1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thị trường cổ phiếu việt nam

28 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 57,87 KB

Nội dung

Thị trường cổ phiếu là một bộ phận cơ bản của thị trường chứng khoán, hoạt động của thị trường này diễn ra khá sôi nổi và nhạy cảm, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Với những chức năng, vai trò quan trọng của thị trường cổ phiếu trong việc góp phần phát triển kinh tế thì việc phát triển thị trường cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay là sực thự cần thiết, có thể nói là nhu cầu thiết yếu giúp chúng ta hội nhập nhanh chóng và tiến kịp với trình độ của các nước trên thế giới.

Trang 1

MỤC LỤC

I Tổng quan về thị trường cổ phiếu 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Phân loại 3

1.3 Chức năng của thị trường cổ phiếu 4

1.4 Vai trò của thị trường cổ phiếu 4

1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu 5

II Thị trường cổ phiếu Việt Nam 8

2.1 Sự hình thành và phát triển thị trường cổ phiếu Việt Nam 8

2.1.1 Giai đoạn năm 2000-2005 9

2.1.2 Giai đoạn năm 2006-2010 10

2.1.3 Giai đoạn 2011 – 2012 12

2.1.4 Giai đoạn từ 2013 đến nay 17

2.2 Những hạn chế của thị trường cổ phiếu Việt Nam 18

2.3 Rủi ro của thị trường cổ phiếu Việt Nam 20

2.3.1 Các yếu tố rủi ro từ thị trường 20

2.3.2 Các yếu tố rủi ro từ bản thân người đầu tư 22

2.4 Các biện pháp quản trị rủi do khi đầ tư vào thị trường cổ phiếu Việt Nam 24

2.5 Các giải pháp khắc phục hạn chế và phát triển thị trường cổ phiếu Việt Nam 26

Trang 2

I Tổng quan về thị trường cổ phiếu

Thị trường cổ phiếu là một bộ phận cơ bản của thị trường chứng khoán,hoạt động của thị trường này diễn ra khá sôi nổi và nhạy cảm, phụ thuộc vào kếtquả sản xuất kinh doanh của công ty Với những chức năng, vai trò quan trọngcủa thị trường cổ phiếu trong việc góp phần phát triển kinh tế thì việc phát triểnthị trường cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay là sực thự cần thiết, có thể nói là nhucầu thiết yếu giúp chúng ta hội nhập nhanh chóng và tiến kịp với trình độ của cácnước trên thế giới

I.1 Khái niệm

loại cổ phiếu

khoán Vì cổ phiếu là loại chứng khoán có lãi suất thường phụ thuộc vào kết quảsản xuất kinh doanh của công ty do đó những nhân tố có tác động trực tiếp hoặcgián tiếp đến tình hình hoạt động của công ty như khủng hoảng giá dầu, giáUSD, đình công, lạm phát, thất nghiệp, chiến tranh đều ảnh hưởng đến giá cả củathị trường cổ phiếu

trường vốn với khối lượng giao dịch và sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu

tư thị trường này luông giữ vị trí chủ yếu trong kết cấu của thị trường vốn cảnước

I.2 Phân loại

Căn cứ váo cơ cấu tổ chức thị trường cổ phiếu bao gồm:

- Thị trường sơ cấp: Là nơi mua bán các loại cổ phiếu chưa phát

hành Thị trường sơ cấp tạo điều kiện tăng quy mô vốn đầu tư và là nơi cung ứng

cổ phiếu vào lưu thông

Trang 3

- Thị trường thứ cấp: Là nơi chuyển nhượng quyền sở hữu các loại

cổ phiếu đã phát hành và đang lưu thông trên thị trường Thị trường thứ cấpkhông làm thay đổi quy mô vốn đầu tư trong nền kinh tế Thị trường thứ cấpthường được tổ chức theo hai cách đố là thị trường tập trung và thị trường phi tậptrung

Thị trường tập trung là nơi mà các hoạt động giao dịch được thực

hiện tại các cơ sở giao dịch, cổ phiếu được mua bán tại đây thỏa mãn các điềukiện được niêm yết, hay các loại hàng hóa được đưa vào thị trường tập trungphải nằm trong danh mục thị trường như thị trường giao dịch cà phê, lúa mì,bò,

Thị trường phi tập trung được thực hiện ở mọi nơi, việc mua được

bán thông qua đường dây viễn thông hoặc hệ thống máy tính, tại đây thực hiệnphương thức mua bán thẳng cho những ai chấp nhận giá được đưa ra nên cònđược gọi là thị trường trao tay

I.3 Chức năng của thị trường cổ phiếu

Khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu do các công ty phát hành, số tiền nhànrỗi của họ được đưa vào sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sảnxuất xã hội

Thị trường cổ phiếu cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lànhmạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại cổ phiếu trên thị trường rấtkhác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựachọn loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của chính mình.Chính vì vậy, thị trường cổ phiếu góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốcgia

Trang 4

Các dự báo của thị trường cổ phiếu phản ánh động thái của nền kinh tếmột cách nhạy bén và chính xác Giá cổ phiếu tăng lên cho thấy đầu tư đang mởrộng, nền kinh tế tăng trưởng Và ngược lại, giá cổ phiếu giảm sẽ cho thấy cácdấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thê, thị trường cổ phiếu được gọi là phong

vũ biểu của nền kinh tế và là công cụ quan trọng để chính phủ thực hiện chínhsách kinh tế vĩ mô

I.4 Vai trò của thị trường cổ phiếu

Nhờ có thị trường cổ phiếu mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi cổ phiếu

mà họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại cổ phiếu khác khi họ muốn Thịtrường cổ phiếu hoạt động càng năng động và hiệu quả thì càng có khả năngnâng cao tính thanh khoản của các cổ phiếu giao dịch trên thị trường

ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạtđộng của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo rađược môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

giá doang nghiệp một cách khách quan và khoa học tại bất kỳ thời điểm nào

trên thị trường chứng khoán giúp các nhà đầu tư, các nhà quản trị thị trường cóthể đánh giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thoái bất ổn định của các công ty

Thị trường cổ phiếu hỗ trợ chương trình cổ phần hóa cũng như việc thànhlập và phát triển của các công ty cổ phần qua việc quảng bá thông tin, định giádoanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối cổ phiếu một cách nhanh chóng,

Trang 5

tạo tính thanh khoản cho chúng Từ đó thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn vàocông ty cổ phần.

Thị trường cổ phiếu không những thu hút vốn đầu tư nội địa mà còn giúpChính phủ hoặc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu công ty ra thị trường vốnquốc tế để thu hút thêm ngoại tệ

I.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả những yếu tố

vĩ mô và vi mô Do đó, khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư cần quan tâm tìm

hiểu và phân tích tác động của các yếu tố tới cổ phiếu mình đang đầu tư, để đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà nhà đầu tư cần biết

+ Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật:

* Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng

khoán: Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng

lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoángiảm

* Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu

tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị

trường Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên

Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng ko nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình doanh nghiệp thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên

Trang 6

+ Các ảnh hưởng kinh tế vĩ mô:

* Tỷ giá hối đoái: Tác động đến thị trường ở các DN nhập nguyên vật

liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài Tỷ giá hối đoái tăng caonhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn khỏi thị trườnggiảm giá cổ phiếu và ngược lại

* Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực

và thế giới: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế

phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi) Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu

* Lạm phát: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng

trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại

* Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí

vay đối với DN Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà DN dùng để thanh toán cổ tức Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ

cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của DN vì nó khuyến khích DN giữ lại tiền nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh Chính vì vậy, lãi suất

Trang 7

tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho DN vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên.

Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu Chỉ khi nào lãisuất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn Ngược lại, lạm pháttăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm Nhưng nếu lạm phát không phải

là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại nhiều lãi Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăngtrưởng

+ Yếu tố vi mô:

* Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: yếu

tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiêncứu phát triển ; yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mởrộng thị trường ; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của DN

* Tâm lý nhà đầu tư: Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn

bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổphần Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị

Trang 8

lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung

Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp

kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích cũng

có thể khiến thị giá cổ phiếu biến động

II Thị trường cổ phiếu Việt Nam

II.1 Sự hình thành và phát triển thị trường cổ phiếu Việt Nam

II.1.1.Giai đoạn năm 2000-2005

Sự ra đời của thị trường cổ phiếu Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưavào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày20/07/2000 Trái ngược với không khí trầm lắng trên thị trường trái phiếu, ngay

từ phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000,thị trường cổ phiếu đã là tiêuđiểm thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng đầu tư Mặc dù ở thời điểm khaitrương chỉ có một khối lượng nhỏ của 2 loại cổ phiếu đã niêm yết là cổ phiếu củaCông ty Cổ phần Cáp & Vật liệu Viễn thông (SAM) và cổ phiếu của Công ty Cổphần Cơ điện lạnh (REE) nhưng tại các sàn giao dịch của các công ty chứngkhoán, lệnh đặt mua cổ phiếu SAM và REE vẫn liên tục được nhập vào hệ thốnggiao dịch.Với tổng khối lượng đặt mua cho hai loại cổ phiếu này là 335.500 cổphiếu trong khi khối lượng chào bán chỉ giới hạn, phiên giao dịch đã diễn ra suôn

sẻ nhưng kết thúc với tổng giá trị giao dịch khá khiêm tốn: 70,4 triệu đồng.Tình

Trang 9

trạng mất cân bằng quá lớn giữa cung và cầu ngay từ phiên giao dịch đầu tiên đãbáo trước một kịch bản đơn điệu sẽ diễn ra liên tục trên thị trường cổ phiếu.

Để nhanh chóng khắc phục hiện tượng mất cân đối quá lớn giữa cung vàcầu, ngày 4/8/2000, trên 2 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần giao nhận Khovận ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh (TMS) và 1 triệu cổ phiếu của công

ty Hapaco (HAP) đã được đưa vào giao dịch.Cũng trong tháng 8/2000, trong các

nỗ lực khắc phục sức ép của nhu cầu lên giá cổ phiếu,Chính phủ đã đồng ý chophép bán ra một khối lượng lớn cổ phiếu SAM và REE trong số cổ phần nhànước đang nắm giữ Tuy nhiên, cho đến lúc này, quan hệ cung cầu vẫn chưađược cải thiện đáng kể vì lệnh chào bán cần được đưa vào thị trường với nhỏgiọt trong khi số lượng đặt mua chưa có lệnh bán đối ứng vẫn còn tồn đọng vớikhối lượng lớn

Đầu năm 2001, tình trạng đơn điệu của thị trường bị phá vỡ trong phiêngiao dịch ngày 9/2/2001, khi lần đầu tiên một mức kỷ lục về giá trị giao dịchđược thiết lập trong Guinness giao dịch chứng khoán Tổng giá trị giao dịch cổphiếu đã đột ngột tăng nhanh và vượt ngưỡng 10 tỷ đồng khi các thông tin vềviệc REE công bố bán lại 1,8 triệu cổ phiếu quỹ được tiết lộ Thông tin nàynhanh chóng được chuyển đi và phản ứng tự nhiên của các nhà đầu tư là nhanhchân bán tống tháo càng nhiều càng tốt số lượng lớn cổ phiếu đang nắm giữ cácloại cổ phiếu khác như SAM Hệ quả là hàng loạt cổ phiếu bắt đầu giảm giá,báohiệu giai đoạn giá trên thị trường cổ phiếu

Từ lúc thành lập đến năm 2005,thị trường cổ phiếu luôn trong trạng thái

gà gật.Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đivào hoạt động,thị trường cổ phiếu dần tỉnh ngủ

II.1.2.Giai đoạn năm 2006-2010

Trang 10

Hoạt động phát hành huy động vốn qua thị trường cổ phiếu thực tế chỉ mớiphát sinh từ năm 2006 trở lại đây Năm 2006 thị trường cổ phiếu Việt Nam có sựphát triển vượt bậc, chỉ số VN-index tại sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh(HOSE) tăng 144%, tại sàn giao dịch Hà Nội (HASTC) tăng 152,4% chỉ số VN-index cuối năm tăng 2,5 lần so với đầu năm Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỷUSD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nướcngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm khoảng 16,4% mức vốn hóacủa toàn thị trường, hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch.Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổphiếu Tuy nhiên, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ vào năm 2007, khi

có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và gần 4 ngân hàng thương mại đượcđăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷVND

Trong năm 2008,do sự suy giảm của thị trường chứng khoán, tổng số vốnhuy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứngkhoán ra công chúng Thị trường hồi phục vào năm 2009 và tạo điều kiện chohoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếunăm 2009 đã tăng hơn 50% so với năm 2008, đạt 21.724 tỷ đồng Những thànhtích trên thị trường thứ cấp đã tác động tích cực đến thị trường phát hành, nhiềucông ty đại chúng, đặc biệt là các công ty niêm yết đã tăng vốn từ hàng chục đếnhàng trăm lần Riêng 2 năm 2008 - 2009 đã có 35.000 tỷ đồng giá trị cổ phiếu(tính theo mệnh giá) được phát hành ra công chúng, góp phần làm lành mạnh cơcấu tài chính của doanh nghiệp

Năm 2010,thị trường cổ phiếu Việt Nam ghi nhận “làn sóng” doanhnghiệp ồ ạt lên sàn với tổng cộng 195 mã cổ phiếu, tương ứng với hơn 40,038 tỷđồng mệnh giá Tính đến cuối năm, vốn hóa của 195 cổ phiếu này đạt 93,666 tỷđồng, chiếm 13% toàn thị trường

Trang 11

Kết thúc năm 2010, thị trường chứng khoán có tổng cộng 647 doanhnghiệp niêm yết, tương ứng với vốn hóa thị trường đạt 708,595 tỷ đồng, tăng14% so với mức 622,678 tỷ đồng của năm 2009 Trong đó, sàn HOSE chiếm573,459 tỷ đồng và HNX đạt 135,135 tỷ đồng, tăng lần lượt 15% và 8%.

Ngoài ra, trong số này có 195 mã niêm yết mới, chiếm 93,666 tỷ đồng vốnhóa, tương ứng với 13% thị trường Mặc dù lượng doanh nghiệp niêm yết mớikhá lớn nhưng hầu hết đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với khối lượng niêmyết dưới 100 triệu cổ phiếu

Hệ thống trung gian của định chế thị trường tài chính cổ phiếu Việt Namtăng mạnh về số lượng và chất lượng; tính đến năm 2010 có 105 công ty chứngkhoán và 46 công ty quản lý quỹ hoạt động trên thị trường Đồng thời hệ thốngcác nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển mạnh: Năm đầu khai trương thịtrường có 3.000 tài khoản, đến 2010 đạt 926.000 tài khoản Vốn đầu tư gián tiếpcủa các nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 7 tỷ USD

Trải qua 10 năm thành lập và phát triển thị trường cổ phiếu đã trải quanhiều biến động Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lại xuất hiện một trào lưu, một chiếnthuật đầu tư mới, mỗi lần như vậy nhà đầu tư Việt Nam lại có những hành động

để phù hợp với hoàn cảnh mới

II.1.3.Giai đoạn 2011 – 2012

Năm 2011 là năm thị trường cổ phiếu đầy biến động: Việc thị trường

lao dốc mạnh trong năm 2011 đã kéo giá trị tất cả các cổ phiếu xuống mức giáthấp nhất trong lịch sử Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 tiếp tụcchứng kiến đà lao dốc không phanh của cả hai chỉ số chính Trong khi VN-Indexgiảm từ 486 điểm xuống mức 356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010) thìHNX-Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 55,4 điểm xuống 58điểm tính đến ngày 26/12

Trang 12

Với xu hướng lao dốc mạnh của thị trường trong năm 2011, giá trị tất cảcác cổ phiếu đã được kéo xuống mức thấp nhất trong lịch sử Tính đến ngày26/12, tổng cộng cả hai sàn có tới 433 mã có giá trị dưới 10.000 đồng (sàn HSXchiếm 156 mã, sàn HNX chiếm 277 mã) và 186 mã có giá trị dưới 5.000 đồngtrong tổng cộng 696 mã.Trong đó cổ phiếu VKP có giá rẻ nhất, đóng cửa phiêngiao dịch ngày 26/12 đạt 800 đồng/cp (ngày 24/11 đạt 600 đồng/cp) CAD vàSME cùng có giá 1.600 đồng, VES có giá 1.500 đồng, ORS có giá 1.800 đồng,VNE có giá 2.800 đồng…

Cổ phiếu “giá bèo” áp đảo trên sàn niêm yết: Hàng loạt cổ phiếunằm dưới mệnh giá và lần đầu tiên xuất hiện cổ phiếu VKP( công ty cổ phầnnhựa Tân Hóa) có giá dưới 1.000 đồng Việc các cổ phiếu trên có mức giá quá

“bèo” như vậy là điều hoàn toàn có thể hiểu khi khá nhiều cổ phiếu đã rơi vàotình trạng cảnh báo, thậm chí bị ngừng giao dịch do làm ăn thua lỗ

Không những các mã nhỏ, các mã lớn thuộc nhóm chủ chốt của hai sàncũng giảm mạnh xuống mức giá dưới 10.000 đồng như PVF đạt 7.500 đồng,OGC đạt 7.600 đồng, KLS đạt 7.900 đồng, PVX đạt 7.100 đồng…

Ngoài ra, Với việc thị trường ảm đạm kể từ giữa năm 2010 đến hết 2011,

đã ảnh hưởng mạnh tới kết quả cũng như hoạt động kinh doanh của các công tychứng khoán

Nhiều công ty chứng khoán cho biết, họ đang xem xét việc dừng cung cấpdịch vụ môi giới vì doanh thu thì ít mà chi phí thì nhiều Công ty cổ phần Chứngkhoán Đông Dương ( DDSC ) vừa có thông báo tạm ngưng nghiệp vụ môi giới

và chuyển khách hàng qua Công ty chứng khoán Kim Eng Việt Nam ( KVS ).Trong khi đó, Công ty chứng khoán Hà Nội ( HSSC ) đã có động thái xin rútnghiệp vụ môi giới

Trang 13

Công ty chứng khoán không muốn làm chứng khoán, bỏ nghiệp vụ môigiới: Điều này thể hiện qua vụ việc Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Long(HNX: KLS ) với số vốn điều lệ lên tới hơn 2.000 tỷ đồng muốn rời khỏi ngànhchứng khoán.

Công ty chứng khoán (CTCK) thiếu hụt thanh khoản và kiểm soátrủi ro yếu kém

Nguyên nhân là do:

Lam phát và lãi xuất tăng cao là nguyên nhân chính tác động xấu đến thịtrường chứng khoán năm 2011, khiến giá trị của hai chỉ số chính và các cổ phiếulao dốc không phanh Mức tăng của chỉ số CPI mạnh nhất là vào tháng 4/2011với mức tăng 3,32%, đẩy CPI cả năm 2011 tăng 18,58%

Dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 của Chính phủđược ban hành trong năm 2010, nay còn thắt chặt hơn khi lạm phát tăng caokhiến lãi xuất vay vốn trong năm có lúc lên tới 22-25%, cùng với việc Ngânhàng Nhà nước có chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng,

và đến 30/6 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm cho vay lĩnhvực đầu tư chứng khoán) so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/11tối đa là 16%

Đây là những nguyên nhân khiến dòng tiền chảy vào thị trường ngày càng

eo hẹp, thanh khoản chứng khoán luôn ở mức thấp Giá cổ phiếu ở mức rất thấp,công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn

Trang 14

Ngoài ra, việc các ngân hàng thương mại nhỏ phải thực hiện tăng vốn lên

đủ 3.000 tỷ đồng trong năm nay cũng sẽ hút một lượng tiền khá lớn của nhà đầu

tư và nó khiến thị trường niêm yết càng "đói" vốn hơn

Mặc dù tình hình khá ảm đạm, thị trường tài chính xuống dốc khôngphanh, áp lực cổ phần hóa,…nhưng thị trường huy động vốn bằng cổ phiếu vẫndiễn ra sôi động Bằng chứng là xuất hiện những thương vụ nổi tiếng về cả sốlượng cổ phiếu phát hành lẫn giá tri phát hành giữa các đối tác như:

Thương vụ M&A lớn từ đầu năm 2011 là C.P Pokphand (CPP) – công tysản xuất thức ăn gia súc có trụ sở tai HongKong – mua lại 70,82% cổ phần chănnuôi CP Việt Nam (CPVL) với giá 609 triệu USD

Cả CPP và CPVL đều là thành viên của Tập đoàn C.P có trụ sở tại TháiLan

Thương vụ này được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến ngành nông nghiệpViệt Nam khi CPVL chiếm khoảng 20% thị trường bán thức ăn chăn nuôi, 77%trên thị trường chăn nuôi lợn công nghiệp và 30% trên thị trường chăn nuôi gàthịt ở Việt Nam

Tuy nhiên có thể nhân thấy rằng, những thương vụ trên chủ yếu được thựchiện bởi các doanh nghiệp lớn và đều phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các đối tácchiến lược Hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng diễn ra hết sức trầmlắng, kể cả đối với cả DN Nhà nước, các NHTM lớn

Thị trường cổ phiếu năm 2012: Thị trường kết thúc năm 2011 với nhiều

lo lắng khi: thông tin xấu vẫn tràn ngập, giá chứng khoán liện tục sụt giảm mạnh,tâm lý giới đầu tư chán nản và đầy hoài nghi Đây cũng là lý do khiến đà giảmtiếp tục kéo dài trong những tuần đầu tháng 1/2012

Ngày đăng: 18/05/2016, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w