính của sản phẩm, vào hình ảnh của thương hiệu thì họ sẽ dễ dàng từ chối lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu đó trong quyết định tiêu dùng Xem tại trang 4 của tài liệu.
2.5 Mô hình nghiên cứu: - Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

2.5.

Mô hình nghiên cứu: Xem tại trang 7 của tài liệu.
Chương II đã trình bày cơ sở lý thuyết về nghiên cứu thái độ và mô hình khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt - Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

h.

ương II đã trình bày cơ sở lý thuyết về nghiên cứu thái độ và mô hình khảo sát thái độ của người Việt đối với hàng Việt Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu. - Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

Hình 3.2.

Quy trình nghiên cứu Xem tại trang 9 của tài liệu.
1. Phát thảo bảng câu hỏi 2.  Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi - Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

1..

Phát thảo bảng câu hỏi 2. Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Xem tại trang 11 của tài liệu.
Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi chính thức tiến hành ngay việc phỏng vấn, bảng hỏi được - Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

au.

khi hoàn thành bảng câu hỏi chính thức tiến hành ngay việc phỏng vấn, bảng hỏi được Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 5.1: Hương vị cà phê Việt Nam. - Khảo sát thái độ của người việt đối với hàng việt 2009 2010

Hình 5.1.

Hương vị cà phê Việt Nam Xem tại trang 25 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan