1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại, dự đoán trong tương lai và thực hiện đầu tư chứng khoán trong thời gian 30 ngày.

18 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại, dự đoán trong tương lai và thực hiện đầu tư chứng khoán trong thời gian 30 ngày. 11 tháng đầu năm VN Index tăng trưởng lần lượt 16,04% ytd và 2,64% ytd. Nhịp giảm mạnh trong tháng 1 nhanh chóng đi qua và bị lu mờ bởi nhịp nhẹ nhàng kéo dài gần 10 tháng. VN Index thiết lập mức đỉnh trong năm tại mức 690 điểm. Những động lực quan trọng đóng góp vào xu hướng này bao gồm: tốc độ hồi phục chậm của nhiều nền kinh tế lớn khiến các NHTW mở rộng các chương trình nới lỏng, tạo điều kiện cho dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán; sự phục hồi của giá cả nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là dầu thô; hoạt động tích cực của khối ngoại; trạng thái dồi dào từ thanh khoản hệ thống ngân hàng như diễn biến lãi suất, tỷ giá ổn định. Các yếu tố hỗ trợ này giúp chỉ số nhanh chóng phục hồi sau những diễn biến bất ngờ trên thế giói nổi bật là sự kiện Brexit vào tháng 6. 100 Trong năm 2016, chỉ số PE trên sàn HSX tăng mạnh do thay đổi lớn về thị giá khi hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh nhiều năm. Kết thúc tháng 11, chỉ số PE trên HSX đã tăng 38,23% so với đầu năm, tương đương mức đỉnh năm 2014. Mặc dù, PE tại các thị trường cận biên và mới nổi có xu hướng tăng mạnh trong năm 2016, tốc độ tăng PE của Việt Nam vẫn tăng nhanh hơn mức trung bình. Theo đó, mức PE của VN Index trong tháng 11 đã vượt xa mức trung bình các thị trường cận biên và thậm chí có thời điểm vượt trên mức PE của các thị trường mới nổi cho thấy mặt bằng giá trên thị trường Việt Nam không còn quá hấp dẫn. Áp lực bán ròng chốt lời của khối ngoại dâng cao sau khi VN Index đạt đỉnh 690 Sau 11 tháng của năm 2016, khối ngoại bán ròng hơn 5.000 tỷ đồng trên thị trường Việt Nam, qua đó chấm dứt chuỗi mua ròng kéo dài liên tục trong 4 năm gần đây. Nhịp tăng điểm mạnh kéo dài suốt 7 tháng đầu năm nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ lượng mua ròng ổn định của các nhà đầu tư nước ngoài (loại trừ giao dịch tại VIC). Tuy nhiên, những tháng sau đó chứng kiến xu hướng rút ròng mạnh của khối này trong bối cảnh (1) mặt bằng giá trên thị trường đã tăng mạnh kể từ đầu năm và không còn quá hấp dẫn, (2) những biến động trên thế giới như

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BỘ MÔN :Kinh Doanh Chứng Khoán

-Nội Dung bài tập lớn: Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại, dự đoán trong tương lai và thực hiện đầu tư chứng khoán trong thời gian

30 ngày.

Môn : Thị Trường Chứng Khoán

Nhóm:12

Giảng viên bộ môn: ThS TRẦN THỊ THU HƯƠNG

Danh sách thành viên:

1 Đỗ Thị Hường

2 Nguyễn Thị Kim

3 Văn Ngọc Trinh

4 Ngô Thị Thúy

5 Bùi Hữu Dương

6 Trần Đức Ngọc

7 Bạn người Lào c k biết tên ))

Trang 2

Hà Nội – 2017

Chương I Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại và dự đoán biến động trong tương lai.

a.Phân tích thị trường chứng khoán

11 tháng đầu năm VN Index tăng trưởng lần lượt 16,04% ytd và 2,64% ytd Nhịp giảm mạnh trong tháng 1 nhanh chóng đi qua và bị lu mờ bởi nhịp nhẹ nhàng kéo dài gần 10 tháng VN Index thiết lập mức đỉnh trong năm tại mức 690 điểm Những động lực quan trọng đóng góp vào xu hướng này bao gồm: tốc độ hồi phục chậm của nhiều nền kinh tế lớn khiến các NHTW mở rộng các chương trình nới lỏng, tạo điều kiện cho dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán; sự phục hồi của giá cả nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là dầu thô; hoạt động tích cực của khối ngoại; trạng thái dồi dào từ thanh khoản hệ thống ngân hàng như diễn biến lãi suất, tỷ giá ổn định Các yếu tố hỗ trợ này giúp chỉ số nhanh chóng phục

Trang 3

1675 1547

1027 1462 743 1166 776 990 1200

hồi sau những diễn biến bất ngờ trên thế giói nổi bật là sự kiện Brexit vào tháng 6

100

Trong năm 2016, chỉ số P/E trên sàn HSX tăng mạnh do thay đổi lớn về thị giá khi hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh nhiều năm Kết thúc tháng 11, chỉ số P/E trên HSX đã tăng 38,23% so với đầu năm, tương đương mức đỉnh năm 2014 Mặc

dù, P/E tại các thị trường cận biên và mới nổi có xu hướng tăng mạnh trong năm

2016, tốc độ tăng P/E của Việt Nam vẫn tăng nhanh hơn mức trung bình Theo

đó, mức P/E của VN Index trong tháng 11 đã vượt xa mức trung bình các thị trường cận biên và thậm chí có thời điểm vượt trên mức P/E của các thị trường mới nổi cho thấy mặt bằng giá trên thị trường Việt Nam không còn quá hấp dẫn

Áp lực bán ròng chốt lời của khối ngoại dâng cao sau khi VN Index đạt đỉnh 690

Sau 11 tháng của năm 2016, khối ngoại bán ròng hơn 5.000 tỷ đồng trên thị trường Việt Nam, qua đó chấm dứt chuỗi mua ròng kéo dài liên tục trong 4 năm gần đây Nhịp tăng điểm mạnh kéo dài suốt 7 tháng đầu năm nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ lượng mua ròng ổn định của các nhà đầu tư nước ngoài (loại trừ giao dịch tại VIC) Tuy nhiên, những tháng sau đó chứng kiến xu hướng rút ròng mạnh của khối này trong bối cảnh (1) mặt bằng giá trên thị trường đã tăng mạnh

kể từ đầu năm và không còn quá hấp dẫn, (2) những biến động trên thế giới như Brexit, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hay FED tăng lãi suất tạo nên ảnh hưởng tiêu cực tới dòng vốn chảy vào các thị trường biên và mới nổi

Tổng giá trị mua ròng của NĐTNN T06/2014 - T11/2016

690 660 630

Volume VN-Index

300 250 200

90

86

Volume HNX-Index

80

60

Trang 4

-1208 -919

-454 -1033 -1241

-2121

-1308 -1548-1450

-2822

-4,000 Giao dịch của khối ngoại tiếp tục xoay quanh các cổ phiếu vốn hóa lớn:

- Các cổ phiếu Ngân hàng và Dầu khí chiếm số lượng đông đảo tại top cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất Trong đó, MBB đứng ở vị trí đầu tiên sau khi hở room ngoại 2 cổ phiếu nới room khác cũng nằm trong top đầu là CII và SSI Ngoài ra, với sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm Dầu khí, GAS, PVT, PVS cũng lọt top mua ròng của khối ngoại

- Trong khi đó, giá trị bán ròng ngoài tập trung chủ yếu tại VIC với sức ép từ lượng trái phiếu chuyển đổi từ các tổ chức nước ngoài Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác như HSG, HPG, MSN cũng lọt top cổ phiếu bán ròng cho thấy xu hướng tái cơ cấu danh mục của nhà đầu tư ngoại Đáng chú ý, VNM sau khi được nới room lên 100% bất ngờ trở thành tâm điểm trong xu hướng bán ròng của khối ngoại Chúng tôi cho rằng mức sinh lời hấp dẫn của VNM trong những năm qua khiến việc hiện thực hóa lợi nhuận tại cổ phiếu này được khối ngoại ưu tiên hơn

Ra mắt chỉ số chứng khoán chung Ngày 24/10, chỉ số VNX-Allshare chính thức vận hành và là chỉ số cơ sở đầu tiên kết nối 2 sàn HOSE và HNX Đây là một trong những dấu mốc quan trọng trên con đường hợp nhất 2 sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam

Việc ra đời VNX-Allshare được giới đầu tư đánh giá cao Bởi từ trước đến nay, hai sở giao dịch tại Việt Nam vận hành những bộ chỉ số độc lập Các chỉ số hiện hành của mỗi sở mới đo lường sự biến động tại mỗi sở, chưa có chỉ số nào đo lường sự biến động chung trên toàn thị trường Việt Nam

Tuy nhiên, sau diễn biến ra mắt chỉ số chung, việc hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán vẫn chờ quyết định chính thức của Chính phủ Việc hợp nhất thành

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ giúp thị trường được tổ chức thống nhất, nâng quy mô vốn hóa toàn thị trường, và là một trong những yếu tố thuận lợi trên đường nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ mức cận biên lên mới nổi

Chứng khoán Việt khép lại năm 2016 đầy biến cố 08:03 31/12/2016

Thị trường năm 2016 đã khép lại, các chỉ số chứng khoán chốt phiên cuối cùng của năm trong sắc xanh nhưng với giới đầu tư, năm 2016 được xem là năm đầy biến cố Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, tất cả chỉ số chứng khoán đều tăng điểm nhẹ VN Index chốt ở mức 664,87 điểm, HNX Index đạt 79,95 điểm, UPCoM cũng đạt 53,65 điểm và VNXALL đạt 945,5 điểm Những chỉ số trên

Trang 5

phần nào làm giới đầu tư yên tâm khi thị trường khép lại một năm với nhiều bất ngờ

Những cú sốc

Năm 2016 chứng kiến những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài Đó là: Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 1/4, Anh bỏ phiếu thông qua việc rời khỏi EU (Brexit) ngày 24/6, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 9/11 Hầu hết các sự kiện này đều tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn đến hoạt động bán tháo, dù chỉ là những biến động từ bên ngoài Đơn cử phiên giao dịch ngày 24/6, VNIndex có lúc đã sụt giảm 5,47% Hay phiên giao dịch ngày 9/11, VNIndex có lúc giảm sâu hơn 3%.Tuy nhiên, do nền tảng của thị trường vẫn tốt nên các chỉ số đã phục hồi ngay trong phiên chiều Năm 2016 đi qua với liên tiếp những cú sốc tới từ thị trường thế giới, vượt ngoài dự báo của nhà đầu tư Trong đó nổi bật nhất là sự kiện Brexit diễn ra vào cuối tháng 6 và việc tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ Ở cả hai sự kiện này, sau khi những hiệu ứng ngắn hạn qua đi chúng tôi quan tâm đến tác động lâu dài có tiềm năng tạo nên rủi ro hệ thống không thể lường trước

b.Năm 2017: Triển vọng luôn tồn tại, rủi ro xuất hiện vào cuối năm

Triển vọng được đưa ra

Năm 2016 đi qua với liên tiếp những cú sốc tới từ thị trường thế giới, vượt ngoài dự báo của nhà đầu tư Trong đó nổi bật nhất là sự kiện Brexit diễn ra vào cuối tháng 6 và việc tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ Ở cả hai sự kiện này, sau khi những hiệu ứng ngắn hạn qua đi chúng tôi quan tâm đến tác động lâu dài có tiềm năng tạo nên rủi ro hệ thống không thể lường trước Mặc dù vậy, các yếu tố bất ổn nhiều khả năng buộc các NHTW (ngoài FED) duy trì biện pháp nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế Điều này khiến chúng tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ các dòng vốn từ nước ngoài trong đó chủ yếu là từ các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, … Các yếu tố tốt xấu đan xen đòi hỏi sự ứng biến linh hoạt, theo dõi sát sao các nhóm ngành có khả năng tạo ra đột biến, khả năng tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư như:

-Các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng các yếu tố cơ bản tốt, đặc biệt là các bluechips đầu ngành khi nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức P/E cao, đặc biệt tại một số các nhóm ngành ưu tiên như Vật liệu xây dựng, Xây dựng, Bán lẻ, Xây dựng cơ sở hạ tầng, …

-Nhóm doanh nghiệp có các câu chuyện cá biệt thu hút được dòng tiền như mới niêm yết chính thức, chuyển sàn, M&A, thoái vốn nhà nước, nới room cho nhà đầu tư ngoại

Trang 6

-Nhóm doanh nghiệp được hưởng lợi từ xu hướng giá cả các loại mặt hàng nguyên-nhiên-vật liệu thay đổi và góp phần ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cốt lõi

-Các doanh nghiệp có xu hướng phòng thủ tốt khi thị trường có các tín hiệu chuyển biến kém tích cực đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối năm 2017

-Các nhóm ngành Bia, Dịch vụ hàng không với khả năng được các Quỹ đầu tư phân bổ tỷ trọng danh mục trong bối cảnh hàng loạt mã vốn hóa lớn mới niêm yết làm dịch chuyển cán cân những các nhóm ngành có đóng góp lớn vào chỉ số chung

Những rủi ro trong năm 2017

-Năm 2017 rủi ro lớn nhất xuất phát từ diễn biến bất thường từ các yếu tố chính trị trên thế giới Trong năm 2017, thị trường đứng trước nhiều rủi ro hệ thống khó lường nằm ngoài tầm kiểm soát và khó có thể dự báo chính xác Theo đó, chúng tôi lưu tâm đến một số yếu tố rủi ro:

+Chính sách của tân Tổng thống Mỹ đề cập trong phần kinh tế Tài chính thế giới

+Tương tự như các diễn biến tại Mỹ, Brexit được xem là cú sốc đối với thị trường tài chính trong năm qua Tuy nhiên, các tác động từ Brexit khó có thể nhìn nhận hết Với sự kiện này chúng tôi quan tâm đến chính sách tiền tệ của các NHTW châu Âu cũng như NHTW Anh Các nỗ lực đàm phán từ cả Anh và EU nhằm tạo ra các thỏa thuận song phương hợp lý đặc biệt thương mại nhằm tránh những rủi ro phát sinh “Brexit cứng” Ở một khía cạnh khác, Brexit cũng kéo theo rủi ro các quốc gia khác nối gót Anh tách khỏi khối thịnh vượng chung +Rủi ro đồng CNY tiếp tục bị hạ giá, gây sức ép lên tỷ giá tiền đồng Việt Nam

- Dòng tiền có độ sẵn sàng cao trước các cơ hội giải ngân Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng mạnh từ các diễn biến khó lường từ bên ngoài: Dòng vốn nội sẵn sàng giải ngân vào thị trường khi có các cơ hội đầu tư hợp lý Tuy nhiên áp lực cạnh tranh hiện hữu Xu hướng nới lỏng tiền tệ là yếu tố thúc đẩy sự dư thừa dòng vốn giải ngân trên thị trường Điều này tất yếu khiến nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tại các thị trường rủi ro trong đó có thị trường cổ phiếu Mặc dù phải cạnh tranh với các kênh đầu tư khác như bất động sản, Vàng, Ngoại tệ hay trái phiếu, chúng tôi vẫn nhìn thấy cơ hội tăng trưởng của thị trường về quy mô khi các loại hàng hóa mới được bổ sung kể cả lượng và chất Tuy nhiên, việc các ông lớn đồng loạt lên sàn khiến thị trường chịu áp lực hấp thụ lượng hàng không nhỏ Điều này khiến dòng tiền bị phân tán, gây áp lực lên các cổ phiếu đã niêm yết trước Đồng thời, những biến động mạnh của các cổ phiếu trong giai đoạn đầu niêm yết cũng tiềm

ẩn nguy cơ tạo nên biến động khó lường đối với chỉ số chung Ví dụ cụ thể nhất

là mức độ tương quan của VN Index và VN 30 Index suy giảm đáng kể từ khi ROS niêm yết (25/08/2016) và dần cho thấy ảnh hưởng mạnh lên chỉ số Đối với

Trang 7

nhóm cổ phiếu mới niêm yết, chúng tôi đánh giá biên độ biến động lớn mang lại

cơ hội lợi nhuận cho nhà đầu tư ưa mạo hiểm

Trang 8

Chương II.THỰC HIỆN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐẦU TƯ CHỨNG

KHOÁN TRONG THỜI GIAN 30 NGÀY a.Danh mục đầu tư

1 1 Công ty cổ phần Thủy Sản Mekong_AMM

- Tiền thân là Xí nghiệp Rau quả đông lạnh xuất khẩu Hậu Giang được

UBND Tỉnh Hậu Giang ký quyết định thành lập vào tháng 04/1979

- - Ngày 26/02/2002 UBND Tỉnh Cần Thơ ra quyết định số

592/QDD-CT.UB thành lập CTCP Thủy sản Mekong

- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản

xuất khẩu

- - Nhập khẩu nguyên liệu nông sản, thủy sản, hóa chất và các phụ liệu

khác phục vụ cho ngành chế biến nông, thủy sản

- Công ty có kết quả hoạt động những năm gần đây ổn định và có dấu hiệu

tăng trưởng tốt

- Báo cáo kết quả HĐKD năm 2016 và quý 1 năm 2017

- Bảng chỉ số tài chính của công ty

Trang 9

2 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu_ACB

- NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do

NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban

Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993

- Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

- Hiện tại vốn điều lệ của Ngân hàng đã lên đến 10,273,238,960,000 VNĐ

- ACB đang vươn lên là 1 trong những Ngân hàng phát triển hàng đầu Việt Nam

Trang 10

- ACB hứa hẹn sẽ là một danh mục đầu tư hấp dẫn, đem lại lợi nhuận cao

3 Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau_DCM

- Ngày 26/07/2008: Thủ tướng Chính phủ chính thức phát lệnh khởi công

xây trình nhà máy Đạm Cà Mau

- Ngày 09/03/2011: CT TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau trực

thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu 100% vốn chính thức được thành lập

- Ngày 02/07/2012: Ban Quản lý dự án khí-điện-đạm Cà Mau tổ chức lễ

bàn giao tài sản Nhà máy đạm Cà Mau cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau PVCFC quản lý, vận hành, sản xuất thương mại

- Ngày 11/12/2014: Chính thức IPO tại Sở GDCK TP.HCM

- Ngày 15/01/2015: Chính thức chuyển hình thức hoạt động sang mô thình

CTCP

- Ngày 31/03/2015: Cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên

HoSE

- Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ bao gồm: Sản xuất, kinh doanh, tàng

trữ, vận chuyển, phân phối và xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất dầu khí

- Vốn điều lệ của công ty hiện tại là 5.294.000.000.000 VNĐ

Trang 11

4 Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất Thống Nhất_GTN

- Công ty cổ phần Đầu tư và Sản Xuất Thống Nhất (GTN) được hình thành

thông qua sự hợp nhất của các công ty trong các lĩnh vực như sản xuất tre công nghiệp, xây dựng hạ tầng, nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp (phân bón, hóa chất), khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhựa, cáp viễn thông

- Báo cáo phân tích tình hình công ty

Trang 12

5.Công ty cổ phần FPT

Thành lập ngày 13/09/1988, với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là CNTT và Viễn thông, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng

mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với sự hiện diện tại 19 quốc gia

Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến 2016

Các chỉ số tài chính của công ty FPT từ năm 2012 – 2016

Trang 13

Nhìn chung kết quả kinh doanh của FPT tăng theo từng năm Chỉ số tăng trưởng ổn định nên nhóm quyết định chọn mua 2000 cổ phiếu của công ty (Đầu tư trên sàn vnstockgame)

6.Công ty Vinamilk

1 Phân tích tình hình tài chính của công ty Vinamilk – Cổ phiếu VNM

Công ty Vinamilk

a) Tình hình tài chính của công ty Vinamilk

Doanh thu thuần đạt 12.049 tỷ đồng, tăng mạnh 1.717 tỷ đồng so với cùng kỳ tương ứng mức tăng 17% Trong đó riêng doanh thu bán thành phẩm đạt 11.586 tỷ đồng, doanh thu bán hàng hóa đạt 454 tỷ đồng Giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng nên lợi nhuận gộp cả quý đạt 5.819 tỷ đồng, tăng 793 tỷ đồng so với quý 1/2016

Doanh thu tài chính tăng 30 tỷ đồng, lên gần 200 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm được 5 tỷ đồng, xuống còn hơn 27 tỷ đồng, trong đó chủ yếu giảm lỗ chênh lệch tỷ giá

Những nguyên nhân trên dẫn đến lợi nhuận trước thuế quý 1/2017 công ty đạt 3.476 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với quý 1 năm ngoái Lợi nhuận sau thuế đạt 2.935 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ là 2.935 tỷ đồng

Trang 14

b) Tình hình về cổ phiếu của công ty Vinamilk

Chào sàn đã 10 năm, Vinamilk (VNM) có lẽ là cổ phiếu hiếm hoi không khiến nhà đầu tư thất vọng dù ở bất cứ thời điểm nào.

Xứng đáng để chọn mặt gửi vàng

Niêm yết đầu năm 2006 với 159 triệu cp, sau 10 năm Vinamilk đã nhân gấp 10 lần quy mô vốn lên 1,451 triệu cp Đáng chú ý, trong cả quá trình tăng vốn, chỉ hai lần VNM huy động vốn từ cổ đông và nhà đầu tư mới với tổng khối lượng hơn 25 triệu

cp Còn lại phần lớn là Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông Năm 2009, VNM phát hành cp tỷ lệ 1:1 để thưởng, liên tiếp 2 năm 2011 và 2012 chia thưởng

cp tỷ lệ 50% và trong 3 năm gần đây 2014 – 2016 duy trì tỷ lệ thưởng 20%

Ngày đăng: 03/06/2018, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w